Giáo án buổi chiều Toán, Tiếng việt Lớp 3 - Tuần 8 - Năm học 2015-2016 - Tiên Thị Dung

Giáo án buổi chiều Toán, Tiếng việt Lớp 3 - Tuần 8 - Năm học 2015-2016 - Tiên Thị Dung

* Ôn từ chỉ hoạt động, trạng thái

Bài 1: Gạch dưới từ ngữ chỉ hoạt động, trạng thái trong các câu văn sau:

a/ Bê vàng lững thững đi theo bé Nam. Bé Nam tay cầm dây thừng dắt bê, miệng hát nghêu ngao. Mặt trời đã lấp ló sau luỹ tre cuối làng.

(Theo Phạm Hổ)

b/ Cũng như tôi, mấy bạn học trò bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ước ao thầm được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ.

Bài 2: Gạch bỏ một từ không thuộc nhóm từ chỉ hoạt động, trạng thái trong mỗi dãy từ sau:

a/ đến trường, mát mẻ, tới lớp, chuyện trò, chơi đùa, bỡ ngỡ, thích.

b/ viết, đọc, vẽ, tô, nghe giảng, kẻ, hỏi, chăm chỉ, trả lời.

c/ yêu thương, nhớ, ghét, chăm sóc, thắm thiết, quý trọng.

- HS đọc bài, làm phiếu học tập, 1 HS làm bảng lớp, giải thích.

- GV cùng HS nhận xét, chốt đáp án:

Bài 1: a/ lững thững đi theo, cầm, dắt, hát nghêu ngao, lấp ló.

b/ bỡ ngỡ đứng nép, dám đi, nhìn, muốn bay, ngập ngừng, e sợ, thèm vụng, ước ao thầm, biết lớp, biết thầy, rụt rè.

 

doc 7 trang Người đăng hoaithuong212 Lượt xem 607Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án buổi chiều Toán, Tiếng việt Lớp 3 - Tuần 8 - Năm học 2015-2016 - Tiên Thị Dung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 8
Soạn: 10/10 	 Dạy: Thứ ba ngày 13 tháng 10 năm 2015
TOÁN*
Ôn bảng chia 7. Giải toán có lời văn
I. Mục tiêu bài dạy:
- Củng cố bảng chia 7, gấp một số lên nhiều lần.
- HS vận dụng bảng chia 7, gấp một số lên nhiều lần vào giải toán.
- Giáo dục HS yêu thích học toán, có phương pháp tự học.
II- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bài cũ: kết hợp bài mới.
2. Bài mới: 2.1 Giới thiệu bài:Ghi đầu bài
	2.2 Nội dung
Nhóm 1 làm bài 1, 2,3; nhóm 2, 3 làm cả 4 bài.
Bài 1: Tìm X
a/ X: 7 = 6 (dư 2)	b/ X : 7 = 9 (dư 5)
c/ X x 7 + 12 = 75	d/ X x 7 = 15 x 3 + 4
- HS đọc đề bài, làm bài vào vở. 4 HS làm bảng lớp. GV theo dõi, hướng dẫn HS làm bài.
- HS nêu cách làm, GV cùng HS nhận xét, chốt bài giải đúng.
+ Muốn tím số bị chia trong phép chia có dư ta làm thế nào?
=> Củng cố cách tìm thành phần chưa biết vận dụng các phép tính trong bảng nhân 7, bảng chia 7.
Bài 2: Trong phép chia có dư, số chia là 7 thì số dư là những số nào?
b/ Trong phép chia có dư, số dư lớn nhất là 6 thì số chia là mấy?
- HS đọc đề bài, phân tích bài toán, tóm tắt, làm bài vào vở. 1 HS làm bảng lớp.
- GV theo dõi, hướng dẫn HS còn lúng túng, chữa bài.
=> Củng cố cách xác định số dư, số chia.
Bài 3: Tuổi anh gấp 3 lần tuổi em, anh hơn em 8 tuổi. Hỏi anh bao nhiêu tuổi? Em bao nhiêu tuổi?
- HS đọc đề bài, phân tích bài toán, làm bài vào vở. 1 HS làm bảng lớp. 
- Lưu ý HS: bước vẽ sơ đồ đoạn thẳng là 1 bước trong bài giải.
- GV theo dõi, hướng dẫn HS còn lúng túng, chấm một số vở, chữa bài.
+ Ta vẽ sơ đồ biểu thị số tuổi của anh là mấy phần, của em là mấy phần?
+ Tìm số tuổi của anh và tuổi của em bằng cách nào?
=> Củng cố cách giải bài toán về gấp một số lên nhiều lần.
Bài 4: Bố hiện nay 32 tuổi, hiện nay con 6 tuổi. Hỏi bao nhiêu năm nữa tuổi bố gấp 3 lần tuổi con?
 - HS đọc yêu cầu, làm nháp, nêu cách làm.
- GV hướng dẫn HS làm bài, chốt đáp án đúng.
+ Hiện nay bố hơn con bao nhiêu tuổi?
+ Khi tuổi bố gấp 3 lần tuổi con thì hiệu số tuổi của 2 người có thay đổi không?
+ Ta vẽ sơ đồ tuổi của bố và tuổi của con khi tuổi bố gấp 3 lần tuổi con như thế nào?
=> Củng cố bài toán có lời văn về gấp một số lên nhiều lần.
3. Củng cố, dặn dò
+ HS đọc thuộc bảng chia 7.
+ Muốn gấp một số lên nhiều lần, ta làm thế nào?
- GV nhận xét giờ học, dặn dò HS.
TIẾNG VIỆT*
Ôn tập về từ chỉ hoạt động, trạng thái. Phân biệt ch/tr
I.Mục đích yêu cầu
- Ôn về từ chỉ hoạt động, trạng thái, củng cố phân biệt ch/tr.
- HS tìm đúng từ chỉ hoạt động, trạng thái có trong đoạn văn, từ không thuộc nhóm từ chỉ hoạt động, trạng thái; điền đúng ch hay tr vào chỗ trống.
- Giáo dục HS chăm chỉ, có ý thức tự học, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
II. Đồ dùng dạy học: phiếu học tập (bài 1, 2, 3)
III.Các hoạt đông dạy học chủ yếu
1. Bài cũ: kết hợp bài mới
2. Bài mới: 2.1:Giới thiệu bài: Ghi đầu bài
	2.2:Nội dung:
* Ôn từ chỉ hoạt động, trạng thái
Bài 1: Gạch dưới từ ngữ chỉ hoạt động, trạng thái trong các câu văn sau:
a/ Bê vàng lững thững đi theo bé Nam. Bé Nam tay cầm dây thừng dắt bê, miệng hát nghêu ngao. Mặt trời đã lấp ló sau luỹ tre cuối làng.
(Theo Phạm Hổ)
b/ Cũng như tôi, mấy bạn học trò bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ước ao thầm được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ.
Bài 2: Gạch bỏ một từ không thuộc nhóm từ chỉ hoạt động, trạng thái trong mỗi dãy từ sau:
a/ đến trường, mát mẻ, tới lớp, chuyện trò, chơi đùa, bỡ ngỡ, thích.
b/ viết, đọc, vẽ, tô, nghe giảng, kẻ, hỏi, chăm chỉ, trả lời.
c/ yêu thương, nhớ, ghét, chăm sóc, thắm thiết, quý trọng.
- HS đọc bài, làm phiếu học tập, 1 HS làm bảng lớp, giải thích.
- GV cùng HS nhận xét, chốt đáp án:
Bài 1: a/ lững thững đi theo, cầm, dắt, hát nghêu ngao, lấp ló.
b/ bỡ ngỡ đứng nép, dám đi, nhìn, muốn bay, ngập ngừng, e sợ, thèm vụng, ước ao thầm, biết lớp, biết thầy, rụt rè.
Bài 2: a/ mát mẻ	b/chăm chỉ	c/thắm thiết
* Phân biệt ch/tr
Bài 3: Điền tr hoặc ch
Con trâu bỏm bẻm nhai ầu
Con .âu được ấm từ đầu đến ân.
.ưa về thở khói trên sân:
Ồ con bò nó vừa ăn thuốc lào.
Thương con cò trắng biết bao
Suốt ngày đứng cắm ân vào ruộng sâu.
	Hoàng Tá
- HS nêu yêu cầu bài, làm bài tập vào phiếu học tập. 1 HS lên bảng làm bài.
- GV cùng HS chữa bài, chốt đáp án đúng, liên hệ HS yêu quý và bảo vệ các loài vật.
=> Củng cố phân biệt ch/tr.
Bài 4: Thi tìm, viết nhanh các từ, câu văn, câu thơ chứa tiếng bắt đầu bằng ch/tr.
- GV chia lớp thành 3 tổ, nêu yêu cầu. Các tổ cùng nhau thảo luận, tìm từ, câu thành ngữ, tục ngữ, câu văn, câu thơ chứa tiếng có phụ âm đầu là ch/tr, viết nhanh vào bảng nhóm.
- Đại diện các tổ trình bày trước lớp. GV cùng HS nhận xét, tuyên dương tổ thắng cuộc: tìm được nhiều từ đúng nhất. HS đọc lại bài vừa làm, đặt câu phân biệt ch/tr.
=> Củng cố phân biệt ch/tr.
3. Củng cố- dặn dò: 
+ Lấy ví dụ về từ chỉ hoạt động, trạng thái và đặt câu với từ đó? 
- GV liên hệ, nhận xét giờ học, dặn dò HS.
TOÁN*
Luyện tập về giảm đi một số lần
I. Mục tiêu bài dạy:
- Củng cố về giảm đi một số lần.
- Rèn kĩ năng vận dụng giảm đi một số lần vào giải toán.
- Giáo dục HS chăm chỉ học toán.
II- Đồ dùng dạy học: phiếu học tập (bài 1)
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bài cũ: Kết hợp bài mới
2. Bài mới: 2.1 Giới thiệu bài:Ghi đầu bài
	 2.2 Nội dung
Bài 1: Điền số vào ô trống cho thích hợp.
Số đã cho
Giảm đi 3 lần
của số đó
Bớt đi
3 đơn vị
63
27
93
39
- HS nêu yêu cầu bài, 3 HS lên bảng làm, lớp làm phiếu học tập, nhận xét.
- HS nêu cách làm, nhận xét.
- GV theo dõi, chỉnh sửa, lưu ý HS phân biệt giảm một số đi một số lần và bớt một số đi một số đơn vị.
+ Muốn giảm một số đi một số lần ta làm thế nào?
=> Củng cố bài toán về giảm đi một số lần.
Bài 2: Nam có 18 viên phấn, Nam có kém Việt 6 lần. Hỏi hai bạn có bao nhiêu viên phấn?
- HS đọc đề bài, phân tích bài toán.
- HS tóm tắt và làm bài tập vào vở, bảng lớp, nêu cách làm.
+ Sô viên phấn của hai bạn đã biết chưa? Làm thế nào tìm được số viên phấn của Nam?
+ Muốn tìm số viên phấn của hai bạn ta làm thế nào?
- GV cùng HS chữa bài, chốt bài giải đúng.
=> Củng cố bài toán về giảm đi một số lần.
Bài 3: Trong một trại chăn nuôi, An đếm được 88 chân gà, số chân heo kém số gà 4 lần. Hỏi trong trong trại chăn nuôi có bao nhiêu chân heo?
- HS đọc yêu cầu, thảo luận nhóm đôi tìm cách làm.
- HS làm bài vở, bảng lớp, nêu cách làm. GV lưu ý cách trình bày.
=> Củng cố bài toán về giảm đi một số lần.
Bài 4: : Minh có 24 quyển sách, Bình có số sách gấp 3 lần số sách của Minh. Hỏi Bình phải chuyển cho Minh bao nhiêu quyển sách để có số sách của Bình gấp 2 lần số sách của Minh?
- Tương tự bài 3. HS làm vở và nêu cách làm.
=> Củng cố bài toán có lời văn về tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
3. Củng cố, dặn dò
+ Muốn giảm một số đi một số lần ta làm thế nào?
- GV nhận xét giờ học, dặn dò HS.
Soạn: 11/10 	 Dạy: Thứ tư ngày 14 tháng 10 năm 2015
TIẾNG VIỆT*
Luyện đọc các bài tập đọc tuần 8. Ôn: Từ ngữ về cộng đồng
I.Mục đích yêu cầu
- Củng cố các bài tập đọc đã học tuần 8, mở rộng vốn từ về cộng đồng.
- HS đọc rõ ràng, trôi chảy, đọc phân biệt lời nhân vật, trả lời được các câu hỏi trong bài; tìm đúng từ không cùng nhóm trong các từ cho trước, chọn đúng từ trong ngoặc điền vào chỗ trống.
- Giáo dục HS chăm chỉ học tập, yêu quý mọi người xung quanh, giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
II. Đồ dùng dạy học: 
III.Các hoạt đông dạy học chủ yếu
1. Bài cũ: Kết hợp bài mới.
2. Bài mới: 2.1: Giới thiệu bài: Ghi đầu bài
	2.2: Nội dung:
* Luyện đọc
- 2 HS đọc lại 2 bài tập đọc đã học, nêu cách đọc. (giọng đọc; ngắt, nghỉ hơi)
- GV chia nhóm (nhóm 6), yêu cầu HS luyện đọc bài theo nhóm; trả lời câu hỏi về nội dung bài, nêu nội dung bài. 
- HS luyện đọc, trả lời câu hỏi theo nhóm. HS dưới lớp đặt câu hỏi, nhận xét bạn đọc.
+ Nhóm 1: Đọc nối tiếp đoạn bài “Các em nhỏ và cụ già”
+ Nhóm 2: Đọc phân vai bài “Các em nhỏ và cụ già”
+ Nhóm 3: Đọc thuộc lòng nối tiếp các khổ thơ bài “Tiếng ru”
+ Nhóm 4, 5: Đọc phân vai bài “Các em nhỏ và cụ già” và đọc thuộc lòng cả bài “Tiếng ru”.
- Câu hỏi gợi ý: 
+ Ông cụ gặp chuyện gì buồn?
+ Vì sao khi trò chuyện với các bạn nhỏ, ông cụ thấy lòng nhẹ hơn?
+ Con ong, con cá, con chim yêu những gì? Vì sao?
+ Vì sao núi không nên chê đất thấp, biển không nên chê sông nhỏ?
* Ôn: Từ ngữ về cộng đồng
Bài 1: Gạch bỏ 2 từ không cùng nhóm trong mỗi dãy từ sau:
a/ Từ chỉ người trong cộng đồng: đồng bào, đồng đội, đồng nghiệp, đồng hương, đồng tâm, công sự, cộng tác.
b/ Từ chỉ thái độ, hoạt động trong cộng đồng: đồng tâm, đồng lòng, đồng sức, cộng tác, đồng đội, hợp tác, cộng sự.
c/ Từ chỉ nơi sinh sống: cộng sinh, xóm, làng, thôn, xã, phường, quận, trưởng thôn, thành phố.
Bài 2: Chọn từ trong ngoặc điền vào chỗ trống:
a. Chúng ta cần tôn trọng quy tắc nơi .(công cộng, cộng đồng)
b. Bố em đang đi họp hội..(đồng hương, đồng ngũ) Hà Nam.
c. Hoạt động nhóm giúp chúng ta học cách ..(hợp tác, cộng đồng) rất cao.
- HS đọc bài, làm phiếu học tập cả hai bài.
- HS đọc kết quả bài làm của mình. GV cùng HS nhận xét, chỉnh sửa, giải nghĩa một số từ.
- GV cùng HS nhận xét, chốt đáp án đúng, liên hệ giáo dục HS tình yêu thương con người sống trong cộng đồng.
=> Củng cố, mở rộng từ ngữ về cộng đồng.
3. Củng cố- dặn dò: 
+ Nêu nội dung hai bài tập đọc vừa ôn?
- GV liên hệ, nhận xét giờ học, dặn dò HS.
TOÁN*
Ôn tập về phép nhân, phép chia
I. Mục tiêu bài dạy:
- Củng cố cách nhân, chia trong bảng và ngoài bảng.
- Rèn kỹ năng thực hiện phép nhân, phép chia, vận dụng giải toán.
- Giáo dục HS có ý thức trong học tập, yêu thích học toán.
II- Đồ dùng dạy học: phiếu học tập (bài 1)
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bài cũ: Kết hợp bài mới
2. Bài mới: 2.1 Giới thiệu bài:Ghi đầu bài
	 2.2 Nội dung
Bài 1: Tìm X
a/ X x 8 + 25 = 81	b/ 72 – X: 4 = 16
c/ X: 7 = 8 (dư 4) 	d/ x: 7 = 4 (dư 5)
- HS nêu yêu cầu bài, 4 HS lên bảng làm, lớp làm phiếu học tập, nhận xét.
- HS nêu cách làm, nhận xét.
- GV theo dõi, chỉnh sửa, tuyên dương.
+ Muốn số bị trừ, số chia, thừa số chưa biết ta làm thế nào?
=> Củng cố cách tìm thành phần chưa biết của phép tính.
Bài 2: Ngân chia một số cho 7 thì được thương là 6. Hỏi chia số đó cho 3 thì được thương là bao nhiêu?
- HS đọc đề bài, phân tích bài toán.
- HS tóm tắt và làm bài tập vào vở, bảng lớp, nêu cách làm.
+ Số chia cho 7 thì được thương là 6 là số nào?
+ Số đó chia cho 3 thì được thương là bao nhiêu?
- GV cùng HS chữa bài, chốt bài giải đúng.
=> Củng cố bài toán về phép nhân, phép chia.
Bài 3: Một phép chia có số chia là 7, thương bằng 15 và số dư là số dư lớn nhất có thể có. Tìm số bị chia.
- HS đọc yêu cầu, thảo luận nhóm đôi tìm cách làm.
- HS làm bài vở, bảng lớp, nêu cách làm. GV lưu ý cách trình bày, nếu HS làm bài chưa đúng, GV hướng dẫn HS làm bài và yêu cầu HS làm lại vào vở.
+ Phép chia có số chia là 7 thì số dư lớn nhất có thể có là mấy?
=> Củng cố bài toán về tìm số bị chia.
Bài 4: : Năm nay mẹ 34 tuổi, con 8 tuổi. Hỏi mấy năm nữa tuổi mẹ gấp 3 lần tuổi con?
- HS đọc bài, làm nháp, bảng lớp và nêu cách làm.
- GV cùng HS nhận xét, chốt đáp án
+ Năm nay mẹ hơn con bao nhiêu tuổi?
+ Khi tuổi mẹ gấp 3 lần tuổi con, hiệu số tuổi của hai mẹ con có thay đổi không?
=> Củng cố bài toán có lời văn.
3. Củng cố, dặn dò
+ HS đọc thuộc các bảng nhân, bảng chia đã học.
- GV nhận xét giờ học, dặn dò HS.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_buoi_chieu_toan_tieng_viet_lop_3_tuan_8_nam_hoc_2015.doc