Giáo án buổi chiều Toán, Tiếng việt Lớp 3 - Tuần 27 - Năm học 2015-2016 - Tiên Thị Dung

Giáo án buổi chiều Toán, Tiếng việt Lớp 3 - Tuần 27 - Năm học 2015-2016 - Tiên Thị Dung

Bài 1: Gạch dưới những từ ngữ thể hiện biện pháp nhân hóa cái nắng trong đoạn thơ sau:

 Nắng lên cao theo bố

 Xây thẳng mạch tường vôi

 Lại trải vàng sân phơi

 Hong thóc khô cho mẹ

 Nắng chạy nhanh lắm nhé

 Chẳng ai đuổi được đâu

 Thoắt đã về vườn rau

 Soi cho ông nhặt cỏ

 Rồi xuyên qua của sổ

 Nắng giúp bà xâu kim

- HS nêu yêu cầu bài, làm bài vào phiếu học tập. 1 HS làm bài.

- GV – HS nhận xét, chốt đáp án đúng.

+ Tác giả đã sử dụng biện pháp nhân hóa nào để nhân hóa cái nắng?

=> Củng cố về biện pháp nhân hóa.

* Luyện viết về người lao động trí óc

Bài 2: Hãy viết một đoạn văn ngắn (7 – 10) câu kể về một người lao động trí óc mà em biết.

- HS đọc đề bài.

 

