Giáo án buổi chiều Toán, Tiếng việt Lớp 3 - Tuần 6 - Năm học 2015-2016 - Tiên Thị Dung

Giáo án buổi chiều Toán, Tiếng việt Lớp 3 - Tuần 6 - Năm học 2015-2016 - Tiên Thị Dung

2. Bài mới: 2.1:Giới thiệu bài: Ghi đầu bài

 2.2:Nội dung:

*Luyện đọc các bài tập đọc tuần 6

- HS nêu các bài tập đọc đã học trong tuần 6.

- 2 HS đọc lại 2 bài tập đọc đã học, nêu cách đọc. (giọng đọc; ngắt, nghỉ hơi)

- GV chia nhóm (3 nhóm), HS luyện đọc đoạn, bài theo nhóm; trả lời câu hỏi về nội dung bài, nêu nội dung bài.

+ Nhóm 1: Đọc bài Bài tập làm văn và trả lời câu hỏi.

+ Nhóm 2: Đọc bài Nhớ lại buổi đầu đi học và trả lời câu hỏi.

+ Nhóm 3: Chọn đọc hay 2 đoạn bất kì trong bài tập đọc và trả lời câu hỏi.

- GV tổ chức cho các nhóm bắt thăm, thi đọc trước lớp, HS đặt câu hỏi cho các nhóm, nhận xét. VD

+ Nhóm 1: Cô giáo ra cho lớp đề văn như thế nào? Vì sao Cô-li-a thấy khó viết bài tập làm văn?

+ Nhóm 2: Điều gì gợi tác giả nhớ đến những kỉ niệm của ngày tựu trường?

- GV cùng HS nhận xét, tuyên dương.

+ Qua bài văn trên em rút ra được bài học gì? GV liên hệ giáo dục HS.

* Kể lại câu chuyện đã học trong tuần

 

