* Luyện đọc
- 2 HS đọc lại 2 bài tập đọc đã học, nêu cách đọc. (giọng đọc; ngắt, nghỉ hơi)
- GV chia nhóm (nhóm 4), yêu cầu HS luyện đọc bài theo nhóm; trả lời câu hỏi về nội dung bài, nêu nội dung bài.
- Các nhóm chọn đoạn đoạn/ bài mà nhóm cho là hay nhất, trao đổi về nội dung, cách đọc bài, tìm ra cách đọc hay, trình bày trước lớp.
- HS luyện đọc, trả lời câu hỏi theo nhóm. HS dưới lớp đặt câu hỏi, nhận xét bạn đọc.
- Câu hỏi gợi ý:
+ Các bạn nhỏ chơi trò đá bóng ở đâu?
+ Vì sao trận bóng phải tạm dừng lần đầu?
+ Bé bận những việc gì?
+ Vì sao mọi người, mọi vật bận mà vẫn vui?
Ôn: So sánh
Nhóm 1 làm bài 1, Nhóm 2, 3 làm cả hai bài.
Bài 1: Tìm các sự vật được so sánh trong các câu văn sau; ghi lại các từ chỉ sự so sánh đó.
a. Quả cỏ mặt trời có hình thù như một con nhím xù lông.
b. Mỗi cánh hoa giấy giống hệt như một chiếc lá, chỉ có điều mỏng manh hơn và có màu sắc rực rỡ.
TUẦN 7 Soạn: 3/10 Dạy: Thứ ba ngày 6 tháng 10 năm 2015 HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Văn nghệ mừng mẹ, mừng cô. Nói lời hay làm việc tốt. Trò chơi dân gian: Bịt mắt đánh trống. (3 tiết) I/ Mục tiêu bài dạy - HS nắm được ý nghĩa ngày 20 – 10, biết thêm một số bài hát về bà, mẹ và cô. Hiểu được thế nào là nói lời hay, làm việc tốt; những lời nói và việc làm cụ thể để thực hiện “Nói lời hay, làm việc tốt.” Biết cách chơi trò chơi dân gian mới: Bịt mắt đánh trống. - HS hát, múa, đọc thơ, kể chuyện về bà, mẹ và cô; thực hiện nói lời hay, làm việc tốt bằng những câu nói, việc làm cụ thể trong cuộc sống hằng ngày; tham gia trò chơi sôi nổi, nhiệt tình. - Giáo dục HS kính yêu bà, mẹ và cô; yêu ca hát. II/ Chuẩn bị - HS chuẩn bị các tiết mục văn nghệ, các bài thơ, các câu chuyện có nội dung về bà, mẹ, cô. - Một số trang phục, phục vụ cho múa, kể chuyện do các đội chuẩn bị. - GV: Một số phần thưởng (viên phấn, bút chì, giấy màu, vở), sân chơi, trống. - Bút dạ, giấy A4. III/ Nội dung và hình thức hoạt động 1. Nội dung: + Văn nghệ mừng mẹ, mừng cô. +. Trao đổi, thảo luận về những lời nói và việc làm cụ thể để thực hiện “Nói lời hay, làm việc tốt”. + TCDG: Bịt mắt đánh trống. 2. Hình thức: Thực hành theo nhóm, lớp. IV/ Các bước tiến hành hoạt động 1/ Giới thiệu bài: GV giới thiệu nội dung 3 tiết học. 2/ Nội dung: Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1/ Hát về bà, mẹ và cô 2/ Thảo luận về “Nói lời hay, làm việc tốt.” 3/Trò chơi dân gian: “Bịt mắt đánh trống”. 4/ Tổng kết. + Nêu ý nghĩa của ngày 20 -10? - GV nêu xuất xứ và ý nghĩa ngày 20 – 10. - GV giới thiệu, ghi bảng đầu bài - GV chia lớp thành các nhóm 6, gợi ý, hướng dẫn. - GV theo dõi chung khi HS thực hành, nhận xét. - GV giúp đỡ nhóm còn lúng túng. - GV cùng HS nhận xét, bình xét HS, nhóm biểu diễn tốt, kể chuyện hay, tuyên dương. - GV liên hệ giáo dục HS thể hiện lòng kính yêu bà, mẹ và cô bằng những việc làm cụ thể. - GV chia lớp thành các nhóm 6, phát giấy A4 cho từng nhóm, yêu cầu. - GV gợi ý, hướng dẫn. - GV cùng HS nhận xét, bình xét, tuyên dương nhóm có nhiều lời nói hay và nhóm có cách ứng xử phù hợp với tình huống cụ thể. GV liên hệ giáo dục HS. - GV giảng