Giáo án buổi chiều Toán, Tiếng việt Lớp 3 - Tuần 24 - Năm học 2015-2016 - Tiên Thị Dung

Giáo án buổi chiều Toán, Tiếng việt Lớp 3 - Tuần 24 - Năm học 2015-2016 - Tiên Thị Dung

* Ôn: Dấu phẩy.

Bài 1: Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn sau:

 Âm nhạc và các làn điệu dân ca Việt Nam như quan họ Bắc Ninh hát dặm Nghệ Tĩnh hò Huế lí Nam Bộ đều thiên về diễn tả tình cảm nội tâm, mang đậm chất trữ tình, với tốc độ chậm âm sắc trầm và đặc biệt là rất chú trọng luyến láy, gợi nên những tình cảm quê hương những nỗi buồn man mác, dễ đi vào lòng người.

- HS đọc đề bài, làm bài vào vở. 1 HS làm bài trên (BP), giải thích cách điền dấu. GV – HS nhận xét, chốt đáp án đúng.

- HS đọc đoạn văn sau khi đã điền đúng dấu phẩy.

+ Đoạn văn nói về điều gì?

=> Củng cố cách điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn.

Câu 2: Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu văn in đậm sau:

 Dế Mèn Dế Trũi rủ nhau đi chơi. Hai bạn ngồi trên chiếc lá bèo sen xuôi theo dòng sông. Mùa thu dòng sông trong veo. Mèn Trũi trông thấy cả đàn cá bơi những hòn cuội nằm dưới đáy sông. Mấy chú Gọng Vó cao kều hớn hở nhìn theo.

- HS đọc bài, làm phiếu học tập, 1HS làm bảng lớp.

- GV cùng HS nhận xét, chốt đáp án đúng.

=> Củng cố cách điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn.

* Kể lại buổi biểu diễn nghệ thuật.

 

doc 11 trang Người đăng hoaithuong212 Lượt xem 638Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án buổi chiều Toán, Tiếng việt Lớp 3 - Tuần 24 - Năm học 2015-2016 - Tiên Thị Dung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 24
Soạn: 13/2 	 Dạy: Thứ tư ngày 16 tháng 2 năm 2016
TOÁN*
 Ôn: Các phép tính trong phạm vi 10 000
I- Mục tiêu bài dạy:
- Củng cố về các phép tính trong phạm vi 10 000, cách giải bài toán bằng hai phép tính.
- Rèn kĩ năng đặt tính, tính các phép tính trong phạm vi 10 000; giải toán bằng hai phép tính thành thạo.
- Giáo dục HS chăm chỉ học toán.
II- Đồ dùng dạy học: phiếu bài tập 2.
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu:	
1. Bài cũ: HS đọc các bảng nhân, chia 6, 7, 8, 9.
2. Bài mới: 2.1. Giới thiệu bài:
 2. 2. Nội dung:
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
 3168 + 4927 2342 x 5
 8734 – 5917 6024 : 7
- HS làm bài tập vào vở. 2 HS lên bảng làm bài. GV theo dõi, hướng dẫn HS làm bài. GV cùng HS chữa bài. HS nêu lại cách thực hiện một các phép tính trong bài.
=> Củng cố cách thực hiện các phép tính trong phạm vi 10 000.
Bài 2: Tìm x: 
 x + 3287 = 5415 x 8 = 5648
 – 4329 = 1354 3627 : = 9
- HS làm bài tập vào phiếu bài tập. 2 HS lên bảng làm bài. GV cùng HS nhận xét, chữa bài.
- HS nêu cách tìm thành phần chưa biết trong các phép tính cộng, trừ, nhân, chia. 
=> Củng cố cách tìm thành phần chưa biết trong các phép tính cộng, trừ, nhân, chia.
Bài 3: Có 6928 bao gạo. Đã xuất khẩu 1/4 số gạo đó. Hỏi còn lại bao nhiêu bao gạo?
- HS đọc đề bài. 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở. GV cùng HS chữa bài, chốt lời giải đúng.
+ Tính số ki lô gam gạo đã xuất khẩu. 
+ Tính số kilôgam gạo còn lại.
- GV khuyến khích HS giải bài toán bằng cách khác: 
 Tính luôn số ki lô gam gạo còn lại: 6928 – (6928 : 4) = 
=> Củng cố giải toán có lời văn.
Bài 4: Một người đi bộ tập thể dục quãng đường đi mỗi giờ bằng nhau. Ngày thứ nhất người đó đi được 1206m trong 3 giờ, ngày thứ hai đi 4 giờ. Hỏi cả hai ngày người đó đi được bao nhiêu mét?
- HS đọc bài, làm vở, bảng lớp.
- GV cùng HS nhận xét, chữa bài.
=> Củng cố cách giải bài toán.
3. Củng cố, dặn dò: + Em hãy đặt đề toán có lời văn vận dụng phép nhân, chia các số trong phạm vi 10 000?
 - GV nhận xét giờ học, dặn dò. 
TIẾNG VIỆT*
Ôn: Dấu phẩy. Kể lại một buổi biểu diễn nghệ thuật
I- Mục đích yêu cầu:
- Củng cố về tác dụng của dấu phẩy; cách kể lại một buổi biểu diễn nghệ thuật.
- HS điền được dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn; kể lại được một buổi biểu diễn nghệ thuật.
- Giáo dục HS ý thức học tập tốt.
II- Đồ dùng dạy học: phiếu học tập (bài 2), một số tranh ảnh về một số loại hình nghệ thuật.
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bài cũ: Kết hợp bài mới.
2. Bài mới: 2.1: Giới thiệu bài: 
	 2.2: Nội dung:
* Ôn: Dấu phẩy.
Bài 1: Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn sau:
 Âm nhạc và các làn điệu dân ca Việt Nam như quan họ Bắc Ninh hát dặm Nghệ Tĩnh hò Huế lí Nam Bộ đều thiên về diễn tả tình cảm nội tâm, mang đậm chất trữ tình, với tốc độ chậm âm sắc trầm và đặc biệt là rất chú trọng luyến láy, gợi nên những tình cảm quê hương những nỗi buồn man mác, dễ đi vào lòng người.
- HS đọc đề bài, làm bài vào vở. 1 HS làm bài trên (BP), giải thích cách điền dấu. GV – HS nhận xét, chốt đáp án đúng.
- HS đọc đoạn văn sau khi đã điền đúng dấu phẩy.
+ Đoạn văn nói về điều gì? 
=> Củng cố cách điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn.
Câu 2: Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu văn in đậm sau:
	Dế Mèn Dế Trũi rủ nhau đi chơi. Hai bạn ngồi trên chiếc lá bèo sen xuôi theo dòng sông. Mùa thu dòng sông trong veo. Mèn Trũi trông thấy cả đàn cá bơi những hòn cuội nằm dưới đáy sông. Mấy chú Gọng Vó cao kều hớn hở nhìn theo.
- HS đọc bài, làm phiếu học tập, 1HS làm bảng lớp.
- GV cùng HS nhận xét, chốt đáp án đúng.
=> Củng cố cách điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn.
* Kể lại buổi biểu diễn nghệ thuật.
Đề bài: Hãy kể lại một buổi biểu diễn nghệ thuật mà em thích.
- HS đọc đề bài, GV hướng dẫn lại cách kể một buổi biểu diễn nghệ thuật. HS thực hành viết vở, GV theo dõi, giúp đỡ HS
- HS đọc bài viết trước lớp, GV cùng HS nhận xét, tuyên dương HS viết tốt.
Ví dụ: Hôm 20 - 11 vừa qua, trường em có tổ chức một buổi liên hoan văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam. Đúng 7 giờ, các thầy cô giáo và HS toàn trường đã có mặt đông đủ. Sân khấu được làm quay mặt ra sân trường. Nhiều tiết mục múa hát, thổi sáo, ngâm thơ đã được trình diễn. Mỗi lần diễn viên ra sân khấu, chúng em lại vui thích nhận ra đó là những người bạn hằng ngày. Em thích nhất hai tiết mục: tiết mục múa hát của các bạn lớp 3B và tiết mục múa hát của lớp 4A. Bạn kể chuyện mà mặt cứ tỉnh bơ làm cho mọi người càng cười khoẻ. Hai tiết mục ấy đã được khán giả vỗ tay liệt nhiệt.
3. Củng cố, dặn dò: + Nêu một số từ ngữ về nghệ thuật? Đặt câu với từ đó?
 - GV nhận xét giờ học, dặn dò.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP 
Xử lí tình huống khi bị lạc. Trò chơi dân gian:“Kéo co” (1 tiết)
I. Mục đích, yêu cầu:
- HS nhận biết được tình huống khi bị lạc; biết cách tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ của người khác và chú ý để tránh không gặp phải. Biết kết hợp động tác phù hợp vào chơi trò chơi dân gian: Kéo co.
- HS nhận biết được tình huống khi bị lạc; biết cách huống này; biết cách chơi trò chơi dân gian: “Kéo co".
- HS chú ý để không bị lạc; thích tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp. 
II. Chuẩn bị: GV: Một số tình huống.
III. Hình thức: Theo nhóm, cá nhân, lớp.
IV. Nội dung và phương pháp:
Các bước
và nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Giới thiệu bài
2. Thực hiện
* Thảo luận về xử lí tình huống khi bị lạc
* Trò chơi dân gian “Kéo co”
3. Củng cố, dặn dò
- GV giới thiệu nội dung tiết học, ghi bảng đầu bài.
* Kể lại các trường hợp bị lạc
- GV chia nhóm (nhóm 4), yêu cầu các nhóm thảo luận các câu hỏi sau:
+ Em đã bao giờ bị lạc chưa?
+ Em bị lạc ở đâu?
+ Cảm xúc của em thế nào?
+ Làm thế nào em tìm thấy đường về?
+ Nêu các cách ứng xử và tìm kiếm sự hỗ trợ khi bị lạc?
+ Muốn phòng tránh bị lạc, ta cần làm gì?
- GV tổng kết ý kiến, nhận xét, kết luận về các cách phòng tránh bị lạc và các cách ứng xử và tìm kiếm sự hỗ trợ khi bị lạc: 
+ Bình tĩnh
+ Gọi to tên mọi người
+ Nhờ sự giúp đỡ của những người xung quanh
+ Chủ động tìm kiếm
+ Báo công an, nhân viên bảo vệ, nhân viên du lịch.
- GV nêu tên trò chơi, nêu cách chơi, 1 – 2 HS đọc bài đồng dao trước lớp (BP).
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi.
+ Sau khi chơi trò chơi, em học được điều gì?
GV tổng kết nội dung tiết học, liên hệ, dặn dò HS.
- HS ghi vở.
- HS thảo luận nhóm 4, ghi lại kết quả thảo luận. Đại diện các nhóm trình bày ý kiến.
- HS đưa ra tình huống bị lạc.
- Đi chơi xa quên đường về.
- Khi bị lạc sợ hãi, khóc.
- Hỏi đường người xung quanh đó.
- Khi đi chơi xa cần có người lớn đi cùng, ...
- HS nghe, ghi nhớ.
- 2 HS lên chơi thử.
- HS tham gia trò chơi.
- 
Kết quả:
Soạn: 14/2 	 	Dạy: Thứ năm ngày 18 tháng 2 năm 2016
TOÁN*
 Luyện tập về số La Mã. Thực hành xem đồng hồ
I- Mục tiêu bài dạy:
- Củng cố cách đọc, viết các số được ghi bằng chữ số La Mã; biết cách xem đồng hồ chính xác đến từng phút.
- HS đọc, viết đúng các số được ghi bằng chữ số La Mã; xem được đồng hồ, chính xác đến từng phút; xác định đúng thời điểm và khoảng thời gian.
- Giáo dục HS chăm chỉ học toán; có ý thức tự học.
II- Đồ dùng dạy học: mô hình đồng hồ
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bài cũ: HS viết bảng lớp, bảng con các số La Mã đã học.
2.Bài mới: 2.1: Giới thiệu bài:
 2.2: Nội dung:
Bài 1: Đọc các số La Mã sau rồi sắp xếp chúng theo thứ tự: 
 VII, X, IX, V, III, XI, II, VIII, I, XX, XXI, VI, IV, XII.
a) Từ bé đến lớn
b) Từ lớn đến bé..
- HS đọc đề bài, đọc nối tiếp các số trên bảng lớp. 2 - 3 HS đọc lại toàn bộ dãy số.
- Yêu cầu HS viết các số trên theo thứ tự vào vở. 1 HS lên bảng làm bài. 
- GV cùng HS chữa bài, chốt cách sắp thứ tự đúng.
+ Trong 1 số La Mã, mỗi chữ số được viết liên tiếp nhiều nhất mấy lần?
+ Giá trị của các chữ số không thay đổi theo vị trí.
+ Viết các số La Mã theo quy tắc ghép thêm.
=> Củng cố cách đọc, viết, sắp thứ tự số La Mã được ghi bằng chữ số La Mã.
Bài 2: Hãy viết 20 số đầu của số La Mã.
- HS đọc đề bài. 1 HS nêu tên các chữ số La Mã thường dùng và giá trị của từng chữ số đó.
- Yêu cầu HS dựa vào cách viết các số La Mã, làm bài.
- 1 HS lên bảng làm bài, nêu cách viết; cả lớp làm bài vào vở nháp.
- GV cùng HS chữa bài, chốt bài làm đúng. 1 HS đọc lại.
=> Củng cố cách đọc, viết số La Mã được ghi bằng chữ số La Mã.
Bài 3: Xác định vị trí kim giờ, kim phút tại các thời điểm sau: 7 giờ 23 phút, 11 giờ 34 phút; 10giờ 46 phút; 8 giờ 58 phút; 5 giờ 37 phút.
- HS nêu yêu cầu bài, thực hành trên mô hình đồng hồ. 3 HS lên thực hành trước lớp, nêu cách xác định vị trí các kim ở từng thời điểm.
- GV – HS nhận xét, chốt cách xác định đúng.
=> Củng cố cách xem đồng hồ, chính xác đến từng phút.
Bài 4: Viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp:
a/ Lan đi từ nhà lúc 6 giờ 10 phút đến 6 giờ 30 phút thì Lan tới trường. Như vậy, Lan đi từ nhà tới trường hết....phút.
b/ Buổi tối Thảo xem ti vi từ lúc 19 giờ 20 phút đến 20 giờ. Như vậy, Thảo xem ti vi trong khoảng thời gian ...phút.
c/ Buổi tối, An ăn cơm từ lúc 19 giờ 5 phút đến 19 giờ 30 phút. Như vậy, An ăn cơm trong thời gian ...phút.
- HS đọc bài, nêu miệng, giải thích.
- GV cùng HS nhận xét, chốt đáp án đúng.
=> Củng có cách xác định khoảng thời gian.
3.Củng cố, dặn dò: - HS đọc các chữ số La Mã từ ( I-> XX), liên hệ. 
 - GV nhận xét giờ học, dặn dò.
TIẾNG VIỆT*
Ôn: Nhân hoá;Từ ngữ về nghệ thuật. Phân biệt tr/ch
I- Mục đích yêu cầu:
- Củng cố về nhân hoá; từ ngữ về nghệ thuật”. Phân biệt tr/ch.
- HS nêu đúng tên sự vật được nhân hoá, kể được một số từ thuộc lĩnh vực nghệ thuật; tìm đúng từ không thuộc nhóm trong dãy từ cho trước; làm bài tập phân biệt tr/ch.
- Giáo dục HS yêu quý, chăm sóc và bảo vệ cây cối.
II- Đồ dùng dạy học: Phiếu học tập bài 1, 3.
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bài cũ: kết hợp cùng bài mới
2. Bài mới: 2. 1. Giới thiệu bài: 
 2. 2. Nội dung:
*Ôn: Nhân hoá. 
Bài 1: Đọc đoạn văn dưới đây và cho biết sự vật nào được nhân hóa? Chúng được nhân hóa bằng những cách nào?
“ Ò ó o o”
 Chú gà trống vươn cao cổ cất tiếng gọi ông mặt trời thức dậy. Mọi vật xung quanh như choàng tỉnh giấc sau một đêm dài. Cây cỏ, hoa lá trong vườn còn đang tắm mình trong hơi sương. Mấy anh chàng dế vuốt râu cười khoái chí, tay nâng cây vĩ cầm tí hon dạo lên những tiếng tờ-ritờ-rithật vui tai.
- HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS đọc thầm lại đoạn văn để trả lời các câu hỏi trong bài (phiếu học tập). 1 nhóm làm bài trên bảng phụ.
- HS dán bải trên bảng lớp. GV cùng HS nhận xét, chốt bài làm đúng:
Câu
Sự vật được nhân hóa
 Cách nhân hóa
1
2
3
4
Gà trống, mặt trời
Mọi vật xung quanh
Cây cỏ, hoa lá trong vườn.
Dế
Cách gọi: chú gà trống, ông mặt trời.
Sử dụng từ chỉ hoạt động của người để kể, tả: cất tiếng gọi, thức dậy.
Sử dụng từ ngữ chỉ hoạt động của người để kể, tả: choàng tỉnh giấc.
Sử dụng từ ngữ chỉ hoạt động của người để kể, tả: tắm mình.
Cách gọi: Mấy anh chàng dế.
Sử dụng từ ngữ chỉ hoạt động của người để kể, tả: vuốt râu cười khoái chí, tay nâng cây vĩ cầm tí hon dao lên những tiếng cười tờ-ritờ-ri thật vui tai.
=> Củng cố về nhân hoá.
- HS đọc đề bài, đọc thầm lại câu văn để làm bài. HS làm bài vào vở.
- HS phát biểu ý kiến. GV cùng HS nhận xét, chốt câu đúng.
=> Củng cố cách đặt câu hỏi “Vì sao?”
*Ôn: Từ ngữ về nghệ thuật.
Bài 2: a) Tìm các từ có tiếng sĩ đứng sau, chỉ những người hoạt động nghệ thuật.
 M: ca sĩ
b) Tìm các từ có tiếng nhạc đứng trước, nói về lĩnh vực âm nhạc.
 M: nhạc cụ
- HS thảo luận nhóm 6, làm bài vào phiếu học tập. 1 nhóm HS làm bài trên bảng phụ.
- Đại diện nhóm dán bài trên bảng lớp, đọc kết quả.
- GV cùng HS nhận xét, bổ sung, giải nghĩa một số từ mới, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
- HS đọc các từ vừa tìm được.
=> Củng cố vốn từ ngữ về nghệ thuật.
Bài 3: Từ nào không thuộc nhóm trong mỗi dãy từ sau:
a/ Chỉ những người hoạt động nghệ thuật: nhạc công, nhà biên kịch, bác sĩ, đao diễn, nhà văn, hoạ sĩ, nhà tạo mốt.
b/ Chỉ các hoạt động nghệ thuật: đóng phim, biểu diễn, tạc tượng, ngâm thơ, may máy, đánh đàn.
c/ Chỉ các môn nghệ thuật: kịch nói, ảo thuật, xiếc, tuồng, nhiếp ảnh, dệt vải, điêu khắc, hội hoạ.
- HS thảo luận cặp, làm bài vào phiếu học tập. Đại diện một nhóm làm bài trên bảng lớp.
- GV – HS nhận xét, chốt đáp án đúng. HS đọc các từ ngữ về nghệ thuật, đặt câu với một số từ.
=> Củng cố từ ngữ về nghệ thuật.
*Phân biệt tr/ch.
Bài 4: Điền vào chỗ trống ch hay tr:
- e già măng mọc - a chuyền con nối
-  kính dưới nhường - ín bỏ làm mười
- ó eo mèo đậy - Vụng èo khéo ống
- HS nêu yêu cầu bài, làm nháp. 1 HS làm bài trên bảng phụ.
- GV – HS nhận xét, chốt đáp án đúng. GV – HS giải nghĩa các câu thành ngữ trong bài.
=> Củng cố về các tiếng bắt đầu bằng tr/ch.
3. Củng cố, dặn dò: + HS đặt câu có hình ảnh nhân hoá.
 - GV nhận xét giờ học, dặn dò HS.
TIẾNG VIỆT* (Dạy 2D)
Ôn: Đọc hiểu: Họa mi hót. Tả ngắn về loài chim
I. Mục đích yêu cầu:
- Củng cố cách đọc và hiểu nội dung bài tập đọc: “ Họa mi hót”; Cách viết đoạn văn ngắn tả về loài chim.
- HS đọc to, rõ ràng toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng; Trả lời được các câu hỏi liên quan đến bài đọc. Viết được đoạn văn 4-7 câu tả về loài chim.
- Giáo dục HS có ý thức bảo vệ môi trường, yêu quý và biết bảo vệ các loài chim.
II. Các hoạt động dạy chủ yếu:
1. Bài cũ: 
+ Kể tên và nêu đặc điểm một loài chim mà em biết?
2. Bài mới: 
 2.1. Giới thiệu bài:
 2.2. Nội dung:
* Đọc hiểu: Họa mi hót
- GV đưa bảng phụ ghi bài “Họa mi hót”, đọc mẫu.
- HS đọc nối tiếp từng câu kết hợp chỉnh sửa cách phát âm; cách ngắt nghỉ, nhấn giọng.
- GV chia đoạn, HS đọc nối tiếp đoạn 2 lần. Lần 2 kết hợp giải nghĩa từ khó.
- 2HS thi đọc diễn cảm cả bài; GV nhận xét.
- GV đưa câu hỏi, HS trả lời.
a. Đoạn văn nói về tiếng Họa mi vào thời gian nào?
b. Những hính ảnh nào cho thấy Họa mi hót, cảnh vật có sự thay đổi kì diệu?
c. Chim, Hoa, Mây, Nước nghĩ thế nào về tiếng hót của Họa mi?
d. Câu nào nêu đúng nội dung bài văn nhất?
	+ Bài văn tả con chim Họa mi.
	+ Bài văn tả cảnh đẹp mùa xuân.
	+ Bài văn ca ngợi tiếng hót của Họa mi, ca ngợi sự biến đổi đẹp đẽ, kì diệu, bừng lên sức sống của cảnh vật khi mùa xuân đến.
- HS trả lời cá nhân câu a, b, c; câu d HS thảo luận nhóm đôi.
- GV cùng HS nhận xét, chốt câu trả lời đúng. HS nêu lại nội dung bài.
=> Củng cố cách đọc và trả lời câu hỏi liên quan đến nội dung bài đọc.
* Tả ngắn về loài chim.
	Em hãy viết đoạn văn từ 4-7 câu tả về một loài chim mà em biết?
- HS nêu yêu cầu, trả lời câu hỏi:
+ Em định tả về loài chim nào?
+ Nêu một số đặc điểm về ngoại hình, hoạt động của con chim đó?
- 2-3 HS trả lời, GV chỉnh sửa cách diễn đạt.
- HS viết bài vào vở. 1 HS viết bảng lớp.
- GV cùng HS nhận xét một số bài, tuyên dương HS viết hay, sáng tạo.
=> Củng cố cách viết đoạn văn tả về loài chim.
3. Củng cố, dặn dò:
+ Nêu nội dung bài tập đọc vừa học?
- GV hệ thống lại toàn bài, nhận xét tiết học, dặn dò HS.
Soạn: 16/2 	 	Dạy: Thứ sáu ngày 19 tháng 2 năm 2016
Toán* (Dạy 2D)
Ôn: Bảng chia 4; Một phần tư
I. Mục tiêu bài dạy: 
- Củng cố về bảng chia 4; Một phần ba (dạng trắc nghiệm)
- HS thuộc bảng chia 4, vận dụng tính nhẩm, giải toán linh hoạt; tìm được một phần tư. 
- Phát huy tính tích cực tự giác trong học tập.
II. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: GV ghép vào bài ôn.
2. Bài mới: 2.1. Giới thiệu bài: 
 2.2. Nội dung:
Bài 1: Khoanh vào chữ cái đặt trước kết quả đúng: 
Trên bàn có 20 quả cam, 1/4 số cam là:
A. 4 quả	B. 5 quả	C. 8 quả	D. 10 quả
 2. Đã khoanh vào 1/4 số ngôi sao ở nhình nào?
* *
* *
*
*
*
*
*
*
*
* * * 
* * * 
* * * * * *
* * * *
* * * *
* * * *
* * * *
* * *
* * *
* * *
* * *
* * *
* *
* *
*
*
 B. C.
3. Có 12 viên kẹo, 1/4 số kẹo là 
	A. 3 viên kẹo	B. 8 viên kẹo
	C. 6	viên kẹo	 	 D. 4 viên kẹo
4. Có 24 lít dầu rót vào các can, mỗi can có 4 lít. Hỏi rót được mấy can?
	A. 5 lít dầu	B. 10 can dầu	
	C. 3 can dầu	 	D. 6 can dầu	
- HS đọc yêu cầu bài, làm phiếu.
- GV chữa bài, HS giải thích cách làm. GV chốt đáp án, liên hệ.
=> Củng cố về Một phần tư
Bài 2: 
a, Tính nhẩm:	12 : 4 =	20 : 4 =	36 : 4 = 	24 : 4 =
b, Số ?: 2444
 : 4 x 2 
4
 x 2 : 4 
- HS nêu yêu cầu, làm miệng phần a; 2 HS thi đua làm phần b.
- GV cùng HS chữa bài, HS giải thích cách làm phần b; 1HS đọc thuộc bảng chia 4.
=> Củng cố về bảng chia 4.
Bài 3: Một bao đường cân nặng 32 kg, người ta chia đều ra 4 túi. Hỏi mỗi túi cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam đường? 
- HS đọc yêu cầu bài, cả lớp làm tóm tắt, giải vào vở. 1 HS làm bảng.
- GV chữa bài, HS nêu cách làm.
=> Củng cố cách vận dụng bảng chia 4 vào giải toán.
3. Củng cố, dặn dò:
+ Đọc thuộc bảng chia 4?
- GV hệ thống toàn bài, nhận xét giờ học, dặn dò.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_buoi_chieu_toan_tieng_viet_lop_3_tuan_24_nam_hoc_201.doc