doc 7 trang Người đăng hoaithuong212 Lượt xem 454Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án buổi chiều Toán, Tiếng việt Lớp 3 - Tuần 6 - Năm học 2015-2016 - Tiên Thị Dung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 6
Soạn: 26/9 	 Dạy: Thứ ba ngày 29 tháng 9năm 2015
TOÁN*
Luyện tập về tìm một trong các phần bằng nhau của một số
I. Mục tiêu bài dạy:
- Củng cố về tìm một trong các phần bằng nhau của một số, giải bài toán có lời văn.
- Rèn kĩ năng tìm một trong các phần bằng nhau của một số, giải bài toán có lời văn về tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
- Giáo dục HS yêu thích học toán.
II- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bài cũ: kết hợp bài mới.
2. Bài mới: 2.1 Giới thiệu bài:Ghi đầu bài
	2.2 Nội dung
Bài 1: Một đội thể dục có 39 người, trong đó có số đội viên là nam. Hỏi đội đó có bao nhiêu đội viên nam?
- HS đọc đề bài, phân tích bài toán. 
- HS làm bài vào vở. 1 HS làm bảng lớp. GV theo dõi, hướng dẫn HS làm bài.
+ Muốn biết đội đó có bao nhiêu đội viên nam ta phải làm gì?
- GV cùng HS nhận xét, chốt bài giải đúng.
=> Củng cố bài toán về tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
Bài 2: Lan có 56 que tính, Lan chia cho Hồng số que tính, sau đó chia cho Huệ số que tính còn lại. Hỏi sau khi chia cho hai bạn, Lan còn lại bao nhiêu que tính?
- HS nêu yêu cầu bài. 
- 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm vở.
+ Muốn biết Lan còn lại bao nhiêu que tính ta làm thế nào?
- GV cùng HS nhận xét, chữa bài. 
=> Củng cố bài toán về tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
Bài 3: Lớp học có 40 học sinh, biết rằng số học sinh nam bằng số học sinh nữ. Hỏi có bao nhiêu học sinh nam? Bao nhiêu học sinh nữ?
- HS đọc đề bài, GV hướng dẫn HS tóm tắt bài toán (sơ đồ đoạn thẳng) và giải bài toán.
- HS làm bài vảo vở. 1 HS lên bảng làm bài.
- GV cùng HS chữa bài, chốt bài giải đúng.
=> Củng cố cách giải bài toán có lời văn về tìm một phần mấy của một số.
Bài 4: Có hai gói kẹo, biết số kẹo trong gói thứ nhất bằng số kẹo trong gói thứ hai, gói thứ hai nhiều hơn gói thứ nhất 20 viên kẹo. hỏi mỗi gói có bao nhiêu viên kẹo?
 - HS đọc yêu cầu, làm nháp, nêu cách làm.
- GV hướng dẫn HS làm bài, chốt đáp án đúng.
=> Củng cố bài toán có lời văn về tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
3. Củng cố, dặn dò
+ Muốn tìm một trong các phần bằng nhau của một số ta làm thế nào?
- GV nhận xét giờ học, dặn dò HS.
TIẾNG VIỆT*
Ôn bài tập đọc, kể chuyện đã học trong tuần
I.Mục đích yêu cầu
- Ôn các bài tập đọc đã học trong tuần 6; câu chuyện đã học trong tuần.
- HS đọc rõ ràng, trôi chảy, đọc phân biệt lời nhân vật, trả lời được các câu hỏi trong bài; có kĩ năng kể chuyện.
- Giáo dục HS chăm chỉ học tập, biết tự nhận lỗi và sửa lỗi. Bước đầu có phương pháp tự học.
II. Đồ dùng dạy học: phiếu ghi tên các bài tập đọc.
III.Các hoạt đông dạy học chủ yếu
1. Bài cũ: Nêu các bài tập đọc đã học trong tuần 6? Em hãy đọc một đoạn yêu thích trong một bài tập đọc đã học?
- GV cùng HS nêu câu hỏi, tuyên dương.
2. Bài mới: 2.1:Giới thiệu bài: Ghi đầu bài
	2.2:Nội dung:
*Luyện đọc các bài tập đọc tuần 6
- HS nêu các bài tập đọc đã học trong tuần 6.
- 2 HS đọc lại 2 bài tập đọc đã học, nêu cách đọc. (giọng đọc; ngắt, nghỉ hơi)
- GV chia nhóm (3 nhóm), HS luyện đọc đoạn, bài theo nhóm; trả lời câu hỏi về nội dung bài, nêu nội dung bài. 
+ Nhóm 1: Đọc bài Bài tập làm văn và trả lời câu hỏi.
+ Nhóm 2: Đọc bài Nhớ lại buổi đầu đi học và trả lời câu hỏi.
+ Nhóm 3: Chọn đọc hay 2 đoạn bất kì trong bài tập đọc và trả lời câu hỏi.
- GV tổ chức cho các nhóm bắt thăm, thi đọc trước lớp, HS đặt câu hỏi cho các nhóm, nhận xét. VD
+ Nhóm 1: Cô giáo ra cho lớp đề văn như thế nào? Vì sao Cô-li-a thấy khó viết bài tập làm văn?
+ Nhóm 2: Điều gì gợi tác giả nhớ đến những kỉ niệm của ngày tựu trường?
- GV cùng HS nhận xét, tuyên dương.
+ Qua bài văn trên em rút ra được bài học gì? GV liên hệ giáo dục HS.
* Kể lại câu chuyện đã học trong tuần
- GV tổ chức cho HS thi kể chuyện:
+ Kể lại 1 đoạn của câu chuyện.
+ Kể toàn bộ câu chuyện.
- HS thi kể trước lớp, GV cùng HS nhận xét chung về cách diễn đạt, cử chỉ, điệu bộ
- GV cùng HS đặt câu hỏi, nhận xét, bình chọn, tuyên dương.
3. Củng cố- dặn dò: 
+ Nêu nội dung các bài tập đọc vừa ôn? Nêu ý nghĩa câu chuyện đã học?
- GV liên hệ, nhận xét giờ học, dặn dò HS.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
Thi vẽ về chủ đề môi trường. Hát dân ca (1 tiết)
I. Mục tiêu bài dạy
- HS biết vẽ bức tranh về chủ đề môi trường. Biết một số bài hát dân ca.
- HS đồng tình với các việc làm bảo vệ môi trường, không đồng tình, phê phán, nhắc nhở bạn hoặc người có hành động phá hoại môi trường, vẽ được tranh có chủ đề Môi trường, tham gia văn nghệ nhiệt tình, biểu diễn tự nhiên.
- Giáo dục HS tự giác thực hiện các công việc tham gia bảo vệ môi trường.
II. Chuẩn bị
- Tranh ảnh liên quan đến nội dung bảo vệ môi trường. Giấy A4.
- Các tiết mục văn nghệ.
III. Nội dung và hình thức hoạt động
1. Nội dung: Học sinh thảo luận, lựa chọn một số biện pháp bảo vệ môi trường có thể thực hành đối với bản thân. 
- Hát dân ca.
2. Hình thức: Thảo luận theo nhóm, lớp. Vẽ cá nhân.
IV. Nội dung và phương pháp
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài
2. Thực hiện
* Quan sát, nhận xét.
* Vẽ về chủ đề bảo vệ môi trường.
*Hát dân ca
3. Kết thúc hoạt động
GV giới thiệu nội dung tiết học, ghi đầu bài: thảo luận, lựa chọn một số biện pháp bảo vệ môi trường có thể thực hành đối với bản thân. 
- GV treo một số tranh ảnh về việc bảo vệ môi trường và tàn phá, huỷ hoại môi trường.
- GV chốt cho HS những việc nên làm và không nên làm. Liên hệ thực tế địa phương, trường học.
- GV nêu yêu cầu: Vẽ bức tranh về chủ đề môi trường (hướng dẫn, gợi ý).
- GV cùng HS bình chọn, khen HS.
+ Em biết những bài hát dân ca nào? Thuộc vùng miền nào?
- Cho HS hát, biểu diễn, khuyến khích HS hát kết hợp phụ hoạ.
- GV cùng HS nhận xét, bình chọn nhóm có nhiều tiết mục hay, biểu diễn tốt, tuyên dương HS.
+ Ý nghĩa của các bài hát đó là gì ?
- GV kết hợp liên hệ giáo dục HS.
- GV nhận xét kết quả thảo luận của HS, tuyên dương nhóm có biện pháp tích cực, thiết thực, phù hợp. 
- HS ghi vở.
- HS thảo luận theo nhóm 4, lựa chọn tranh đúng, sai, việc nên làm và không nên làm. HS nêu lí do đúng, sai. Liên hệ tác dụng của việc làm đúng và hậu quả của việc làm sai.
- HS trình bày trước lớp. Nhận xét, bổ sung, chốt kết quả.
- HS tự vẽ vào giấy A4, thuyết trình nội dung tranh của mình.
- HS lớp nhận xét, bình chọn bức tranh vẽ đẹp, đúng chủ đề.
- HS thảo luận theo cặp, nêu tên bài hát, thuộc vùng miền.
- Hát cá nhân, nhóm. HS nhận xét, bình chọn cá nhân, nhóm hát hay nhất, biểu diễn đẹp nhất.
- HS trả lời, bổ sung ý kiến.
- HS lắng, nghe, hát bài “Trái đất này là của chúng mình”
V. Kết quả
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
Soạn: 26/9 	 Dạy: Thứ tư ngày 30 tháng 9 năm 2015
TOÁN*
Luyện tập về chia số có hai chữ số cho số có một chữ số
I. Mục tiêu bài dạy:
- Củng cố về chia số có hai chữ số cho số có một chữ số; giải bài toán có lời văn.
- Rèn kĩ năng thực hiện phép chia số có hai chữ số cho số có một chữ số, vận dụng vào giải bài toán về phép chia, tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
- Giáo dục HS chăm chỉ học toán.
II- Đồ dùng dạy học: phiếu học tập (bài 1)
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bài cũ: Kết hợp bài mới
2. Bài mới: 2.1 Giới thiệu bài:Ghi đầu bài
	 2.2 Nội dung
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
 48 : 2 69 : 3 66 : 6
 44 : 5 45 : 6 19 : 2
- HS nêu yêu cầu bài, 3 HS lên bảng làm, lớp làm phiếu học tập, nhận xét.
- HS nêu cách đặt tính, cách thực hiện phép tính.
=> Củng cố phép chia số có hai chữ số với số có một chữ số (trường hợp chia hết và chia có dư).
Bài 2: Một số chia cho 8 có số dư lớn nhất là bao nhiêu? Nếu thêm 1 đơn vị vào số bị chia thì thương của phép chia thay đổi như thế nào?
- HS đọc đề bài, phân tích bài toán.