cho HS hiểu nghĩa của những câu thành ngữ, tục ngữ đó kết hợp liên hệ giáo dục HS. - GV chia 2 tổ ra sân rộng, nêu cách chơi, luật chơi: những người chơi của hai đội bịt mắt và đứng ở 2 đầu sân, chiếc trống đặt ở giữa sân. Sau khi nghe tiếng hô của trọng tài người điều khiển xoay người chơi 2 vòng tròn tại chỗ và sau đó 2 người phải dò đường tới trống. Ai sờ và đánh được vào trống trước thì đội đó sẽ thắng. Lần lượt cho đến hết đội. - GV tổ chức cho HS chơi theo cặp. GV theo dõi giúp đỡ HS còn lúng túng. + Em biết thêm được điều gì qua trò chơi này? - GV liên hệ thực tế, giáo dục HS. - GV nhận xét kết quả thực hiện của HS, tuyên dương nhóm thực hiện nhanh, tốt; dặn dò HS. - HS lắng nghe. - HS nhắc lại. - Các nhóm cùng nhau thảo luận theo yêu cầu của GV. + Bạn biết bài hát (hoặc bài thơ, câu chuyện) nào nói về bà, mẹ và cô. Hãy hát (đọc thơ, kể lại câu chuyện đó) cho bọn mình cùng nghe. Sau đó cả nhóm cùng nhau thảo luận về nội dung bài hát (bài thơ hoặc nội dung, ý nghĩa câu chuyện) bạn vừa hát (hoặc đọc thơ, kể chuyện). - Đại diện các nhóm lên biểu diễn các tiết mục đã chuẩn bị của nhóm mình trước lớp. - HS nêu câu hỏi để nhóm vừa trình bày trả lời. - HS nêu ý hiểu của mình về lời nói thế nào là hay và việc làm như thế nào là việc làm tốt. - HS trao đổi, thảo luận nhóm: Nêu và viết lại những việc tốt mà mình đã làm và sẽ làm. - Đại diện nhóm trình bày, HS nhận xét, nêu câu hỏi để nhóm trình bày trả lời, nêu ý kiến của mình. - HS cùng nhau trao đổi về những lời nói hay trong giao tiếp hằng ngày, nêu 1 số tình huống thường xảy ra khi ở trường, ở nhà của các em và cách ứng xử phù hợp với mỗi tình huống đó. - Đại diện 1 số nhóm lên trình bày trước lớp. - HS nêu 1 số câu thành ngữ, tục ngữ về cách ứng xử trong giao tiếp. - HS nghe, nhớ cách chơi, cùng tham gia chơi trò chơi. - Tuyện dương các bạn thắng cuộc. - HS thi đua trả lời. - HS lắng nghe và thực hiện. V/ Kết quả: Soạn: 4/10 Dạy: Thứ tư ngày 7 tháng 10 năm 2015 TOÁN* Ôn bảng nhân 7. Luyện tập về gấp một số lên nhiều lần I. Mục tiêu bài dạy: - Củng cố bảng nhân 7, gấp một số lên nhiều lần. - HS vận dụng bảng nhân 7, gấp một số lên nhiều lần vào giải toán. - Giáo dục HS yêu thích học toán. II- Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Bài cũ: kết hợp bài mới. 2. Bài mới: 2.1 Giới thiệu bài:Ghi đầu bài 2.2 Nội dung Nhóm 1 làm bài 1, 2,3; nhóm 2, 3 làm cả 4 bài. Bài 1: Tính a/ 7 x 8 + 25 = b/ 7 x 9 + 37 = c/ 7 x 7 + 24 = d/ 7 x 6 + 28 = - HS đọc đề bài, làm bài vào vở. 4 HS làm bảng lớp. GV theo dõi, hướng dẫn HS làm bài. - HS nêu cách làm, GV cùng HS nhận xét, chốt bài giải đúng. => Củng cố cách thực hiện dãy tính vận dụng phép tính trong bảng nhân 7. Bài 2: Con hái được 7 quả cam. Mẹ hái được số cam bằng 8 lần số cam của con. Hỏi mẹ hái được bao nhiêu quả cam? - HS đọc đề bài, phân tích bài toán, tóm tắt, làm bài vào vở. 1 HS làm bảng lớp. - GV theo dõi, hướng dẫn HS còn lúng túng, chấm một số vở, chữa bài. + Số cam mẹ hái được gấp mấy lần số cam của con hái được? + Làm thế nào tìm được số cam của mẹ? + Muốn gấp một số lên nhiều lần, ta làm thế nào? => Củng