Giáo án buổi chiều Toán, Tiếng việt Lớp 3 - Tuần 32 - Năm học 2015-2016 - Tiên Thị Dung

Giáo án buổi chiều Toán, Tiếng việt Lớp 3 - Tuần 32 - Năm học 2015-2016 - Tiên Thị Dung

* Ôn tập câu hỏi “Bằng gì?”.

Bài 1: Gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi Bằng gì? trong các câu sau:

a. Mẹ em nấu xôi bằng gạo nếp cái hoa vàng.

b. Em chạy thi với anh bằng tất cả sự cố gắng của mình.

c. Các chú bộ đội hải quân canh gác biển trời bằng những chiếc tàu có trang bị vũ khí đầy đủ.

- HS nêu yêu cầu bài. HS trao đổi bài theo nhóm đôi, làm phiếu học tập.

- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp.

- GV cùng HS nhận xét, tuyên dương.

=> Củng cố cách xác định bộ phận trả lời câu hỏi Bằng gì?

Bài 2: Viết câu trả lời cho các câu hỏi sau:

a. Em mua tặng em bé chiếc áo mới bằng gì?

b. Các em được đưa đón đến trường bằng gì?

c. Những chú chim thường làm tổ bằng gì?

d. Cây phượng báo hiệu mùa hè bằng gì?

- HS đọc yêu cầu, làm vở, bảng lớp.

- HS đọc lại các câu trả lời, GV cùng HS nhận xét, liên hệ GD.

=> Củng cố cách trả lời câu hỏi Bằng gì?

* Thảo luận về bảo vệ môi trường

 

doc 9 trang Người đăng hoaithuong212 Lượt xem 514Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án buổi chiều Toán, Tiếng việt Lớp 3 - Tuần 32 - Năm học 2015-2016 - Tiên Thị Dung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 32+ 33+34
Soạn: 9/4 	 Dạy: Thứ tư ngày 12 tháng 4 năm 2016
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
Hát về Bác Hồ kính yêu. Tìm hiểu về truyền thống đội TNTP HCM. 
Trò chơi dân gian “Kéo co” (3 tiết)
I/ Mục tiêu bài dạy
- HS biết bài hát về Bác Hồ, nắm được ngày thành lập, các phong trào lớn của Đội. Nắm vững cách chơi, luật chơi trò chơi dân gian: “Kéo co”
- HS nêu được ngày thành lập, các phong trào lớn của Đội, tham gia trả lời một số câu hỏi liên quan đến cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Bác. Tham gia văn nghệ chào mừng sinh nhật Bác, trò chơi tích cực, chủ động.
- Giáo dục HS lòng kính yêu Bác, quyết tâm thi đua thực hiện tốt 5 điều Bác dạy, xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ.
II/ Chuẩn bị
- GV: Lịch sử thành lập và phát triển; khẩu hiệu, một số nội dung của điều lệ hoạt động Đội. Chuẩn bị sẵn dây thừng để chơi trò chơi.
- HS: Tìm hiểu về Đội, về Bác Hồ; sưu tầm câu chuyện, bài hát về Đội, về Bác Hồ.
 III/ Nội dung và hình thức hoạt động
1. Nội dung: + Hát về Bác Hồ kính yêu.
 + Tìm hiểu về truyền thống đội TNTP HCM.
 	 + Trò chơi dân gian “Kéo co”
2. Hình thức: Thực hành theo nhóm, lớp.
IV/ Các bước tiến hành hoạt động
1/ Giới thiệu bài: GV giới thiệu nội dung 3 tiết học.
2/ Nội dung:
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài
2. Thực hiện
* Hát về Bác Hồ kính yêu
* Tìm hiểu về truyền thống đội TNTP HCM.
*Trò chơi dân gian: “Kéo co”
3. Kết thúc hoạt động
- GV giới thiệu nội dung tiết học, ghi đầu bài.
- GV nêu nhiệm vụ, nêu yêu cầu các tiết mục, HS lớp sẽ làm BGK bình xét tiết mục hay nhất:
- Đối với tiết mục múa, hát: Bình xét cá nhân, nhóm hát hay, múa đẹp, biểu diễn tốt.
- Đối với tiết mục kể chuyện, đọc thơ, đóng kịch, bình xét tiết mục kể, diễn đạt hay nhất và phần thưởng dành cho HS có câu hỏi hay, câu trả lời hay nhất.
- GV nhận xét, phát phần thưởng.
GV: Đội là một tổ chức thiếu niên nhi đồng do chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản Việt nam sáng lập và được Đoàn thanh niên phụ trách, hướng dẫn, việc kết nạp Đội thường diễn ra ở cấp Tiểu học.
- GV chia lớp thành các nhóm 4, gợi ý, nêu yêu cầu thảo luận trên bảng phụ: + Đội thành lập vào ngày tháng năm nào? Ở đâu? Do ai sáng lập? Mục đích của Đội khi đó là gì? Lời hứa của đội viên TNTP là gì? Các phong trào lớn của Đội? Nhiệm vụ của đội viên?
- GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn cụ thể luật chơi; cách chơi trò chơi.rẻ - GV chia lớp thành hai đội chơi, tổ chức cho HS cùng tham gia chơi trò chơi.
- Kết thúc cuộc chơi, GV tuyên dương nhóm, HS chơi tốt.
+ Qua trò chơi này em học được điều gì?
=> GV tiểu kết, liên hệ giáo dục HS biết chơi trò chơi có ích.ến 
- GV nhận xét chung, dặn dò HS.
- HS lắng nghe
- HS thực hiện theo yêu cầu, HS dưới lớp kết hợp với GV bình chọn tiết mục theo yêu cầu.
- HS tiến hành chơi theo 3 đội.
- HS cả lớp đọc lại 5 điều Bác Hồ dạy.
- HS lắng nghe.
- Các nhóm cử nhóm trưởng điều hành các bạn trong nhóm nêu hiểu biết của mình về Đội bằng cách nêu câu hỏi để các bạn trả lời.
- Đại diện một số nhóm trình bày trước lớp
- Các nhóm khác có thể đặt câu hỏi cho nhóm bạn trong quá trình nhóm bạn trình bày câu hỏi.
- HS nghe, nắm được luật chơi; cách chơi trò chơi, cùng tham gia chơi trò chơi theo đội.
- HS thi đua trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
V. Kết quả
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
Soạn: 10/4 	 	Dạy: Thứ năm ngày 14 tháng 4 năm 2016
TOÁN*
Ôn: Nhân, chia số có năm chữ số với (cho) số có một chữ số. 
Giải toán có nội dung hình học
I- Mục tiêu bài dạy:
- Củng cố phép nhân, chia số có năm chữ số với (cho) số có một chữ số; giải bài toán liên quan đến chu vi hình chữ nhật.
- Rèn kĩ năng đặt tính và tính nhân, chia số có năm chữ số với (cho) số có một chữ số; giải được bài toán liên quan đến diện tích hình chữ nhật.
- Giáo dục HS yêu thích môn Toán; có phương pháp tự học.
II- Đồ dùng dạy học: phiếu học tập (bài 1)
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bài cũ: Kết hợp cùng bài mới
2. Bài mới: 2. 1. Giới thiệu bài:
 2. 2. Nội dung:
Bài 1: Đặt tính rồi tính:	
a. 11017 x 6	b. 12355 : 7
 11304 x 7	 12684 : 4
- HS nêu yêu cầu, làm phiếu học tập. 2 HS lên bảng làm bài. GV theo dõi, giúp đỡ HS làm bài.
- GV cùng HS chữa bài. HS nêu lại cách thực hiện một số phép nhân, chia trong bài.
=> Củng cố cách đặt tính, tính nhân, chia số có năm chữ số với (cho) số có một chữ số.
Bài 2: Tìm x
a. 23448 : x = 6	b. x : 3 = 15475 (dư 1)
- HS đọc bài, làm vở, bảng lớp, nêu cách làm.
- GV cùng HS nhận xét, chốt đáp án đúng.
=> Củng cố cách tìm thành phần chưa biết của phép chia.
Bài 3: Một miếng bìa hình chữ nhật có chiều dài hơn chiều rộng 3cm. Nếu giảm bớt chiều dài 2cm thì diện tích miếng bìa sẽ giảm 18cm2. Hỏi miếng bìa có diện tích bằng bao nhiêu?
2cm
- HS đọc đề bài, tóm tắt và làm bài vào vở. 2 HS lên bảng tóm tắt và làm bài. GV cùng HS chữa bài, chốt lời giải đúng.	
18cm2
+ Phần diện tích bị giảm đi là diện tích của miếng bìa hình gì? (miếng bìa hình chữ nhật có chiều rộng 2cm, chiều dài chính là chiều rộng của miếng bìa hình chữ nhật ban đầu).
+ Chiều rộng của miếng bìa hình chữ nhật ban đầu: 18 : 2 = 9 (cm)
+ Chiều dài của miếng bìa hình chữ nhật ban đầu là: 9 + 3 = 12 (cm)
+ Diện tích miếng bìa hình chữ nhật ban đầu là: 12 x 9
=> Củng cố bài toán liên quan đến diện tích hình chữ nhật.
Bài 4: Tìm diện tích hình chữ nhật có chiều dài gấp đôi chiều rộng biết rằng nếu tăng chiều dài thêm 6cm thì diện tích sẽ tăng thêm 48cm2
6cm
48cm2
- HS đọc đề bài. 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm nháp. GV cùng HS chữa bài, chốt bài giải đúng.
+ Phần diện tích tăng thêm là diện tích của hình gì? (hình chữ nhật có chiều rộng 6cm, chiều dài chính là chiều rộng của hình chữ nhật ban đầu).
+ Chiều rộng của hình chữ nhật ban đầu: 48 : 6 = 8 (cm)
+ Chiều dài của hình chữ nhật ban đầu là: 8 x 2 = 16 (cm)
+ Diện tích hình chữ nhật ban đầu là: 16 x 8
=> Củng cố bài toán liên quan đến diện tích hình chữ nhật.
3.Củng cố, dặn dò:
+ Nêu cách tính diện tích hình chữ nhật?
- GV nhận xét giờ học, dặn dò. 
TIẾNG VIỆT*
Ôn tập câu hỏi “Bằng gì?”. Thảo luận về bảo vệ môi trường
I- Mục đích yêu cầu:
- Củng cố cách đặt và trả lời câu hỏi Bằng gì?, biết cách trao đổi về vấn đề môi trường.
- HS tìm được bộ phận trả lời câu hỏi Bằng gì?, viết được câu trả lời cho các câu hỏi cho trước, tham gia thảo luận về vấn đề môi trường sôi sổi, nhiệt tình.
- Giáo dục HS chăm chỉ, có ý thức tự học, có ý thức bảo vệ môi trường.
