Giáo án buổi chiều Toán, Tiếng việt Lớp 3 - Tuần 9 - Năm học 2015-2016 - Tiên Thị Dung

Giáo án buổi chiều Toán, Tiếng việt Lớp 3 - Tuần 9 - Năm học 2015-2016 - Tiên Thị Dung

* Luyện tập kể về người hàng xóm

- Yêu cầu HS suy nghĩ, chọn một người hàng xóm mà em yêu quý để kể về người đó.

+ Để kể về người hàng xóm cần giới thiệu về những đặc điểm gì của người đó?

- HS luyện kể theo nhóm đôi.

- 3 – 4 HS thi kể trước lớp. GV cùng HS nhận xét bạn kể đúng, kể hay; tuyên dương.

- HS viết những điều vừa kể về người hàng xóm vào vở (7 – 10 câu). GV quan sát, hướng dẫn HS còn lúng túng bằng các câu hỏi gợi ý:

+ Người đó tên là gì, bao nhiêu tuổi?

+ Người đó làm nghề gì?

+ Tình cảm của gia đình em đối với người hàng xóm như thế nào?

+ Tình cảm của người hàng xóm đối với gia đình em như thế nào?

- Một số em đọc bài trước lớp. GV nhận xét, tuyên dương, liên hệ: Yêu quý và giúp đỡ mọi người trong cộng đồng.

=> Củng cố cách kể về người hàng xóm.

* Ôn tập câu kiểu Ai làm gì?

Bài 1: a/Gạch dưới các câu theo mẫu Ai làm gì? trong đoạn văn dưới đây?

(1) Từ buổi ấy, Bồ Nông mò mẫm đi kiếm mồi. (2) Đêm đêm, chú Bồ Nông nhỏ bé ra đồng xúc tép, xúc cá. (3) Trên đồng nẻ, dưới ao khô, cua cá chết gần hết. (4) Bắt được con mồi nào, chú Bồ Nông cũng ngậm vào miệng để phần mẹ.

 

doc 7 trang Người đăng hoaithuong212 Lượt xem 565Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án buổi chiều Toán, Tiếng việt Lớp 3 - Tuần 9 - Năm học 2015-2016 - Tiên Thị Dung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 9
Soạn: 17/10 	 Dạy: Thứ ba ngày 20 tháng 10 năm 2015
TIẾNG VIỆT*
Luyện tập kể về người hàng xóm. Ôn tập câu Ai làm gì?
I.Mục đích yêu cầu
- Củng cố kể về người hàng xóm, câu kiểu Ai làm gì?
- Rèn kĩ năng nói và viết về người hàng xóm, diễn đạt rõ ràng, chân thật; tìm và phân biệt được cấu tạo câu kiểu Ai là gì?
- Giáo dục HS ý thức học tập tốt, mạnh dạn, tự tin trước tập thể.
II. Đồ dùng dạy học: phiếu học tập (bài 3, 4)
III.Các hoạt đông dạy học chủ yếu
1. Bài cũ: kết hợp bài mới
2. Bài mới: 2.1:Giới thiệu bài: Ghi đầu bài
	2.2:Nội dung:
* Luyện tập kể về người hàng xóm
- Yêu cầu HS suy nghĩ, chọn một người hàng xóm mà em yêu quý để kể về người đó.
+ Để kể về người hàng xóm cần giới thiệu về những đặc điểm gì của người đó? 
- HS luyện kể theo nhóm đôi.
- 3 – 4 HS thi kể trước lớp. GV cùng HS nhận xét bạn kể đúng, kể hay; tuyên dương.
- HS viết những điều vừa kể về người hàng xóm vào vở (7 – 10 câu). GV quan sát, hướng dẫn HS còn lúng túng bằng các câu hỏi gợi ý:
+ Người đó tên là gì, bao nhiêu tuổi?
+ Người đó làm nghề gì?
+ Tình cảm của gia đình em đối với người hàng xóm như thế nào?
+ Tình cảm của người hàng xóm đối với gia đình em như thế nào?
- Một số em đọc bài trước lớp. GV nhận xét, tuyên dương, liên hệ: Yêu quý và giúp đỡ mọi người trong cộng đồng.
=> Củng cố cách kể về người hàng xóm.
* Ôn tập câu kiểu Ai làm gì?
Bài 1: a/Gạch dưới các câu theo mẫu Ai làm gì? trong đoạn văn dưới đây?
(1) Từ buổi ấy, Bồ Nông mò mẫm đi kiếm mồi. (2) Đêm đêm, chú Bồ Nông nhỏ bé ra đồng xúc tép, xúc cá. (3) Trên đồng nẻ, dưới ao khô, cua cá chết gần hết. (4) Bắt được con mồi nào, chú Bồ Nông cũng ngậm vào miệng để phần mẹ.
b/Ghi lại từng bộ phận câu tìm được vào chỗ trống thích hợp theo mẫu:
Câu 
Ai (con gì)?
Làm gì?
Câu (1)
Bồ Nông
Mò mẫm đi kiếm mồi
..
.
.
.
..
.
.
..
.
.
..
- HS nêu yêu cầu bài, đọc đoạn văn trước lớp, làm phiếu học tập, giải thích.
- GV – HS nhận xét, chốt đáp án đúng: câu (1), (2), (4).
+ Câu (3) thuộc mẫu câu nào đã học?
=> Củng cố về câu kiểu Ai làm gì?
Bài 4: Điền từ ngữ thích hợp để hoàn chỉnh các câu sau:
a/ Sau một hồi trống báo hiệu giờ ra chơi, chúng em.
b/ .quây quần bên nồi bánh chưng, chuyện trò vui vẻ.
c/ Trên cánh đồng, các bác nông dân.
- HS đọc bài, làm phiếu học tập, bảng lớp.
- GV cùng HS nhận xét, tuyên dương.
- GV liên hệ tình yêu gia đình, yêu người lao động.
+ Câu kiểu Ai làm gì? gồm có những bộ phận nào?
=> Củng cố câu kiểu Ai làm gì?
3. Củng cố- dặn dò: 
+ Lấy ví dụ câu kiểu Ai làm gì?
- GV liên hệ, nhận xét giờ học, dặn dò HS.
TOÁN*
Ôn tập về tìm số chưa biết; góc vuông, góc không vuông
I. Mục tiêu bài dạy:
- Củng cố về cách tìm số chưa biết trong một tổng, tích, hiệu, thương; cách xác định góc vuông, góc không vuông bằng ê ke.
- HS tìm được các thành phần chưa biết trong các phép tính cộng, trừ, nhân, chia; xác định được góc vuông, góc không vuông bằng ê ke.
- Giáo dục HS chăm chỉ, yêu thích học Toán.
II. Đồ dùng dạy học: Ê ke
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bài cũ: kết hợp bài mới.
2. Bài mới: 2.1 Giới thiệu bài:Ghi đầu bài
	2.2 Nội dung
*Ôn tập về tìm số chưa biết
Bài 1: Tìm , biết: 
 24 + = 33 +46 – 8 = 17 	 50 – = 26
 x 7 = 42 : 2 : 5 = 4 (dư 2) 58 : = 7 (dư 2)
- HS nêu yêu cầu bài, làm bài tập vào vở. 3 HS lên bảng làm bài.
- GV theo dõi, hướng dẫn HS làm bài, chữa bài.
- HS nêu cách tìm các thành phần chưa biết trong các phép tính.
=> Củng cố cách tìm thành phần chưa biết trong các phép tính cộng, trừ, nhân, chia.
Bài 2: a/Trong phép chia có số chia bằng 6, số dư bằng 4. Hỏi phải thêm vào số bị chia ít nhất bao nhiêu đơn vị để được một phép chia hết?
b/ Trong phép chia có số chia bằng 5, số dư là số lớn nhất có thể có. Hỏi phải giảm số bị chia ít nhất bao nhiêu đơn vị để được một phép chia hết?
