Giáo án buổi chiều Toán, Tiếng việt Lớp 3 - Tuần 3 - Năm học 2015-2016 - Tiên Thị Dung

Giáo án buổi chiều Toán, Tiếng việt Lớp 3 - Tuần 3 - Năm học 2015-2016 - Tiên Thị Dung

*Luyện đọc các bài tập đọc tuần 3

- HS nêu các bài tập đọc đã học trong tuần 3.

- 2 HS đọc lại 2 bài tập đọc đã học, nêu cách đọc. (giọng đọc; ngắt, nghỉ hơi)

- GV chia nhóm (nhóm 2), HS luyện đọc đoạn, bài theo nhóm; trả lời câu hỏi về nội dung bài, nêu nội dung bài.

- GV tổ chức cho HS lên bắt thăm đoạn (bài) đọc trước lớp, trả lời câu hỏi về nội dung bài, nêu nội dung bài.

- GV cùng HS nhận xét, tuyên dương.

+ Qua bài văn trên em rút ra được bài học gì? GV liên hệ giáo dục HS.

* Ôn tập câu kiểu Ai là gì?

Bài 1: Tìm các câu kiểu Ai là gì? trong đoạn thơ dưới đây:

 Cốc, cốc, cốc!

 - Ai gọi đó?

 - Tôi là Thỏ.

 - Nếu là Thỏ

 Cho xem tai.

 Cốc, cốc, cốc!

 - Ai gọi đó?

 - Tôi là Nai.

 - Thật là Nai

 Cho xem gạc.

- HS đọc đề bài, suy nghĩ, trả lời miệng.

- GV cùng HS nhận xét, chốt đáp án đúng.

+ Nêu tác dụng của kiểu câu này? (Để tự giới thiệu)

=> Củng cố về câu kiểu Ai là gì?

Bài 2: Đặt câu hỏi cho bộ phận được gạch chân trong mỗi câu sau:

a. Chim bồ câu là biểu tượng của hoà bình.

b. Bà là cả một kho cổ tích.

 