II. Đồ dùng dạy học: tranh ảnh về môi trường, phiếu học tập (bài 1)
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bài cũ: Kết hợp cùng bài mới
2. Bài mới: 2.1. Giới thiệu bài: 
 2. 2. Nội dung:
* Ôn tập câu hỏi “Bằng gì?”.
Bài 1: Gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi Bằng gì? trong các câu sau:
a. Mẹ em nấu xôi bằng gạo nếp cái hoa vàng.
b. Em chạy thi với anh bằng tất cả sự cố gắng của mình.
c. Các chú bộ đội hải quân canh gác biển trời bằng những chiếc tàu có trang bị vũ khí đầy đủ.
- HS nêu yêu cầu bài. HS trao đổi bài theo nhóm đôi, làm phiếu học tập.
- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp.
- GV cùng HS nhận xét, tuyên dương.
=> Củng cố cách xác định bộ phận trả lời câu hỏi Bằng gì?
Bài 2: Viết câu trả lời cho các câu hỏi sau:
a. Em mua tặng em bé chiếc áo mới bằng gì?
b. Các em được đưa đón đến trường bằng gì?
c. Những chú chim thường làm tổ bằng gì?
d. Cây phượng báo hiệu mùa hè bằng gì?
- HS đọc yêu cầu, làm vở, bảng lớp.
- HS đọc lại các câu trả lời, GV cùng HS nhận xét, liên hệ GD.
=> Củng cố cách trả lời câu hỏi Bằng gì?
* Thảo luận về bảo vệ môi trường
Đề bài: Trường em có một cảnh quan khá đẹp và trong lành. Em hãy trao đổi với các bạn trong nhóm để tìm ra các biện pháp bảo vệ môi trường do nhà trường phát động.
- HS đọc yêu cầu bài. HS làm việc theo nhóm bốn; các nhóm cử nhóm trưởng, các thành viên trong nhóm chuẩn bị giấy bút để ghi chép (ghi nhanh ý kiến của các bạn)
+ Để trả lời câu hỏi trên, trước hết phải nêu những địa điểm sạch, đẹp và những địa điểm chưa sạch, đẹp cần cải tạo (trường, lớp, ao hồ, sông, ngòi xung quanh trường ) Nêu những việc làm thiết thực, cụ thể cần làm để bảo vệ hoặc làm cho môi trường sạch, đẹp.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận. GV cùng HS nhận xét, bình chọn, tuyên dương nhóm tổ chức cuộc họp hiệu quả nhất. GV kết luận, liên hệ giáo dục HS.
=> Củng cố cách tổ chức cuộc họp thảo luận về bảo vệ môi trường.
3. Củng cố, dặn dò: + Nêu những việc cần làm để bảo vệ môi trường.
 - GV nhận xét giờ học, dặn dò HS chuẩn bị bài sau.
TIẾNG VIỆT* (Dạy 2D)
Ôn: Từ trái nghĩa; Dấu chấm, dấu phẩy; Đáp lời từ chối 
I. Mục đích, yêu cầu:
- Củng cố về từ trái nghĩa; dấu chấm, dấu phẩy; đáp lại lời từ chối của người khác.
- Rèn cho HS có kĩ năng nối các cặp từ trái nghĩa, điền được dấu chấm, dấu chấm hỏi hoặc dấu phẩy vào ô trống trong đoạn văn. Biết nói và đáp lại lời từ chối phù hợp tình huống giao tiếp.
- Giáo dục HS có ý thức tích cực, tự giác học tập. 	
II. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
 1. Bài cũ: + Nêu một số từ ngữ về Bác Hồ ?
 2. Bài mới: 2.1 Giới thiệu bài: GV giới thiệu, ghi đầu bài
 	 2.2 Nội dung:
* Ôn: Từ trái nghĩa
Bài 1: Tìm từ trái nghĩa với từ cho trước, điền vào chỗ chấm
 đêm > <
- 1HS làm bảng phụ, cả lớp tự làm bài vào vở; GV cùng cả lớp nhận xét, bổ sung.
- GV thu một số bài, nhận xét về cách chọn từ, trình bày bài.
+ Tìm thêm một cặp từ có nghĩa trái ngược nhau ?
=> Củng cố về từ trái nghĩa, cách nối các cặp từ có nghĩa trái ngược nhau.
Bài 2 : Đặt 2 câu với một cặp từ tìm được ở bài tập 1.
- HS tự làm bài 3, nêu kết quả trước lớp; GV cùng HS nhận xét, tuyên dương HS đặt câu hay.
=> Củng cố cách đặt câu với cặp từ trái nghĩa.
Bài 3: Điền dấu chấm, dấu chấm hỏi hoặc dấu phẩy thích hợp vào từng ô trống
 Hai người vừa chuẩn bị xong thì sấm chớp đùng đùng mây đen ùn ùn kéo đến mưa to gió lớn nước ngập mênh mông muôn loài đều chết chìm trong biển nước.
- HS tự làm vào vở, bảng phụ; GV hướng dẫn HS lúng lúng:
+ Ô trống thứ nhất em đã điền dấu chấm được chưa ? Vì sao ?
+ Trong đoạn văn những câu nào là câu hỏi ? Cuối câu em phải ghi dấu gì ?
+ Đọc lại đoạn văn, nêu nội dung ?
- HS chữa bài giải thích cách làm; GV thu bài, nhận xét, liên hệ.
=> Củng cố cách điền dấu chấm, dấu chấm hỏi hoặc dấu phẩy trong đoạn văn.
* Ôn: Đáp lời từ chối
Bài 4: Nói lời đáp của em trong các tình huống sau:
a) Em rất muốn được đi đá bóng. Mẹ bảo: “ Con làm bài văn này đi đã”
 - ........
b) Em bị ốm, em nhờ bố giảng bài giúp em. Bố bảo: “ Con tự tìm hiểu bài, chỗ nào chưa hiểu, bố giảng cho”
 - ........
c) Em xin đi chùa cùng bà. Bà bảo: “Cháu ở nhà học bài đi”.
 - ........
- HS tự đóng vai theo cặp; thực hành đóng vai trước lớp. Cả lớp cùng Gv nhận xét, chốt cách nói lời từ chối đúng, hay.
+ Khi đáp lại lời từ chối ta cần dùng lời nói như thế nào? (nhã nhặn, lễ phép)
=> Củng cố cách đáp lại lời từ chối.
3. Củng cố, dặn dò: + Trò chơi thi nói từ trái nghĩa: HS thi đua theo cặp.
	 - GV nhận xét giờ học, dặn dò HS.
Soạn: 12/4 	 	Dạy: Thứ sáu ngày 15 tháng 4 năm 2016
TOÁN* (Dạy 2D)
Ôn: Phép cộng và phép trừ (không nhớ) trong phạm vi 1000 (tiếp theo)
I.Mục tiêu bài dạy.
- Củng cố cách làm tính cộng, trừ (không nhớ) trong phạm vi 1000. 
- HS có kĩ năng thực hiện phép cộng, trừ (không nhớ) trong phạm vi 1000, tìm thành phần chưa biết trong phép tính trừ, điền dấu thích hợp vào chỗ chấm, giải bài toán bằng một phép cộng.
- Giáo dục HS yêu thích học Toán; tích cực, tự giác học tập.
II.Các hoạt động dạy- học chủ yếu.
1.Bài cũ: - 2 HS đặt tính rồi tính: 4 + 352	g. 659 - 27
2.Bài mới : 2.1: Giới thiệu bài : GV giới thiệu, ghi đầu bài
 2.2: Nội dung.
* Ôn tập về phép cộng và phép trừ
Bài 1: Đặt tính rồi tính hiệu, biết số bị trừ và số trừ lần lượt là:
a. 132 và 32	b. 684 và 83
c. 549 và 120	d. 952 và 202
- HS tự làm bảng lớp, bảng con, đổi bài kiểm tra kết quả, chữa bài, nêu cách tính. 
- Cả lớp cùng GV nhận xét cách đặt tính và thực hiện tính.
+ Nêu cách đặt tính và tính hiệu khi biết số bị trừ và số trừ ?
=> Củng cố cách thực hiện tính phép trừ (không nhớ) trong phạm vi 1000.
Bài 2 Điền dấu >; <; = thích hợp vào chỗ chấm: 
a. 142 + 432........ 325 + 43	c. 816 - 115... 542 - 11
b. 68 + 521......... 54 + 525	d. 486 – 56...... 439- 8
- 2HS làm bảng, cả lớp làm vở; GV gợi ý HS lúng túng.
+ Muốn điền được dấu thích hợp vào chỗ chấm em cần phải làm gì ?
=> Củng cố cách cộng, trừ so sánh các số có ba chữ số. 
* Giải toán
Bài 4: 
a) Trong một phép trừ có số bị trừ là 675 và hiệu là 63. Tìm số trừ phép trừ đó ?
b) Từ một tấm vải người ta may 4 bộ quần áo, mỗi bộ quần áo may hết 3m vải thì còn thừa 2m vải. Hỏi lúc đầu tấm vải dài bao nhiêu mét ?
- HS tự làm bài vào vở, bảng lớp; GV gợi ý HS lúng túng.
+ Muốn tìm số trừ em làm thế nào?
+ Muốn biết người ta may quần áo hết bao nhiêu mét vải em làm thế nào?
+ Em làm thế nào để tính được số mét vải lúc đầu ?
- GV cùng HS nhận xét đánh giá về cách giải và trình bày bài giải,..
3.Củng cố – dặn dò: - GV treo bảng phụ chép bài tập; HS chơi trò chơi “Đoán số”
 - GV liên hệ bài, nhận xét giờ học, dặn dò HS.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_buoi_chieu_toan_tieng_viet_lop_3_tuan_32_nam_hoc_201.doc