doc 9 trang Người đăng hoaithuong212 Lượt xem 493Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án buổi chiều Toán, Tiếng việt Lớp 3 - Tuần 27 - Năm học 2015-2016 - Tiên Thị Dung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 27
Soạn: 6/3 	 Dạy: Thứ tư ngày 9 tháng 3 năm 2016
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
Thảo luận về môi trường ở địa phương. Ứng xử khi bị bố mẹ mắng.
Trò chơi dân gian “Thả đỉa ba ba”(3 tiết)
I/ Mục tiêu bài dạy
- HS biết một số chất gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước ở địa phương; biết cách ứng xử khi bị bố mẹ mắng; và cách chơi trò chơi “Thả đỉa ba ba”.
- HS góp phần hình thành và nâng cao nhận thức của mình về các hành động thân thiện hoặc không thân thiện với môi trường; ứng xử khéo khi bị bố mẹ mắng; vận động và những thao tác khéo léo trong phạm vi nhỏ; tham gia trò chơi sôi nổi, nhiệt tình.
- Giáo dục HS bảo vệ môi trường, kính trọng người thân, yêu thích trò chơi.
II/ Chuẩn bị
GV: Một số thông tin về môi trường ô nhiễm, một số tranh ảnh về môi trường.
HS: Sưu tầm thêm một số thông tin về môi trường.
III/ Nội dung và hình thức hoạt động
Nội dung: + Thảo luận về môi trường ở địa phương
 + Ứng xử khi bị bố mẹ mắng
 + Trò chơi dân gian: “Thả đỉa ba ba”
Hình thức: - Cá nhân, nhóm.
IV/ Các bước tiến hành hoạt động
Các bước và nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/ Giới thiệu bài
2/ Thực hiện
* Thảo luận về môi trường ở địa phương. 
* Ứng xử khi bị bố mẹ mắng.
* Trò chơi dân gian: “Thả đỉa ba ba”
3. Kết thúc hoạt động
- GV giới thiệu nội dung tiết học, ghi bảng đầu bài.
- GV chia lớp thành 3 đội; nêu câu hỏi, HS thảo luận, giành quyền trả lời (mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm, nếu trả lời sai phải nhường quyền trả lời cho đội bạn): 
+ Nơi em đang sống có bị ô nhiễm môi trường không? Lấy ví dụ?
+ Nơi em đang sống có bị ô nhiễm nguốn nước không? Lấy ví dụ?
+ Kể tên một số nơi mà em biết, thường gây ô nhiễm nhiều nhất?
+ Có mấy loại rác thải? Lấy ví dụ?
+ Ở địa phương em có những loại rác thải nào?
+ Vấn đề về môi trường toàn cầu hiện nay là gì? Hãy trình bày một số hiểu biết của em về vấn đề đó. 
+ Chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường?
- Đại diện các đội trình bày. GV – HS nhận xét, bổ sung. GV chốt đáp án đúng; tuyên dương đội thắng cuộc. 
- GV chia nhóm (nhóm 4), HS các nhóm chia sẻ, thảo luận về một số tình huống GV và HS đưa ra.
+ Em thường bị bố mẹ mắng khi nào?
+ Em sẽ làm gì khi đi chơi về mà không bị bố mẹ mắng?...
- HS các nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp. GV tổng kết, khen những HS có tình huống đúng, thực tế; liên hệ giáo dục HS 
- GV hướng dẫn cách chơi và luật chơi.
- HS học thuộc lời đồng dao.
- GV làm trọng tài.
- GV liên hệ giáo dục HS biết chơi trò chơi có ích.
- GV nhận xét chung, dặn dò HS.
- HS ghi vở.
- HS thảo luận, cử đại diện rả lời câu hỏi.
- Ô nhiễm không khí.
- Ô nhiễm nguồn nước.
- Chất thải nhà máy, chất thải sinh hoạt,...
- Rác thải công nghiệp, rác thải sinh hoạt,...
- HS nghe, quan sát.
- HS lắng nghe, trả lời.
- Các nhóm trao đổi, thảo luận.
- HS chia sẻ trước lớp. Các HS khác nghe, chất vấn.
- HS trả lời, tự liên hệ.
- HS chọn đội chơi và xếp thứ tự bạn lần lượt chơi.
- HS nghe, nhớ cách chơi, luật chơi.
- 1 HS lên chơi thử, lớp quan sát.
- HS lắng nghe và thực hiện.
V/ Kết quả: 
.
Soạn: 6/3 	 	Dạy: Thứ năm ngày 10 tháng 3 năm 2016
TOÁN*
Ôn các số có năm chữ số. Giải toán có lời văn
I- Mục tiêu bài dạy:
- Củng cố cách đọc, viết các số có năm chữ số; cách giải bài toán bằng hai phép tính.
- HS đọc, viết các số có năm chữ số nhanh, đúng; giải đúng bài toán bằng hai phép tính.
- Giáo dục HS có ý thức quý trọng thời gian.
II- Đồ dùng dạy học: Phiếu bài tập (BT 1, 2 )
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu:	
1. Bài cũ: Kết hợp cùng bài mới.
2. Bài mới: 2. 1. Giới thiệu bài:
 2. 2. Nội dung:
Bài 1: Viết theo mẫu:
Hàng
 Viết số 
 Đọc số
Chục nghìn
Nghìn
Trăm
Chục
Đơn vị
 8
 7
 2
 9
 5
87295
Tám mươi bảy nghìn hai trăm chín mươi năm
 5
 4
 1
 6
 8
 9
 9
 9
 9
 9
 7
 3
 8
 2
 4
 6
 3
 1
 9
 8
- HS nêu yêu cầu bài. HS làm nối tiếp làm bảng. Cả lớp làm bài vào phiếu học tập. 
- GV cùng HS chữa bài. HS đọc lại các số vừa viết.
=> Củng cố về các hàng, cách đọc các số có năm chữ số.
Bài 2: Viết các số tự nhiên sau:
a/ Hai mươi sáu nghìn, ba trăm hai mươi bảy.
b/ Bảy mươi hai nghìn, không trăm hai mươi lăm.
c/ Năm mươi nghìn, không trăm linh năm.
- HS nêu yêu cầu bài. 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
- GV cùng HS chữa bài, chốt đáp án đúng. HS đọc lại các số có năm chữ số vừa viết được.
=> Củng cố cách viết số.
Bài 3: Có 96 quả bóng gồm hai màu đỏ và xanh. Số quả bóng xanh bằng tổng số bóng hai loại. Hỏi có bao nhiêu quả bóng mỗi màu?
- HS đọc đề bài.
- HS tự làm bài vào vở. 2 HS lên bảng làm bài. GV thu bài, nhận xét một số vở; chữa bài, chốt lời giải đúng.
GV hướng dẫn HS làm bài: + Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
 + Tính số quả bóng xanh.
 + Tính số quả bóng đỏ.
=> Củng cố cách giải bài toán về tìm một phần mấy của một số.
Bài 4: Đi bộ 2 km hết 46 phút. Hỏi đi bộ 7 km thì hết bao nhiêu phút?
- HS đọc đề bài, 1 HS lên bảng làm bài; lớp làm vở. GV cùng HS chữa bài, chốt lời giải đúng.
=> Củng cố cách giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị..
3. Củng cố, dặn dò: + HS nêu và đọc các số có năm chữ số, liên hệ. 
 - GV nhận xét giờ học, dặn dò.
TIẾNG VIỆT*
Ôn tập về nhân hóa. Luyện viết về người lao động trí óc
I.Mục đích yêu cầu:
- Củng cố từ ngữ thể hiện biện pháp nhân hóa; cách viết một đoạn văn ngắn kể về một người lao động trí óc.
- HS nhận biết được các từ ngữ thể hiện biện pháp nhân hóa; viết được một đoạn văn ngắn kể về một người lao đông trí óc.
- Giáo dục HS yêu quý và kính trọng người lao động trí óc.
II.Đồ dùng dạy học: phiếu học tập (BT1)
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bài cũ: Kết hợp cùng bài mới
2. Bài mới: 2. 1.Giới thiệu bài
 2. 2.Nội dung:
* Ôn: Nhân hóa
Bài 1: Gạch dưới những từ ngữ thể hiện biện pháp nhân hóa cái nắng trong đoạn thơ sau:
 Nắng lên cao theo bố
 Xây thẳng mạch tường vôi
 Lại trải vàng sân phơi
 Hong thóc khô cho mẹ
 Nắng chạy nhanh lắm nhé
 Chẳng ai đuổi được đâu
 Thoắt đã về vườn rau
 Soi cho ông nhặt cỏ
 Rồi xuyên qua của sổ
 Nắng giúp bà xâu kim
- HS nêu yêu cầu bài, làm bài vào phiếu học tập. 1 HS làm bài.
- GV – HS nhận xét, chốt đáp án đúng.
+ Tác giả đã sử dụng biện pháp nhân hóa nào để nhân hóa cái nắng?
=> Củng cố về biện pháp nhân hóa.
* Luyện viết về người lao động trí óc
Bài 2: Hãy viết một đoạn văn ngắn (7 – 10) câu kể về một người lao động trí óc mà em biết.
- HS đọc đề bài.
- 1 – 2 HS kể tên một số nghề lao động trí óc. GV lưu ý HS có thể kể về một người thân trong gia đình (ông, bà, cha mẹ, chú bác, anh chị, ); một người hàng xóm; hoặc một người em biết qua đọc truyện, sách, báo; xem phim.
- 1 HS kể mẫu về một người lao động trí óc. GV nhận xét.
- HS viết bài vào vở. (HS có thể kể rộng hơn: + Công việc ấy cần thiết, quan trọng như thế nào với mọi người? Em có thích làm công việc như người ấy không?). GV theo dõi, giúp đỡ HS hoàn thành bài viết.
- 3 – 4 HS đọc bài làm trước lớp. GV – HS nhận xét, tuyên dương.
=> Củng cố cách viết đoạn văn ngắn kể về người lao động trí óc.
3. Củng cố, dặn dò: + HS kể về người lao động trí óc, liên hệ.
 - GV nhận xét giờ học, dặn dò HS.
TIẾNG VIỆT* (Dạy 2D)
Ôn : Tả ngắn về con vật; Dấu chấm
I. Mục đích yêu cầu:
- Củng cố cách tả ngắn về con vật, cách dùng dấu chấm để ngắt đoạn văn thành các câu.
- HS vận dụng hiểu biết để viết hoàn chỉnh 1 đoạn văn ngắn tả về một con vật em thích, dùng dấu chấm để ngắt đúng đoạn văn thành các câu. 
- HS có ý thức yêu quý con vật, bảo vệ môi trường sống của các loài chim.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
1. Bài cũ: 2 HS đọc 2 đoạn bài Mùa nước nổi trả lời câu hỏi theo đoạn.
- 1HS đọc cả bài, đặt câu có từ: hiền hoà?
2. Bài mới: 2.1. Giới thiệu bài: 
 2.2. Nội dung:
* Ôn: Tả ngắn về con vật
- Bài 1: Em hãy viết đoạn văn từ 3 - 5 câu về một loài chim em thích.
- HS đọc yêu cầu bài; GV gợi ý: Con vật em tả là con gì? hình dáng như thế nào (màu lông, mắt, ); tính nết con vật; tình cảm của em đối với con vật?
- HS làm vở. GV chấm chữa bài. HS đọc lại bài viết.
+ Em sẽ làm gì để bảo vệ các con vật nuôi?
=> Củng cố về cách viết đoạn văn ngắn về một loài chim.
* Ôn: Dấu chấm
Bài 2 (bảng phụ): Tách đoạn sau thành 3 câu, bằng các dấu chấm rồi viết lại cho đúng chính tả. 
 Bác ra đến ngoài thì có một đám thiếu nhi ríu rít chạy tới chào Bác tươi cười bế một em gái nhỏ nhất lên và cho em quả táo mọi người bấy giờ mới hiểu và cảm động trước cử chỉ thương yêu của Bác.
- HS đọc yêu cầu bài, đọc đoạn văn. 1 HS làm bảng phụ, HS lớp làm vở.
- GV cùng HS chữa bài. 1 HS đọc lại bài chữa.
- HS nêu nội dung đoạn văn. GV liên hệ tình cảm của Bác với thiếu nhi Việt Nam.
- HS đặt câu có từ ngữ nói về tình cảm của Bác với thiếu nhi Việt Nam.
=> Củng cố cách dùng dấu chấm để ngắt đoạn văn thành các câu.
3. Củng cố, dặn dò: 
- HS nêu cách sử dụng dấu chấm trong đoạn văn. 
- GV tổng kết toàn bài, HS đọc tốt, hiểu bài, làm bài đúng, nhận xét tiết dạy, dặn dò. 
Soạn: 8/3 	 	Dạy: Thứ sáu ngày 11 tháng 3 năm 2016
TOÁN* (Dạy 2D)
Ôn: Số 1 trong phép nhân và phép chia. Giải toán có lời văn
I. Mục tiêu bài dạy:
- Củng cố phép nhân có thừa số 1, phép chia cho 1; cách tính giá trị của biểu thức số có hai dấu phép tính, cách giải bài toán về phép nhân và phép chia. 
- HS thực hiện được phép nhân, chia với 1; tính được giá trị của biểu thức số có hai dấu phép tính; giải được bài toán bằng 1 phép tính chia.
- Giáo dục HS tính tích cực tự giác trong học tập.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 1. Bài cũ: HS đọc các bảng nhân, chia đã học.
 2. Bài mới: 2.1. Giới thiệu bài:
 2.2. Nội dung: 
Bài 1: Điền số vào chỗ chấm? 
 a.	 5 x  = 5 3 x  = 3 	 	 x 1 = 7 2 :  = 2 	 
 	 1 x  = 6 4 :  = 4 
 	 4 x  =	 	3 : 	 = 3	 
b.	4 x  x 1 = 8 	 32 : . : . = 8
3 x 1 : . = 3 	 6 : . x . = 6
- HS đọc yêu cầu bài, làm vở nháp, 4 HS làm bảng.
- GV cùng HS nhận xét, HS giải thích cách làm.
=> Củng cố số 1 trong phép nhân và chia.
Bài 2: Tính
 	5 x 1 + 28 = 15 : 5 x 0 = 
18 : 2 : 1 = 12 : 4 : 1 =
- HS đọc yêu cầu bài, nhắc lại thứ tự thực hiện phép tính.
- HS lớp làm vở, 2 HS làm bảng ; lớp chữa bài. 
=> Củng cố cách tính giá trị của biểu thức số có hai dấu phép tính.
Bài 3: Đặt đề toán dựa vào tóm tắt:
Tóm tắt
 1 hàng: có 3 HS
8 hàng: có bao nhiêu HS?
- HS đọc tóm tắt, phân tích tóm tắt nhóm đôi : bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
- HS nêu bài toán, 1HS làm bảng lớp, HS lớp giải vở. GV, HS chữa bài, HS nêu dạng toán.
=> Củng cố giải toán có lời văn về phép nhân.
Bài 4: Có 18 cái kẹo chia đều cho 3 bạn. Hỏi mỗi bạn được mấy cái kẹo?
- 1 HS đọc bài toán, tự tóm tắt bằng lời và giải vở.
- GV hướng dẫn một số HS lúng túng: Bài toán cho biết gì? 
+ Có bao nhiêu cái kẹo? (18 cái kẹo )
+ 18 cái kẹo được chia đều cho mấy bạn? (3 bạn)
+ Bài toán hỏi gì? Muốn biết mỗi bạn nhận được mấy cái kẹo làm tính gì? 
- 1HS lên bảng làm bài giải, lớp làm vở. GV chữa bài, nhận xét về câu trả lời, đáp án, cách trình bày bài...(Nếu HS làm bài chưa đúng, GV hướng dẫn HS làm lại vào vở).
- HS nêu cách làm, nêu dạng toán.
=> Củng cố giải toán có lời văn về phép chia. 
3. Củng cố, dặn dò: 
+ Một số nhân với 1 được kết quả như thế nào? Một số chia cho 1 được kết quả như thế nào?
- GV hệ thống toàn bài, nhận xét giờ học, dặn dò.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_buoi_chieu_toan_tieng_viet_lop_3_tuan_27_nam_hoc_201.doc