- HS làm bài tập vào vở, bảng lớp, nêu cách làm.
+ Nêu đặc điểm của số dư? Vậy số dư lớn nhất có thể là bao nhiêu?
+ Nếu thêm 1 đơn vị vào số bị chia thì số dư là bao nhiêu?
- GV cùng HS chữa bài, chốt bài giải đúng.
=> Củng cố giải bài toán về phép chia.
Bài 3: Tuổi của Hùng bằng tuổi mẹ, bằng tuổi bố. Tổng số tuổi của bố, mẹ, Hùng là 72 tuổi. Tìm số tuổi của mỗi người?
- HS đọc yêu cầu, thảo luận nhóm 4, tìm cách làm.
- GV hướng dẫn HS vẽ sơ đồ đoạn thẳng.
+ Theo đề bài, tuổi của mẹ được chia thành mấy phần bằng nhau? Tuổi của bố chia thành mấy phần bằng nhau? Ta vẽ sơ đồ biểu thị số tuổi của Hùng là mấy phần?
- HS làm bài vở, bảng lớp, GV lưu ý cách trình bày.
Bài 4: Có 60 viên bi gồm các màu xanh, đỏ, vàng, số bi xanh gấp 7 lần số bi vàng, số bi vàng bằng ½ số bi đỏ. Hỏi mỗi loại có bao nhiêu viên bi?
- Tương tự bài 3. HS làm vở và nêu cách làm.
=> Củng cố bài toán có lời văn về tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
3. Củng cố, dặn dò
+ Nêu cách chia số có hai chữ số cho số có một chữ số? Muốn tìm một trong các phần bằng nhau của một số ta làm thế nào?
- GV nhận xét giờ học, dặn dò HS.
TIẾNG VIỆT*
Ôn tập: So sánh; dấu phẩy
I.Mục đích yêu cầu
- Củng cố về tác dụng của dấu phẩy, biện pháp tu từ so sánh
- HS tìm được các hình ảnh so sánh có trong câu văn, câu thơ; tìm được từ so sánh; đặt được dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu.
- Giáo dục HS chăm chỉ học tập, yêu quý thầy cô, bạn bè. Bước đầu có phương pháp tự học.
II. Đồ dùng dạy học: phiếu học tập.
III.Các hoạt đông dạy học chủ yếu
1. Bài cũ: Kết hợp bài mới.
2. Bài mới: 2.1:Giới thiệu bài: Ghi đầu bài
	2.2:Nội dung:
*Ôn: So sánh
Bài 1: Gạch dưới các hình ảnh so sánh có trong câu văn, câu thơ:
a. Trên trời có một cô Mây rất đẹp. Khi thì cô mặc áo trắng như bông, khi thì thay áo xanh biếc, lúc lại đổi áo màu hồng tươi.
b. Mùa xuân đến, cây hoa giấy đâm chồi, nảy lộc. Hàng trăm bông hoa giấy rực lên như một tấm thảm đỏ. 
c. Vầng trăng như lưỡi liềm
 Ai bỏ quên dưới ruộng
 Hay bác Thần Nông mượn
 Của mẹ em lúc chiều.
- HS đọc đề bài, làm bài tập vào vở. 1 HS lên bảng chữa bài.
- GV cùng HS nhận xét, chốt đáp án đúng. HS nêu sự giống nhau giữa các sự vật được so sánh. 
=> Củng cố về hình ảnh so sánh trong câu văn, câu thơ
Bài 2: Gạch dưới từ so sánh trong các câu sau:
a. Bé nhanh nhẹn và ưa chạy nhảy như một con chim chích vậy.
b. Em nhỏ líu lo như chim hót suốt ngày.
c. Mưa bóng mây cũng làm nũng giống như trẻ con vậy.
d. Con chính là mặt trời của mẹ.
- HS đọc đề bài, làm bài tập vào vở. 1 HS lên bảng chữa bài.
- GV cùng HS nhận xét, chốt đáp án đúng. 
+ Chỉ ra các sự vật được so sánh với nhau trong các câu trên?
+ Nêu sự giống nhau giữa các sự vật được so sánh? 
+ Tìm thêm từ so sánh?
- GV nhận xét, lưu ý HS: So sánh làm cho sự vật trở nên đáng yêu, gần gũi hơn. Có nhiều trường hợp người ta dùng hình ảnh so sánh nhưng không sử dụng từ so sánh hoặc khuyết sự vật cần so sánh. Ví dụ đông như hội, lặng như tờ
=> Củng cố về từ so sánh.
* Ôn: Dấu phẩy
Bài 3: Điền dấu phẩy còn thiếu vào những câu in nghiêng
	Mùa thu, vạt hoa cúc dại vàng tươi nở bung hai bên đường. Những bông cúc xinh xẻo dịu dàng lung linh như từng tia nắng nhỏ. Hoa cỏ may quấn quýt bước theo bước chân học trò vào lớp học. Tiếng trẻ đọc bài ngân nga trong trẻo vang ra ngoài cửa lớp khiến cho chú chim đang nghiêng đầu tìm sâu cũng lích rích hót theo.
- HS đọc bài, làm phiếu học tập.
- HS đọc các câu in nghiêng, đọc kết quả bài làm của mình.
+ Bộ phận nào trả lời cho câu hỏi Cái gì? Bộ phận nào trả lời cho câu hỏi Thế nào?
- GV cùng HS nhận xét, chốt đáp án đúng, liên hệ giáo dục HS tình yêu thiên nhiên, bảo vệ cây cối và con vật.
=> Củng cố về tác dụng của dấu phẩy.
3. Củng cố- dặn dò: 
+ Đặt câu có hình ảnh so sánh? Đặt câu có sử dụng dấu phẩy?
- GV liên hệ, nhận xét giờ học, dặn dò HS.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_buoi_chieu_toan_tieng_viet_lop_3_tuan_6_nam_hoc_2015.doc