doc 4 trang Người đăng hoaithuong212 Lượt xem 460Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án buổi chiều Toán, Tiếng việt Lớp 3 - Tuần 3 - Năm học 2015-2016 - Tiên Thị Dung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn: 6/9 	 Dạy: Thứ tư ngày 9 tháng 9 năm 2015
TOÁN*
Ôn tập về hình học; giải toán
I. Mục tiêu bài dạy:
- Củng cố về nhận diện hình tam giác, hình tứ giác, tính chu vi hình tứ giác; giải toán.
- HS nhận diện đúng số tam giác có trong hình vẽ qua đếm hình; tính đúng chu vi hình tứ giác; giải đúng các bài toán về nhiều hơn, tìm đúng số với điều kiện bài toán cho trước.
- Giáo dục HS tự giác học bài, có phương pháp tự học.
II.Đồ dùng dạy học: Phiếu học tập (bài 1)
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Bài cũ: HS vẽ và nêu đặc điểm của hình tam giác, hình tứ giác.
- GV cùng HS nhận xét, tuyên dương.
2. Bài mới: 
2.1 Giới thiệu bài: 
 2.2 Nội dung: 
Bài 1: 
a/ Hãy kể tên các hình tam giác, hình tứ giác có
trong hình vẽ?
b/ Tính chu vi các hình tứ giác AECG và ABCD?
c/ Hình tứ giác nào có chu vi lớn hơn?
- HS nêu yêu cầu bài, làm bài trong phiếu học tập.
- HS chỉ các hình tam giác, hình tứ giác có trong hình vẽ trên bảng lớp, nêu cách tính chu vi các hình AECG và ABCD.
- GV cùng HS nhận xét, chốt đáp án đúng.
+ Nêu đặc điểm của hình tam giác, hình tứ giác?
+ Nêu cách tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác?
=> Củng cố cách nhận diện và cách tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác.
Bài 2: Nhà Tâm có 17 con gà trống. Số gà mái nhiều hơn số gà trống 25 con. Hỏi nhà Tâm có bao nhiêu con gà mà mái?
- HS đọc đề bài, tóm tắt, làm bài vào vở. GV quan sát, hướng dẫn HS làm bài còn lúng túng.
- 2 HS lên bảng tóm tắt, làm bài; giải thích cách làm. GV cùng HS nhận xét, chữa bài.
=> Củng cố cách giải bài toán về “nhiều hơn”.
Bài 3: Tìm một số, biết rằng gấp số liền sau của số đó lên 3 lần thì được 18.
- HS đọc đề bài, phân tích bài toán. 
- 1 HS lên bảng làm bài. GV cùng HS nhận xét, chữa bài.
- GV hướng dẫn HS còn lúng túng:
+ Tìm số liền sau của số cần tìm bằng cách nào?
+ Số liền sau của số cần tìm hơn số cần tìm bao nhiêu đơn vị?
=> Củng cố giải toán có lời văn.
Bài 4: Có bao nhiêu số có ba chữ số, biết rằng chữ số hàng trăm gấp đôi chữ số hàng đơn vị và chữ số hàng đơn vị nhiều hơn chữ số hàng chục là 2?
- HS đọc bài toán, phân tích và tóm tắt bài toán.
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm tìm cách làm.
+ Chữ số hàng trăm gấp đôi chữ số hàng đơn vị thì chữ số hàng đơn vị có thể là những chữ số nào? (1; 2; 3; 4)
+ Vì sao chữ số hàng đơn vị không thể là 5 và lớn hơn 5?
+ Vậy chữ số hàng trăm là những chữ số nào? (2; 4; 6; 8)
+ Chữ số hàng đơn vị nhiều hơn chữ số hàng đơn vị là 2 nên chữ số hàng đơn vị có thể là 1 không?
+ Tìm chữ số hàng chục bằng cách nào?
+ Số cần tìm là những số nào? (402; 613 và 824)
- HS làm bài vào vở, bảng lớp.
- GV nhận xét, lưu ý HS cách trình bày bài.
=> Củng cố bài toán có lời văn về lập số với điều kiện cho trước.
3. Củng cố, dặn dò
+ Nêu cách tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác?
- GV nhận xét giờ học, dặn dò HS.
TIẾNG VIỆT*
Luyện đọc các bài tập đọc tuần 3. Ôn tập câu kiểu Ai là gì?
I.Mục đích yêu cầu
- Ôn các bài tập đọc đã học trong tuần 3: “Chiếc áo len”, “Quạt cho bà ngủ”, câu kiểu Ai là gì?
- HS đọc rõ ràng, trôi chảy, đọc phân biệt lời nhân vật, trả lời được các câu hỏi trong bài; tìm đúng câu kiểu Ai là gì ?, đặt hỏi cho bộ phận trả lời câu hỏi Ai (cái gì, con gì), là gì?
- Giáo dục HS chăm chỉ, có ý thức tự học.
II. Đồ dùng dạy học: Tranh: chim bồ câu, cây tre.
III.Các hoạt đông dạy học chủ yếu
1. Bài cũ: 
+ HS tự lấy ví dụ về câu kểu Ai là gì?
- GV cùng HS nêu câu hỏi, tuyên dương.
2. Bài mới: 2.1:Giới thiệu bài: Ghi đầu bài
	2.2:Nội dung:
*Luyện đọc các bài tập đọc tuần 3
- HS nêu các bài tập đọc đã học trong tuần 3.
- 2 HS đọc lại 2 bài tập đọc đã học, nêu cách đọc. (giọng đọc; ngắt, nghỉ hơi)
- GV chia nhóm (nhóm 2), HS luyện đọc đoạn, bài theo nhóm; trả lời câu hỏi về nội dung bài, nêu nội dung bài. 
- GV tổ chức cho HS lên bắt thăm đoạn (bài) đọc trước lớp, trả lời câu hỏi về nội dung bài, nêu nội dung bài.
- GV cùng HS nhận xét, tuyên dương.
+ Qua bài văn trên em rút ra được bài học gì? GV liên hệ giáo dục HS.
* Ôn tập câu kiểu Ai là gì?
Bài 1: Tìm các câu kiểu Ai là gì? trong đoạn thơ dưới đây:
 Cốc, cốc, cốc!
 - Ai gọi đó?
 - Tôi là Thỏ.
 - Nếu là Thỏ
 Cho xem tai.
 Cốc, cốc, cốc!
 - Ai gọi đó?
 - Tôi là Nai.
 - Thật là Nai
 Cho xem gạc.
- HS đọc đề bài, suy nghĩ, trả lời miệng.
- GV cùng HS nhận xét, chốt đáp án đúng.
+ Nêu tác dụng của kiểu câu này? (Để tự giới thiệu)
=> Củng cố về câu kiểu Ai là gì?
Bài 2: Đặt câu hỏi cho bộ phận được gạch chân trong mỗi câu sau:
a. Chim bồ câu là biểu tượng của hoà bình.
b. Bà là cả một kho cổ tích.
c. Chích bông là bạn của bà con nông dân.
d. Cây tre là hình ảnh thân thuộc của làng quê Việt Nam.
- HS đọc bài, làm vở, bảng lớp.
- GV cùng HS nhận xét, chốt đáp án đùng.
+ Lấy ví dụ câu theo mẫu Ai là gì? và xác định các bộ phận của câu đó?
=> Củng cố câu kiểu Ai là gì?
Bài 3: Những câu nào thuộc mẫu câu Ai là gì? (b, e)
a/ Việt nói là Việt không thích đi xem phim.
b/ Chích bông là một con chim bé xinh đẹp trong thế giới loài chim.
c/ Thế là mùa xuân mong ước đã đến.
d/ Em tưởng là hôm nay Hoà trực nhật.
e/ Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.
- HS nêu yêu cầu, thảo luận nhóm đôi, nêu kết quả, giải thích lí do.
- HS giải thích các câu còn lại không thuộc câu kể Ai là gì?
- GV nhận xét, chốt đáp án đúng, lưu ý HS cách xác định câu kiểu Ai là gì?
=> Củng cố phân biệt câu kiểu Ai là gì?
3. Củng cố, dặn dò
+ Lấy ví dụ câu kiểu Ai là gì? 
- GV nhận xét giờ học, dặn dò HS.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_buoi_chieu_toan_tieng_viet_lop_3_tuan_3_nam_hoc_2015.doc