Giáo án buổi chiều Toán, Tiếng việt Lớp 3 - Tuần 30 - Năm học 2015-2016 - Tiên Thị Dung

Giáo án buổi chiều Toán, Tiếng việt Lớp 3 - Tuần 30 - Năm học 2015-2016 - Tiên Thị Dung

- GV hướng dẫn HS trả lời một số câu hỏi SGK ở từng bài tập đọc.

+ Đến thăm một trường tiểu học ở Lúc-xăm-bua, đoàn cán bộ Việt Nam gặp những điều gì bất ngờ thú vị? Vì sao các bạn lớp 6A nói được tiếng Việt và có nhiều đồ vật của Việt Nam?

+ Các bạn học sinh Lúc –xăm-bua muốn biết điều gì về thiếu nhi Việt Nam? Em muốn nói gì với các bạn học sinh trong câu chuyện này?

+ Ba khổ thơ đầu nói đến những mái nhà riêng của ai? Mỗi mái nhà riêng có nét gì đáng yêu?

+ Mái nhà chung của muôn vật là gì? Em muốn nói gì với những người bạn chung một mái nhà?

- HS nêu nội dung từng bài. HS nhắc lại nội dung từng bài.

=> Củng cố nội dung bài, liên hệ.

* Thi đọc bài và kể chuyện.

- GV nêu hình thức thi: HS bắt thăm phiếu, nêu tên đoạn, bài trong phiếu đã ghi. HS đọc bài. GV cùng HS nhận xét, tuyên dương.

 

doc 10 trang Người đăng hoaithuong212 Lượt xem 651Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án buổi chiều Toán, Tiếng việt Lớp 3 - Tuần 30 - Năm học 2015-2016 - Tiên Thị Dung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 30
Soạn: 26/3 	 Dạy: Thứ tư ngày 29 tháng 3 năm 2016
TOÁN*
Luyện tập cộng các số trong phạm vi 100 000
I- Mục tiêu bài dạy:
- Củng cố cách cộng các số trong phạm vi 100 000; cách giải bài toán có lời văn về chu vi, diện tích hình vuông, hình chữ nhật.
- Rèn kĩ năng đặt tính và tính cộng các số trong phạm vi 100 000; giải đúng bài toán bằng nhiều phép tính.
- Giáo dục HS yêu thích môn học, có phương pháp tự học.
II- Đồ dùng dạy học: phiếu học tập (bài 2)
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bài cũ: Kết hợp cùng bài mới.
2. Bài mới: 
 2. 1. Giới thiệu bài:
 2. 2. Nội dung:
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
25679 + 63415 82646 + 572
38423 + 15576 + 23045 35908 + 40763 + 5030 
- HS nêu yêu cầu, làm bài vào phiếu học tập. 3 HS lên bảng làm bài. GV theo dõi, GV cùng HS chữa bài. 
- HS nêu cách đặt tính và thực hiện một số phép cộng, nhận xét, sửa sai.
=> Củng cố cách đặt và thực hiện phép cộng các số trong phạm vi 100 000.
Bài 2: Tìm x:
 78542 + x = 99765 x - 45637 = 4230 x 5	
 x + 4367 = 18654 14854 + x = 36479
- HS nêu yêu cầu, HS làm bài tập vào phiếu học tập. 2 HS lên bảng làm bài. GV theo dõi, GV cùng HS chữa bài.
- HS nêu tên gọi thành phần của phép tính. 
+ Muốn tìm số bị trừ chưa biết, làm thế nào?
=> Củng cố cách tìm thành phần chưa biết của phép cộng, trừ.
Bài 3: Một hình chữ nhật có diện tích 36m2, chiều dài 9cm. Tính chu vi hình chữ nhật đó?
- HS đọc đề bài. HS làm bài tập vào vở. 1 HS lên bảng làm bài. 
- GV cùng HS chữa bài, chốt bài giải đúng.
+ Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta cần biết điều gì?
+ Biết diện tích và chiều dài, làm thế nào tính được chiều rộng của hình chữ nhật đó?
- GV nhận xét bài làm của học sinh vào vở, đưa ra biện pháp khắc phục để HS sữa chữa.
=> Củng cố cách giải bài toán về chu vi, diện tích hình chữ nhật.
Bài 4: Tìm diện tích hình vuông, biết rằng nếu mở rộng hình vuông về bên phải 4cm thì diện tích tăng thêm được 24cm2.
- HS đọc đề bài. 1 HS lên bảng làm bài. GV theo dõi. GV cùng HS chữa bài, chốt lời giải đúng. 
24cm2
(Phần mở rộng là hình chữ nhật có chiều dài bằng cạnh hình vuông và chiều rộng là 4cm.
+ Cạnh của hình vuông : 24 : 4
+ Diện tích hình vuông : 6 x 6
=> Củng cố cách giải bài toán về diện tích hình vuông.
3. Củng cố, dặn dò: + Nêu cách tính chu vi, diện tích hình vuông, hình chữ nhật?
 - GV nhận xét giờ học, dặn dò.
TIẾNG VIỆT*
Ôn bài tập đọc, kể chuyện đã học trong tuần 30
I.Mục đích yêu cầu:
- Củng cố nội dung, cách đọc bài tập đọc đã học trong tuần 30: Gặp gỡ ở Lúc –xăm-bua; Một mái nhà chung, kể chuyện theo ý thích.
- HS đọc rõ ràng, trôi chảy, đọc hay các bài tập đọc trên, trả lời được các câu hỏi trong bài, nêu được nội dung bài; có kĩ năng kể chuyện.
- Giáo dục HS có ý thức học tập tốt môn TV; HS yêu nghệ thuật.
II.Đồ dùng dạy học: phiếu ghi tên các đoạn đọc.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bài cũ: Kết hợp cùng bài mới
2. Bài mới:2. 1.Giới thiệu bài
 2. 2.Nội dung:
* Luyện đọc các bài tập đọc đã học trong tuần 30.
- HS mở SGK trang 98, 100 đọc thầm bài.
- HS đọc cho nhau nghe theo nhóm bốn, nêu cách đọc. GV theo dõi, giúp đỡ những nhóm đọc bài chậm, ngọng, đọc sai l/n; ch/ tr.
- Các nhóm HS tự trả lời câu hỏi SGK trang 98, 100.
- GV hướng dẫn HS trả lời một số câu hỏi SGK ở từng bài tập đọc.
+ Đến thăm một trường tiểu học ở Lúc-xăm-bua, đoàn cán bộ Việt Nam gặp những điều gì bất ngờ thú vị? Vì sao các bạn lớp 6A nói được tiếng Việt và có nhiều đồ vật của Việt Nam?
+ Các bạn học sinh Lúc –xăm-bua muốn biết điều gì về thiếu nhi Việt Nam? Em muốn nói gì với các bạn học sinh trong câu chuyện này?
+ Ba khổ thơ đầu nói đến những mái nhà riêng của ai? Mỗi mái nhà riêng có nét gì đáng yêu?
+ Mái nhà chung của muôn vật là gì? Em muốn nói gì với những người bạn chung một mái nhà?
- HS nêu nội dung từng bài. HS nhắc lại nội dung từng bài.
=> Củng cố nội dung bài, liên hệ.
* Thi đọc bài và kể chuyện.
- GV nêu hình thức thi: HS bắt thăm phiếu, nêu tên đoạn, bài trong phiếu đã ghi. HS đọc bài. GV cùng HS nhận xét, tuyên dương.
+ Đối với HS đọc chậm, sai chỉ yêu cầu HS đọc đoạn và trả lời câu hỏi.
+ Đối với HS đọc tốt HS đọc kết hợp trả lời câu hỏi và nêu nội dung bài (hoặc đọc cả bài) GV cùng HS nhận xét, chọn bạn đọc hay nhất lớp, tuyên dương.
+ Thi kể chuyện:
- HS thi kể trước lớp, GV cùng HS nhận xét chung về cách diễn đạt, cử chỉ, điệu bộ
3. Củng cố, dặn dò: 
+ Nêu nội dung các bài tập đọc vừa ôn?
 - GV nhận xét giờ học, dặn dò.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
Thảo luận về môi trường ở địa phương. Ứng xử khi bị bố mẹ mắng (1 tiết)
I/ Mục tiêu bài dạy
- HS biết một số chất gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước ở địa phương; biết cách ứng xử khi bị bố mẹ mắng.
- HS góp phần hình thành và nâng cao nhận thức của mình về các hành động thân thiện hoặc không thân thiện với môi trường; ứng xử khéo khi bị bố mẹ mắng; 
- Giáo dục HS bảo vệ môi trường, kính trọng người thân.
II/ Chuẩn bị
GV: Một số thông tin về môi trường ô nhiễm, một số tranh ảnh về môi trường.
HS: Sưu tầm thêm một số thông tin về môi trường.
III/ Nội dung và hình thức hoạt động
Nội dung: + Thảo luận về môi trường ở địa phương
 + Ứng xử khi bị bố mẹ mắng
Hình thức: Cá nhân, nhóm.
IV/ Các bước tiến hành hoạt động
Các bước và nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/ Giới thiệu bài
2/ Thực hiện
* Thảo luận về môi trường ở địa phương. 
* Ứng xử khi bị bố mẹ mắng.
3. Kết thúc hoạt động
- GV giới thiệu nội dung tiết học, ghi bảng đầu bài.
- GV chia lớp thành 3 đội; nêu câu hỏi, HS thảo luận, giành quyền trả lời (mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm, nếu trả lời sai phải nhường quyền trả lời cho đội bạn): 
+ Nơi em đang sống có bị ô nhiễm môi trường không? Lấy ví dụ?
+ Nơi em đang sống có bị ô nhiễm nguốn nước không? Lấy ví dụ?
+ Kể tên một số nơi mà em biết, thường gây ô nhiễm nhiều nhất?
+ Có mấy loại rác thải? Lấy ví dụ?
+ Ở địa phương em có những loại rác thải nào?
+ Vấn đề về môi trường toàn cầu hiện nay là gì? Hãy trình bày một số hiểu biết của em về vấn đề đó. 
+ Chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường?
- Đại diện các đội trình bày. GV – HS nhận xét, bổ sung. GV chốt đáp án đúng; tuyên dương đội thắng cuộc. 
- GV chia nhóm (nhóm 4), HS các nhóm chia sẻ, thảo luận về một số tình huống GV và HS đưa ra.
+ Em thường bị bố mẹ mắng khi nào?
+ Em sẽ làm gì khi đi chơi về mà không bị bố mẹ mắng?...
- HS các nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp. GV tổng kết, khen những HS có tình huống đúng, thực tế; liên hệ giáo dục HS 
- GV nhận xét chung, dặn dò HS.
- HS ghi vở.
- HS thảo luận, cử đại diện rả lời câu hỏi.
- Ô nhiễm không khí.
- Ô nhiễm nguồn nước.
- Chất thải nhà máy, chất thải sinh hoạt,...
- Rác thải công nghiệp, rác thải sinh hoạt,...
- HS nghe, quan sát.
- HS lắng nghe, trả lời.
- Các nhóm trao đổi, thảo luận.
- HS chia sẻ trước lớp. Các HS khác nghe, chất vấn.
- HS trả lời, tự liên hệ.
- HS lắng nghe và thực hiện.
V/ Kết quả: 
.
Soạn: 26/3 	 	Dạy: Thứ năm ngày 30 tháng 3 năm 2016
TOÁN*
Ôn: Phép cộng, phép trừ các số trong phạm vi 100 000.
Tiền Việt Nam 
I- Mục tiêu bài dạy:
- Củng cố cách cộng, trừ các số trong phạm vi 100 000; cách đổi tiền và giải bài toán liên quan đến tiền tệ.
- Rèn kĩ năng cộng, trừ các số trong phạm vi 100 000. HS đổi được tiền và giải bài toán liên quan đến tiền tệ.
- Giáo dục HS chăm chỉ học toán; có ý thức tự học.
II- Đồ dùng dạy học: Bảng phụ (BT3, 4)
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bài cũ: Kết hợp cùng bài mới.
2. Bài mới: 2. 1. Giới thiệu bài:
 2. 2. Nội dung:
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
a/ 53427 + 18145	b/ 81765 - 29129
 64378 + 28415	72951 - 7238
- HS nêu yêu cầu bài, làm bài vào vở. 2 HS lên bảng làm bài. GV cùng HS chữa bài.
+ HS nêu cách tính một số phép tính trong bài.
=> Củng cố cách tính giá trị của biểu thức.
Bài 2: Tính bằng cách thuận tiện nhất:
 a) 78276 + 1700 + 24 b) 684 + 459 + 316 + 541
- HS nêu yêu cầu bài, 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm bài.
+ HS nêu cách tính thuận tiện.
- GV cùng HS chữa bài, chốt kết quả đúng.
=> Củng cố cách tính giá trị của biểu thức bằng cách thuận tiện.
Bài 3: Em mua một áo mưa hết 25000 đồng, một hộp bút màu hết 15000 đồng và một quyển vở hết 5000 đồng. Em đưa cho cô bán hàng 3 tờ giấy bạc loại 20000 đồng. Hỏi cô bán hàng phải trả lại em bao nhiêu tiền?
- HS đọc đề bài, HS làm miệng (nêu đáp án và phép tính). GV ghi bảng.
- GV cùng HS nhận xét, chốt câu trả lời đúng. 
- Có mấy cách tính: Tính tổng số tiền mua hết?
 Tính số tiền có.
 Tính số tiền cô bán hàng phải trả lại.
=> Củng cố cách giải bài toán có đơn vị đồng.
Bài 4: Mua một hộp sữa giá 6 700 đồng và 2 gói kẹo, mỗi gói giá 2 300 đồng. Mẹ đưa cô bán hàng tờ giấy bạc 20 000 đồng. Hỏi cô bán hàng phải trả lại mẹ bao nhiêu?
- HS đọc đề bài, 1 HS lên bảng làm bài, làm bài vở. GV cùng HS chữa bài, chốt bài giải đúng.
+ Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
+ Mẹ đưa cô bán hàng bao nhiêu tiền?
+ Mẹ mua những gì? Tất cả hết bao nhiêu tiền? Làm phép tính gì để biết được điều đó?
+ Vậy muốn biết cô bán hàng phải trả lại mẹ bao nhiêu tiền ta làm như thế nào? 
 Làm phép tính gì?
+ Bài toán thuộc dạng toán nào?
=> Củng cố cách giải bài toán liên quan đến tiền tệ.
3.Củng cố, dặn dò: + Tìm một số biết rằng lấy 23742 trừ đi thì bằng số đó cộng với 1674?
- GV nhận xét giờ học, dặn dò. 
TIẾNG VIỆT* 
Ôn: Đặt và trả lời câu hỏi Bằng gì?; dấu phẩy, dấu hai chấm
I- Mục đích yêu cầu:
- Củng cố cách đặt và trả lời câu hỏi ‘Bằng gì?”; cách sử dụng dấu phẩy, dấu hai chấm.
- HS tìm và điền đúng bộ phận trả lời cho câu hỏi “Bằng gì?”, điền đúng dấu phẩy, dấu hai chấm trong câu.
- Giáo dục HS chăm chỉ, có ý thức tự học.
II- Đồ dùng dạy học: phiếu học tập (bài 4)
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bài cũ: Kết hợp cùng bài mới
2. Bài mới: 2. 1. Giới thiệu bài: 
 2. 2. Nội dung:
* Ôn: Đặt và trả lời câu hỏi “Bằng gì?”
Bài 1: Gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi “Bằng gì?” trong đoạn văn sau:
 Gà Trống kiêu hãnh ngẩng đầu, cái mũ đỏ chói, tấm áo nhung đen pha màu đỏ biếc hài hoà. Bằng những bước đi đĩnh đạc, Gà tiến lên. Không nói, Gà mở đầu khúc nhạc nhan đề “Bình minh” bằng tiết tấu nhanh khoẻ đầy hứng khởi “tờ-réc  tờ-re-te-te-te”
- HS nêu yêu cầu bài, 1 HS lên bảng làm bài, làm bài. GV cùng HS chữa bài, chốt lời giải đúng.
- HS đọc câu đã xác định câu có bộ phận trả lời câu hỏi "Bằng gì?"
=> Củng cố cách xác định bộ phận trả lời cho câu hỏi “Bằng gì?”
Bài 2: Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống:
Nguyễn Văn Trỗi đã vạch mặt kẻ thù bằng 
Anh đã xây dựng nên cơ ngơi này bằng 
Nhân dân Việt Nam chiến thắng kẻ thù xâm lược bằng 
- HS nêu yêu cầu, làm bài miệng.
- GV cùng HS nhận xét, chốt câu trả lời đúng. GV ghi bảng một số câu hay.
- HS đọc lại, liên hệ.
=> Củng cố cách viết tiếp bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “Bằng gì?”
* Ôn: Dấu phẩy, dấu hai chấm
 Bài 3: Điền dấu câu thích hợp trong các câu sau:
a/ Để phá kỉ lục ngày nào chị cũng phải luyện tập dưới tuyết lạnh hàng giờ đồng hồ.
b/ Suốt mùa hè mẹ tôi luôn đặt giữa nhà một bình hoa sen trắng thơm ngát.
c/ Nhờ sự chăm sóc tỉ mỉ của các bác sĩ y tá ông tôi đã khỏi bệnh.
- HS nêu yêu cầu bài, 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở. GV nhận xét bài làm của học sinh vào vở.
- GV cùng HS chữa bài, chốt lời giải đúng. HS giải thích lí do điền dấu phẩy. HS đọc lại các câu sau khi đã điền đúng dấu.
+ Dấu phẩy trong các câu trên ngăn cách bộ phận trả lời câu hỏi nào?
- GV liên hệ GD.
=> Củng cố cách sử dụng phẩy trong câu.
Bài 4: Điền dấu câu thích hợp vào ô trống:
a/ Mẹ bảo trăng như lưỡi liềm.
Ông rằng trăng tựa con thuyền cong mui.
Bà nhìn như hạt cau phơi.
Cháu cười quả chuối vàng tươi ngoài vườn.
b/ Những loài hoa biểu tượng cho mùa hè là hoa phượng, hoa bằng lăng, hoa sen.
- HS nêu yêu cầu bài, 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào phiếu học tập.
- GV cùng HS chữa bài, chốt lời giải đúng. HS giải thích lí do điền dấu hai chấm. HS đọc lại các câu sau khi đã điền đúng dấu.
+ Trong đoạn thơ trên đã sử dụng biện pháp tu từ gì?
=> Củng cố cách sử dụng hai chấm trong câu.
3. Củng cố, dặn dò: + Đặt câu có sử dụng dấu phẩy, dấu hai chấm?
 - GV nhận xét giờ học, dặn dò HS.
TIẾNG VIỆT* (Dạy 2D)
Từ ngữ về Bác Hồ; Viết đoạn văn về Bác Hồ
I. Mục đích yêu cầu:
- Củng cố cách tìm một số từ ngữ về Bác Hồ; Cách viết đoạn văn về Bác Hồ.
- HS điền đúng các từ ngữ về Bác Hồ vào đoạn văn; Viết đuọc đoạn văn ngắn về Bác Hồ.
- Giáo dục HS có ý thức bảo vệ môi trường sống cây cối.
II. Đồ dùng dạy học: Ảnh Bác
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
1. Bài cũ: 
+ Nói một câu về tình cảm của Bác Hồ dành cho thiếu nhi.
2. Bài mới:	2.1. Giới thiệu bài: 
 2.2. Nội dung:
* Từ ngữ về Bác Hồ
Bài 1: Đọc đoạn thơ sau, gạch dưới các từ nói lên tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi. 
Thư Trung thu gửi các cháu nhi đồng
Trung thu trăng sáng như gương
Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng,
Sau đây Bác viết mấy dòng,
Gửi cho các cháu tỏ lòng nhớ nhung
 ( Bác Hồ )
- HS làm vở, 1 HS làm bảng, GV cùng HS nhận xét, chỉnh sửa.
=> Củng cố từ ngữ về Bác Hồ.
Bài 2: a. Đặt câu với mỗi từ em tìm được ở bài tập trên
- HS đọc yêu cầu bài, làm miệng. GV nhận xét, tuyên dương.
b. Đặt 2 câu nói về tình cảm của Bác Hồ dành cho thiếu nhi và tình cảm của các cháu thiếu nhi đối với Bác.
- HS nêu yêu cầu, làm vở, 2 HS làm bảng lớp.
- GV, HS nhận xét, tuyên dương.
- GV liên hệ GDHS lòng kính yêu, biết ơn Bác Hồ
=> Củng cố về cách tìm từ, đặt câu có từ ngữ về tình cảm của Bác Hồ dành cho thiếu nhi và tình cảm của các cháu thiếu nhi đối với Bác. 
* Viết đoạn văn về Bác Hồ
Bài 3: Hãy viết đoạn văn ngắn khoảng 4 – 5 câu nói về Bác Hồ.
- HS đọc yêu cầu bài, 1HS nói mẫu nội dung đoạn văn, GV chỉnh sửa.
- HS làm vở, GV theo dõi, giúp đỡ HS còn lung túng.
- GV nhận xét nội dung, cách trình bày,
=> Củng cố cách viết đoạn văn nói về Bác Hồ.
3. Củng cố, dặn dò:
+ Em sẽ làm gì để tỏ lòng biết ơn và kính yêu với Bác Hồ?
- GV hệ thống toàn bài, GV nhận xét, dặn dò HS.
Soạn: 28/3 	 	Dạy: Thứ sáu ngày 1 tháng 4 năm 2016
TOÁN* (Dạy 2D)
Luyện tập về các số từ 101 đến 200 
I. Mục tiêu bài dạy: 
- HS củng cố cách đếm, đọc, viết các số từ 101 đến 200.
- HS đếm, đọc, viết thành thạo các số từ 101 đến 200.
- GDHS yêu thích môn học, phát triển tư duy toán học, ham học toán. 
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bài cũ: Kết hợp trong bài ôn
2. Bài mới: 2.1. Giới thiệu bài: 
 2.2. Nội dung:
Bài 1: Điền vào chỗ chấm:
101; 102; ; ; ; 106; ; ; 109; ; .
100; 105; ; 115; ; ; 130; ; ; ; .
101; 102; 104; 107; ; ; 122; ; .
- HS nêu yêu cầu, làm vở phần a, b. 3 HS làm bảng lớp, GV cùng HS chữa bài; HS đọc lại bài.
+ Nêu quy luật mỗi dãy số trên?
=> Củng cố dãy số cách đều từ 100 đến 200
Bài 2: Viết vào chỗ chấm:
Số gồm 1 trăm 0 chục 3 đơn vị là số 
Số gồm 1 trăm 3 chục 0 đơn vị là số 
Số gồm 1 trăm 5 đơn vị là số
Số gồm 1 trăm 7 chục là số 
Số gồm 2 trăm là số 
- HS nêu yêu cầu, làm miệng. GV cùng HS chữa bài; HS đọc lại bài.
=> Củng cố cách viết, đọc các số trong phạm vi từ 101 đến 200.
Bài 3 : Sắp xếp các số sau :
Theo thứ tự từ bé đến lớn : 104 ; 102 ; 110 ; 170 ; 107 ; 130 ; 142 ; 118.
Theo thứ tự từ lớn đến bé : 170 ; 105 ; 160 ; 118 ; 125 ; 190 ; 200 ; 199
- HS nêu yêu cầu, làm vào vở ; 2 HS làm bảng lớp.
- GV cùng HS chữa bài, HS nêu cách làm.
=> Củng cố cách xếp thứ tự các số trong phạm vi từ 101 đến 200.
Bài 4 : Muốn viết tất cả các số từ 99 đến 104 cần viết bao nhiêu chữ số ?
- HS nêu yêu cầu, làm vở nháp; GV chữa bài, HS nêu cách làm.
=> Củng cố về số và chữ số.
3. Củng cố, dặn dò: 
+ Đọc các số tròn chục từ 101 đến 200?
- GV hệ thống toàn bài, nhận xét giờ học, dặn dò.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_buoi_chieu_toan_tieng_viet_lop_3_tuan_30_nam_hoc_201.doc