1. Bài cũ: HS đọc thuộc lòng hai đoạn thơ, cả bài thơ “Cảnh đẹp non sông”; trả lời câu hỏi về nội dung bài.
2. Bài mới: 2.1. Giới thiệu bài:
2.2. Nội dung:
* Ôn luyện tập đọc:
- HS nêu tên các bài tập đọc đã học trong tuần 11, 12.
- Một số HS lên bảng bắt thăm, đọc đoạn (bài) theo phiếu, trả lời câu hỏi về nội dung đoạn, bài. GV cùng HS nhận xét, tuyên dương; kết hợp liên hệ giáo dục HS qua từng đoạn, bài.
* So sánh:
Bài 2(148): HS đọc đề bài, làm bài vào vở. GV theo dõi, hướng dẫn HS làm bài. 1 HS lên bảng gạch chân dưới các sự vật được so sánh với nhau trong từng câu văn.
- GV cùng HS chữa bài. GV chốt lời giải đúng. HS nhắc lại tên các sự vật được so sánh với nhau.
- GV đưa hình ảnh, giới thiệu về cây tràm, cây đước; liên hệ giáo dục HS tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước.
+ Các hình ảnh so sánh trên dùng từ nào để so sánh? Thuộc kiểu so sánh nào?
=> Củng cố cách xác định sự vật so sánh.
Bài 3 (148): HS nêu yêu cầu, làm miệng.
+ Từ "biển" trong câu đó có ý nghĩa gì? HS trả lời, GV cùng HS nhận xét, chốt câu trả lời đúng.
=> Củng cố từ "biển" trong biển lá xanh rờn.
TUẦN 18 Soạn: 9/12 Dạy: Thứ hai ngày 21 tháng 12 năm 2015 TIẾNG VIỆT Ôn tiết 1 I. Mục đích, yêu cầu: - Ôn tập đọc tuần 10; nghe – viết đúng chính tả bài “Rừng cây trong nắng”. - HS đọc rõ ràng, rành mạch, đọc đúng tốc độ (khoảng 60 tiếng/phút), thuộc đoạn thơ, trả lời câu hỏi về nội dung bài; trình bày sạch sẽ, đúng quy định bài chính tả. - Giáo dục HS tình yêu thiên nhiên; yêu quê hương, đất nước; ý thức tự giác học tập. II. Đồ dùng dạy học: GV: Phiếu ghi tên các đoạn đọc III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Bài cũ: + HS đọc thuộc 10 dòng thơ đầu, cả bài thơ “Về quê ngoại”; trả lời câu hỏi về nội dung đoạn, bài. 2. Bài mới: 2. 1. Giới thiệu bài: 2. 2. Nội dung: * Ôn luyện tập đọc: - HS nêu tên các bài tập đọc đã học trong tuần 10 - Một số HS lên bảng bốc thăm, đọc đoạn, bài theo phiếu, trả lời câu hỏi về nội dung đoạn, bài. GV cùng HS nhận xét, tuyên dương. - HS đọc những từ phát âm dễ lẫn, nhận xét; kết hợp liên hệ giáo dục HS qua bài HS đọc: yêu quê hương, đất nước. * Nghe – viết: Rừng cây trong nắng Bài 3 (70): GV đọc bài “Rừng cây trong nắng”, nêu nội dung bài, liên hệ giáo dục HS tình yêu thiên nhiên, đất nước. - HS nêu từ khó, tự viết vở nháp; 2 HS lên bảng viết: ánh nắng, uy nghi, tráng lệ, xanh rờn, hun nóng, - GV cùng HS nhận xét, sửa chữa. - GV đọc chính tả. HS .nghe – viết bài vào vở. - HS đổi vở soát lỗi, GV thu bài, nhận xét. 3.Củng cố, dặn dò: + Nêu ý nghĩa câu chuyện vừa ôn? - GV nhận xét giờ học, dặn dò TIẾNG VIỆT Ôn tiết 2 I. Mục đích, yêu cầu: - Ôn các bài tập đọc tuần 11, 12; củng cố biện pháp tu từ so sánh. - HS đọc rõ ràng, rành mạch, đúng tốc độ đoạn văn, bài văn, bài thơ trên; (khoảng 60 tiếng /phút), trả lời một câu hỏi về nội dung bài; tìm được những hình ảnh so sánh trong câu văn. - Giáo dục HS ý thức tự giác học tập; yêu cảnh đẹp đất nước. II. Đồ dùng dạy học: GV: Phiếu ghi tên các đoạn đọc. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Bài cũ: HS đọc thuộc lòng hai đoạn thơ, cả bài thơ “Cảnh đẹp non sông”; trả lời câu hỏi về nội dung bài. 2. Bài mới: 2.1. Giới thiệu bài: 2.2. Nội dung: * Ôn luyện tập đọc: - HS nêu tên các bài tập đọc đã học trong tuần 11, 12. - Một số HS lên bảng bắt thăm, đọc đoạn (bài) theo phiếu, trả lời câu hỏi về nội dung đoạn, bài. GV cùng HS nhận xét, tuyên dương; kết hợp liên hệ giáo dục HS qua từng đoạn, bài. * So sánh: Bài 2(148): HS đọc đề bài, làm bài vào vở. GV theo dõi, hướng dẫn HS làm bài. 1 HS lên bảng gạch chân dưới các sự vật được so sánh với nhau trong từng câu văn. - GV cùng HS chữa bài. GV chốt lời giải đúng. HS nhắc lại tên các sự vật được so sánh với nhau. - GV đưa hình ảnh, giới thiệu về cây tràm, cây đước; liên hệ giáo dục HS tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước. + Các hình ảnh so sánh trên dùng từ nào để so sánh? Thuộc kiểu so sánh nào? => Củng cố cách xác định sự vật so sánh. Bài 3 (148): HS nêu yêu cầu, làm miệng. + Từ "biển" trong câu đó có ý nghĩa gì? HS trả lời, GV cùng HS nhận xét, chốt câu trả lời đúng. => Củng cố từ "biển" trong biển lá xanh rờn. 3. Củng cố, dặn dò: + Đặt câu có hình ảnh so sánh? - GV hệ thống bài, nhận xét giờ học, dặn dò HS. TOÁN Chu vi hình chữ nhật I.Mục tiêu bài dạy: - HS biết tính chu vi hình chữ nhật. - HS tính đúng chu vi hình chữ nhật (theo quy tắc) và vận dụng giải đúng các bài toán có nội dung có liên quan đến tính chu vi hình chữ nhật. - Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác trong thực hành toán và yêu thích môn Toán. II.Đồ dùng dạy học: Phiếu bài tập (BT3) III.Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1.Bài cũ: HS nêu đặc điểm của hình chữ nhật, hình vuông. 2.Bài mới : 2.1 Giới thiệu bài: 2.2 Nội dung: * Xây dựng quy tắc tính chu vi hình chữ nhật. - HS quan sát hình chữ nhật HS vừa vẽ trên bảng, đặt tên hình, HS nêu bài toán. - HS suy nghĩ, tìm cách tính chu vi hình chữ nhật. HS làm nháp, nêu cách làm trước lớp, giải thích cách làm. GV ghi bảng: Chu vi hình chữ nhật ABCD là: 4 + 3 + 4 + 3 = 14 (cm) hoặc (4 + 3) x 2 = 14 (cm). - GV cùng HS nhận xét, chốt cách làm đúng, nhanh: (4 + 3) x 2 = 14 (cm). - HS căn cứ vào cách giải bài toán nêu quy tắc tính chu vi hình chữ nhật. GV tiểu kết, ghi bảng: (SGK – 87). HS nhắc lại. - GV lưu ý HS khi tính chu vi hình chữ nhật thì chiều dài và chiều rộng phải cùng đơn vị đo. * Luyện tập - HS nêu yêu cầu bài. Bài 1(87): 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vở. GV hướng dẫn HS làm bài. GV cùng HS nhận xét, sửa sai. + Muốn tính chu vi hình chữ nhât, ta làm như thế nào? => Củng cố cách tính chu vi hình chữ nhật. Bài 2(87): Tiến hành tương tự bài 1. GV thu, nhận xét một số bài => Củng cố cách giải bài toán liên quan đến tính chu vi hình chữ nhật. Bài 3(87): HS suy nghĩ, làm phiếu bài tập. - Gọi HS phát biểu ý kiến, giải thích vì sao chọn câu trả lời đó. GV nhận xét, chốt câu trả lời đúng. + So sánh chu vi của hai hình chữ nhật? => Củng cố cách tính chu vi hình chữ nhật. 3. Củng cố, dặn dò: + Muốn tính chu vi hình chữ nhật, ta làm như thế nào? Cho ví dụ? - GV nhận xét giờ học, dặn dò HS. ĐẠO ĐỨC Thực hành kĩ năng cuối học kì I I. Mục tiêu bài dạy: - Củng cố những kiến thức trong các bài đã học trong học kì I. - HS hình thành các kĩ năng sau mỗi bài đã học. - GDHS có ý thức tự giác học tập, phát huy khả năng giao tiếp trước đám đông. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh, ảnh liên quan nội dung bài học. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu 1. Bài cũ: + Em đã làm gì để quan tâm giúp đỡ các thương binh, gia đình liệt sĩ? 2. Bài mới: 2.1 Giới thiệu bài: 2.2 Nội dung *Ôn tập các bài đã học Mục tiêu: HS nắm được nội dung kiến thức cơ bản trong các bài đã học. +) Cách tiến hành: - HS nhắc lại các bài đã học: + Kính yêu Bác Hồ. + Giữ lời hứa + Tự làm lấy việc của mình + Quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em. + Chia sẻ vui buồn cùng bạn. + Tích cực tham gia việc lớp, việc trường + Quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng + Biết ơn thương binh liệt sĩ - GV chia lớp thành 4 nhóm, tổ chức cho HS ôn tập nội dung các bài đã học bằng hệ thống các câu hỏi có liên quan đến nội dung bài và liên hệ giáo dục HS. VD: + Nhóm 1: Bác Hồ là người như thế nào? Giữ lời hứa có tác dụng gì? + Nhóm 2:Vì sao phải quan tâm chăm sóc ông bà cha mẹ ,anh chị em? Hằng ngày em làm gì để thể hiện sự quan tâm chăm sóc ông bà cha mẹ anh chi em?. + Nhóm 3 :Nêu nhữngviệc làm thể hiện sự tích cực tham gia việc trường việc lớp? Vì sao phải tham gia việc trường việc lớp? + Nhóm 4: Kể tên một số việc làm thể hiện sự quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng? Vì sao phải giúp đỡ hàng xóm láng giềng? Thương binh liệt sĩ là những người như thế nào? Em cần có thái độ gì? - Đại diện các nhóm trình bày kết quả. - Các nhóm khác nhận xét bổ sung ý kiến. - GV nhận xét hoạt động của các nhóm, tuyên dương các nhóm làm việc tích cực. => GV tiểu kết hoạt động 1, liên hệ giáo dục. * Đóng vai Mục tiêu: Củng cố kĩ năng sau mỗi nội dung bài học. +) Cách tiến hành: + Mỗi nhóm lựa chọn các tình huống thảo luận và đóng vai các tình huống có liên quan nội dung bài học. + Các nhóm trình bày các tình huống trước lớp. - Các nhóm nhận xét cách xử lí tình huống phần đóng vai của các nhóm. - HS trả lời cá nhân. - GV nhận xét, tuyên dương những học simh trả lời tốt, liên hệ giáo dục. 3. Củng cố, dặn dò - HS nhắc lại nội dung bài, liên hệ. - GV tổng kết toàn bài, nhận xét tiết học, dặn dò HS. THỦ CÔNG Cắt, dán chữ VUI VẺ (tiết 2) I. Mục tiêu bài dạy - Củng cố cách kẻ, cắt, dán chữ VUI VẺ. - HS kẻ, cắt, dán được chữ VUI VẺ; các nét chữ tương đối phẳng và đều nhau; chữ dán tương đối phẳng. - GD HS tính chăm chỉ khéo léo, yêu lao động. II. Đồ dùng dạy học: GV: Quy trình gấp, cắt, dán chữ VUI VẺ; mẫu chữ E đã cắt để rời, giấy thủ công, kéo, hồ dán; thước kẻ. HS: Giấy thủ công, kéo thủ công, hồ dán, bút màu. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu 1. Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 2. Bài mới: 2.1: Giới thiệu bài: Ghi đầu bài. 2.2: Nội dung *Thực hành - HS nêu quy trình cắt, dán chữ VUI VẺ. - HS thực hành kẻ, cắt, dán chữ VUI VẺ. - GV theo dõi sửa chữa uốn nắn các thao tác của HS để các em hoàn thành sản phẩm. (Nếu HS chưa cắt được chữ VUI VẺ, GV hướng dẫn lại các thao tác để HS cắt được chữ VUI VẺ) *Trưng bày sản phẩm - HS tự dán sản phẩm, trưng bày trước lớp - GV yêu cầu HS nhận xét sản phẩm theo các tiêu chí: tốc độ thực hành, độ cao, độ rộng của chữ, hình dán cân đối - HS bình chọn các sản phẩm thực hành khéo, tuyên dương. - GV nhận xét, tuyên dương sản phẩm có sáng tạo - Nhắc nhở HS vệ sinh lớp học. 3. Củng cố dặn dò + Nêu cách cắt, dán chữ VUI VẺ? - GV nhận xét tiết học, dặn dò HS thu dọn sản phẩm và vệ sinh lớp học, dặn dò học sinh chuẩn bị bài sau. TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI Ôn tập học kì I (tiết 2) I. Mục tiêu bài dạy: - Ôn tập một số hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, thông tin liên lạc; làng quê và đô thị. - HS nêu được một số hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, thông tin liên lạc, nêu được sự khác biệt giữa làng quê và đô thị. - Giáo dục HS có ý thức trân trọng các sản phẩm đã làm ra. II. Đồ dùng dạy học: Một số tranh ảnh sưu tầm. III. Các hoạt động dạy học chñ yÕu: 1. Bài cũ: : + Kể tên các bộ phận của từng cơ quan trong cơ thể? Nêu chức năng của các cơ quan đó? HS trả lời, GV cùng HS nhận xét, bổ sung. 2. Bài mới: 2.1. Giới thiệu bài: 2.2. Nội dung: * Hoạt động 1: Các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, thông tin liên lạc. Bước 1: Làm việc theo nhóm. - HS thảo luận nhóm và quan sát các hình 1, 2, 3, 4 trang 67 SGK. + Hình nào thể hiện hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, thông tin liên lạc? + Kể tên một số hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, thông tin liên lạc mà em biết? - HS thảo luận, GV theo dõi, giúp đỡ. Bước 2: Làm việc cả lớp. - Đại diện cặp trình bày trước lớp, GV cùng HS nhận xét, bổ sung. - HS trình bày tranh, ảnh đã sưu tầm về các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, ... => GV củng cố, liên hệ. * Hoạt động 2: Ôn làng quê và đô t ... chủ yếu: 1.Bài cũ: HS nêu cách tính chu vi hình chữ nhật, hình vuông. 2.Bài mới: 2.1 Giới thiệu bài 2.2 Nội dung: Bài 1(90): HS làm miệng, GV cùng HS nhận xét, chữa bài. => Củng cố nhân, chia trong bảng. Bài 2(90): HS nêu cách làm bài. 4 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm phiếu bài tập, GV theo dõi, hướng dẫn các HS làm bài và nêu cách thực hiện phép tính. GV cùng HS chữa bài. => Củng cố nhân, chia số có hai, ba chữ số với (cho) số có một chữ số. Bài 3(90): HS nêu cách làm, giải thích cách làm bài. - HS làm bài vào vở, bảng lớp. GV, theo dõi, hướng dẫn HS còn lúng túng cách làm: + Bài toán cho biết gì? Hỏi gì? + Muốn tính chu vi hình chữ nhật, ta làm như thế nào ? - GV cùng HS nhận xét, chữa bài. => Củng cố cách tính chu vi hình chữ nhật. Bài 4(90): - 1 HS lên bảng, HS làm bài vào phiếu. GV theo dõi, hướng dẫn HS còn lúng túng: + Bài toán cho biết gì? Hỏi gì? + Muốn biết cuộn vải còn lại bao nhiêu mét, ta cần biết gì ? biết số mét vải đã bán. + Tìm số vải còn lại, làm thế nào? - GV cùng HS nhận xét, chữa bài. => Củng cố cách tìm một phần mấy của một số. Bài 5 (90): 2HS lên bảng làm, lớp làm vở, GV cùng HS nhận xét, sửa sai, HS nêu lại cách tính giá trị của biểu thức ở cả ba dạng. => Củng cố tính giá trị của biểu thức. 3.Củng cố, dặn dò: + HS nêu cách tính chu vi hình chữ nhật, tính giá trị của biểu thức? Cho ví dụ? - GV nhận xét giờ học, dặn dò HS. TIẾNG VIỆT Ôn tiết 6 I.Mục đích, yêu cầu : - Ôn bài tập đọc tuần 17; củng cố cách viết thư. - HS đọc đúng, đọc rõ ràng, rành mạch (60 tiếng/ phút), trả lời một câu hỏi về nội dung bài. HS viết được một bức thư để thăm hỏi người thân hoặc một người mà em quý mến. - Giáo dục HS ý thức tôn trọng thư tín. II. Đồ dùng dạy học: GV: Phiếu ghi tên các đoạn đọc III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1.Bài cũ : HS nêu quy trình viết một bức thư. 2.Bài mới : 2.1 Giới thiệu bài : 2.2 Nội dung : * Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng: - HS nêu tên các bài tập đọc đã học trong tuần 17. - Một số HS lên bảng bắt thăm, đọc đoạn theo phiếu, trả lời câu hỏi về nội dung đoạn, bài. GV cùng HS nhận xét, tuyên dương; kết hợp liên hệ giáo dục HS qua từng đoạn, bài. * Ôn viết thư. - 1 HS đọc yêu cầu bài. - GV giúp các em xác định đúng: + Đối tượng viết thư: một người thân (hoặc một người mình quý mến) như: ông, bà, cô, bác, cô giáo cũ, + Nội dung thư: thăm hỏi về sức khỏe về tình hình ăn ở, học tập, làm việc, - 3 - 4 HS phát biểu ý kiến: Em chọn viết thư cho ai? Em muốn thăm hỏi người đó về những gì? - 1 – 2 HS nói về bức thư mình sẽ viết (theo gợi ý). GV nhận xét, chỉnh sửa. - GV nhắc nhở HS chú ý trước khi viết thư: + Trình bày đúng thể thức (vị trí dòng ghi ngày tháng, lời xưng hô, lời chào, ) + Dùng từ, viết câu đúng, lời lẽ phù hợp với đối tượng nhận thư (kính trọng người trên, thân ái với bạn bè, ) - HS viết thư vào vở. GV theo dõi, hướng dẫn HS viết bài, nhận xét một số bài. - GV nhận xét, rút kinh nghiệm chung. 1-2 HS đọc bài trước lớp để cả lớp tham khảo. => Củng cố cách viết một bức thư thăm hỏi người thân hoặc một người mà em quý mến. 3.Củng cố, dặn dò: + Em cần làm gì để người thân của em luôn luôn vui vẻ? - GV liên hệ, nhận xét giờ học, dặn dò. Soạn: 22/12 Dạy: Thứ sáu ngày 25 tháng 12 năm 2015 TIẾNG VIỆT Ôn tập cuối học kì I (tiết 1) I. Mục đích, yêu cầu: - HS đọc thầm bài “Đường bờ ruộng sau đêm mưa”, trả lời các câu hỏi liên quan đến nội dung bài đọc; củng cố biện pháp tu từ so sánh, cách sử dụng dấu chấm. - HS trả lời được các câu hỏi liên quan đến nội dung bài đọc; tìm được và nêu các kiểu so sánh, điền đúng dấu chấm trong đoạn văn. - Giáo dục HS yêu thích môn học. II. Đồ dùng dạy học: phiếu học tập III.Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Bài cũ: Kết hợp cùng bài mới 2. Bài mới: 2. 1.Giới thiệu bài: 2. 2.Nội dung: * Đọc thầm và làm bài tập - HS nêu yêu cầu bài. - HS đọc thầm bài “Đường bờ ruộng sau đêm mưa”, tự trả lời các câu hỏi (phiếu học tập). GV theo dõi, hướng dẫn HS làm bài. - GV cùng HS chữa bài: GV nêu câu hỏi, HS đọc đáp án. GV-HS nhận xét, chốt đáp án đúng. -> GV liên hệ cho HS. *Ôn so sánh, dấu chấm. Bài 1: Hãy tìm các hình ảnh so sánh trong mỗi câu thơ dưới đây: Trẻ em như búp trên cành Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan. b) Côn Sơn suối chảy rì rầm Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai. c) Tiếng suối trong như tiếng hát xa, Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa. - HS đọc đề bài. GV hướng dẫn HS làm bài. - 1-2 HS làm mẫu trước lớp. GV-HS nhận xét, chỉnh sửa. - HS viết bài vào vở. GV theo dõi, hướng dẫn HS làm bài, chấm một số bài. => Củng cố các kiểu so sánh. Bài 2: Dùng dấu chấm để ngắt đoạn văn sau thành 4 câu: Hậu là cậu em họ tôi sống ở thành phố mỗi lần về quê Hậu rất thích đuổi bắt bướm, câu cá có khi cả buổi sáng em chạy tha thẩn trên khắp thửa ruộng của bà để đuổi theo mấy con bướm vàng, bướm nâu một lần, em mải miết ngồi câu từ sáng đến chiều mới được một con cá to bằng bàn tay. - HS đọc đề bài. GV hướng dẫn HS làm bài. - 1- 2 HS làm mẫu trước lớp. GV-HS nhận xét, chỉnh sửa. - HS làm miệng. GV theo dõi, hướng dẫn HS làm bài, GV nhận xét, bổ sung. => Củng cố cách sử dụng dấu chấm. 3.Củng cố, dặn dò: + HS đặt một câu có hình ảnh so sánh, liên hệ. - GV nhận xét giờ học, dặn dò. TOÁN Hình vuông I.Mục tiêu bài dạy: - HS nhận biết một số yếu tố (đỉnh, cạnh, góc) của hình vuông. - HS nhận diện đúng hình vuông, vẽ được hình vuông đơn giản (trên giấy kẻ ô vuông) - Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác trong thực hành toán và yêu thích môn Toán. II. Đồ dùng dạy học: Bộ đồ dùng toán. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Bài cũ: HS vẽ hình chữ nhật, nêu nhận biết về hình chữ nhật. 2. Bài mới: 2.1: Giới thiệu bài: 2.2: Nội dung: * Giới thiệu hình vuông. - GV kẻ sẵn hình trên bảng, giới thiệu hình vuông. - GV dùng ê ke kiểm tra 4 góc xem có là góc vuông không? (Hình vuông có 4 góc đỉnh A, B, C, D đều là góc vuông). 4 cạnh hình vuông có độ dài bằng nhau. => Hình vuông có 4 góc vuông và 4 cạnh bằng nhau. - GV đưa ra một số hình khác HS phân biệt hình nào là hình vuông, hình nào không phải là hình vuông?. HS nhận dạng qua đồ vật, lấy ví dụ về vật có hình vuông... *Luyện tập Bài 1(85): HS đọc yêu cầu, tự nhận biết trong các hình đó, hình nào là hình vuông, hình nào không là hình vuông?. GV hướng dẫn HS cách nhận biết hình vuông (dùng ê ke để kiểm tra). GV cùng HS nhận xét, chốt bài làm đúng. + Hình vuông có đặc điểm gì? => Củng cố nhận biết hình vuông. Bài 2(86): Tiến hành tương tự bài 1. Bài 3(86): GV đưa (BP), 1HS lên bảng, lớp làm nháp. - HS kẻ thêm một đoạn thẳng để được hình vuông. GV cùng HS nhận xét. => Củng cố cách kẻ hình vuông. Bài 4(86): GV đưa (BP), 1HS lên bảng, lớp làm nháp. - HS vẽ theo mẫu vào vở nháp. GV cùng HS nhận xét. + Hình vẽ có mấy hình vuông? => Củng cố cách vẽ hình vuông. 