cố cách giải bài toán về gấp một số lên nhiều lần. Bài 3: An có 26 viên bi, Bình có số bi gấp 3 lần số bi của An. Hỏi hai bạn có bao nhiêu viên bi? - HS đọc đề bài, phân tích bài toán, tóm tắt (sơ đồ đoạn thẳng), làm bài vào vở. 1 HS làm bảng lớp. - GV theo dõi, hướng dẫn HS còn lúng túng, chấm một số vở, chữa bài. + Muốn tìm số bi của cả hai bạn, ta cần tìm số bi của bạn nào? + Làm thế nào tìm được số cam của Bình? + Tìm số bi của hai bạn bằng cách nào? => Củng cố cách giải bài toán về gấp một số lên nhiều lần. Bài 4: Năm ngoái con 6 tuổi, hiện nay tuổi mẹ gấp 4 lần tuổi con. Hỏi năm nay mẹ bao nhiêu tuổi? - HS đọc yêu cầu, làm nháp, nêu cách làm. - GV hướng dẫn HS làm bài, chốt đáp án đúng. => Củng cố bài toán có lời văn về gấp một số lên nhiều lần. 3. Củng cố, dặn dò + Muốn gấp một số lên nhiều lần, ta làm thế nào? - GV nhận xét giờ học, dặn dò HS. TIẾNG VIỆT* Luyện đọc các bài tập đọc tuần 7. Ôn: So sánh I.Mục đích yêu cầu - Ôn các bài tập đọc trong tuần 7; củng cố biện pháp tu từ so sánh. - HS đọc rõ ràng, trôi chảy, đọc phân biệt lời nhân vật, trả lời được các câu hỏi trong bài, tìm được các sự vật được so sánh, từ so sánh. - Giáo dục HS chăm chỉ, có ý thức tự học, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. II. Đồ dùng dạy học: phiếu học tập III.Các hoạt đông dạy học chủ yếu 1. Bài cũ: kết hợp bài mới 2. Bài mới: 2.1:Giới thiệu bài: Ghi đầu bài 2.2:Nội dung: * Luyện đọc - 2 HS đọc lại 2 bài tập đọc đã học, nêu cách đọc. (giọng đọc; ngắt, nghỉ hơi) - GV chia nhóm (nhóm 4), yêu cầu HS luyện đọc bài theo nhóm; trả lời câu hỏi về nội dung bài, nêu nội dung bài. - Các nhóm chọn đoạn đoạn/ bài mà nhóm cho là hay nhất, trao đổi về nội dung, cách đọc bài, tìm ra cách đọc hay, trình bày trước lớp. - HS luyện đọc, trả lời câu hỏi theo nhóm. HS dưới lớp đặt câu hỏi, nhận xét bạn đọc. - Câu hỏi gợi ý: + Các bạn nhỏ chơi trò đá bóng ở đâu? + Vì sao trận bóng phải tạm dừng lần đầu? + Bé bận những việc gì? + Vì sao mọi người, mọi vật bận mà vẫn vui? Ôn: So sánh Nhóm 1 làm bài 1, Nhóm 2, 3 làm cả hai bài. Bài 1: Tìm các sự vật được so sánh trong các câu văn sau; ghi lại các từ chỉ sự so sánh đó. a. Quả cỏ mặt trời có hình thù như một con nhím xù lông. b. Mỗi cánh hoa giấy giống hệt như một chiếc lá, chỉ có điều mỏng manh hơn và có màu sắc rực rỡ. c. Hai tai của voi như hai cái quạt giấy luôn luôn phe phẩy. d. Những ngón tay thon như những búp măng. - HS nêu yêu cầu bài, thảo luận theo nhóm đôi làm bài tập vào phiếu học tập. Đại diện 1 nhóm lên bảng làm bài. - GV cùng HS chữa bài, chốt đáp án đúng. HS nêu điểm giống nhau giữa các sự vật được so sánh. => Củng cố về so sánh, từ dùng để so sánh. Bài 2: Viết câu văn có hình ảnh so sánh theo nội dung sau a/ Mái tóc bạc trắng của bà. b/ Vẻ đẹp của một loài hoa. c/ Sức khoẻ phi thường của một vận động viên. - HS đọc bài, làm bài vào vở, đọc câu so sánh trước lớp. - GV nhận xét, chỉnh sửa các dùng từ, đặt câu, tuyên dương. => Củng cố biện pháp tu từ so sánh. 3. Củng cố- dặn dò: + Nêu nội dung các bài tập đọc vừa ôn? - GV liên hệ, nhận xét giờ học, dặn dò HS.
Tài liệu đính kèm: