Giáo án buổi chiều Toán, Tiếng việt Lớp 3 - Tuần 31 - Năm học 2015-2016 - Tiên Thị Dung

Giáo án buổi chiều Toán, Tiếng việt Lớp 3 - Tuần 31 - Năm học 2015-2016 - Tiên Thị Dung

- HS đọc bài theo nhóm, nêu cách đọc. GV theo dõi, giúp đỡ những nhóm đọc bài chậm, ngọng, đọc sai l/n; ch/ tr.

+ Nhóm 1: Chọn đọc 2 đoạn bài Bác sĩ Y-éc-xanh.

+ Nhóm 2: Đọc toàn bài Bác sĩ Y-éc-xanh.

+ Nhóm 3: Đọc bài Bài hát trồng cây

- Các nhóm HS tự trả lời câu hỏi SGK trang 106; 109.

- GV hướng dẫn HS trả lời một số câu hỏi SGK ở từng bài tập đọc.

+ Vì sao bà khách ao ước được gặp bác sĩ Y-éc-xanh? Y-éc-xanh có gì khác so với trí tưởng tượng của bà? Vì sao bà khách nghĩ là Y-éc-xanh quên nước Pháp?

+ Những câu nào nói lên lòng yêu nước của bác sĩ Y-éc-xanh? Theo em, vì sao Y-éc-xanh ở lại Nha Trang?

+ Cây xanh mạng lại những gì cho con người? Hạnh phúc của người trồng cây là gì?

+ Những từ ngữ nào được lặp đi lặp lại trong bài thơ? Cách lặp ấy có tác dụng gì?

- Đại diện các nhóm đọc bài trước lớp.

- HS nêu nội dung từng bài. HS nhắc lại nội dung từng bài.

=> Củng cố nội dung bài, liên hệ.

- HS thi đọc, GV nêu hình thức thi: HS bắt thăm phiếu, nêu tên đoạn, bài trong phiếu đã ghi. HS đọc bài. GV cùng HS nhận xét, tuyên dương.

* Ôn: Dấu hai chấm

Điền dấu câu thích hợp vào ô trống.

a) Nam gọi to "Chờ tôi với!"

 

doc 11 trang Người đăng hoaithuong212 Lượt xem 569Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án buổi chiều Toán, Tiếng việt Lớp 3 - Tuần 31 - Năm học 2015-2016 - Tiên Thị Dung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 31
Soạn: 2/4 	 Dạy: Thứ tư ngày 5 tháng 4 năm 2016
TOÁN*
Ôn: Nhân số có năm chữ số với số có một chữ số
I- Mục tiêu bài dạy:
- Củng cố cách nhân số có năm chữ số với số có một chữ số; giải bài toán có lời văn.
- Rèn kĩ năng đặt tính, tính nhân số có năm chữ số với số có một chữ số; giải đúng bài toán có lời văn.
- Giáo dục HS chăm chỉ học toán; tiết kiệm lương thực, thực phẩm.
II- Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
1. Bài cũ: Kết hợp cùng bài mới
2. Bài mới: 2. 1. Giới thiệu bài:
 2. 2. Nội dung:
- HS nhóm 1 làm bài 1, 2, 3. Các nhóm còn lại làm cả 4 bài.
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
 31427 x 3 10105 x 9
 48237 x 2 10423 x 6 
- HS nêu yêu cầu, 3 HS lên bảng làm bài, làm bài. GV theo dõi, cùng HS chữa bài. 
- HS nêu lại cách thực hiện một số phép nhân trong bài.
=>Củng cố nhân số có năm chữ số với số có một chữ số.
Bài 2: Tính giá trị của biểu thức:
 a/ 38345 x 2	b/ 21825x 3 - 17328
- HS nêu yêu cầu, HS làm bài, lên bảng làm. GV cùng HS chữa bài.
- HS nêu cách tính giá trị các dạng biểu thức đã học. 
=> Củng cố cách tính giá trị của biểu thức.
Bài 3: Lần thứ nhất xuất khẩu được 22 314 bao gạo. Lần thứ hai xuất khẩu gấp 4 lần thứ nhất. Hỏi cả hai lần xuất khẩu bao nhiêu bao gạo?
- HS đọc đề bài, HS tóm tắt, làm bài vào vở.GV cùng HS chữa bài, chốt bài giải đúng.
+ Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
+ Muốn biết cả hai lần xuất khẩu được bao nhiêu bao gạo ta cần biết điều gì?
+ Biết lần thứ nhất xuất khẩu được 22 314 bao gạo, lần thứ hai xuất khẩu gấp 3 lần thứ nhất; có tìm được số bao gạo lần thứ hai xuất được không? Làm phép tính gì?
+ Bài toán thuộc dạng toán nào?
=> Củng cố cách giải bài toán bằng hai phép tính.
Bài 4: Hiện nay bố 36 tuổi, tuổi Dũng kém tuổi bố 4 lần. Hỏi 6 năm trước tuổi bố gấp mấy lần tuổi Dũng?
- HS đọc đề bài. 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm nháp. GV cùng HS chữa bài, chốt lời giải đúng. 
+ Muốn biết 6 năm trước tuổi của bố gấp mấy lần tuổi Dũng ta cần tìm gì? (tuổi của bố và Dũng 6 năm trước)
+ Tìm tuổi của bố và của Dũng 6 năm trước bằng cách nào? (tìm tuổi của hai người hiện nay)
=> Củng cố cách giải bài toán về tính tuổi.
3. Củng cố, dặn dò: 
+ HS nêu cách thực hiện phép nhân số có năm chữ số với số có một chữ số và cho ví dụ. - GV nhận xét giờ học, dặn dò HS chuẩn bị bài sau. 
TIẾNG VIỆT*
Luyện đọc các bài tập đọc đã học trong tuần. Ôn: Dấu hai chấm
I.Mục đích yêu cầu:
- Củng cố nội dung, cách đọc bài tập đọc đã học trong tuần 31: Bác sĩ Y-éc-xanh; Bài hát trồng cây, ôn tập về dấu hai chấm.
- HS đọc rõ ràng, trôi chảy, trả lời được các câu hỏi trong bài, nêu được nội dung bài; điền đúng dấu câu vào chỗ trống.
- Giáo dục HS có ý thức học tập tốt môn TV; HS yêu nghệ thuật.
II.Đồ dùng dạy học: phiếu ghi tên các đoạn đọc.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bài cũ: Kết hợp cùng bài mới
2. Bài mới: 2. 1.Giới thiệu bài
 2. 2.Nội dung:
* Luyện đọc các bài tập đọc đã học trong tuần 31.
- HS mở SGK trang 106; 109 đọc thầm bài.
- HS đọc bài theo nhóm, nêu cách đọc. GV theo dõi, giúp đỡ những nhóm đọc bài chậm, ngọng, đọc sai l/n; ch/ tr.
+ Nhóm 1: Chọn đọc 2 đoạn bài Bác sĩ Y-éc-xanh.
+ Nhóm 2: Đọc toàn bài Bác sĩ Y-éc-xanh.
+ Nhóm 3: Đọc bài Bài hát trồng cây
- Các nhóm HS tự trả lời câu hỏi SGK trang 106; 109.
- GV hướng dẫn HS trả lời một số câu hỏi SGK ở từng bài tập đọc.
+ Vì sao bà khách ao ước được gặp bác sĩ Y-éc-xanh? Y-éc-xanh có gì khác so với trí tưởng tượng của bà? Vì sao bà khách nghĩ là Y-éc-xanh quên nước Pháp?
+ Những câu nào nói lên lòng yêu nước của bác sĩ Y-éc-xanh? Theo em, vì sao Y-éc-xanh ở lại Nha Trang?
+ Cây xanh mạng lại những gì cho con người? Hạnh phúc của người trồng cây là gì?
+ Những từ ngữ nào được lặp đi lặp lại trong bài thơ? Cách lặp ấy có tác dụng gì?
- Đại diện các nhóm đọc bài trước lớp.
- HS nêu nội dung từng bài. HS nhắc lại nội dung từng bài.
=> Củng cố nội dung bài, liên hệ.
- HS thi đọc, GV nêu hình thức thi: HS bắt thăm phiếu, nêu tên đoạn, bài trong phiếu đã ghi. HS đọc bài. GV cùng HS nhận xét, tuyên dương.
* Ôn: Dấu hai chấm
Điền dấu câu thích hợp vào ô trống.
a) Nam gọi to "Chờ tôi với!"
b) Chiến công kì diệu mùa xuân năm 1975 đã diễn ra trong thời gian rất ngắn 55 ngày đêm.
c) Nhiệm vụ của chúng ta là 
 - Xây dựng chủ nghĩa xã hội.
 - Bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
+ Khi nào chúng ta dùng dấu hai chấm? 
=> Củng cố tác dụng của dấu hai chấm.
3. Củng cố, dặn dò: + Đặt câu có sử dụng dấu hai chấm?
 - GV nhận xét giờ học, dặn dò.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
Phòng chống các tai nạn thường gặp. Trò chơi dân gian: Tập tầm vông (1 tiết)
I. Mục tiêu bài dạy
- HS biết một số tai nạn thường gặp có nguy cơ đến tính mạng hoặc sức khoẻ bản thân và những điểm cần chú ý để phòng tránh tai nạn. Biết cách chơi trò chơi: Tập tầm vông.
- HS tránh xa những nới nguy hiểm, ứng phó được nguy cơ bị tai nạn. Rèn kĩ năng phối hợp, sức khoẻ dẻo dai.
- Có ý thức trong việc phòng tránh và giúp đỡ người bị tai nạn, ý thức đoàn kết.
II. Chuẩn bị
- Tranh, ảnh có thể gây tai nạn. 
- Một số tình huống để đóng vai, tình huống đóng vai:
+ Nhóm 1: Khi sử dụng điện.
+ Nhóm 2: Chơi gần ao, hồ, sông,
+ Nhóm 3: Tham gia giao thông.
+ Nhóm 4: Khi có người bị tai nạn.
III. Nội dung và hình thức hoạt động
Nội dung: Tìm hiểu một số tai nạn thường xảy ra, chơi trò chơi: Tập tầm vông.
Hình thức: Cá nhân, nhóm.
IV. Nội dung và phương pháp
 Nội dung
1. Giới thiệu bài
2. Thực hiện
* Quan sát và thảo luận 
*Đóng vai: “Ứng phó với nguy cơ bị tai nạn”.
*Trò chơi dân gian: Tập tầm vông
3. Kết thúc hoạt động
 Hoạt động của GV
- GV giới thiệu nội dung tiết học, ghi đầu bài.
- GV quan sát, nhận xét.
- GV giao nhiệm vụ cho HS: Quan sát tranh, ảnh, nêu nội dung trong tranh. Điều gì sẽ xảy ra với các bạn trong tranh ?
- Nêu một số tình huống có thể dẫn đến tai nạn.
- Bạn có thể làm gì để phòng tránh nguy cơ bị tai nạn ?
- GV kết luận: Một số tình huống có thể dẫn đến nguy cơ bị tai nạn: Đuối nước, điện giật, trèo cao, tham gia giao thông.
+ GV giao nhiệm vụ cho các nhóm. Mỗi nhóm 1 tình huống đóng vai.
- GV kết luận: Cách phòng tranh tai nạn, cách giúp đỡ người bị tai nạn.
+ Liên hệ ở trường, địa phương nơi em sinh sống và học tập, em cần phải làm gì để tránh tai nạn.
- GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi, tổ chức cho HS cùng tham gia chơi trò chơi
- Cho HS chơi thử.
- GV chia lớp thành các nhóm cho HS chơi.
- GV nhận xét về ý thức tham gia trò chơi của HS.
+ Em biết thêm được điều gì qua trò chơi này? 
- GV liên hệ thực tế, giáo dục HS.
- GV nhận xét chung, dặn dò HS
Hoạt động của HS
- HS chơi trò chơi "chanh chua, cua cắp". Nhận xét thắng thua. 
- HS nêu kết quả rút ra sau khi chơi xong trò chơi.
- HS thảo luận theo nhóm 4.
- Nêu kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS nêu được một số tình huống có thể dẫn đến nguy cơ bị tai nạn và những điểm cần chú ý để phòng tránh bị tai nạn.
- HS nêu các điểm cần chú ý để phòng tránh bị tai nạn.
- HS làm việc nhóm 4 thảo luận theo tình huống, nhận vai.
- HS các nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS nêu, liên hệ.
- HS nghe, nhớ cách chơi, cùng tham gia chơi trò chơi theo tổ.
- HS nhớ luật chơi và học thuộc câu lệnh.
- HS tham gia chơi
- HS thi đua trả lời.
- HS lắng, nghe, hát bài “Lớp chúng ta đoàn kết”
V. Kết quả
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
Soạn: 3/4 	 	Dạy: Thứ năm ngày 7 tháng 4 năm 2016
TOÁN*
Ôn: Chia số có năm chữ số cho số có một chữ số
I- Mục tiêu bài dạy:
- Củng cố cách thực hiện phép chia số có năm chữ số cho số có một chữ số; cách giải bài toán bằng toán có lời văn.
- Rèn kĩ năng đặt tính và tính chia số có năm chữ số cho số có một chữ số; vận dụng giải toán có liên quan.
- Giáo dục HS chăm chỉ học toán; có ý thức tự học.
II- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bài cũ: Kết hợp cùng bài mới
2. Bài mới: 2. 1. Giới thiệu bài:
 2. 2. Nội dung:
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
 24564 : 4 42138 : 6 49217 : 7
- HS nêu yêu cầu, làm bài tập vào nháp. 3 HS lên bảng làm bài. GV theo dõi, cùng HS chữa bài. 
- HS nêu lại cách thực hiện một số phép chia trong bài.
=> Củng cố cách đặt tính, tính chia số có năm chữ số cho số có một chữ số.
Bài 2: Tính giá trị của biểu thức:
a. 46425 x 2 – 83135	b. 27218 x 3 - 72125
- HS nêu yêu cầu, 2 HS lên bảng, lớp làm vở. GV cùng HS chữa bài.
- HS nêu cách tính giá trị biểu thức (các dạng đã học).
=> Củng cố cách tính giá trị của biểu thức.
Bài 3: Một cửa hàng có 457 kg đường, người ta đã bán đi 86 kg đường. Số đường còn lại đóng vào các gói, mỗi gói 3kg. Hỏi số đường còn lại đóng được nhiều nhất bao nhiêu gói và còn thừa bao nhiêu ki-lô-gam đường?
- HS đọc đề bài, HS tự tóm tắt và làm bài vào vở. 2 HS lên bảng. GV cùng HS chữa bài, chốt lời giải đúng.
+ Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
+ Muốn biết đóng được bao nhiêu gói ta cần biết điều gì?
+ Có tính được số đường còn lại? Làm phép tính gì? Muốn biết đóng được bao nhiêu gói và thừa bao nhiêu kg làm thế nào?
=> Củng cố cách giải bài toán bằng hai phép tính.
Bài 4: Một cửa hàng có một số thùng dầu như nhau, chứa tổng cộng 63 lít. Người ta thêm vào 3 thùng dầu như thế thì số dầu tổng cộng là 84 lít. Hỏi lúc đầu cửa hàng có bao nhiêu thùng dầu?
- HS đọc đề bài. 1 HS lên bảng , lớp làm vở. GV cùng HS chữa bài, chốt bài giải đúng.
+ Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
+ Bài toán thuộc dạng toán nào?
=> Củng cố giải bài toán có lời văn về phép chia.
3.Củng cố, dặn dò: 
+ HS nêu cách thực hiện chia số có năm chữ số cho số có một chữ số, liên hệ.
 - GV nhận xét giờ học, dặn dò. 
TIẾNG VIỆT* 
Ôn: Từ ngữ về các nước. Luyện viết thư
I- Mục đích yêu cầu:
- Củng cố vốn từ ngữ về các nước; cách viết thư cho bạn ở một trường tiểu học để bày tỏ tình cảm.
- HS tìm được từ không phải là tên gọi của một môn thể thao trong dãy từ; viết đúng tên những địa điểm diễn ra các hoạt động thi đấu thể thao; viết được một trận thi đấu thể thao.
- Giáo dục HS chăm chỉ, có ý thức tự học.
II. Đồ dùng dạy học: Bản đồ thế giới, phiếu học tập (bài 1, 2).
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bài cũ: Kết hợp cùng bài mới
2. Bài mới: 2.1. Giới thiệu bài: 
 2. 2. Nội dung:
* Ôn: Từ ngữ về các nước
Bài 1: Nối tên nước với tên thủ đô của nước đó:
Tên thủ đô
a, Hà Nội
b, Pa-ri
c, Băng Cốc
d, Tô-ki-ô
e, Niu-oóc
Tên nước
1. Hoa kì
2. Việt Nam
3. Thái Lan
4. Nhật Bản
5. Pháp 
- HS nêu yêu cầu bài. HS trao đổi bài theo nhóm đôi, làm phiếu học tập.
- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp.
- GV cùng HS nhận xét, tuyên dương.
=> Củng cố từ ngữ về các nước.
Bài 2: Đặt tên nước vào chỗ trống cho thích hợp
a. ..được coi là đất nước mặt trời mọc, đất nước của rừng hoa anh đào đẹp đến mê hồn. (Nhật Bản)
b. Được mệnh danh là “đất nước triệu voi”, du khách đến..có thể ngồi trên lưng những chú voi để thăm thủ đô Viêng Chăn. (Lào)
c. .tự hào khi được coi là kinh đô của ánh sáng với tháp Ép-phen rực rỡ suốt đêm ngày. (Pa-ri)
* Luyện viết thư
 Đề bài: Em hãy viết một bức thư ngắn cho một bạn ở trường tiểu học khác để làm quen và bày tỏ tình cảm yêu mến của mình.
 - GV lưu ý HS: Nội dung thư phải thể hiện rõ: 
+ Em tự giới thiệu về mình.
+ Hỏi thăm bạn.
+ Bày tỏ tình cảm của em với bạn.
- 2 HS lên nói nội dung thư trước lớp. GV – HS nghe, nhận xét.
- HS viết bài vào vở. 
- HS đọc bài làm của mình trước lớp. Cả lớp nghe, nhận xét. GV nhận xét; tuyên dương HS viết thư có nội dung sâu sắc.
=> Củng cố cách viết thư cho bạn trong nước.
3. Củng cố, dặn dò: 
+ Từ nào trong dãy từ sau không phải tên gọi một nước:
Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Mĩ, Ai Cập, Vương quốc Anh, Pháp, Béc-lin, Trung Quốc, Nhật Bản, Đức?
- GV nhận xét giờ học, dặn dò HS.
TIẾNG VIỆT* (Dạy 2D)
Ôn từ ngữ về Bác Hồ. Đáp lời khen ngợi.
I. Mục đích yêu cầu:
- Củng cố từ ngữ về Bác Hồ và cách đáp lời khen ngợi trong một số tình huống giao tiếp
- HS tìm đúng từ ngữ về Bác Hồ; đáp được lời khen ngợi trong một số tình huống giao tiếp.
- GDHS luôn kính yêu, và biết ơn Bác Hồ.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bài cũ: 2 HS lên bảng kể tên các loài cây ăn quả? 
- 2 HSlên bảng đặt và trả lời câu hỏi để làm gì? (tuần 29)
2. Bài mới: 2.1. Giới thiệu bài: 
 2.2. Nội dung:
* Từ ngữ về Bác Hồ
Bài 1: Đọc những từ sau: hồng hào, bạc phơ, sáng ngời, sáng suốt, ấm áp, tài ba. Xếp các từ đó vào ô thích hợp trong bảng sau.
Từ chỉ đặc điểm, hình dáng
Từ chỉ đặc điểm tính nết, phẩm chất
- HS đọc yêu cầu bài; giải thích một số từ khó. 
- HS làm phiếu, chữa bài; lớp nhận xét bổ sung.
=> Củng cố từ ngữ về Bác Hồ.
Bài 2: Những từ nào dưới đây ca ngợi Bác Hồ.
Giản dị, chậm chạp, sáng suốt, giàu lòng nhân ái, gan góc, tài ba lỗi lạc, khắt khe, anh minh, lạnh lùng.
- HS đọc yêu cầu bài, làm bảng nhóm tìm từ ca ngợi bác Hồ; GV giúp đỡ nhóm có HS làm chậm.
- HS treo bảng nhóm; các nhóm nhận xét, bổ sung.
+ Giải thích, đặt câu với những từ ca ngợi Bác Hồ?
+ Đặt câu có từ ngữ về tình cảm của Bác Hồ dành cho thiếu nhi và tình cảm của các cháu thiếu nhi đối với Bác?
- GV nhận xét, tuyên dương HS; liên hệ GDHS lòng biết ơn, kính yêu Bác Hồ.
=> Củng cố mở rộng từ ngữ về Bác Hồ.
* Đáp lời khen ngợi
Bài 3: Nói lời đáp của em trong những trường hợp sau
a/ Em quét dọn sân nhà sạch sẽ, được mẹ khen.
b/ Em được điểm tốt được cô giáo khen.
c/ Em giúp một bà cụ mang đồ đạc qua đường được bà khen em ngoan, biết giúp đỡ người khác.
- HS đọc yêu cầu bài, làm việc theo cặp, GV theo dõi, giúp đỡ.
- Một số cặp trình bày, đóng vai trước lớp, GV cùng HS nhận xét, bổ sung.
- GV liên hệ GDHS lễ phép, lịch sự khi đáp lại lời khen ngợi của người khác.
=> Củng cố cách đáp lời khen ngợi trong các tình huống giao tiếp cụ thể
3.Củng cố, dặn dò:
+ Đặt câu có từ ngữ về tình cảm của Bác Hồ dành cho thiếu nhi và tình cảm của các cháu thiếu nhi đối với Bác?
- GV tổng kết toàn bài, dặn dò HS.
Soạn: 5/4 	 	Dạy: Thứ sáu ngày 8 tháng 4 năm 2016
TOÁN* (Dạy 2D)
Ôn: Phép cộng, phép trừ (không nhớ) trong phạm vi 1000
I.Mục tiêu bài dạy.
- Củng cố về phép cộng, phép trừ (không nhớ) trong phạm vi 1000. 
- HS có kĩ năng đặt tính rồi tính, so sánh giá trị hai biểu thức số, giải bài toán về ít hơn, tính chu vi hình tứ giác.
- Giáo dục HS yêu thích học Toán; tích cực, tự giác học tập.
II.Đồ dùng dạy học: phiếu học tập (bài 1)
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu.
1.Bài cũ: - 2 HS tính: 206 + 131; 584 - 421 .
2.Bài mới : 2.1: Giới thiệu bài: GV giới thiệu, ghi đầu bài
 2.2: Nội dung.
- GV chia lớp thành 2 nhóm học tập : Nhóm 1 làm bài 1, 3, 4 ; Nhóm 2 làm bài 2, 3, 4 (HS làm bài xong làm bài của nhóm bạn)
* Luyện tập về phép cộng và phép trừ trong phạm vi 1000.
Bài 1: Đặt tính rồi tính 
a. 122 + 327	b. 54 + 430
c. 758 - 620	d. 698 - 33
- HS tự làm bảng lớp, cả lớp làm vào phiếu học tập, đổi bài kiểm tra kết quả.
- HS chữa bài, nêu cách làm; Cả lớp cùng GV nhận xét.
+ Nêu cách đặt tính, cách tính ?
=> Củng cố cách thực hiện tính phép cộng, trừ (không nhớ) trong phạm vi 1000.
Bài 2: Điền vào chỗ chấm (>/</=):
a. 23 + 135  135 + 23	c. 576 – 23  346
b. 120cm + 30dm  420cm	d. 120cm + 30dm  150cm
+ Muốn điền được dấu thích hợp vào ô trống em cần làm gì ?
- HS làm bảng, vở; GV cùng HS chữa bài, nhận xét đánh giá.
=> Củng cố cách cộng nhẩm, so sánh các số có ba chữ số. 
* Giải toán 
Bài 3: Cửa hàng bán được 450kg gạo tẻ và bán được số gạo nếp ít hơn số gạo tẻ là 130kg. Hỏi cửa hàng bán được bao nhiêu ki – lô – gam gạo nếp.
+ Số ki – lo – gam gạo nếp bán được như thế nào so với số ki – lô – gam gạo tẻ ?
+ Muốn tìm số ki – lô – gạm gạo nếp em phải làm thế nào ? 
- HS tự trình bày bài giải; GV nhận xét đánh giá về cách giải bài toán về ít hơn. 
=> Củng cố cách giải bài toán về ít hơn.
Bài 4: Một hình vuông có cạnh là 200cm. Hỏi hình vuông đó có chu vi bằng bao nhiêu mét ?
- HS tự giải bài toán vào vở, bảng lớp; GV chữa bài, nhận xét đánh giá.
+ Em đã tính chu vi hình vuông như thế nào? Cách tính nào nhanh hơn?
=> Củng cố cách tính chu vi hình vuông. 
3.Củng cố – dặn dò: + Lấy ví dụ phép cộng không nhớ trong phạm vi 1000 ?
 - GV liên hệ bài, nhận xét giờ học, dặn dò HS.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_buoi_chieu_toan_tieng_viet_lop_3_tuan_31_nam_hoc_201.doc