Giáo án buổi chiều Toán, Tiếng việt Lớp 3 - Tuần 35 - Năm học 2015-2016 - Tiên Thị Dung

Giáo án buổi chiều Toán, Tiếng việt Lớp 3 - Tuần 35 - Năm học 2015-2016 - Tiên Thị Dung

Bài 1: Đọc đoạn thơ sau:

 Cỏ giấu mầm trong đất

 Chờ một mùa đông qua

 Lá bàng như giấm lửa

 Suốt tháng ngày hanh khô

 Búp gạo nhú thập thò

 Ngại ngần nhìn giáo bấc

 Cánh tay xoan khô khốc

 Tạc dáng vào trời đông.

a) Trong đoạn thơ trên, những sự vật nào được nhân hoá?

b) Tìm các từ ngữ thể hiện biện pháp nhân hoá.

- HS nêu yêu cầu bài, thảo luận theo nhóm đôi để trả lời câu hỏi.

- GV cùng HS chữa bài, chốt đáp án đúng.

+ Đoạn thơ trên tả cảnh cây cối vào mùa nào? Vì sao em biết điều đó?

=> Củng cố về nhân hoá.

Bài 2: Chuyển các câu sau thành câu có dùng biện pháp nhân hoá;

a/ Ánh trăng chiếu xuống mặt sân.

b/ Cây mít có nhiều quả tròn.

c/ Dế gáy vang trong đêm khuya thanh vắng.

d/ Gà mái dẫn đàn gà con đi nhặt thóc rơi.

- HS nêu yêu cầu bài, làm vở, bảng lớp.

 

doc 8 trang Người đăng hoaithuong212 Lượt xem 732Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án buổi chiều Toán, Tiếng việt Lớp 3 - Tuần 35 - Năm học 2015-2016 - Tiên Thị Dung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 35
Soạn: 3/5 	 Dạy: Thứ sáu ngày 6 tháng 5 năm 2016
TOÁN*
Ôn tập về giải toán
I- Mục tiêu bài dạy:
- Củng cố cách giải bài toán về gấp một số lên nhiều lần, giảm đi một số lần, tìm một phần mấy của một số.
- Rèn kĩ năng giải toán có lời văn.
- Giáo dục HS chăm chỉ học toán; có ý thức tự học; phát triển tư duy.
II- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bài cũ: Kết hợp cùng bài mới
2. Bài mới: 2. 1. Giới thiệu bài:
 2. 2. Nội dung:
Bài 1: Hộp thứ nhất có 18 viên bi, hộp thứ nhất có số bi kém hộp thứ hai 3 lần. Hỏi hộp thứ hai nhiều hơn hộp thứ nhất bao nhiêu viên bi?
- HS đọc đề bài, phân tích bài toán. HS làm bài tập vào vở. 1 HS lên bảng làm bài. GV cùg HS chữa bài.
+ Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
+ Muốn biết hộp thứ hai nhiều hơn hộp thứ nhất bao nhiêu viên bi ta cần biết điều gì?
+ Biết hộp thứ nhất có số bi kém hộp thứ hai 3 lần, có nghĩa là số bi của hộp thứ hai như thế nào so với hộp thứ nhất? Làm nào để tìm được số bi ở hộp thứ hai?
+ Bài toán thuộc dạng toán nào?
=> Củng cố cách giải bài toán về gấp một số lên một số lần và so sánh hai số hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị.
Bài 2: Lan có 24 que tính. Hồng có số que tính bằng số que tính của Lan. Hỏi Lan có nhiều hơn Hồng bao nhiêu que tính? 
- HS đọc đề bài, phân tích bài toán.
- HS tóm tắt, làm bài vào vở. GV nhận xét một số vở, chữa bài.
+ Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
+ Muốn biết Lan có nhiều hơn Hồng bao nhiêu que tính ta cần biết điều gì?
+ Biết Lan có 24 que tính, Hồng có số que tính bằng số que tính của Lan; có tìm được số que tính của Hồng không? Làm phép tính gì?
+ Bài toán thuộc dạng toán nào?
=> Củng cố cách giải bài toán về tìm một phần mấy của một số.
Bài 3: Thùng to đựng 125 l dầu, thùng to đựng gấp 5 lần thùng nhỏ. Hỏi thùng nhỏ đựng kém thùng to bao nhiêu lít dầu?
(Tiến hành tương tự BT2)
=> Củng cố cách giải bài toán gấp một số lên một số lần.
Bài 4: Hiện nay tổng số tuổi của bố và con là 46 tuổi. Bốn năm nữa bố hơn con 30 tuổi. Hỏi hiện nay bố bao nhiêu tuổi, con bao nhêu tuổi?
- HS đọc đề bài, phân tích bài toán. 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm vở nháp.
- GV cùng HS chữa bài, chốt bài giải đúng.
=> Củng cố cách giải bài toán về tính tuổi.
3.Củng cố, dặn dò: 
+ Muốn gấp một số lên nhiều lần, muốn giảm một số đi một số lần ta làm thế nào?
- GV nhận xét giờ học, dặn dò. 
TIẾNG VIỆT*
Ôn: Nhân hoá. Dấu hai chấm
I- Mục đích yêu cầu:
- Củng cố về nhân hoá, các cách nhân hoá, tác dụng của dấu hai chấm.
- HS nhận biết đúng sự vật được nhân hoá, các từ ngữ thể hiện biện pháp nhân hoá; viết được câu có sử dụng phép nhân hoá, nêu đúng tác dụng của dấu hai chấm trong câu.
- Giáo dục HS chăm chỉ học tập; có phương pháp tự học.
II- Đồ dùng dạy học: phiếu học tập (bài 3)
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
1. Bài cũ: Kết hợp cùng bài mới
2. Bài mới: 2. 1. Giới thiệu bài:
 2. 2. Nội dung:
Ôn: Nhân hoá
Bài 1: Đọc đoạn thơ sau:
 Cỏ giấu mầm trong đất
 Chờ một mùa đông qua
 Lá bàng như giấm lửa
 Suốt tháng ngày hanh khô
 Búp gạo nhú thập thò
 Ngại ngần nhìn giáo bấc
 Cánh tay xoan khô khốc
 Tạc dáng vào trời đông.
Trong đoạn thơ trên, những sự vật nào được nhân hoá?
Tìm các từ ngữ thể hiện biện pháp nhân hoá.
- HS nêu yêu cầu bài, thảo luận theo nhóm đôi để trả lời câu hỏi.
- GV cùng HS chữa bài, chốt đáp án đúng.
+ Đoạn thơ trên tả cảnh cây cối vào mùa nào? Vì sao em biết điều đó?
=> Củng cố về nhân hoá.
Bài 2: Chuyển các câu sau thành câu có dùng biện pháp nhân hoá;
a/ Ánh trăng chiếu xuống mặt sân.
b/ Cây mít có nhiều quả tròn.
c/ Dế gáy vang trong đêm khuya thanh vắng.
d/ Gà mái dẫn đàn gà con đi nhặt thóc rơi.
- HS nêu yêu cầu bài, làm vở, bảng lớp.
- GV cùng HS nhận xét, chốt đáp án đúng. 
- VD: Ánh trăng nhảy nhót trên mặt sân.
Cây mít bế lũ con trọc lốc.
Dế hát vang trong đêm khuya thanh vắng.
Mẹ Gà dẫn những đứa con bé bỏng đi nhặt thóc rơi
- GV liên hệ giáo dục HS.
=> Củng cố cách viết câu có sử dụng phép nhân hoá.
* Ôn: Dấu hai chấm
Bài 3: Nêu tác dụng của dấu hai chấm trong mỗi câu văn sau bằng cách viết tiếp câu trả lời:
a/ Xe đã chuyển các đồ vật sau: vải, quần áo, chậu thau, nồi xoong nhôm, bát men và một bó hàng bọc giấy xám.
Dấu hai chấm có tác dụng (liệt kê)
b/ Con đường này tôi đã quen đi lại nhiều lần nhưng lần này tự nhiên thấy lạ: hôm nay tôi đi học.
Dấu hai chấm có tác dụng (giải thích)
c/ Giữa lúc ấy, một người hét lên thật to: “Cố lên anh ơi!”
Dấu hai chấm có tác dụng (báo hiệu lời nói trực tiếp)
d/ Nhiều cánh rừng già còn có các loại gỗ quý: đinh, lim, sến, táu, gụ, trắc
Dấu hai chấm có tác dụng (liệt kê)
- HS nêu yêu cầu bài, làm bài vào phiếu học tập. 3 HS làm bài trên bảng phụ.
- GV – HS nhận xét, chốt đáp án đúng, liên hệ.
=> Củng cố tác dụng của dấu hai chấm.
3. Củng cố, dặn dò: + Với mỗi trường hợp dưới đây, hãy viết một câu trong đó có sử dụng biện pháp nhân hoá:
+ Tả một cây ăn quả.
+ Tả một đồ dùng học tập
- GV nhận xét giờ học, dặn dò. 
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP 
Tổng kết. Vệ sinh lớp học (1 tiết)
I. Mục tiêu bài dạy
- Tổng kết môn học và HS biết một số việc làm cho lớp sạch, đẹp.
- Thực hiện những việc làm bảo vệ lớp học sạch đẹp.
- Giáo dục HS yêu quý trường lớp, tự hào là một thành viên của lớp và có ý thức bảo vệ danh dự, truyền thống của lớp, yêu lao động, giữ gìn truyền thống của dân tộc.
II. Chuẩn bị
- HS mang dụng cụ dọn vệ sinh: chổi quét nhà, chổi lau nhà, thùng nước, chổi quét mạng nhện, thùng rác, xẻng. Trang phục: khẩu trang, áo bảo hộ.
III. Nội dung và hình thức hoạt động
1. Nội dung: GV tổng kết môn học. Làm vệ sinh lớp học.
2. Hình thức: Thực hành theo nhóm, lớp.
IV. Nội dung và phương pháp
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài
2. Thực hiện
* Tổng kết môn học
* Làm sạch đẹp lớp học
3. Kết thúc hoạt động
- GV giới thiệu nội dung tiết học, ghi đầu bài.
- GV nhắc lại các nội dung, kiến thức HS dã học trong tiết hoạt động NNGLL.
- GV nêu ý nghĩa của việc làm sạch đẹp trường, lớp.
- GV chia lớp thành 4 nhóm, giao nhiệm vụ cho từng nhóm:
+ Nhóm 1, 2: Quét lớp học, màng nhện trong lớp, kê bàn ghế.
+ Nhóm 3: Quét hành lang, màng nhện ngoài hành lang, lau nền nhà lớp học.
+ Nhóm 4: Quét cầu thang, nhặt rác xung quanh phòng học, sân trường, đổ rác đúng nơi quy định.
- GV theo dõi chung khi HS thực hành.
- GV nhận xét kết quả thực hiện của HS, tuyên dương nhóm thực hiện nhanh, tốt. 
- HS theo dõi, ghi vở.
- HS lắng nghe.
- HS thực hành theo yêu cầu của GV, lưu ý đảm bảo an toàn khi làm việc.
- HS làm xong, nhận xét về các việc đã làm và nêu cảm nghĩ của bản thân.
- HS lắng, nghe, hát bài “Lớp chúng ta đoàn kết”
V. Kết quả
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
Soạn: /5 	 	Dạy: Thứ hai ngày 9 tháng 5 năm 2016
TOÁN*
Ôn tập về giải toán (tiếp)
I- Mục tiêu bài dạy:
- Củng cố cách giải bài toán bằng hai phép tính, bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
- HS giải được các bài toán bằng hai phép tính, bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
- Giáo dục HS yêu thích học toán.
II- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bài cũ: Kết hợp cùng bài mới
2. Bài mới: 2. 1. Giới thiệu bài:
 2. 2. Nội dung:
Bài 1: Một đơn vị làm đường nhận làm đoạn đường dài 99 km. Sau hai tháng làm, đoạn đường cần làm còn lại bằng đoạn đường đã nhận. Hỏi đã làm được bao nhiêu ki – lô – mét đường?
- HS đọc đề bài, phân tích bài toán.
- HS làm bài tập vào vở. GV hướng dẫn HS còn lúng túng làm bài:
+ Muốn biết đã làm được bao nhiêu ki – lô – mét đường chưa làm ta cần biết điều gì?
+ Biết đoạn đường dài 99 km, đoạn đường cần làm còn lại dài bằng đoạn đường đã nhận; có tìm được độ dài đoạn đường đã làm không? Làm phép tính gì?
- Yêu cầu HS làm bài tập vào vở. 1 HS lên bảng làm bài.
- GV cùng HS chữa bài.
=> Củng cố cách giải bài toán về tìm một phần mấy của một số.
Bài 2: Một người đem bán 345 quả trứng. Người đóa đã bán cho 7 khách hàng, mỗi khách hàng mua 15 quả. Hỏi người đó còn lại bao nhiêu quả trứng?
 (Tiến hành tương tự BT1)
=> Củng cố cách giải bài toán bằng hai phép tính.
Bài 3: Có 7 thùng dầu, mỗi thùng có 12 lít. Nếu lấy số dầu trên chia đều vào các thùng 4 lít thì được bao nhiêu thùng?
- HS đọc đề bài, phân tích bài toán.
- HS tự làm bài tập vào vở. GV hướng dẫn HS làm bài:
+ Muốn biết có bao nhiêu thùng, mỗi thùng có 4 lít dầu ta cần biết điều gì?
+ Biết có 7 thùng, mỗi thùng đựng 12 lít dầu, có tìm được có tất cả bao nhiêu lít dầu không? Làm phép tính gì?
- 1TB lên bảng làm bài, lớp làm vở. GV chấm một số vở.
- GV cùng HS chữa bài.
=> Củng cố cách giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
Bài 4: Một cửa hàng có 6 thùng nước mắm như nhau đựng tổng cộng 54 lít nước mắm. Cửa hàng đã bán hết 36 lít nước mắm. Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu thùng nước mắm?
- HS đọc đề bài, phân tích bài toán.
- HS nêu cách làm. GV nhận xét, chốt cách giải đúng.
- 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm vở.
- GV cùng HS chữa bài.
=> Củng cố cách giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị
3. Củng cố, dặn dò: + Nêu cách giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị?
 - GV nhận xét giờ học, dặn dò.
TIẾNG VIỆT*
Ôn: Nhân hoá; Dấu chấm, dấu hai chấm
I- Mục đích yêu cầu:
- Củng cố về nhân hoá, các cách nhân hoá; cách sử dụng dấu chấm, dấu hai chấm trong đoạn văn.
- HS điền đúng từ ngữ vào chỗ trống để tạo nên các hình ảnh nhân hoá, đặt được câu có sử dụng biện pháp nhân hoá; điền đúng dấu chấm, dấu hai chấm vào chỗ thích hợp trong đoạn văn.
- Giáo dục HS chăm chỉ, có ý thức tự học.
II- Đồ dùng dạy học: phiếu học tập (BT3,4)
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bài cũ: Kết hợp cùng bài mới
2. Bài mới: 2. 1. Giới thiệu bài: 
 2. 2. Nội dung:
* Ôn: Nhân hóa
Bài 1: Chọn từ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống để tạo nên các hình ảnh nhân hoá nhằm miêu tả cây xấu hổ.
 Bỗng dưng, gió ào ào thổi lên. Có một tiếng động gì lạ lắm. Những chiếc lá khô lạt xạt..trên cỏ. Cây xấu hổ ..rúm mình lại. Nó bỗng.xung quanh xôn xaomắt..không có gì lạ cả. Lúc bấy giờ nó mới.bừng nhữnglá và quả nhiên không có gì lạ thật.
(lướt, mở, con mắt, co, mình, he hé, thấy, nhìn)
- HS nêu yêu cầu bài, thảo luận theo nhóm đôi để trả lời câu hỏi.
- GV cùng HS chữa bài, chốt đáp án đúng.
+ Tác giả nhân hoá cây xấu hổ bằng cách nào?
+ Đặt câu có hình ảnh nhân hoá?
=> Củng cố về nhân hoá.
Bài 2: Với mỗi trường hợp dưới đây, hãy viết một câu trong đó có sử dụng biện pháp nhân hoá:
- Tả một cây ăn quả.
- Tả một đồ dùng học tập
- HS nêu yêu cầu bài. GV lưu ý HS có thể nhân hoá qua tên gọi sự vật hoặc nhân hoá qua từ ngữ chỉ hoạt động, tính cách,
- HS làm bài vào vở, GV theo dõi, nhận xét, chỉ ra lỗi sai của HS và yêu cầu HS tự sửa.
+ Nêu các cách nhân hoá? Cho ví dụ?
=> Củng cố cách sử dụng phép nhân hoá trong văn miêu tả.
* Ôn: Dấu chấm, dấu hai chấm.
Bài 3: Điền dấu chấm, dấu hai chấm vào chỗ trống trong đoạn văn sau:
 Sau khi nã thêm một loạt đạn mà vẫn không triêu diệt được mục tiêu, viên tướng đứng cạnh hàng rào phát lệnh
- Vượt rào, bắt sống lấy nó!
 Đứng trước hàng rào nứa được cắm xiên toạ thành những ô quả trám dày không thể chui lọt người, chiến sĩ bé nhất nhìn thủ lĩnh, nói
- Chui vào à?
- Chỉ có thằng hèn mới chui.
- HS nêu yêu cầu, làm bài vào phiếu học tập, 1 lên bảng làm bài.
- GV cùng HS chữa bài. HS giải thích lí do điền dấu vào ô trống trong bài.
=> Củng cố cách sử dụng dấu chấm, dấu hai chấm trong đoạn văn.
3. Củng cố, dặn dò: + Đặt câu có sử dụng dấu hai chấm, dấu hai chấm?
 - GV nhận xét giờ học, dặn dò.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_buoi_chieu_toan_tieng_viet_lop_3_tuan_35_nam_hoc_201.doc