3. Củng cố, dặn dò: + Hình vuông có mấy góc vuông, có mấy cạnh bằng nhau? - GV nhận xét giờ học, dặn dò. TIẾNG VIỆT Ôn tập cuối học kì I (tiết 2) I. Mục đích, yêu cầu: - HS viết đúng bài chính tả “Rừng cây trong nắng”, biết viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 câu ) cho bạn, kể những điều em biết về thành thị hoặc nông thôn. - HS trình bày đúng hình thức văn xuôi, viết đủ bài, chữ viết đều, đẹp, viết đúng tốc độ, trình bày sạch sẽ; viết được một đoạn văn ngắn cho bạn kể những điều em biết về thành thị hoặc nông thôn. - Giáo dục HS yêu thích môn học. II. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Bài cũ: Kết hợp cùng bài mới 2. Bài mới: 2. 1.Giới thiệu bài: 2. 2.Nội dung: * Nghe –viết: Rừng cây trong nắng -GV đọc mẫu bài viết, lớp đọc thầm. + Đoạn văn có mấy câu? + Trong đoạn viết có những dấu câu nào? - HS nêu một số từ ngữ khó viết, HS nêu tư thế ngồi viết, cách cầm bút. - GV đọc HS viết bài vào vở. GV đọc lại HS soát lỗi. - GV nhận xét một số bài. * Viết thư Đề bài: Em hãy viết thư kể cho bạn những điều em biết về thành thị hoặc nông thôn. - HS đọc đề bài. GV hướng dẫn HS làm bài: Viết một bức thư ngắn (khoảng 10 câu) cho bạn, kể những điều em biết về thành thị hoặc nông thôn. - 1- 2 HS kể mẫu trước lớp. GV- HS nhận xét, chỉnh sửa. - HS viết bài vào vở. GV theo dõi, hướng dẫn HS làm bài, nhận xét một số bài. - 1, 2 HS đọc bài trước lớp. => Củng cố cách viết một bức thư kể những điều em biết về thành thị hoặc nông thôn. 3.Củng cố, dặn dò: + Em cần làm gì để quê hương em luôn xanh-sạch-đẹp? - GV nhận xét giờ học, dặn dò. SINH HOẠT TẬP THỂ Sinh hoạt lớp I. Mục tiêu bài dạy - HS nắm được ưu, khuyết điểm của mình, bạn, lớp trong tuần 18 và trong học kì I và nắm được phương hướng hoạt động tuần 19. - HS tự đánh giá, kiểm điểm bản thân, tập thể. Đề ra phương hướng hoạt động tuần 19 - Giáo dục HS ý thức phê và tự phê, tự giác thực hiện nhiệm vụ. II. Nội dung sinh hoạt: 1. Đánh giá hoạt động tuần 18 - HS nhận xét: - Từng tổ trưởng nhận xét về tổ mình. - Ban cán sự lớp lần lượt nhận xét chung hoạt động của cả lớp. - Cá nhân phát biểu ý kiến. - GV nhận xét chung: + Ưu điểm: + Hạn chế 2. Bình xét thi đua: - Các tổ bình xét thi đua. - Lớp trưởng điều khiển lớp bình xét thi đua. - GV công bố kết quả thi đua học kì 1 giữa các tổ, cá nhân. 3. Công tác tuần 19 - Phát huy những ưu điểm đã đạt được và khắc phục những hạn chế. - Tiếp tục ổn định nền nếp. - Tích cực giữ vệ sinh trường lớp, vệ sinh cá nhân. - Chuẩn bị tốt cho học tập kì II - Giúp đỡ nhau trong học tập, thi đua “Đôi bạn cùng tiến”. - Phát động thi đua đợt 3: Thi kéo co, nuôi lợn nhựa siêu trọng, thi hai bài mùa hát sân trường. 4. Sinh hoạt văn nghệ - HS hát, múa, đọc thơ (mỗi tổ một tiết mục). - GV nhận xét, tuyên dương HS. .
Tài liệu đính kèm: