Giáo án buổi sáng Các môn Lớp 3 - Tuần 10 - Năm học 2015-2016 - Tiên Thị Dung

Giáo án buổi sáng Các môn Lớp 3 - Tuần 10 - Năm học 2015-2016 - Tiên Thị Dung

+ Nội dung bài nói lên điều gì?

- GV tiểu kết chốt nội dung bài (như phần kiến thức đã nêu)

- Tranh vẽ thể hiện nội dung đoạn nào trong bài? GV liên hệ bài.

Tiết 2

* Luyện đọc lại:

- GV đọc lại đoạn 2, 3, hướng dẫn HS đọc đoạn 2, 3. HS thi đọc đoạn 2, 3.

- GV hướng dẫn HS đọc truyện theo vai (người dẫn chuyện, anh thanh niên, Thuyên), HS nhận vai đọc, luyện đọc trong nhóm.

- 2 nhóm thi đọc trước lớp, GV cùng HS nhận xét, tuyên dương nhóm đọc hay.

* Hướng dẫn HS kể chuyện:

- HS đọc yêu cầu SGK, GV nhắc lại để HS nắm chắc yêu cầu bài.

+ HS kể lại từng đoạn của câu chuyện theo tranh (HS kể cho nhau nghe, kể theo cặp).

+ Đại diện một số cặp thi kể trước lớp.

- 1HS kể lại cả câu chuyện theo tranh.

=> Sau mỗi lần kể GV cùng HS nhận xét, đánh giá về nội dung diễn đạt, giọng kể.

+ Qua câu chuyện em rút ra được bài học gì cho bản thân? (HS nêu; GV nhận xét tiểu kết ý nghĩa câu chuyện:“Luôn quan tâm, gắn bó thân thiết với những người cùng quê hương”.)

 

doc 32 trang Người đăng hoaithuong212 Lượt xem 512Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án buổi sáng Các môn Lớp 3 - Tuần 10 - Năm học 2015-2016 - Tiên Thị Dung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 10
Soạn: 21/10 	 	Dạy: Thứ hai ngày 26 tháng 10 năm 2015
TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN
Giọng quê hương (2 tiết)
I. Mục đích yêu cầu: 
- HS đọc đúng toàn bài. Hiểu nội dung bài: “Tình cảm thiết tha gắn bó của các nhân vật trong câu chuyện với quê hương, với người thân qua giọng nói quê hương thân quen”. Biết kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.
- HS đọc rõ ràng, rành mạch, đúng tốc độ, nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm dấu phẩy và giữa các cụm từ; thay đổi giọng qua lời đối thoại; dựa vào tranh kể lại được một đoạn của câu chuyện.
- Giáo dục HS luôn yêu quý mọi người, yêu quê hương mình.
II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ nội dung bài, tranh minh hoạ từng đoạn của câu chuyện.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Tiết 1
1. Bài cũ: HS đọc thuộc lòng một bài thơ đã học từ tuần 1 đến 8.
2. Bài mới: 2.1: Giới thiệu bài:
 2.2: Nội dung:	
* Luyện đọc:
- GV đọc mẫu toàn bài, tóm tắt nội dung bài.
- Luyện đọc câu.
+ HS đọc từng câu nối tiếp đến hết bài. GV nhận xét, chỉnh sửa kết hợp ghi bảng những từ HS đọc chưa đúng. HS luyện đọc từ khó: Thuyên; rời quê; lạ thường; lúng túng; mắt rớm lệ;
- GV hướng dẫn HS luyện đọc một số câu khó: “Xin lỗi. Tôi anh là ; Dạ không! Bây giờ ; Mẹ tôi là người miền Trung tám năm rồi.” (HS đọc, nêu cách ngắt nghỉ hơi, GV nhận xét, bổ sung).
- Luyện đọc đoạn:
+ 3 HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn trước lớp, HS dưới lớp theo dõi (GV nhắc nhở HS cách đọc một số câu kể, câu hỏi cho đúng), GV cùng HS giải nghĩa một số từ ngữ khó trong từng đoạn (đôn hậu; thành thực; bùi ngùi;) HS đặt câu với từ “ bùi ngùi”.
+ HS đọc từng đoạn trong nhóm (nhóm 3). GV theo dõi hướng dẫn các nhóm đọc đúng.
+ Các nhóm thi đọc. GV gọi 2 nhóm thi đọc trước lớp. GV cùng HS nhận xét, tuyên dương.
- 1 HS đọc toàn bài.
* Tìm hiểu bài:
- HS đọc thầm từng đoạn, trả lời các câu hỏi SGK (5 câu hỏi SGK). Sau mỗi đoạn GV tiểu kết chốt ý đoạn: 
=> Ý1 : Sự gặp gỡ của Thuyên, Đồng với những người cùng quê; 
=> Ý 2 : Lí do làm Thuyên, Đồng ngạc nhiên.
=> Ý 3 : Tình cảm của các nhân vật đối với quê hương.
- GV giải nghĩa thêm từ: qua đời, mắt rớm lệ.
+ Nội dung bài nói lên điều gì? 
- GV tiểu kết chốt nội dung bài (như phần kiến thức đã nêu)
- Tranh vẽ thể hiện nội dung đoạn nào trong bài? GV liên hệ bài.
Tiết 2
* Luyện đọc lại:
- GV đọc lại đoạn 2, 3, hướng dẫn HS đọc đoạn 2, 3. HS thi đọc đoạn 2, 3.
- GV hướng dẫn HS đọc truyện theo vai (người dẫn chuyện, anh thanh niên, Thuyên), HS nhận vai đọc, luyện đọc trong nhóm.
- 2 nhóm thi đọc trước lớp, GV cùng HS nhận xét, tuyên dương nhóm đọc hay.
* Hướng dẫn HS kể chuyện:
- HS đọc yêu cầu SGK, GV nhắc lại để HS nắm chắc yêu cầu bài.
+ HS kể lại từng đoạn của câu chuyện theo tranh (HS kể cho nhau nghe, kể theo cặp). 
+ Đại diện một số cặp thi kể trước lớp.
- 1HS kể lại cả câu chuyện theo tranh.
=> Sau mỗi lần kể GV cùng HS nhận xét, đánh giá về nội dung diễn đạt, giọng kể.
+ Qua câu chuyện em rút ra được bài học gì cho bản thân? (HS nêu; GV nhận xét tiểu kết ý nghĩa câu chuyện:“Luôn quan tâm, gắn bó thân thiết với những người cùng quê hương”.) 
3. Củng cố, dặn dò: 
+ Nêu cảm nghĩ của em về câu chuyện?
+ Qua câu chuyện em thấy giọng quê hương có ý nghĩa như thế nào với những người đi xa?
- GV nhận xét giờ học, dặn dò HS chuẩn bị bài sau. 	
TOÁN
Thực hành đo độ dài.
I. Mục tiêu bài dạy:
- HS biết dùng thước và bút để vẽ các đoạn thẳng có độ dài cho trước. Biết cách đo và đọc kết quả đo độ dài những vật gần gũi với HS như độ dài cái bút, chiều dài mép bàn, chiều cao bàn học. Biết dùng mắt ước lượng độ dài (tương đối chính xác).
- HS vẽ được đoạn thẳng có độ dài cho trước, thực hành đo và đọc kết quả đo độ dài những vật gần gũi; ước lượng tương đối chính xác độ dài của bức tường, chân tường lớp học.
- Giáo dục HS có ý thức học tập tốt, yêu thích môn Toán.
II. Đồ dùng dạy học: Bộ đồ dùng học toán.
III .Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bài cũ: HS đọc bảng đơn vị đo độ dài và làm bài tập:
1 m =  cm 5 m 4 dm = ... cm
 1 km = ... m 1 m =  mm
2. Bài mới: 2.1: Giới thiệu bài:
 2.2: Nội dung:
Bài 1(47): HS nêu yêu cầu bài.
- GV hướng dẫn HS vẽ độ dài đoạn thẳng AB (vừa vẽ vừa giải thích)
- Các đoạn thẳng còn lại HS tự vẽ và nêu cách vẽ từng đoạn thẳng.
- 3HS lên bảng làm, lớp làm nháp, GV cùng HS nhận xét, sửa sai.
+ GV lưu ý cho HS cách vẽ độ dài đoạn thẳng EG: 1dm 2cm.
=> Củng cố cách vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.
Bài 2(47): HS nêu yêu cầu bài. GV hướng dẫn HS nắm chắc yêu cầu bài.
- HS thực hành đo độ dài một số đồ vật theo cặp, nêu độ dài từng đồ vật đo được.
- GV cùng HS nhận xét, sửa sai. HS nhắc lại các số đo độ dài đó.
=> Củng cố cách sử dụng thước để đo độ dài đồ vật.
Bài 3(47): HS nêu yêu cầu bài.
- GV hương dẫn HS dùng mắt để ước lượng độ dài.
a. Ước lượng chiều cao của bức tường lớp em
- GV đặt thước 1m dựng sát góc bức tường đề HS ước lượng độ dài 1m trên tường và chia phần chiều cao còn lại thành mấy khoảng 1m nữa. Từng HS ước lượng theo mắt mình.
- HS đọc kết quả độ dài từng vật ước lượng được.
- GV nhận xét, tuyên dương HS ước lượng chính xác.
b.Ước lượng chiều dài chân tường lớp học (tương tự)
=> Củng cố cách ước lượng độ dài bằng mắt.
3. Củng cố, dặn dò: 
+ Ước lượng xem chiều dài lớp học là bao nhiêu?
- GV nhận xét giờ học, dặn dò. 
 ĐẠO ĐỨC
Chia sẻ vui buồn cùng bạn (tiết 2)
I. Mục tiêu bài dạy:
- HS biết thể hiện sự cảm thông, chia sẻ phù hợp với bạn bè trong một số tình huống cụ thể và biết đánh giá, tự đánh giá bản thân trong việc quan tâm, giúp đỡ bạn.
- HS nêu được một vài việc làm cụ thể chia sẻ vui buồn cùng bạn, chia sẻ vui buồn cùng bạn trong cuộc sống hàng ngày, đánh giá việc thực hiện chuẩn mực đạo đức của bản thân và của các bạn khác trong lớp, trong trường.
- Giáo dục HS tinh thần đoàn kết, lòng nhân ái. 
 II. Đồ dùng dạy học: 
- GV: Truyện, thơ, ca dao, tục ngữ nói về chủ đề Chia sẻ, cảm thông với người khác.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Bài cũ: 
+ Nêu các biểu hiện của sự cảm thông, chia sẻ với bạn bè?
- GV nhận xét, tuyên dương.
2. Bài mới: 
 2.1 Giới thiệu bài
 2.2 Nội dung
* Hoạt động 1: Đóng vai
 Mục tiêu: HS biết thể hiện sự cảm thông, chia sẻ phù hợp với bạn bè trong một số tình huống cụ thể.
+) Cách tiến hành: 
- GV treo bảng phụ các tình huống, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm đóng vai một tình huống:
+ Tình huống 1: An ủi, động viên khi bạn ốm phải nằm viện.
+ Tình huống 2: Chúc mừng sinh nhật bạn.
+ Tình huống 3: Động viên, giúp đỡ khi gia đình bạn mới bị thiên tai, mất hết nhà cửa.
- Các nhóm thảo luận, đóng vai xử lí tình huống, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, tuyên dương.
=> Kết luận: Chúng ta cần chia sẻ với bạn bè những khi có chuyện vui hoặc buồn. Thái độ cảm thông, chia sẻ phải chân tình, tế nhị, không được tỏ vẻ thương hại để không làm tổn thương người được chia sẻ.
*Hoạt động 2: Liên hệ thực tế
 Mục tiêu: HS biết tự đánh giá việc thực hiện chuẩn mực đạo đức của bản thân và của các bạn khác trong lớp, trong trường. Đồng thời giúp các em khắc sâu hơn ý nghĩa của việc cảm thông, chia sẻ vui buồn cùng bạn.
+) Cách tiến hành: 
- GV nêu yêu cầu:
+ Em đã biết chia sẻ với bạn bè trong lớp, trong trường chưa? Chia sẻ như thế nào?
+ Đã bao giờ em được các bạn trong lớp, trong trường chia sẻ những khi vui hoặc buồn chưa? Hãy kể một trường hợp cụ thể. Khi được bạn bè chia sẻ như vậy, em cảm thấy thế nào?
- HS nêu ý kiến, GV cùng HS nhận xét, tuyên dương.
=> GV kết luận, liên hệ: Bạn bè tốt cần phải biết cảm thông, chia sẻ cùng nhau.
*Hoạt động 3: Trò chơi: Phóng viên
 Mục tiêu: Củng cố nội dung bài học.
+) Cách tiến hành:
- HS trong lớp lần lượt đóng vai phóng viên và phỏng vấn các bạn trong lớp các câu hỏi liên quan đến chủ đề bài học. Ví dụ:
+ Vì sao cần phải quan tâm, chia sẻ vui buồn cùng nhau?
+ Cần làm gì khi bạn có niềm vui hoặc khi bạn có chuyện buồn?
+ Hãy kể một câu chuyện về chia sẻ vui buồn cùng bạn.
+ Bạn hãy hát một bài hát hoặc ca dao, tục ngữ nói về chủ đề tình bạn.
+ Bạn sẽ làm gì nếu thấy bạn mình đối xử không tốt với các bạn khuyết tật
=> Kết luận chung: Khi bạn bè có chuyện vui, buồn, em cần chia sẻ cùng bạn để bạn có niềm vui được nhân lên, nỗi buồn được vơi đi. Mọi trẻ em đều có quyền được đối xử bình đẳng.
3. Củng cố, dặn dò:
+ 	HS hát bài “Lớp chúng ta đoàn kết”.
+ Nêu ý nghĩa của sự cảm thông, chia sẻ với bạn? 
- GV nhận xét tiết học, dặn dò học sinh chuẩn bị bài sau.
THỦ CÔNG
Ôn tập chủ đề Phối hợp gấp, cắt, dán hình (tiết 2 )
I. Mục tiêu bài dạy
- Ôn tập, củng cố được kiến thức, kĩ năng phối hợp gấp, cắt, dán để làm đồ chơi.
- HS làm được ít nhất hai đồ chơi đã học.
- GD HS tính chăm chỉ khéo léo, hứng thú với giờ học gấp hình, yêu lao động.
II. Đồ dùng dạy học: 
GV: Giấy thủ công, kéo, hồ dán; thước kẻ.
HS: Giấy thủ công, kéo thủ công, hồ dán, bút màu.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
2. Bài mới: 2.1: Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
 2.2: Nội dung
* Thực hành
- Yêu cầu HS làm tiếp để hoàn thành sản phẩm từ tiết 1 và trang trí, chỉnh sửa lại sản phẩm cho đẹp hoặc làm thêm sản phẩm khác.
- GV phát giấy cho các nhóm dán sản phẩm.
- GV gợi ý cách trang trí, trình bày sản phẩm.
* Trưng bày sản phẩm
- GV treo bảng phụ yêu cầu:
+ Đối với các sản phẩm gấp: Gấp được hình. Nếp gấp tương đối phẳng, thẳng. Hình gấp tương đối cân đối.
+ Đối với các sản phẩm phối hợp gấp, cắt, dán: Hoàn thành sản phẩm. Sản phẩm tương đối cân đối. Hình dán tương đối phẳng.
- GV giới thiệu một số bài mẫu để HS quan sát và kham thảo.
- GV cùng HS nhận xét, đánh giá sản phẩm của các nhóm, tuyên dương
- GV nhắc nhở HS thu gọn giấy vụn vứt vào thùng rác, liên hệ ý thức giữ vệ sinh môi trường.
3. Củng cố dặn dò
+ Nêu các nội dung gấp, cắt, dán hình đã học?
- GV nhận xét tiết học, dặn dò HS thu dọn sản phẩm và vệ sinh lớp học, dặn dò học sinh chuẩn bị bài sau.
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Các thế hệ trong một gia đình
I. Mục tiêu bài dạy:
- HS biết các thế hệ trong một gia đình.
- HS phân biệt được các thế hệ trong một gia đình, giới thiệu được với bạn bè về các thế hệ trong gia đình của mình.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học, yêu thương mọi người trong gia đình và mọi người xung quanh.
II.  ... n xét, đánh giá về nội dung diễn đạt, giọng kể.
+ Qua câu chuyện em rút ra được bài học gì cho bản thân? (HS nêu; GV nhận xét tiểu kết ý nghĩa câu chuyện )
+ HS tìm một số câu ca dao, tục ngữ nói về tình yêu đất nước của người Việt Nam. 
3. Củng cố, dặn dò: 
+ Nêu cảm nghĩ của em về câu chuyện? Em hãy đặt tên khác cho câu chuyện?
- GV nhận xét giờ học, dặn dò. 	
TOÁN
Bài toán giải bằng hai phép tính (tiếp theo)
I. Mục tiêu bài dạy:
- HS bước đầu biết giải và trình bày bài giải bằng hai phép tính.
- Rèn kĩ năng giải các bài toán giải bằng hai phép tính.
- Giáo dục HS có ý thức học tập tốt, yêu thích môn Toán.
II. Đồ dùng dạy học:
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Bài cũ: Đặt đề toán giải bằng hai phép tính và giải bài toán đó.
2. Bài mới: 2.1: Giới thiệu bài:
 2.2: Nội dung:
* Hướng dẫn giải toán.
- GV treo bảng phụ chép bài toán SGK trang 51, HS đọc bài toán.
- GV hướng dẫn HS tóm tắt bài toán, 1HS lên bảng tóm tắt bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng. HS nhìn tóm tắt nêu lại nội dung bài toán.
+ Bài toán cho biết gì, hỏi gì?
+ Muốn tính được số xe bán được trong cả 2 ngày, ta cần biết gì?
+ Muốn tìm số xe bán được trong cả 2 ngày, ta làm như thế nào?
- 1HS lên bảng làm, lớp làm nháp, GV cùng HS nhận xét, sửa sai (nêu câu trả lời, các cách giải bài toán), chốt lại lời giải đúng.
Bài giải:
 Số xe đạp bán trong ngày chủ nhật là:
 	6 x 2 = 12 ( xe đạp )
 Số xe đạp bán trong cả hai ngày là:
	6 + 12 = 18 ( xe đạp )
	Đáp số: 18 xe đạp.
 + Bài toán được giải bằng mấy phép tính? So sánh với cách giải bài toán đã học ở tiết 1 nêu sự giống và khác nhau?
=> Khắc sâu cho HS cách giải bài toán bằng hai phép tính.
* Luyện tập.
Bài 1(51): HS đọc bài toán, GV vẽ sơ đồ bài toán như SGK yêu cầu HS quan sát và nêu yêu cầu bài toán.
- HS đặt đề toán theo tóm tắt.
- 1HS lên bảng làm, lớp làm vở, GV cùng HS nhận xét, sửa sai.
- HS nêu cách giải khác (làm hai phép tính cộng)
- GV cùng HS nhận xét, chốt lời giải đúng.
=> Củng cố giải toán bằng hai phép tính.
Bài 2(51): HS đọc bài toán, nêu yêu cầu bài.
- 2HS lên bảng làm (1HS tóm tắt- 1HS giải bài toán), lớp làm vở.
- GV hướng dẫn HS phân tích bài toán, tóm tắt bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng, cách trình bày bài toán giải.
+ Bài toán thuộc dạng toán nào và được giải bằng mấy phép tính?
- GV nhận xét một số vở: đáp án, cách trình bày bài(Nếu HS làm bài chưa đúng, GV hướng dẫn HS làm lại vào vở).
=> Củng cố giải toán bằng hai phép tính.
Bài 3(51): HS nêu yêu cầu bài, HS làm bài dòng 2.
- GV hướng dẫn HS làm mẫu 1 phép tính: 6 x 2 – 2. HS quan sát, nhận biết.
- Các phép tính còn lại HS nêu miệng. 
- GV lưu ý cho HS phân biệt: gấp 1 số lên 2 lần và bớt đi 2 đơn vị.
=> Củng cố cách điền số vào chỗ trống.
3. Củng cố, dặn dò: + Hãy đặt đề toán giải bằng hai phép tính và giải bài toán đó?
- GV nhận xét giờ học, dặn dò. 
 ĐẠO ĐỨC
Thực hành kĩ năng giữa học kì I
I. Mục tiêu bài dạy:
- Củng cố những kiến thức trong các bài đã học: Kính yêu Bác Hồ, Giữ lời hứa, Tự làm lấy việc của mình, Quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em, Chia sẻ vui buồn cùng bạn.
- HS hình thành các kĩ năng sau mỗi bài đã học.
- GDHS có ý thức tự giác học tập, phát huy khả năng giao tiếp trước đám đông.
 II. Đồ dùng dạy học: 
- Tranh, ảnh liên quan nội dung bài học.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Bài cũ: 
+ Tại sao bạn bè phải quan tâm, chia sẻ vui buồn cùng nhau?
- GV nhận xét, tuyên dương.
2. Bài mới: 
 2.1 Giới thiệu bài
 2.2 Nội dung
*Ôn tập các bài đã học 
 Mục tiêu: HS nắm được nội dung kiến thức cơ bản trong các bài đã học.
+) Cách tiến hành:
- HS nhắc lại các bài đã học:
+ Kính yêu Bác Hồ.
+ Giữ lời hứa
+ Tự làm lấy việc của mình
+ Quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em.
+ Chia sẻ vui buồn cùng bạn.
- GV chia lớp thành 5 nhóm, tổ chức cho HS ôn tập nội dung các bài đã học bằng hệ thống các câu hỏi có liên quan đến nội dung bài và liên hệ giáo dục HS.
Nhóm 1: Bác Hồ sinh vào ngày, tháng, năm nào? Quê Bác ở đâu? Tình cảm của Bác Hồ với các cháu thiếu nhi như thế nào? 
Nhóm 2: Thế nào là giữ lời hứa? Tại sao phải giữ lời hứa? Bạn đã hứa với ai bao giờ chưa? Bạn có thực hiện được điều đã hứa không? Khi đó bạn cảm thấy thế nào?
Nhóm 3: Thế nào là tự làm lấy việc của mình? Hãy kể những việc mà bạn đã tự làm lấy? Khi đó, bạn cảm thấy thế nào?
Nhóm 4: Tại sao cần quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em? Hãy kể một kỉ niệm về sự quan tâm, chăm sóc của ông bà dành cho bạn? Bạn đã làm gì để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc người thân trong gia đình?
Nhóm 5: Tại sao bạn bè phải chia sẻ vui buồn cùng nhau? Khi bạn của bạn có chuyện vui, bạn sẽ làm gì? Khi bạn của bạn có chuyện buồn, bạn sẽ làm gì?
- HS luận nhóm, mỗi nhóm thảo luận một nội dung nói cho nhau nghe và trình bày trước lớp.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung ý kiến.
- GV nhận xét hoạt động của các nhóm, tuyên dương các nhóm làm việc tích cực.
=> GV tiểu kết hoạt động 1, liên hệ giáo dục.
* Đóng vai
Mục tiêu: Củng cố kĩ năng sau mỗi nội dung bài học.
+) Cách tiến hành:
+ Mỗi nhóm lựa chọn các tình huống thảo luận và đóng vai các tình huống có liên quan nội dung bài học.
+ Các nhóm trình bày các tình huống trước lớp.
- Các nhóm nhận xét cách xử lí tình huống phần đóng vai của các nhóm.
- HS trả lời cá nhân.
- GV nhận xét, tuyên dương những học simh trả lời tốt, liên hệ giáo dục.
3. Củng cố, dặn dò
- HS nhắc lại nội dung bài, liên hệ.
- GV tổng kết toàn bài, nhận xét tiết học, dặn dò HS.
THỦ CÔNG
Cắt, dán chữ I, T
I. Mục tiêu bài dạy
- HS biết cách kẻ, cắt, dán chữ I, T.
- HS kẻ, cắt, dán được chữ I, T; các nét chữ tương đối phẳng và đều nhau; chữ dán tương đối phẳng.
- GD HS tính chăm chỉ khéo léo, yêu lao động.
II. Đồ dùng dạy học: 
GV: Quy trình gấp, cắt, dán chữ I, T; mẫu chữ I, T đã cắt để rời, giấy thủ công, kéo, hồ dán; thước kẻ.
HS: Giấy thủ công, kéo thủ công, hồ dán, bút màu.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
2. Bài mới: 2.1: Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
 2.2: Nội dung
* Quan sát, nhận xét mẫu
- GV giới thiệu mẫu cắt, dán chữ I, T, HS quan sát.
+ Chữ I, T có đặc điểm như thế nào? (Nét chữ I rộng mấy ô, cao mấy ô? Chữ I có mấy nét?...)
- GV nhận xét, nêu đặc điểm của chữ I, T: Chữ I là một nét thẳng đứng dài 5 ô, rộng 1 ô. Chữ T có 2 nét: nét ngang và nét thẳng đứng; nét ngang rộng 1 ô, dài 3 ô; nét thẳng đứng dài 4 ô, rộng 1 ô.
+ Gấp đôi chữ I, T theo chiều dọc, em có nhận xét gì về hai nửa của chữ I, T?
=> GV nhận xét, kết luận: Khi gấp đôi chữ I, T theo chiều dọc, nửa bên trái và bên phải của chữ trùng khít nhau. Vì vậy, chữ I và chữ T nếu gấp đôi theoc chiều dọc sẽ có nửa bên trái và nửa bên phải giống nhau. Do đó, sau khi kẻ chữ T, có thể gấp đôi chữ T theo chiều dọc để cắt. Chữ I có cấu tạo đơn giản, không cần gấp, chỉ cắt một hình chữ nhật có cạnh dài 5 ô, cạnh ngắn 1 ô.
* Hướng dẫn thao tác mẫu
- GV làm mẫu 1 lần từ đầu đến khi hoàn thành sản phẩm.
- GV hướng dẫn lần 2 vừa làm mẫu vừa hướng dẫn theo tranh quy trình.
Bước 1: Kẻ, cắt chữ I, T.
Bước 2: Dán chữ I, T.
+ Kẻ, cắt chữ I: Cắt hình chữ nhật có cạnh dài 5 ô, cạnh ngắn 1 ô.
+ Kẻ, cắt chữ T: Cắt hình chữ nhật có cạnh dài 5 ô, cạnh ngắn 3 ô. Chấm các điểm đánh dấu hình chữ T với nét ngang dài 3 ô, rộng 1 ô, nét thẳng dài 4 ô, rộng 1 ô. Gấp đôi chữ T theo đường dấu giữa, cắt bỏ phần gạch chéo.
- HS lên làm mẫu, cả lớp quan sát.
- HS thực hành kẻ, cắt, dán chữ I, T
- GV theo dõi sửa chữa uốn nắn các thao tác của học sinh. Nhận xét, tuyên dương HS.
3. Củng cố dặn dò
+ Nêu cách cắt dán chữ I, T?
- GV nhận xét tiết học, dặn dò HS thu dọn sản phẩm và vệ sinh lớp học, dặn dò học sinh chuẩn bị bài sau.
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Thực hành: Phân tích và vẽ sơ đồ mối quan hệ họ hàng (tiết 1)
 I. Mục tiêu bài dạy: 
- HS biết phân tích mối quan hệ họ hàng trong tình huống cụ thể.
- HS xưng hô đúng đối với những người họ hàng nội, ngoại; phân tích được mối quan hệ họ hàng qua tranh vẽ.
- Giáo dục HS yêu quý, kính trọng những người thân trong gia đình mình.
II. Đồ dùng dạy học: Tranh, ảnh sưu tầm.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bài cũ: + Những ai thuộc họ nội nhà em? Những ai thuộc họ ngoại nhà em?
- HS trả lời, GV cùng HS nhận xét, GV giúp HS nhắc lại mối quan hệ họ hàng của mình.
2. Bài mới: 2.1: Giới thiệu bài:
 2.2: Nội dung:
* Hoạt động 1: Trò chơi "Đi chợ mua gì? Cho ai?"
Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ trước bài học, HS biết cách xưng hô với những người trong gia đình, họ hàng.
- GV nêu tên trò chơi và hướng dẫn cách chơi (GV chọn một em làm trưởng trò, các em có thể ngồi trong lớp cùng chơi, VD: Trưởng trò: Đi chợ, đi chợ! Cả lớp: Mua gì? mua gì?. Trưởng trò: Mua hai cái áo. Cả lớp: Cho ai? cho ai,...) Trò chơi cứ tiếp tục như vậy (mua quà cho ông, bà, cô, chú,...). Cuối cùng trưởng trò nói: Tan chợ.
- 3 HS chơi thử, GV nhận xét, bổ sung.
- HS thực hành chơi trò chơi, GV quan sát, giúp đỡ. GV nhận xét HS chơi trò chơi, liên hệ HS cần yêu thương những người trong gia đình, họ hàng.
=> Củng cố cách xưng hô với những người trong gia đình, họ hàng.
* Hoạt động 2: Làm việc với phiếu bài tập.
Mục tiêu: HS nhận biết được mối quan hệ họ hàng qua tranh vẽ.
Bước 1: Làm việc theo nhóm (6).
Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm quan sát hình trang 42 SGK hoặc ảnh gia đình mình chuẩn bị và làm việc với phiếu bài tập.
Phiếu bài tập:
+ Ai là con trai, ai là con gái của ông bà?
+ Ai là con dâu, ai là con rể của ông bà?
+ Ai là cháu nội, ai là cháu ngoại của ông bà?
+ Những ai thuộc họ nội của Quang?
+ Những ai thuộc họ ngoại của Hương?
Bước 2: Các nhóm đổi chéo phiếu bài tập cho nhau để chữa bài.
Bước 3: Làm việc cả lớp.
- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
=> Củng cố mối quan hệ họ hàng.
3. Củng cố, dặn dò: + Gia đình em gồm có những ai? Em cần làm gì để ông, bà, bố, mẹ được vui lòng?
- GV nhận xét giờ học, dặn dò. 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_buoi_sang_cac_mon_lop_3_tuan_10_nam_hoc_2015_2016_ti.doc