Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 6 - Năm học 2020-2021

Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 6 - Năm học 2020-2021

2.2. Hoạt động 1: Luyện đọc

a) Đọc mẫu

- GV đọc diễn cảm toàn bài một lượt. Chú ý lời các nhân vật:

+ Giọng nhân vật “tôi”:hồn nhiên, nhẹ nhàng.

+ Giọng mẹ: ấmáp, dụi dàng.

a).Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ

+ Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn:

+ Hdẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó:

- Hướng dẫn HS đọc từng đoạn trước lớp. (Đọc 2 lượt).

- Giải nghĩa các từ khó:

- Cho HS xem khăn mùi soa, hỏi:

+ Đây là loại khăn gì?

+ Thế nào là viết lia lịa?

+ Thế nào là ngắn ngủn, hãy đặt câu với từ này?

- Yêu cầu 4 HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp, mỗi HS đọc 1 đoạn.

+ Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.

+ Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.

+ Yêu cầu HS các tổ tiếp nối nhau đọc đồng thanh bài tập đọc.

 

doc 20 trang Người đăng hoaithuong212 Lượt xem 376Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 6 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Thứ hai , ngày 05 tháng 10 năm 2020 
Ngày dạy: Thứ hai , ngày 12 tháng 10 năm 2020 
Tập đọc – Kể chuyện
BÀI TẬP LÀM VĂN
I. MỤC TIÊU
A – Tập đọc
Bước đầu biết phân biệt lời nhân vật “tôi”và lời người mẹ..
Hiểu ý nghĩa :Lời nói của HS phải đi đôi với việc làm ; đã nói thì cố làm cho được điều muốn nói (trả lời được các câu hỏi trong SGK)
B – Kể chuyện
Biết sắp xếp các tranh (SGK) theo đúng thứ tự và kể lại được một đoạn của câu chuyện dựa vào tranh minh họa .
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Tranh minh hoạcác đoạn truyện (phóng to, nếu có thể)..
Bảng phụ có viết sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc. Một chiếc khăn mùi soa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. KIỂM TRA KIẾN THỨC CŨ
- Yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc Cuộc họp của chữ viết.
2. DẠY – HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài 
- Theo sách giáo viên.
- GV ghi tên bài lên bảng.
2.2. Hoạt động 1: Luyện đọc
a) Đọc mẫu
- GV đọc diễn cảm toàn bài một lượt. Chú ý lời các nhân vật:
+ Giọng nhân vật “tôi”:hồn nhiên, nhẹ nhàng.
+ Giọng mẹ: ấmáp, dụi dàng.
a).Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
+ Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn:
+ Hdẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó:
- Hướng dẫn HS đọc từng đoạn trước lớp. (Đọc 2 lượt).
- Giải nghĩa các từ khó:
- Cho HS xem khăn mùi soa, hỏi:
+ Đây là loại khăn gì?
+ Thế nào là viết lia lịa?
+ Thế nào là ngắn ngủn, hãy đặt câu với từ này?
- Yêu cầu 4 HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp, mỗi HS đọc 1 đoạn.
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.
+ Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.
+ Yêu cầu HS các tổ tiếp nối nhau đọc đồng thanh bài tập đọc.
2.3. Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài
- GV gọi một HS đọc lại cả bài trước lớp.
- Hãy tìm tên của người kể lại câu chuyện này.
- Cô giáo ra cho lớp đề văn như thế nào?
- Vì sao Cô-li-a thấy khó viết bài tập làm văn?
- Cô-li-a thấy khó khi phải kể những việc em đã làm để giúp mẹ vì ở nhà mẹ thường làm mọi việc cho em. Thỉnh thoảng, mẹ bận, định bảo em giúp việc này, việc kia, nhưng thấy em đang học, mẹ lại thôi. Thế nhưng, Cô-li-a vẫn cố gắng để bài văn của mình được dài hơn. Cô-li-a đã làm cách nào? Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp nội dung bài.
- Thấy các bạn viết nhiều, Cô-li-a đã làm cách gì để bài viết dài ra?
- Yêu cầu HS đọc đoạn 4 và thảo luận để trả lời câu hỏi 4, SGK.
- Em học được điều gì từ bạn Cô-li-a?
- GV chốt lại: Điều cần học ở Cô-li-a là biết nhận vì lời nói phải đi đôi với việc làm.
2.4. Hoạt động 3: Luyện đọc lại bài
- GV hoặc HS đọc tốt đọc mẫu đoạn 3,4 của bài.
- Yêu cầu HS đọc tiếp nối trong nhóm
- Tổ chức cho 2 đến 3 nhóm thi đọc bài tiếp nối.
- Tuyên dương nhóm đọc tốt. 
- 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
- Nghe GV giới thiệu bài.
- Theo dõi GV đọc mẫu
- Mỗi HS đọc 1 câu, tiếp nối nhau đọc từ đầu đến hết bài. Đọc 2 vòng.
- Đọc từng đoạn trong bài theo hdẫn của GV:
- Mỗi HS đọc một đoạn trước lớp. Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, phẩykhi đọc câu:
+ Loại khăn nhỏ, mỏng dùng lau tay, lau mặt.
+ Là viết rất nhanh và liên tục.
+ Ngắn ngủn là rất ngắn và ý chê. Đặt câu: Mẩu bút chì ngắn ngủn.
- 4 HS tiếp nối nhau đọc bài, cả lớp theo dõi bài trong SGK.
- Mỗi nhóm 4 HS, lần lượt từng em đọc một đoạn trong nhóm.
- 2 nhóm thi đọc tiếp nối.
- Mỗi tổ đọc đồng thanh một đoạn, 4 tổ đọc tiếp nối từ đầu đến hết bài.
- 1 HS đọc, cả lớp cùng theo dõi trong SGK.
- Đó chính là Cô-li-a. Bạn kể về bài tập làm văn của mình.
- Cô giáo giao đề văn là: Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ?
- HS thảo luận theo cặp và trả lời: Vì ở nhà mẹ thường làm mọi việc cho Cô-li-a. Đôi khi Cô-li-a chỉ làm một số việc vặt.
- 1 HS đọc đoạn 3 trước lớp,cả lớp theo dõi và đọc thầm theo.
- Cô-li-a đã cố nhớ lại những việc mà thỉnh thoảng mình đã làm và viết cả những việc mình chưa làm. Cô-li-a còn viết rằng “em muốn giúp mẹ nhiều việc hơn để mẹ đỡ vất vả”.
- HS thảo luận theo cặp, sau đó đại diện HS trả lời:
a) Khi mẹ bảo Cô-li-a giặt quần áo, lúc đầu em rất ngạc nhiên vì bạn chưa bao giờ phải giặt quần áo, mẹ luôn làm giúp bạn và đây là lần đầu tiên mẹ bảo bạn giặt quần áo.
b) Cô-li-a vui vẻ nhận lời mẹ vì bạn nhớ ra đó là việc mà bạn đã viết trong bài tập làm văn của mình.
- HS tự do phát biểu ý kiến theo suy nghĩ của từng em:
+Tình thương yêu đối với mẹ.
+ Nói lời biết giữ lấy lời.
+ Cố gắng khi gặp bài khó.
- Theo dõi bài đọc mẫu.
- 4 HS tạo thành 1 nhóm, mỗi HS đọc một đoạn trong bài.
Kể chuyện
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. . Hoạt động 4: XÁC ĐỊNH YÊU CẦU
- Hướng dẫn:
1) Để sắp xếp được các tranh minh hoạ theo đúng nội dung truyện, em cần quan sát kĩ tranh và xác định nội dung mà tranh đó minh hoạ là của đoạn nào, sau khi đã xác định nội dung của từng tranh chúng ta mới sắp xếp chúng lại theo trình tự của câu chuyện.
2) Sau khi sắp xếp tranh theo đúng trình tự nội dung câu chuyện, các em chọn kể một đoạn bằng lời của mình, tức là chuyển lời của Cô-li-a trong truyện thành lời của em.
2: KỂ TRƯỚC LỚP
- Gọi 4 HS khá kể chuyện trước lớp, mỗi HS kể một đoạn truyện.