- HS đọc đề bài, phân tích bài toán, làm bài vào vở. 2 HS làm bảng lớp.
- GV theo dõi, hướng dẫn HS còn lúng túng, chữa bài.
=> Củng cố bài toán về phép chia có dư.
* Ôn: Góc vuông, góc không vuông
Bài 3: Dùng ê ke kiểm tra xem mỗi hình dưới đây có mấy góc vuông, mấy góc không vuông và tên đỉnh của góc đó là gì?
G
E
 A B 
H
K
D C 
- Học sinh kiểm tra bằng ê ke và nêu các góc vuông và góc không vuông trong mỗi hình vẽ.
* Góc vuông đỉnh A cạnh AB, AD; góc vuông đỉnh B cạnh BA, BC; ...
* Góc không vuông đỉnh B cạnh BA, BC; góc không vuông đỉnh A cạnh AB, AD;...
- HS kiểm tra và nêu lại. 
- GV quan sát, hướng dẫn HS còn lúng túng cách kiểm tra góc vuông, góc không vuông, cùng HS nhận xét, chữa bài.
=> Củng cố góc vuông, góc không vuông
Bài 4: Vẽ một góc vuông và một góc không vuông.
 - HS đọc yêu cầu, làm nháp, 1HS vẽ trên bảng lớp.
- GV cùng HS nhận xét, sửa chữa.
=> Củng cố góc vuông, góc không vuông
3. Củng cố, dặn dò
+ Thế nào là một góc vuông? Muốn tìm số bị chia trong phép chia có dư ta làm thế nào?
- GV nhận xét giờ học, dặn dò HS.
TIẾNG VIỆT*
Ôn: Từ ngữ về trường học, gia đình, quan hệ họ hàng; So sánh.
Câu kiểu Ai làm gì?
I- Mục tiêu bài dạy:
- Củng cố từ ngữ về trường học, gia đình, quan hệ họ hàng; so sánh; câu kiểu Ai làm gì?
- Rèn kĩ năng sử dụng từ ngữ về trường học, gia đình, quan hệ họ hàng; tìm các sự vật so sánh với nhau, dặt câu với câu kiểu Ai làm gì?
- Giáo dục HS chăm chỉ, có ý thức tự học.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:	
1. Bài cũ: Kết hợp cùng bài mới
2. Bài mới: 2.1. Giới thiệu bài:
 2. 2. Nội dung:
* Ôn: Từ ngữ về trường học, gia đình, quan hệ họ hàng.
Bài 1: Điền tiếp các từ thích hợp vào từng ô trống.
Từ chỉ những người ở trường học.
Từ chỉ những người ở trong gia đình.
Từ chỉ những người có quan hệ họ hàng.
Học sinh, .......................
......................................
Bố, mẹ, .........................
.....................................
Chú, dì, ........................
.......................................
- HS đọc bài, nêu yêu cầu bài.
- HS thảo luận bài theo nhóm đôi. Đại diện 3 nhóm lên bảng làm bài. Lớp quan sát, nhận xét.
- GV cùng HS chữa bài, chốt đáp án đúng.
- HS đọc các từ chỉ trường học, gia đình, quan hệ họ hàng.
=> Củng cố về từ ngữ về trường học, gia đình, quan hệ họ hàng.
* Ôn: So sánh; Câu kiểu Ai làm gì?
Bài 2: Điền các từ ngữ chỉ sự vật so sánh phù hợp với mỗi dòng sau:
a) Những chú gà con lông vàng ươm như ............................................
b) Vào mùa thu, nước hồ trong như.....................................................
c) Tiếng suối ngân nga tựa như .......................................................
- HS nêu yêu cầu bài, đọc các câu.
+ Lông của chú gà con màu vàng được so sánh với gì?
- 1 HS làm bảng lớp, lớp làm vở. GV theo dõi, giúp đỡ HS làm bài.
- GV cùng HS chữa bài, chốt bài làm đúng.
=> Củng cố về so sánh.
Bài 3: Đặt câu có mô hình Ai – làm gì? theo gợi ý sau.
a) 3 câu nói về con người đang làm việc. ................................................
b) 3 câu nói về con vật đang hoạt động ................................................
- HS nêu yêu cầu bài, GV gợi ý. 1 HS lên bảng làm bài. lớp làm bài vào vở. 
- GV cùng HS chữa bài. HS giải thích cách chọn từ ngữ và đặt câu.
=> Củng cố đặt câu câu kiểu Ai làm gì?
3.Củng cố, dặn dò: + Lấy ví dụ câu kiểu Ai làm gì? Tìm một số từ ngữ về chủ đề trường học, gia đình?
 - GV nhận xét giờ học, dặn dò. 
Soạn: 18/10 	 Dạy: Thứ tư ngày 21 tháng 10 năm 2015
TOÁN*
Ôn tập về bảng đơn vị đo độ dài . Giải toán có lời văn
I. Mục tiêu bài dạy:
- Củng cố về bảng đơn vị đo độ dài, giải toán có lời văn.
- HS có kĩ năng đổi các số đo độ dài có đơn vị đo lớn hơn thành số đo độ dài có đơn vị đo bé hơn; đổi được số đo độ dài có hai tên đơn vị đo thành số đo độ dài có một tên đơn vị đo; giải đúng bài toán về tìm một trong các phần bằng nhau của một số, bài toán về tính tuổi. 
