Giáo án buổi chiều Toán, Tiếng việt Lớp 3 - Tuần 5 - Năm học 2015-2016 - Tiên Thị Dung

Giáo án buổi chiều Toán, Tiếng việt Lớp 3 - Tuần 5 - Năm học 2015-2016 - Tiên Thị Dung

* Kể về gia đình

Đề bài: Em hãy viết đoạn văn ngắn giới thiệu về gia đình em.

- HS đọc bài, làm bài vào vở. GV theo dõi, giúp đỡ cặp lúng túng.

- GV gợi ý HS kể theo một số câu hỏi:

+ Gia đình em gồm mấy người? Đó là những ai?

+ Bố em làm nghề gì? Mẹ em làm nghề gì?

+ Những lúc ở nhà, từng người thân trong gia đình em thường làm gì?

+ Khi được sống bên những người thân trong gia đình, em cảm thấy thế nào?

- HS kể về gia đình trước lớp, nhận xét.

- GV tuyên dương HS, liên hệ thực tế, giáo dục HS về tình cảm của mình đối với mọi người trong gia đình.

=> Củng cố cách kể ngắn về gia đình.

* Ôn: Câu kiểu Ai là gì?

Bài 1: Điền vào chỗ trống từ ngữ chỉ địa danh thích hợp để hoàn chỉnh các câu theo mẫu Ai là gì?

a/ .là thủ đô của Nhật Bản.

b/ là thành phố hoa phượng đỏ.

c/ .là quê hương của những làn điệu dân ca quan họ

 (Hải Phòng, Tô – ki –ô, Bắc Ninh)

- HS đọc đề bài. GV yêu cầu HS đọc kĩ bộ phận trả lời cho câu hỏi “là gì?” để điền được bộ phận trả lời cho câu hỏi “Ai?” phù hợp.

- 3 HS lên bảng chữa bài. GV cùng HS nhận xét, bổ sung. GV chốt đáp án đúng, liên hệ GD.

 

doc 6 trang Người đăng hoaithuong212 Lượt xem 452Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án buổi chiều Toán, Tiếng việt Lớp 3 - Tuần 5 - Năm học 2015-2016 - Tiên Thị Dung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 5
Soạn: 19 /9 	 Dạy: Thứ ba ngày 22tháng 9 năm 2015
TIẾNG VIỆT*
Kể về gia đình. Ôn tập câu Ai là gì?
I.Mục đích yêu cầu
- Củng cố về câu kiểu Ai là gì?, cách kể ngắn về gia đình.
- HS viết được đoạn văn ngắn giới thiệu về gia đình và kể cho bạn cùng nghe, điền đúng từ ngữ thích hợp để hoàn chỉnh câu Ai là gì?, đặt được câu theo mẫu Ai là gì?
- Giáo dục HS chăm chỉ, có ý thức tự học.
II. Đồ dùng dạy học: Tranh, ảnh về thành phố Hải Phòng.
III.Các hoạt đông dạy học chủ yếu
1. Bài cũ: + Đặt câu theo mẫu Ai là gì?
2. Bài mới: 2.1:Giới thiệu bài: Ghi đầu bài
	2.2:Nội dung:
* Kể về gia đình
Đề bài: Em hãy viết đoạn văn ngắn giới thiệu về gia đình em.
- HS đọc bài, làm bài vào vở. GV theo dõi, giúp đỡ cặp lúng túng. 
- GV gợi ý HS kể theo một số câu hỏi: 
+ Gia đình em gồm mấy người? Đó là những ai?
+ Bố em làm nghề gì? Mẹ em làm nghề gì?
+ Những lúc ở nhà, từng người thân trong gia đình em thường làm gì?
+ Khi được sống bên những người thân trong gia đình, em cảm thấy thế nào?
- HS kể về gia đình trước lớp, nhận xét.
- GV tuyên dương HS, liên hệ thực tế, giáo dục HS về tình cảm của mình đối với mọi người trong gia đình.
=> Củng cố cách kể ngắn về gia đình.
* Ôn: Câu kiểu Ai là gì?
Bài 1: Điền vào chỗ trống từ ngữ chỉ địa danh thích hợp để hoàn chỉnh các câu theo mẫu Ai là gì? 
a/ .là thủ đô của Nhật Bản.
b/ là thành phố hoa phượng đỏ.
c/.là quê hương của những làn điệu dân ca quan họ
 (Hải Phòng, Tô – ki –ô, Bắc Ninh)
- HS đọc đề bài. GV yêu cầu HS đọc kĩ bộ phận trả lời cho câu hỏi “là gì?” để điền được bộ phận trả lời cho câu hỏi “Ai?” phù hợp. 
- 3 HS lên bảng chữa bài. GV cùng HS nhận xét, bổ sung. GV chốt đáp án đúng, liên hệ GD.
=> Củng cố câu kiểu Ai là gì?. 
Bài 2: Đặt câu theo mẫu Ai là gì? các nội dung sau :
a/ Tên người bạn thân nhất của em
b/ Nghề nghiệp của bố mẹ em
c/ Người mà em yêu quý nhất trong gia đình.
- HS đọc yêu cầu, làm vở, đọc trước lớp.
- GV nhận xét, chốt đáp án, liên hệ GD.
3. Củng cố- dặn dò: 
+ Đặt câu theo mẫu Ai là gì?
- GV liên hệ, nhận xét giờ học, dặn dò HS.
TOÁN*
Luyện tập nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (không nhớ)
I. Mục tiêu bài dạy:
- Củng cố về nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (không nhớ).
- Rèn kĩ năng đặt tính, tính nhân số có hai chữ số với số có một chữ số; vận dụng giải đúng bài toán có lời văn về phép nhân.
- Giáo dục HS yêu thích học toán.
II- Đồ dùng dạy học: phiếu học tập (bài 2)
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bài cũ: HS lấy ví dụ về phép nhân số có hai chữ số với số có một chữ số và thực hiện tính vào bảng con.
- GV nhận xét, tuyên dương.
2. Bài mới: 2.1 Giới thiệu bài:Ghi đầu bài
	2.2 Nội dung
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
 12 x 4 43 x 2 	33 x 3 11 x 5
- HS nêu yêu cầu bài, làm bài tập vào vở nháp. 2 HS lên bảng làm bài.
- GV cùng HS chữa bài. HS nêu cách thực hiện các phép tính trong bài.
=> Củng cố cách đặt tính, tính nhân số có hai chữ số với số có một chữ số.
Bài 2: Tìm x:
 X : 3 = 23 X : 4 = 21
 18 : X = 2 24 : X = 4
- HS nêu yêu cầu bài. 
- 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm phiếu học tập.
- GV cùng HS nhận xét, chữa bài. HS nêu lại cách tìm số bị chia, số chia chưa biết trong phép chia.
=> Củng cố cách tìm số bị chia, số chia chưa biết trong phép chia.
Bài 3: Có 4 thùng dầu, mỗi thùng chứa 12 lít. Hỏi có tất cả bao nhiêu lít dầu?
- HS đọc đề bài, tóm tắt bài toán.
- HS làm bài vảo vở. 1 HS lên bảng làm bài.
- GV cùng HS chữa bài, chốt bài giải đúng.
=> Củng cố cách giải bài toán có lời văn về phép nhân.
Bài 4: Một số nhân với 5 thì được 30. Hỏi nếu nhân số đó với 4 thì được bao nhiêu?
- HS đọc đề bài, tóm tắt bài toán.
- HS làm vào vào vở nháp. 1 HS lên bảng làm bài. GV hướng dẫn HS làm bài lúng túng:
+ Số nhân với 5 thì được 30 là số nào? (30: 5 = 6)
+ Số đó nhân với 4 thì được bao nhiêu? (6 x 4 =24)
- GV cùng HS chữa bài, chốt bài giải đúng.
=> Củng cố cách giải bài toán có lời văn.
3. Củng cố, dặn dò
+ Muốn nhân số có hai chữ số với số có một chữ số ta làm thế nào (đặt tính, nhân từ phải sang trái)
- GV nhận xét giờ học, dặn dò HS.
TIẾNG VIỆT*
Luyện viết đơn. Ôn: Từ ngữ về gia đình
I.Mục đích yêu cầu
- Củng cố về viết đơn, ôn tập một số từ ngữ về gia đình.
- HS viết được đơn xin phép nghỉ học, tìm được các từ ngữ về gia đình theo yêu cầu, phân biệt được các từ ngữ không chỉ những người trong gia đình.
- Giáo dục HS chăm chỉ học tập, yêu quý ông bà, cha mẹ. Bước đầu có phương pháp tự học.
II. Đồ dùng dạy học: Mẫu đơn xin nghỉ học.
III.Các hoạt đông dạy học chủ yếu
1. Bài cũ: Kết hợp bài mới.
2. Bài mới: 2.1:Giới thiệu bài: Ghi đầu bài
	2.2:Nội dung:
*Ôn viết đơn
Bài 1: Em bị ốm phải nghỉ học để chữa bệnh. Em phải viết đơn xin phép nghỉ học như thế nào? Hãy viết lá đơn xin phép nghỉ học.
- GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài. 
+ Nêu những nội dung cần có trong đơn xin phép nghỉ học?
- HS nêu lại các trình tự trong lá đơn xin phép nghỉ học:
+ Mở đầu đơn phải viết quốc hiệu, tiêu ngữ.
+ Địa điểm ngày, tháng, năm viết đơn.
+ Tên của đơn: Đơn xin
+ Tên người hoặc tổ chức nhận đơn.
+ Họ tên và ngày, tháng, năm sinh của người viết đơn; người viết là học sinh của lớp nào
+ Trình bày lí do viết đơn.
+ Lời hứa của người viết đơn.
+ Chữ kí và họ, tên của người viết đơn.
+ Phần ý kiến gia đình.
- HS thực hành làm miệng, GV nhận xét, bổ sung.
- HS viết đơn vào vở. GV thu một số bài, nhận xét cách trình bày lá đơn.
* Ôn: Từ ngữ về gia đình
Bài 1: Trong từ gia đình, tiếng gia có nghĩa là nhà. Hãy tìm thêm các từ khác (gồm hai tiếng) có tiếng gia với nghĩa như trên (ví dụ: gia tài, gia súc, ,..)
- HS nêu yêu cầu bài. GV chia HS thành 4 nhóm, yêu cầu HS các nhóm thảo luận, thi tìm từ nhanh trên giấy khổ to.
- Các nhóm dán bài trên bảng lớp, trình bày và giải nghĩa các từ tìm được. GV cùng HS nhận xét, chốt từ đúng; tuyên dương.
- GV bổ sung thêm một số từ, giải nghĩa, liên hệ.
=> Củng cố vốn từ ngữ về gia đình.
Bài 2: Gạch dưới các từ không chỉ những người trong gia đình:
a. ông nội, ông em, ông ấy, ông già.
b. cô chú, cô giáo, cô y tá, cô cháu.
c. cháu nội, cháu ngoại, cháu bé, cháu ruột.
d. con cháu, con nuôi, con ruột, con người.
- HS đọc yêu cầu, làm miệng, giải thích.
- GV nhận xét, chốt đáp án, liên hệ giáo dục.
+ Đặt câu có từ chỉ người trong gia đình?
=> Củng cố từ ngữ về gia đình.
3. Củng cố, dặn dò
+ Tìm một số từ ngữ về gia đình và đặt câu với từ đó ?
- GV nhận xét giờ học, dặn dò HS.
Soạn: 20/9 	 Dạy: Thứ tư ngày 23 tháng 9 năm 2015
TOÁN*
Luyện tập nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (có nhớ)
I. Mục tiêu bài dạy:
- Củng cố về nhân số có hai chữ số với số có một chữ số.
- Rèn kĩ năng đặt tính, tính nhân số có hai chữ số với số có một chữ số; vận dụng giải đúng bài toán có lời văn về phép nhân.
- Giáo dục HS yêu thích học toán, có phương pháp tự học.
II- Đồ dùng dạy học: phiếu học tập (bài 2)
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bài cũ: HS đọc thuộc lòng bảng nhân 6.
- GV nhận xét, tuyên dương.
2. Bài mới: 2.1 Giới thiệu bài:Ghi đầu bài
	 2.2 Nội dung
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
 12 x 7 14 x 6 36 x 5 73 x 8
- HS nêu yêu cầu bài, làm bài tập vào vở nháp. 2 HS lên bảng làm bài.
- GV cùng HS chữa bài. HS nêu cách thực hiện các phép tính trong bài.
=> Củng cố cách đặt tính, tính nhân số có hai chữ số với số có một chữ số.
Bài 2: Tìm :
 23 x 6 + = 240 – 5 x 17 = 130
 18 : = 2 24 : = 4
- HS nêu yêu cầu bài, 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm vở, nêu cách làm từng phần.
- GV cùng HS nhận xét, chữa bài. 
+ Nêu cách tìm số bị chia, số chia chưa biết trong phép chia?
=> Củng cố cách tìm thành phần chưa biết trong phép tính.
Bài 3: Nhà bác Bình nuôi một đàn gà có 54 con và một số vịt gấp 5 lần số gà. Hỏi bác Bình nuôi tất cả bao nhiêu con gà và con vịt?
- 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm vở, GV theo dõi.
- GV cùng HS chữa bài, chốt bài giải đúng.
+ Muốn tìm tất cả số vịt và số gà bác Bình đã nuôi đầu tiên cần tìm gì trước? Em làm phép tính gì?
=> Củng cố cách giải bài toán có lời văn.
Bài 4: Cho tích 26 x 6
a. Nếu tăng 3 đơn vị vào thừa số thứ hai thì tích tăng lên bao nhiêu?
b. Nếu giảm 5 đơn vị ở thừa số thứ nhất thì tích giảm đi bao nhiêu?
- HS đọc yêu cầu, thảo luận nhóm 4 tìm cách làm.
- GV hướng dẫn các nhóm còn lúng túng cách làm:
+ Khi tăng một thừa số trong một tích lên bao nhiêu đơn vị thì tích sẽ tăng lên một số gấp bấy nhiêu lần thừa số còn lại.
+ Khi tăng một thừa số trong một tích lên 3 đơn vị thì tích sẽ tăng lên một số gấp bao nhiêu lần thừa số còn lại?
+ Thừa số còn lại là bao nhiêu? Vậy tích tăng thêm bao nhiêu đơn vị? 
- phần b tương tự.
=> Củng cố cách giải bài toán có lời văn về phép nhân.
3. Củng cố, dặn dò
+ HS đọc thuộc lòng bảng nhân 6? Nêu cách nhân số có hai chữ số với số có một chữ số?
- GV nhận xét giờ học, dặn dò HS.
TIẾNG VIỆT*
Ôn bài tập đọc, kể chuyện đã học trong tuần
I.Mục đích yêu cầu
- Ôn các bài tập đọc đã học trong tuần 5; câu chuyện đã học trong tuần.
- HS đọc rõ ràng, trôi chảy, đọc phân biệt lời nhân vật, trả lời được các câu hỏi trong bài; có kĩ năng kể chuyện.
- Giáo dục HS chăm chỉ học tập, biết tự nhận lỗi và sửa lỗi. Bước đầu có phương pháp tự học.
II. Đồ dùng dạy học: phiếu ghi tên các bài tập đọc.
III.Các hoạt đông dạy học chủ yếu
1. Bài cũ: Nêu các bài tập đọc đã học trong tuần 5? Em hãy đọc một đoạn yêu thích trong một bài tập đọc đã học?
- GV cùng HS nêu câu hỏi, tuyên dương.
2. Bài mới: 2.1:Giới thiệu bài: Ghi đầu bài
	2.2:Nội dung:
*Luyện đọc các bài tập đọc tuần 5
- HS nêu các bài tập đọc đã học trong tuần 5.
- 2 HS đọc lại 2 bài tập đọc đã học, nêu cách đọc. (giọng đọc; ngắt, nghỉ hơi)
- GV chia nhóm (3 nhóm), HS luyện đọc đoạn, bài theo nhóm; trả lời câu hỏi về nội dung bài, nêu nội dung bài. 
+ Nhóm 1: Đọc bài Người lính dũng cảm và trả lời câu hỏi.
+ Nhóm 2: Đọc bài Cuộc họp của chữ viết và trả lời câu hỏi.
+ Nhóm 3: Chọn đọc hay 2 đoạn bất kì trong bài tập đọc và trả lời câu hỏi.
- GV tổ chức cho các nhóm bắt thăm, thi đọc trước lớp, HS đặt câu hỏi cho các nhóm, nhận xét. VD
+ Nhóm 1: Các bạn nhỏ trong truyện chơi trò gì? Vì sao chú lính nhỏ quyết định chui qua lỗ hổng dưới chân rào?
+ Nhóm 2: Các chữ cái và dấu câu họp bàn việc gì? Cuộc họp đề ra cách gì để giúp bạn Hoàng?
- GV cùng HS nhận xét, tuyên dương.
+ Qua bài văn trên em rút ra được bài học gì? GV liên hệ giáo dục HS.
* Kể lại câu chuyện đã học trong tuần
- GV tổ chức cho HS thi kể chuyện:
+ Kể lại 1 đoạn của câu chuyện.
+ Kể toàn bộ câu chuyện.
- HS thi kể trước lớp, GV cùng HS nhận xét chung về cách diễn đạt, cử chỉ, điệu bộ
- GV cùng HS đặt câu hỏi, nhận xét, bình chọn, tuyên dương.
3. Củng cố- dặn dò: 
+ Nêu nội dung các bài tập đọc vừa ôn? Nêu ý nghĩa câu chuyện đã học?
- GV liên hệ, nhận xét giờ học, dặn dò HS.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_buoi_chieu_toan_tieng_viet_lop_3_tuan_5_nam_hoc_2015.doc