3. KỂ THEO NHÓM
- Chia HS thành nhóm nhỏ, mỗi nhóm có 4 HS , yêu cầu mỗi HS chọn 1 đoạn truyện và kể cho các bạn trong nhóm cùng nghe.
4. KỂ TRƯỚC LỚP
- Tổ chức cho HS thi kể chuyện.
- Tuyên dương HS kể tốt.
- Em đã làm giúp bố mẹ những việc gì?
- Nhận xét tiết học, dặn dò HS chuẩn bị bài sau.
- 2 HS đọc trước lớp. Cả lớp theo dõi và đọc thầm.
- 4 HS kể, sau mỗi lần có bạn kể, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Lần lượt từng HS kể trong nhóm của mình, các bạn trong cùng nhóm theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho nhau.
- 3 đến 4 HS thi kể một đoạn trong truyện.
- Cả lớp bình chọn bạn kể chuyện đúng, hay nhất.
- 3 đến 4 HS trả lời.
Tự nhiên và xã hội
Tiết : 11 Bài dạy : VỆ SINH CƠ QUAN BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU.
I. MỤC TIÊU:
Nêu được một số việc cần làm để giữ gìn, bảo vệ cơ quan bài tiết nước tiểu .
Kể tên được một số bệnh thường gặp ở cơ quan bài tiết nước tiểu .
Nêu cách phòng tránh các bệnh kể trên .
Nêu được tác hại của việc không giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Các hình trong SGK/24;25.
Hình các cơ quan bài tiết nước tiểu phóng to.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Khởi động (ổn định tổ chức).
2. Kiểm tra kiến thức cũ: Hoạt động bài tiết nước tiểu.
Thận làm nhiệm vụ gì?
Nước tiểu được chứa ở đâu và thoát ra ngoài bằng đường nào?
Mỗi ngày chúng ta thải ra ngoài bao nhiêu lít nước tiểu?
Nhận xét.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
* Hoạt động 1. Thảo luận cả lớp. 
Mục tiêu: Nêu được lợi ích của việc giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu.
Cách tiến hành:
- Bước 1. Giáo viên yêu cầu.
+ Tại sao chúng ta cần giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu?
+ Giáo viên gợi ý: Giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu giúp cho bộ phận ngoài của cơ quan bài tiết nước tiểu sạch sẽ, không hôi hám, không ngứa ngáy, không bị nhiễm trùng.
- Bước 2.
+ Yêu cầu 1 số học sinh.
Kết luận: Giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu để tránh nhiễm trùng.
* Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận.
Mục tiêu: Nêu được cách đề phòng một số bệnh ở cơ quan bài tiết nước tiểu.
Cách tiến hành:
- Bước 1. Làm việc theo cặp.
+ Các bạn trong hình làm gì?
+ Việc làm đó có lợi gì đối với việc giữ vệ sinh và bảo vệ cơ quan bài tiết nước tiểu?
- Bước 2. Làm việc cả lớp.
+ Yêu cầu học sinh.
+ Yêu cầu thảo luận cả lớp.
- Chúng ta làm gì để giữ vệ sinh bộ phận bên ngoài của cơ quan bài tiết nước tiểu?
- Tại sao hằng ngày chúng ta cần uống nước đủ?
Giáo viên chốt lại bài và liên hệ giáo dục: hằng ngày thường xuyên tắm rửa sạch sẽ, thay quần áo ( đặc biệt là quần áo lót), có uống đủ nước và không nhịn đi tiểu. 
+ Học sinh thảo luận theo câu hỏi.
+ không bị nhiễm trùng.
+ Một vài học sinh lên trình bày kết quả thảo luận.
+ Từng cặp học sinh cùng quan sát các hình 2;3;4;5/ 25/ SGK.
+ tắm, giặt, uống nước, đi cầu ( tiểu).
+ tránh được bệnh viêm cơ quan bài tiết nước tiểu.
+ Một số cặp lên trình bày trước lớp.
+ Các học sinh khác góp ý bổ sung.
+ Tắm rửa thường xuyên, lau khô người trước khi mặc quần áo. Hằng ngày thay quần áo (đặc biệt là quần áo lót).
+ Chúng ta cần uống đủ nước để bù nước cho quá trình mất nước do việc thải nước ra ngoài hằng ngày, để tránh bệnh sỏi thận.
4. Củng cố & dặn dò:
+ 2 học sinh nêu lại mục “bạn cần biết” SGK/25.
+ Nhận xét tiết học.
+ Dặn dò: CBB: Cơ quan thần kinh.
 Ngày soạn: Thứ ba , ngày 06 tháng 10 năm 2020 
 Ngày dạy: Thứ ba, ngày 13 tháng 10 năm 2020 
Chính tả: Nghe-viết
BÀI TẬP LÀM VĂN
I. MỤC TIÊU
Nghe và viết dúng bài CT ;trình bày đúng hình thức bài văn xuôi
Làm đúng bài tập điền tiếng có vần eo / oeo (BT2)
Làm đúng BT (3) a/b hoặc BTCT phương ngữ do GV soạn
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Bảng phụ hoặc giấy khổ to viết sẵn nội dung các bài tập chính tả.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. KIỂM TRA KIẾN THỨC CŨ
- Gọi 3 HS lên bảng viết từ có tiếng chứa vần oam.
- Gọi 3 HS lên bảng, sau đó đọc cho HS viết các từ sau: 
+ PB: nắm cơm, lắm việc, gạo nếp, lo lắng.
+ PN: cái xẻng, thổi kèn, lời khen, dế mèn.
- Nhận xét, cho điểm HS.
2. DẠY - HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài 
- Trong giờ chính tả này các em sẽ viết đoạn tóm tắt nội dung truyện Bài tập làm văn và làm các bài tập chính tả phân biệt eo / oeo, s / x hoặc dấu hỏi / dấu ngã.
2.2. Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả 
a) Trao đổi về nội dung đoạn viết
- GV đọc đoạn văn một lượt sau đó yêu cầu 3 HS đọc lại.
- Hỏi: Cô-li-a đã giặc quần áo bao giờ chưa?
- Vì sao Cô-li-a lại vui vẻ đi giặc quần áo?
b) Hướng dẫn trình bày
- Đoạn văn có mấy câu?
- Trong đoạn văn có những chữ nào phải viết hoa? Vì sao?
- Tên riêng của người nước ngoài viết như thế nào?
c) Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS nêu các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được.
d) Viết chính tả
e) Soát lỗi
- GV đọc lại bài, dừng lại phân tích các tiếng khó cho HS chữa lỗi.
g) Chấm bài
2.3. Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính ta
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu và mẫu.
- Yêu cầu HS tự làm.
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- Yêu cầu HS đọc lại bài.
Bài 3 
 GV có thể lựa chọn phần a) hoặc b) tuỳ lỗi chính tả mà HS địa phương thường mắc phải.
a) Gọi HS đọc yêu cầu.
- Cách làm tương tự bài tập 2.
3.  ... ải và làm vào vở: nhà nghèo, đường ngoằn ngoèo, cười ngặt nghẽo, ngoẹo đầu.
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- Nhận đồ dùng học tập.
- Tự làm bài.
- 2 nhóm đọc lời giải.
- Đọc lại lời giải và viết bài vào vở: siêng năng – xa – xiết.
- Lời giải:
mướn – hưởng – nướng.
Đạo Đức 
TỰ LÀM LẤY VIỆC CỦA MÌNH.
I. MỤC TIÊU.
-Kể được một số việc mà HS lớp 3 có thể tự làm lấy .
-Nêu được ích lợi của việc tự làm lấy việc của mình.
-Biết tự làm lấy những việc của mình ở nhà ,ở trường .
-Hiểu được ích lợi của việc tự làm lấy việc của mình trong cuộc sống hàng ngày.
Tiết 2
Hoạt động 1: Đóng vai
Mục tiêu: HS thực hiện được một số hành động và biết bày tỏ thái độ phù hợp trong việc tự làm lấy công việc của mình.
Cách tiến hành:
+ Chia lớp thành 4 nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 phiếu giao việc có yêu cầu thảo luận và đóng vai xử lý tình huống sau:
Tình huống: Việt và Nam là đôi bạn rất thân. Việt học giỏi còn Nam lại học yếu. Bố mẹ Nam hay đánh Nam những khi Nam bị điểm kém. Thương bạn, ở trên lớp hể có dịp là Việt lại tìm cách nhắc bài để Nam làm bài tốt, đạt điểm cao. Nhờ thế, Nam ít bị đánh đòn hơn. Nam cảm ơn bạn rối rít. Là bạn học cùng lớp, nghe được lời cảm ơn của Nam tới Việt, em sẽ làm gì?
+ Nhận xét, đóng góp ý kiến cho cách giải quyết của từng nhóm.
Kết luận: Việt thương bạn nhưng làm như thế cũng là hại bạn. Hãy để bạn tự làm lấy công việc của mình, có như thế ta mới giúp bạn tiến bộ được.
+ Tiến hành thảo luận nhóm và đóng vai. Sau đó, đại diện 4 nhóm lên đóng vai, giải quyết tình huống, sau mỗi lần có nhóm đóng vai, các nhóm khác theo dõi và nhận xét.
+ 1à2 học sinh nhắc lại.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.
Mục tiêu: Hiểu được như thế nào là tự làm lấy công việc của mình và tại sao phải tự làm lấy công việc của mình.
Cách tiến hành:
+ Chia lớp thành 4 nhóm, phát phiếu thảo luận cho 4 nhóm.
+ Yêu cầu sau 3 phút, các nhóm phải gắn lên bảng kết quả.
Điền đúng (Đ) hay sai (S) và giải thích tại sao vào trước mỗi hành động sau:
¨ Lan nhờ chị làm hộ bài tập về nhà cho mình.
¨ Tùng nhờ chị rửa bộ ấm chén, công việc mà Tùng được bố giao.
¨ trong giờ kiểm tra, Nam gặp bài toán khó không giải được, bạn Hà bèn cho Nam chép bài nhưng Nam từ chối.
¨ Vì muốn mượn Toàn quyển truyện, Tuấn đã trực nhật hộ Toàn.
¨ Nhớ lời mẹ dặn 5 giờ chiều phải nấu cơm nên đang vui chơi với các bạn Hương cũng chào các bạn để về nhà nấu cơm.
+ Nhận xét câu trả lời của các nhóm và đưa ra đáp án đúng.
Kết luận: Luôn luôn phải tự làm lấy việc của mình, không được ỷ lại vào người khác.
+ Chia nhóm và tiến hành thảo luận.
a) Sai.
b) Sai.
c) Đúng.
d) Sai.
e) Đúng.
+ 1à2 học sinh nhắc lại.
Hoạt động 3: Trò chơi “Ai chăm chỉ hơn”.
Mục tiêu: HS khắc sâu thêm về những công việc mà mình phải tự làm.
Cách tiến hành:
Cách chơi:
+ Chọn hai đội chơi, mỗi đội có từ 5à7 học sinh.
+ Hai đội oẳn tù tì để dành quyền ra câu hỏi trước.
+ Ra câu hỏi bằng cách diễn tả một công việc nhà bằng hành động (như kịch câm).
Ví dụ: Xòe bàn tay, xoa đi xoa lại trên mặt bàn (lau bàn) hai tay làm giả động tác như cầm chổi, lia lia tay theo động tác quét nhà ...
+ Đội còn lại xem hành động và nêu tên việc làm mà đội bạn diễn tả. Nếu đúng, được 2 điểm, nếu sai đội bạn nêu đáp án và được 2 điểm.
+ Đội ra câu hỏi diễn tả 5 hành động, sau đó đổi lượt để đội trả lời ra 5 câu hỏi tiếp theo.
Tùy vào thời gian mà giáo viên có thể tổ chức các lượt chơi cho thích hợp.
Giáo viên làm trọng tài, nhận xét, đánh giá k1 hoạt động và dặn dò các em nên cố gắng tự mình thực hiện tốt nhiệm vụ học tập cũng như lao động ở nhà, ở trường.
Ngày soạn: Thứ sáu , ngày 09 tháng 10 năm 2020 
Ngày dạy: Thứ sáu , ngày 16 tháng 10 năm 2020 
TẬP LÀM VĂN 
KỂ LẠI BUỔI ĐẦU EM ĐI HỌC
I. MỤC TIÊU
Bước đầu kể lại được một vài ý nói về buổi đầu đi học .
Viết lại được những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu)
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Ghi sẵn các câu hỏi gợi ý trên bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. KIỂM TRA KIẾN THỨC CŨ
- Gọi 2 HS lên bảng trả lời các câu hỏi:
+ Nêu trình tự các nội dung của một cuộc họp thông thường.
+ Nêu mục đích cuộc họp có nội dung là chuẩn bị các tiết mục văn nghệ chào mừng ngày Quốc tế Phụ nữ 8 – 3.
-Nhận xét và cho điểm HS.
2. DẠY - HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài
Trong giờ Tập làm văn này các em sẽ kể lại buổi đầu đi học của mình, sau đó viết lại thành một đoạn văn ngắn gồm 5 câu.
2.2. Hoạt động 1: Kể lại buổi đầu đi học
- Hướng dẫn: Để kể lại buổi đầu đi học của mình em cần nhớ lại xem buổi đầu mình đã đi học như thế nào? Đó là buổi sáng hay buổi chiều? Buổi đó cách đây bao lâu? Em đã chuẩn bị cho buổi đi học đó thế nào? Ai là người đưa em đến trường? Hôm đó, trường học trông như thế nào? Lúc đầu em bỡ ngỡ ra sao? Buổi đầu đi học kết thúc như thế nào? Em nghĩ gì về buổi đầu đi học đó?
- Gọi 1 Đến 2 HS khá kể trước lớp để làm mẫu.
- Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh kể cho nhau nghe về buổi đầu đi học của mình.
- Gọi một số HS kể trước lớp.
- Nhận xét bài kể của HS.
2.3.Hoạt động 2: Viết đoạn văn
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu 2, sau đó cho các em tự viết vào vở bài tập. Nhắc HS khi viết cần đọc lại kĩ trước khi chấm câu để biết câu đó đã thành câu hay chưa.
- Yêu cầu một số HS đọc bài trước lớp.
- Nhận xét và cho điểm HS. Số bài còn lại GV thu để chấm sau tiết học.
3. Hoạt động 4: CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Yêu cầu HS về tập kể lại buổi đầu đi học đó với một người thân trong gia đình.
- Nhận xét tiết học, dặn dò HS chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, các HS nghe và nhận xét.
- 1 đến 2 HS kể, cả lớp theo dõi và nhận xét xem bạn kể có tự nhiên không, nói đã thành câu chưa.
- Làm việc theo cặp.
- Từ 5 đến 6 HS kể, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Viết bài.
- 3 đến 5 HS đọc, cả lớp theo dõi và nhận xét.
VD: Kể lại buổi đầu đi học
 Năm nay, em đã là học sinh lớp 3 nhưng em vẫn nhớ như in buổi đi học đầu tiên của mình.
 Hôm đó là một ngày thu trong xanh. Em dạy từ sáng sớm. Mẹ giúp em chuẩn bị quần áo, sách vở, rồi đưa cho em chiếc cặp sách và nói: “Mẹ mong con gái sẽ luôn cố gắng học giỏi. Nhớ nghe lời cô giáo, con nhé.” Bố dẫn em đến trường. Trường của em đây rồi, Trường Tiểu học Thành Công B. Đến cổng trường, bố chỉ lớp học cho em rồi bảo: “Con hãy mạnh dạn lên và tự mình đi vào lớp được không?”. Nhưng em không dám. Vậy là bố đã dắt tay em đến trước cô giáo. Cô đưa em vào lớp, chỉ chỗ ngồi cho em. Hôm đó, cô giáo dặn dò chúng em thật nhiều điều nhưng em không nhớ hết.
 Buổi học đầu tiên của em bắt đầu như thế đấy.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRƯỜNG HỌC
Dấu phẩy.
I. MỤC TIÊU
Tìm được một số từ ngữ về trường học qua BT giải ô chữ (BT1)
Biết điền đúng dấu phẩy vào chỗ thich12 hợp trong câu văn (BT2)
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Ô chữ như bài tập 1, viết sẵn trên bảng lớp.
4 chiếc chuông nhỏ (hoặc cờ).
Chép sẵn các câu văn của bài tập 2 vào bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. KIỂM TRA KIẾN THỨC CŨ
- Gọi 2 HS lên bảng làm miệng các bài tập 1, 3 của tiết Luyện từ và câu tuần 5. Mỗi HS làm 1 bài.
- Nhận xét và cho điểm HS.
2. DẠY – HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài 
- GV nêu mục tiêu giờ học, rồi ghi tên bài lên bảng.
2.2. Hoạt động 1: Trò chơi ô chữ
- GV giới thiệu ô chữ trên bảng: Ô chữ theo chủ đề Trường học, mỗi hàng ngang là một từ liên quan đến trường học và có nghĩa tương ứng đã được giới thiệu trong SGK.. Từ hàng dọc có nghĩa là buổi lễ mở đầu năm học mới.
- Phổ biến cách chơi: Cả lớp chia làm bốn đội chơi. GV đọc lần lượt nghĩa của các từ tương ứng từ hàng 2 đến hàng 11. Sau khi GV đọc xong, các đội giành quyền trả lời bằng cách rung chuông (hoặc phất cờ). Nếu trả lời đúng được 10 điểm, nếu sai không được điểm nào, các đội còn lại tiếp tục giành quyền trả lời đến khi đúng hoặc GV thông báo đáp án thì thôi. Đội nào giải được từ hàng dọc được thưởng 20 điểm.
- Tổng kết điểm sau trò chơi và tuyên dương nhóm thắng cuộc.
- Yêu cầu HS dùng bút chì viết chữ in vào ô chữ trong vở bài tập.
2.3. Hoạt động 2: Ôn luyện về cách dùng dấu phẩy
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm bài.
- Chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
3. Hoạt động 3: CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS về nhà tìm các từ nói về nhà trường, luyện tập thêm về cách sử dụng dấu phẩy.
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu. HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Nghe GV giới thiệu bài.
- Nghe GV giới thiệu về ô chữ.
- Tiến hành trò chơi theo hướng dẫn. Đáp án: 
Hàng dọc: Lễ khai giảng.
Hàng ngang:
1)Lên lớp 2)Diễu hành
3)Sách giáo khoa 4)Thời khoá biểu
5)Cha mẹ 6)Ra chơi
7)Học giỏi 8)Lười học
9)Giảng bài 10)Cô giáo
- HS viết vào vở bài tập.
- Mỗi nhóm 1 HS đọc lại tất cả các từ hàng ngang, hàng dọc và lời giải nghĩa từ theo yêu cầu của GV.
- 1 HS đọc trước lớp, cả lớp đọc thầm theo.
- 3 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 1 ý. HS dưới lớp làm bài vào vở bài tập.
- Đáp án:
a) Ông em, bố em và chú em đều là thợ mỏ.
b) Các bạn mới được kết nạp vào Đội đều là con ngoan, trò giỏi.
c) Nhiệm vụ của đội viên là thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy, tuân theo Điều lệ Đội và giữ gìn danh dự Đội.
 SINH HOẠT CUỐI TUẦN 6
Tiết: 6
I - Mục tiêu:
-Giúp HS hiểu được nội dung của tiết sinh hoạt (khắc phục những yếu điểm của tuần cũ và đưa ra phương hướng tuần tới)
-HS yêu thích tiết sinh hoạt
II – Chuẩn bị:
*HS:
-Sổ điểm của 4 tổ trưởng
-Sổ theo dõi của lớp trưởng
*GV: Bảng phụ viết phương hướng
III – Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động HS
Ổn định:
 Tiến hành:
Gọi 4 tổ trưởng lên bảng tổng kết
-Sau khi nghe HS nhận xét, GV nhận xét, nhắc nhở và tuyên dương HS
3. Phương hướng tuần tới:
-Thực hiện đúng nội quy nhà trường
- Phấn đấu học tập tốt
-Thực hiện tốt những việc trường, lớp đưa ra
4. Trò chơi
Hướng dẫn học sinh chơi trò: “Hái hoa dân chủ” (Cách chơi: 2 đội chơi, 2 đội lần lượt lên hái hoa và trả lời câu hỏi dán sao bông hoa, mỗi câu trả lời đúng được mười điểm, sau khi trả lời xong các câu hỏi đội nào nhiều điểm hơn sẽ là đội chiến thắng.
5. Tổng kết:
Gọi HS đọc lại phương hướng và dặn dò
Tổ trưởng lên tổng kết
Lớp trưởng lên nhận xét tình hình học tập của lớp trong tuần qua, nêu ra những ưu khuyết điểm của từng bạn để khắc phục và phấn đấu.
Lắng nghe và thực hiện
-Phân đội- chơi

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_3_tuan_6_nam_hoc_2020_2021.doc