- Giáo dục HS chăm chỉ học toán.
II- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bài cũ: Kết hợp bài mới
2. Bài mới: 2.1 Giới thiệu bài:Ghi đầu bài
	 2.2 Nội dung
* Ôn: Bảng đơn vị đo độ dài.
Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
 1 km =  m 7 dm =  mm
 4m 3dm = ..dm 8dm 7cm = cm
 5m 4cm =  cm 6dm 8 mm = mm
- HS nêu yêu cầu bài. 3 HS lên bảng làm bài. Lớp làm bài tập vào vở.
- GV cùng HS nhận xét, chữa bài. HS nêu cách điền số thích hợp vào một số chỗ trống trong bài.
=> Củng cố cách đổi các đơn vị đo độ dài.
Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
 1km = .hmdam	3dam = .m = .dm
 2hm = ..dam = .m	6km = ..hm = dam 
- HS nêu yêu cầu. 2 HS lên bảng làm bài. Lớp làm bài vào vở nháp.
- GV cùng HS nhận xét. chữa bài. HS nêu cách đổi một số phép đổi trong bài.
=> Củng cố cách đổi các đơn vị đo độ dài.
Bài 4: Ngày tết Bố và Bình về quê. Đường từ nhà Bình về quê dài 35 km. Đi được một lúc Bình hỏi bố: Bố ơi, đã sắp tới quê chưa? Bố đáp: Còn 1/5 quãng đường nữa con ạ. Hỏi:
Đường còn lại về quê Bình dài bao nhiêu ki-lô-mét? 
Hai bố con đã đi được bao nhiêu ki lô mét? 
- HS đọc đề bài, nêu yêu cầu bài toán, làm vở, bảng lớp. GV hướng dẫn HS còn lúng túng làm bài:
+ Muốn biết quãn đường còn lại về quê Bình dài bao nhiêu ki lô mét ta làm thế nào?
+ Biết quãng đường còn lại, có tìm được quãng đường hai bố con đã đi được không? Ta làm thế nào?
- GV- HS chữa bài, nhận xét, chỉnh sửa.
=> Củng cố cách giải bài toán về tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
Bài 4: Ông hơn Hùng 56 tuổi, bốn năm nữa tuổi ông sẽ gấp 9 lần tuổi Hùng. Hỏi hiện nay Hùng bao nhiêu tuổi?
- HS đọc bài, phân tích bài toán, thảo luận nhóm đôi tìm cách giải bài toán.
- 1 HS làm bảng lớp.
+ Hiện nay ông hơn Hùng bao nhiêu tuổi?
+ Bốn năm nữa, hiệu số tuổi của hai người có thay đổi không?
- GV cùng HS nhận xét, chữa bài.
=> Củng cố bài toán về tính tuổi.
3. Củng cố, dặn dò
+ HS đọc bảng đơn vị đo độ dài, liên hệ thực tế.
- GV nhận xét giờ học, dặn dò HS.
TIẾNG VIỆT*
Ôn: Kể lại buổi đầu đi học; Kể về người hàng xóm
I.Mục đích yêu cầu:
- Củng cố cách kể về người hàng xóm, buổi đầu đi học.
- HS kể lại được buổi đầu đi học (kể về một người hàng xóm); viết lại được những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn.
- Giáo dục HS ý thức học tập tốt.
II.Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
1. Bài cũ: Kết hợp cùng bài mới
2. Bài mới: 2.1. Giới thiệu bài:
 2. 2. Nội dung:
* Kể lại buổi đầu em đi học (kể về người hàng xóm)
Đề 1: Kể lại buổi đầu em đi học 
 Gợi ý:
+ Buổi đầu em đến lớp là buổi sáng hay buổi chiều?
+ Ai dẫn em đến trường?
+ Lúc đầu, em bỡ ngỡ ra sao?
+ Buổi học đã kết thúc thế nào?
+ Cảm xúc của em về buổi học đó?
Đề 2: Kể về một người hàng xóm mà em quý mến
 Gợi ý:
+ Người đó tên là gì, bao nhiêu tuổi?
+ Người đó làm nghề gì?
+ Tình cảm của gia đình em đối với người hàng xóm như thế nào?
+ Tình cảm của người hàng xóm đối với gia đình em như thế nào?
- 2 HS đọc đề bài và các gợi ý.
- HS chọn một trong hai đề bài TLV trên luyện kể theo nhóm đôi (HS có thể kể kĩ hơn, không hoàn toàn lệ thuộc vào các câu hỏi gợi ý.), GV theo dõi, hướng dẫn các nhóm.
- HS kể trước lớp, GV cùng HS nhận xét, rút kinh nghiệm.
- 3 – 4 HS thi kể trước lớp. GV cùng HS nhận xét bạn kể đúng, kể hay; tuyên dương.
=> Củng cố cách kể về buổi đầu tiên đi học (kể về người hàng xóm).
* Viết vào vở
- HS nêu yêu cầu bài, làm bài vào vở. GV theo dõi, hướng dẫn HS làm bài.
- GV nhận xét, tuyên dương HS. 2 – 3 HS đọc bài trước lớp để cả lớp tham khảo.
- GV nhận xét chung, liên hệ GD: Yêu trường, yêu lớp, thầy cô, bạn bè, yêu quý mọi người xung quanh.
=> Củng cố cách viết đoạn văn ngắn kể về buổi đầu tiên đi học, kể về người hàng xóm.
3. Củng cố, dặn dò
+ HS đọc lại bài văn kể về buổi đầu đi học, kể về người hàng xóm, liên hệ.
- GV nhận xét giờ học, dặn dò HS.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_buoi_chieu_toan_tieng_viet_lop_3_tuan_9_nam_hoc_2015.doc