Giáo án buổi sáng Các môn Lớp 3 - Tuần 21 - Năm học 2015-2016 - Tiên Thị Dung

Giáo án buổi sáng Các môn Lớp 3 - Tuần 21 - Năm học 2015-2016 - Tiên Thị Dung

+ GV hướng dẫn luyện đọc câu: "Lầu chỉ có hai .vò nước; Từ đó, .làm lọng; Thấy những con.vô sự". HS đọc, nêu cách ngắt, nghỉ.

- Luyện đọc đoạn:

+ Lần 1: 5 HS nối tiếp nhau đọc 5 đoạn trước lớp.

+ Lần 2: Luyện đọc kết hợp giải nghĩa một số từ ngữ khó trong từng đoạn (đi sứ, lọng, bức trướng, chè lam, nhập tâm, bình an vô sự, Thường Tín, ). HS đặt câu với từ “bình an vô sự”

+ HS đọc từng đoạn trong nhóm (nhóm 5). GV theo dõi, hướng dẫn các nhóm đọc đúng.

+ 2 nhóm thi đọc trước lớp. GV cùng HS nhận xét, tuyên dương.

- 1 HS đọc toàn bài.

*Tìm hiểu bài

- HS đọc thầm từng đoạn, trả lời các câu hỏi.

+ Hồi nhỏ Trần Quốc Khái ham học như thế nào? Vua Trung Quốc Nghĩ ra cách gì để thử tài sứ thần Việt Nam? Trần Quốc Khái đã làm thế nào (để sống, để không bỏ phí thời gian, để xuống đất bình yêu vô sự)? Vì sao Trần Quốc Khái được suy tôn là ông tổ nghề thêu?

- Sau mỗi đoạn GV tiểu kết, chốt ý đoạn: Giới thiệu cậu bé ham học Trần Quốc Khái; Vua Trung quốc thử tài Trần Quốc Khái; Tài trí của Trần Quốc Khái; Vượt qua thử thách an toàn; Trần Quốc Khái dạy nghề thêu cho nhân dân.

- Qua câu chuyện này, em thấy Trần Quốc Khái là người như thế nào? (HS nêu).GV chốt nội dung bài (như phần kiến thức đã nêu), một số HS nhắc lại.

- GV liên hệ giáo dục HS lòng ham học hỏi, sáng tạo.

 

doc 32 trang Người đăng hoaithuong212 Lượt xem 481Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án buổi sáng Các môn Lớp 3 - Tuần 21 - Năm học 2015-2016 - Tiên Thị Dung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 21
Soạn: 15/1 	 	Dạy: Thứ hai ngày 18 tháng 1 năm 2016
TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN
Ông tổ nghề thêu (2 tiết )
I. Mục đích yêu cầu:
- HS đọc đúng toàn bài, hiểu nội dung câu chuyện: “Ca ngợi Trần Quốc Khái ham học, thông minh, giàu trí sáng tạo.” Kể lại được một đoạn của câu chuyện.
- HS đọc rõ ràng, rành mạch; đúng tốc độ, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. Rèn kĩ năng kể chuyện.
- Giáo dục HS lòng ham học hỏi, sáng tạo.
II. Đồ dùng dạy học: Tranh vẽ nội dung bài.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Tiết 1
1. Bài cũ: HS đọc thuộc lòng bài “Chú ở bên Bác Hồ” và trả lời câu hỏi về nội dung đoạn, bài.
2. Bài mới: 2.1: Giới thiệu bài:
 2.2: Nội dung:
* Luyện đọc:
- GV đọc mẫu toàn bài, HS theo dõi
- Luyện đọc câu:
+ HS đọc từng câu nối tiếp đến hết bài. GV nhận xét, chỉnh sửa.
+ HS luyện đọc từ khó: lầu, lọng, lẩm nhẩm, nếm, nặn, chè lam, nhàn rỗi ;...
+ GV hướng dẫn luyện đọc câu: "Lầu chỉ có hai ...vò nước; Từ đó, ...làm lọng; Thấy những con...vô sự". HS đọc, nêu cách ngắt, nghỉ.
- Luyện đọc đoạn:
+ Lần 1: 5 HS nối tiếp nhau đọc 5 đoạn trước lớp.
+ Lần 2: Luyện đọc kết hợp giải nghĩa một số từ ngữ khó trong từng đoạn (đi sứ, lọng, bức trướng, chè lam, nhập tâm, bình an vô sự, Thường Tín, ). HS đặt câu với từ “bình an vô sự”
+ HS đọc từng đoạn trong nhóm (nhóm 5). GV theo dõi, hướng dẫn các nhóm đọc đúng.
+ 2 nhóm thi đọc trước lớp. GV cùng HS nhận xét, tuyên dương.
- 1 HS đọc toàn bài.
*Tìm hiểu bài
- HS đọc thầm từng đoạn, trả lời các câu hỏi. 
+ Hồi nhỏ Trần Quốc Khái ham học như thế nào? Vua Trung Quốc Nghĩ ra cách gì để thử tài sứ thần Việt Nam? Trần Quốc Khái đã làm thế nào (để sống, để không bỏ phí thời gian, để xuống đất bình yêu vô sự)? Vì sao Trần Quốc Khái được suy tôn là ông tổ nghề thêu?
- Sau mỗi đoạn GV tiểu kết, chốt ý đoạn: Giới thiệu cậu bé ham học Trần Quốc Khái; Vua Trung quốc thử tài Trần Quốc Khái; Tài trí của Trần Quốc Khái; Vượt qua thử thách an toàn; Trần Quốc Khái dạy nghề thêu cho nhân dân. 
- Qua câu chuyện này, em thấy Trần Quốc Khái là người như thế nào? (HS nêu).GV chốt nội dung bài (như phần kiến thức đã nêu), một số HS nhắc lại.
- GV liên hệ giáo dục HS lòng ham học hỏi, sáng tạo. 
 Tiết 2 
*Luyện đọc lại:
- GV hướng dẫn HS đọc đoạn 3 (cách ngắt nghỉ, nhấn giọng)
- 3 HS thi đọc đoạn văn trước lớp. GV cùng HS nhận xét, bình chọn cá nhân đọc hay, tuyên dương.
- 5 HS đọc nối tiếp bài theo đoạn.
* Hướng dẫn HS kể chuyện:
- HS nêu yêu cầu 1 SGK.
- HS suy nghĩ, đặt tên cho từng đoạn. (nhắc HS đặt tên ngắn gọn)
- HS nối tiếp nhau nêu tên từng đoạn. GV ghi bảng. (Cậu bé ham học, thử tài, Học nghề mới, Vượt qua thử thách, Truyền nghề cho dân)
- HS nêu yêu cầu 2 của câu chuyện
- HS tập kể lại câu chuyện theo nhóm. GV theo dõi, hướng dẫn nhóm HS kể.
- Đại diện 1 số HS nối tiếp nhau thi kể trước lớp từng đoạn câu chuyện.
- 2 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
=>Sau mỗi lần kể GV hướng dẫn HS nhận xét, đánh giá: về nội dung, diễn đạt, giọng kể. Khen ngợi, động viên những HS có lời kể sáng tạo.
- Qua câu chuyện này em rút ra được bài học gì cho bản thân? (HS nêu). GV nhận xét, nêu ý nghĩa câu chuyện.
- HS nhắc lại ý nghĩa câu chuyện.
3.Củng cố, dặn dò: + Câu chuyện kể về điều gì? Nêu ý nghĩa câu chuyện? Em hãy đặt lại tên cho câu chuyện?
- GV nhận xét giờ học, dặn dò HS chuẩn bị bài sau. 
TOÁN
Luyện tập
I. Mục tiêu bài dạy : 
- Củng cố về cộng nhẩm các số tròn trăm, tròn nghìn có đến bốn chữ số và giải bài toán bằng hai phép tính.
- Rèn kĩ năng đặt tính và tính nhẩm phép cộng các số tròn trăm, tròn nghìn có đến bốn chữ số; cộng các số có bốn chữ số và giải bài toán bằng hai phép tính.
- Giáo dục HS tích cực tư duy học toán.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bài cũ: 2 HS làm bài 2 (102) 
2. Bài mới: 2.1: Giới thiệu bài:
 2.2: Nội dung: 
Bài 1(103): HS nêu yêu cầu bài. HS làm miệng, tự nhẩm nhanh kết quả, nêu kết quả và cách nhẩm trước lớp. GV cùng HS nhận xét, chữa bài.
=> Củng cố cách cộng nhẩm các số tròn nghìn.
Bài 2: Tiến hành tương tự bài 1.
 =>Củng cố cách cộng nhẩm số tròn nghìn với số tròn trăm.
Bài 3: HS nêu yêu cầu bài.
+ 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vở. (HS nêu cách đặt tính, tính)
+ GV cùng HS chữa bài. HS nêu cách thực hiện từng phép cộng trước lớp.
=> Củng cố cách thực hiện phép cộng các số có bốn chữ số.
Bài 4: 2 HS hỏi đáp yêu cầu bài tập.
-1 HS lên bảng tóm tắt, làm bài, cả lớp làm vở. 
+ Bài toán cho biết gì? Hỏi gì? Có tìm được số lít dầu buổi chiều cửa hàng bán được không?
+ Có tìm được số lít dầu cả hai buổi cửa hàng bán được không? Làm phép tính gì?
- GV khuyến khích HS giải bài toán theo cách ngắn gọn: Tính luôn số lít dầu bán được ở cả hai buổi.
=> Củng cố cách giải bài toán bằng hai phép tính.
3. Củng cố, dặn dò: + HS nêu cách thực hiện phép cộng các số có bốn chữ số? Cho ví dụ?
- GV nhận xét giờ học, dặn dò. 
 ĐẠO ĐỨC
Ôn các bài đạo đức đã học ở tuần 12 + 13, 14 + 15
I. Mục tiêu bài dạy:
- Củng cố những kiến thức trong các bài đã học: Tích cực tham gia việc lớp, việc trường; Quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng.
- HS hình thành các kĩ năng sau mỗi bài đã học.
- GDHS có ý thức tự giác học tập, phát huy khả năng giao tiếp trước đám đông.
 II. Đồ dùng dạy học: 
- Tranh ảnh liên quan nội dung bài học.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu 
1. Bài cũ: 
+ Nêu một số việc làm thể hiện sự đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi quốc tế? 
- GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới: 
 2.1 Giới thiệu bài: 
 2.2 Nội dung
*Ôn tập các bài đã học tuần 12 + 13, 14 + 15
 Mục tiêu: HS nắm được nội dung kiến thức cơ bản trong các bài đã học.
+) Cách tiến hành:
- HS nhắc lại các bài đã học:
+ Tích cực tham gia việc lớp, việc trường; 
+ Quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng.
- GV chia lớp thành 4 nhóm, tổ chức cho HS ôn tập nội dung các bài đã học bằng hệ thống các câu hỏi có liên quan đến nội dung bài và liên hệ giáo dục HS.
Nhóm 1 + 2: Nêu tên một việc lớp, việc trường phù hợp với lứa tuổi của các bạn? 
Tại sao phải tích cực tham gia việc lớp, việc trường? Ở trường bạn đã tích cực tham gia những công việc gì?
Nhóm 3 + 4: Bạn đã quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng bao giờ chưa? Nêu những việc làm cụ thể? Lúc đó, em cảm thấy thế nào? Khi được hàng xóm quan tâm, em cảm thấy thế nào? 
- HS luận nhóm, mỗi nhóm thảo luận một nội dung nói cho nhau nghe và trình bày trước lớp.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung ý kiến.
- GV nhận xét hoạt động của các nhóm, tuyên dương các nhóm làm việc tích cực.
=> GV tiểu kết hoạt động 1, liên hệ giáo dục.
* Đóng vai
Mục tiêu: Củng cố kĩ năng sau mỗi nội dung bài học.
+) Cách tiến hành:
+ Mỗi nhóm lựa chọn các tình huống thảo luận và đóng vai các tình huống có liên quan nội dung bài học.
+ Các nhóm trình bày các tình huống trước lớp.
- Các nhóm nhận xét cách xử lí tình huống phần đóng vai của các nhóm.
- HS trả lời cá nhân.
- GV nhận xét, tuyên dương những học simh trả lời tốt, liên hệ giáo dục.
3. Củng cố, dặn dò
- HS nhắc lại nội dung bài, liên hệ.
- GV tổng kết toàn bài, nhận xét tiết học, dặn dò HS.
CHÍNH TẢ (Tập chép ) Dạy 2D
Chim sơn ca và bông cúc trắng.
I. Mục đích yêu cầu:
- HS nhìn chép đúng bài “Chim sơn ca và bông cúc trắng”, viết đoạn: “Từ bên bờ rào, giữa đám cỏ dại đến bay về bầu trời xanh thẳm. Phân biết tr/ch.
- HS viết đúng tốc độ, trình bày đúng đoạn văn xuôi. Rèn cho HS đọc, viết phân biệt đúng âm đầu tr/ch.
- HS có ý thức viết chữ cẩn thận, chăm học, yêu quê hương, đất nước.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bài cũ: - HS viết con, bảng lớp: cây xương rồng, sương mù, đất phù sa, đường xa.
 - 1HS tự nghĩ viết chữ có phụ âm l/n.
2. Bài mới:
	2.1. Giới thiệu bài:
	2.2. Nội dung:
* Hướng dẫn HS tập chép. (bảng phụ)
- GV đọc bài viết. HS nghe, nhớ tiếng khó.
- HS nêu, trả lời 3 câu hỏi trong SGK.
- HS luyện viết bảng lớp, bảng con : sung sướng, véo von, xanh thẳm, sà xuống,
- HS nêu cách trình bày bài vào vở, tư thế viết.
- HS nhìn chép bài vào vở, GV uốn nắn từng em. HS tự soát lỗi.
- GV thu bài, nhận xét bài HS về từng mặt: Về nội dung, chữ viết, cách trình bày, sửa sai, tuyên dương.
* Hướng dẫn làm bài tập chính tả .
Bài 2a (25): 
- 1HS đọc yêu cầu, nhận xét.
- HS lớp làm nháp, 1HS làm bảng phụ.
- GV + HS nhận xét, HS đọc lại lời giải.
=> Củng cố cách phân biệt tiếng có âm đầu ch/tr
Bài 3a: (25 - bảng phụ): 
- 1HS đọc yêu cầu. 1HS lên bảng viết lời giải, lớp làm nháp.
- GV + HS nhận xét về chính tả. HS nêu cách làm, nhắc lại lời giải.
=> Củng cố cách phân biệt ch/tr.
3. Củng cố, dặn dò: 
+ tìm tiếng có âm đầu tr/ch? Đặt câu với một trong các từ vừa tìm?
- GV hệ thống toàn bài, nhận xét giờ học, dặn dò HS.
Soạn: 16/1	 Dạy: Thứ ba ngày 19 tháng 1 năm 2016
TẬP ĐỌC
Bàn tay cô giáo
I. Mục đích, yêu cầu :
- HS đọc đúng toàn bài, hiểu nội dung bài: “Ca ngợi đôi bàn tay kì diệu của cô giáo.” Thuộc 2-3 khổ của bài thơ.
- HS đọc rõ ràng, rành mạch; đúng tốc độ, ngắt nghỉ hơi đúng mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ, trả lời đúng các câu hỏi trong sách giáo khoa.
- Giáo dục HS lòng biết ơn, kính yêu các thầy giáo, cô giáo.
II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ nội dung bài.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bài cũ: HS đọc đoạn; bài (kể một đoạn / toàn bộ câu chuyện) trả lời câu hỏi về nội dung đoạn/ bài “Ông tổ nghề thêu”. GV-HS nhận xét, tuyên dương.
2. Bài mới : 2.1 Giới thiệu bài.
 2.2 Nội dung :
* Luyện đọc 
- GV đọc mẫu toàn bài, giới thiệu tác giả.
- Luyện đọc câu:
+ HS đọc nối tiếp câu đến hết bài. GV theo dõi, chỉnh sửa.
+ HS luyện đọc từ khó: nắng toả, dập dềnh, sóng lượn, rì rào, (HS đọc mẫu, nêu cách đọc; GV hướng dẫn HS đọc ngọng đọc đúng; cả lớp đọc đồng thanh)
+ GV hướng dẫn HS luyện đọc câu (BP): Một tờ giấy...xinh quá!; "Thêm tờ xanh...sóng lượn". HS đọc, nêu cách ngắt, nghỉ.
- Luyện đọc đoạn:
+ Lần 1: 4 HS nối tiếp nhau đọc 4 khổ thơ trước lớp.
+ Lần 2: Luyện đọc kết hợp giải nghĩa một số từ. GV cùng HS giải nghĩa từ mới trong SGK. 
+ HS luyện đọc trong nhóm (nhóm 4). GV theo dõi, hướng dẫn các nhóm đọc đúng.
+ 2 – 3 nhóm thi đọc nối tiếp bài t ... n
- GV giới thiệu các nan đan: các nan dọc và các nan ngang cách cắt các nan này. 
+ Cắt các nan dọc: Cắt một hình vuông có cạnh 9 ô, sau đó cắt các đường kể trên giấy đến hết ô thứ 8.
+ Cắt các nan ngang: Cắt 7 nan ngang và 4 nan để nẹp xung quanh tấm đan có kích thước rộng 1 ô, dài 9 ô.
- GV lưu ý nếu tấm bìa chưa có dòng kẻ thì cần dùng thước để kẻ các dòng kẻ dọc và dòng kẻ ngang cách đều nhau 1 ô; nên cắt các nan ngang và dọc, nan dùng để nẹp khác màu nhau.
- Yêu cầu học sinh nhắc lại cách cắt các nan đan.
+ Bước 2: Đan nong mốt bằng giấy bìa.
- Cách đan: Nhấc một nan, đè một nan và lệch nhau một nan dọc giữa hai hàng nan liền kề. 
+ Đan nan thứ nhât: Đặt các nan dọc trên bàn, đường nối liền giưa các nan dọc nằm ở phía dưới. Sau đó, nhấc nan dọc 2, 4, 6, 8 lên và luồn nan thứ nhất vào. Dồn nan thứ nhất khít với đường nối liền các nan dọc.
+ Đan nan thứ hai: Nhấc nan dọc 1, 3, 5, 7, 9 và dồn nan thứ hai vào. Dồn nan thứ hai khớt với nan thứ nhất.
+ Đan nan thứ ba: giống nan thứ nhất.
+ Đan nan thứ tư: giống nan thứ 2.
- Cứ như vậy cho đến hết nan ngang thứ 7.
+ Bước 3: Dán nẹp xung quanh tấm bìa
- GV hướng dẫn cách dán nẹp: Bôi hồ vào mặt sau của 4 nan cũn lại. Sau đó lần lượt dán từng nan xung quanh tấm đan để giữ cho các tấm đan không bị tuột.
- HS nhắc lại cách đan nong mốt và thực hành trước lớp, cả lớp quan sát.
- GV yêu cầu HS lấy giấy nháp ra thực hành.
- GV theo dõi sửa chữa uốn nắn các thao tác của học sinh. Nhận xét, tuyên dương HS làm tốt.
- GV liên hệ giáo dục HS thu dọn sản phẩm lao động và không vứt bừa bài giữ vệ sinh môi trường.
3. Củng cố, dặn dò
+ Nêu các bước đan nong mốt?
- Dặn dò học sinh chuẩn bị bài sau.
TUẦN 22
Soạn: 20/1 	 	Dạy: Thứ hai ngày 25 tháng 1 năm 2016
TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN
Nhà bác học và bà cụ (2 tiết)
I. Mục đích yêu cầu:
- HS đọc đúng toàn bài, hiểu nội dung câu chuyện: “Ca ngợi nhà bác học Ê – đi – xơn rất giàu sáng kiến, luôn mong muốn đem khoa học phục vụ con người.”; biết cùng các bạn dựng lại từng đoạn của câu chuyện theo lối phân vai.
- HS đọc rõ ràng, rành mạch; ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ, bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật. Rèn kĩ năng kể chuyện. 
- Giáo dục HS lòng ham học hỏi, sáng tạo.
II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ nội dung bài.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Tiết 1
1. Bài cũ: HS đọc thuộc lòng 2 – 3 khổ thơ / cả bài thơ “Bàn tay cô giáo” và trả lời câu hỏi về nội dung đoạn, bài.
2. Bài mới: 2.1: Giới thiệu bài:
 2.2: Nội dung:
*Luyện đọc:
- GV đọc mẫu toàn bài, tóm tắt nội dung bài.
- Luyện đọc câu:
+ HS đọc từng câu nối tiếp đến hết bài. GV nhận xét, chỉnh sửa.
+ HS luyện đọc từ khó: Ê-đi-xơn, nỏi tiếng, khắp nơi, đấm lưng, lóe lên, nảy ra
+ GV hướng dẫn luyện đọc câu (BP): "Già đã phải ...cho già không?; Thưa cụ ...chở khách chứ?; Đi xe ấy...lại thật êm". HS đọc, nêu cách ngắt, nghỉ.
- Luyện đọc đoạn:
+ Lần 1: 4 HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn trước lớp. 
+ Lần 2: Luyện đọc kết hợp giải nghĩa một số từ ngữ khó trong từng đoạn nhà bác học, cười móm mém, phát minh ). HS đặt câu với từ “phát minh”.
- HS đọc từng đoạn trong nhóm (nhóm 4). GV theo dõi, hướng dẫn các nhóm đọc đúng. 2 nhóm thi đọc trước lớp. GV cùng HS nhận xét, tuyên dương.
- 1 HS đọc toàn bài.
* Tìm hiểu bài
- HS đọc thầm từng đoạn, trả lời các câu hỏi.
+ Hãy nói những điều em biết về Ê-đi-xơn? Câu chuyện giữa Ê-đi-xơn và bà cụ xảy ra vào lúc nào? Vì sao bà cụ mong có chiếc xe không cần ngựa kéo? Nhờ đâu mà mong ước của bà cụ được thực hiện? Theo em, khoa học đem lại lợi ích gì cho con người?
- Sau mỗi đoạn GV tiểu kết, chốt ý đoạn: Giới thiệu Ê-đi-xơn và phát minh của ông; Cuộc gặp gỡ giữa Ê-đi-xơn và bà cụ; Lời mời của Ê-đi-xơn với bà cụ; Lời hứa được thực hiện. 
+ Qua câu chuyện này, em biết được những gì về nhà bác học Ê-đi-xơn? (HS nêu) .GV chốt nội dung bài (như phần kiến thức đã nêu), một số HS nhắc lại.
- GV liên hệ giáo dục HS lòng ham học hỏi, sáng tạo. 
 Tiết 2 
*Luyện đọc lại:
- GV hướng dẫn HS đọc bài theo vai (giọng đọc)
- 3 HS đọc mẫu bài theo vai trước lớp. GV cùng HS nhận xét.
- HS luyện đọc bài theo vai trong nhóm 3. 2- 3 nhóm thi đọc trước lớp. GV- HS bình chọn nhóm, cá nhân đọc hay, tuyên dương.
* Hướng dẫn HS kể chuyện:
- HS nêu yêu cầu SGK. HS phân vai, dựng lại câu chuyện trong nhóm. GV theo dõi, giúp đỡ từng nhóm HS.
- 2 – 3 nhóm thi dựng lại câu chuyện trước lớp. GV – HS nhận xét, bình chọn nhóm kể hay nhất, tuyên dương.
+ Em học được điều gì từ nhà bác học Ê-đi-xơn? (HS nêu). GV nhận xét, liên hệ giáo dục HS. HS nhắc lại ý nghĩa câu chuyện.
3. Củng cố, dặn dò: + Câu chuyện giúp em hiểu điều gì? Em hãy đặt lại tên cho câu chuyện?.
 - GV nhận xét giờ học, dặn dò. 
TOÁN
Luyện tập 
I. Mục tiêu bài dạy : 
- Củng cố tên gọi các tháng trong năm, số ngày trong từng tháng; biết xem lịch (tờ lịch tháng, năm, ...).
- HS nêu được số ngày trong từng tháng; xem lịch nhanh, đúng; tính được thứ, ngày trong tháng.
- Giáo dục HS quý trọng thời gian, chăm chỉ học tập.
II. Đồ dùng dạy học: quyển lịch
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bài cũ: HS nêu số ngày trong từng tháng.
2. Bài mới: 2.1: Giới thiệu bài:
 2.2: Nội dung: 
Bài 1(109): HS nêu yêu cầu bài.
- HS xem lịch, trả lời các câu hỏi trong bài theo cặp, trả lời trước lớp.
- GV – HS nhận xét, chốt câu trả lời đúng. GV cho HS quan sát tờ lịch tháng 1, 2, 3 năm 2015, hỏi: Ngày 2 – 3; 8 – 3 là ngày gì? Hôm đó là thứ mấy?
- GV liên hệ GDHS ghi nhớ những ngày có ý nghĩa trong năm.
=> Củng cố cách xem lịch.
Bài 2: Tiến hành tương tự bài 1. GV hỏi thêm: Ngày 1 – 6, ngày 20 – 11 là ngày gì? Hôm đó là thứ mấy? (Lịch năm 2015)
=> Củng cố cách xem lịch.
Bài 3: -HS nêu yêu cầu bài.
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vở. GV cùng HS chữa bài, chốt đáp án đúng.
- GV hướng dẫn HS làm bài (xem lịch tìm những tháng có 30, 31 ngày). 
=> Củng cố cách tính số ngày trong tháng.
Bài 4: HS nêu yêu cầu bài, phát biểu ý kiến, giải thích. GV – HS nhận xét, chốt đáp án đúng.
- GV giới thiệu thêm cách nắm tay để nhớ số ngày trong mỗi tháng.
=> Củng cố cách tính thứ, ngày trong tháng.
3. Củng cố, dặn dò: 
+ HS nêu những tháng có 31 ngày, những tháng có 30 ngày?, liên hệ. 
- GV nhận xét giờ học, dặn dò. 
 ĐẠO ĐỨC
Ôn các bài đạo đức đã học ở tuần 16 + 17, 19 + 20
I. Mục tiêu bài dạy:
- Củng cố những kiến thức trong các bài đã học: Biết ơn các thương binh, liệt sĩ; Đoàn kết với thiếu nhi quốc tế.
- HS hình thành các kĩ năng sau mỗi bài đã học.
- GDHS có ý thức tự giác học tập, phát huy khả năng giao tiếp trước đám đông.
 II. Đồ dùng dạy học: 
- Tranh ảnh liên quan nội dung bài học.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu 
1. Bài cũ: Kết hợp bài mới.
2. Bài mới: 
 2.1 Giới thiệu bài: 
 2.2 Nội dung
*Ôn tập các bài đã học tuần 16 + 17, 19 + 20
 Mục tiêu: HS nắm được nội dung kiến thức cơ bản trong các bài đã học.
+) Cách tiến hành:
- HS nhắc lại các bài đã học:
+ Biết ơn các thương binh, liệt sĩ; 
+ Đoàn kết với thiếu nhi quốc tế.
- GV chia lớp thành 4 nhóm, tổ chức cho HS ôn tập nội dung các bài đã học bằng hệ thống các câu hỏi có liên quan đến nội dung bài và liên hệ giáo dục HS.
Nhóm 1 + 2: Bạn hiểu thương binh, liệt sĩ là người như thế nào? Chúng ta cần phải có thái độ như thế nào đối với các thương binh và gia đình liệt sĩ? Bạn đã làm gì để giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ? 
Nhóm 3 + 4: Tại sao phải đoàn kết với thiếu nhi quốc tế? Để thể hiện tình hữu nghị, đoàn kết với thiếu nhi quốc tế chúng ta cần làm gì? 
- HS luận nhóm, mỗi nhóm thảo luận một nội dung nói cho nhau nghe và trình bày trước lớp.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung ý kiến.
- GV nhận xét hoạt động của các nhóm, tuyên dương các nhóm làm việc tích cực.
=> GV tiểu kết hoạt động 1, liên hệ giáo dục.
* Đóng vai
Mục tiêu: Củng cố kĩ năng sau mỗi nội dung bài học.
+) Cách tiến hành:
+ Mỗi nhóm lựa chọn các tình huống thảo luận và đóng vai các tình huống có liên quan nội dung bài học.
+ Các nhóm trình bày các tình huống trước lớp.
- Các nhóm nhận xét cách xử lí tình huống phần đóng vai của các nhóm.
- HS trả lời cá nhân.
- GV nhận xét, tuyên dương những học simh trả lời tốt, liên hệ giáo dục.
3. Củng cố, dặn dò
- HS nhắc lại nội dung bài, liên hệ.
- GV tổng kết toàn bài, nhận xét tiết học, dặn dò HS.
CHÍNH TẢ (Nghe – viết ) Dạy 2D
Một trí khôn hơn trăm trí khôn
I .Mục đích yêu cầu:
- HS nghe viết đúng bài “Một trí khôn hơn trăm trí khôn”. Phân biệt r/d/gi.
- HS viết đúng tốc độ, trình bày đúng đoạn văn xuôi có lời của nhân vật. Rèn cho HS đọc, viết phân biệt đúng r/ d/ gi.
- HS có ý thức viết chữ cẩn thận, chăm học, luôn yêu quý bạn, khiêm tốn.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
1. Bài cũ: HS viết bảng con, 3 HS viết bảng lớp: châu trấu, chèo bẻo, con trăn. 
- 1HS tự tìm viết chữ có phụ âm đầu là ch/tr. GV và HS chữa bài.
2. Bài mới :
 2.1. Giới thiệu bài: 
 2.2. Nội dung:
* Hướng dẫn HS nghe viết. 
- GV đọc toàn bài. HS nghe, trả lời câu hỏi: 
+ Sự việc gì xảy ra với Gà Rừng và Chồn trong lúc rạo chơi?
+ HS đọc, trả lời câu hỏi SGK trang 33 nhận xét.
- HS tìm, GV đọc cho HS viết chữ khó bảng lớp, bảng con: buổi sáng, cuống quýt, reo lên
- HS nêu cách trình đoạn văn, tư thế viết. 
- GV đọc, HS viết. GV uốn nắn từng em.
- GV đọc HS soát lỗi.
- GV thu bài, nhận xét bài HS về từng mặt: nội dung, chữ viết, cách trình bày, ....tuyên dương.
* Hướng dẫn làm bài tập chính tả .
Bài 2 a ( 33- bảng phụ): 
- 1HS đọc yêu cầu, thi đua trả lời. 1HS viết bảng.
- GV và HS nhận xét, HS đọc lại lời giải. 
+ Đặt câu với từ vừa tìm được?
=> Củng cố cách phân biệt tiếng có r/ d/ gi
Bài 3 a ( 33 - bảng phụ): 
- 1HS đọc yêu cầu, thi đua nêu câu trả lời 
- GV và HS nhận xét, HS đọc lại lời giải (giọt nước, riêng, giữa)
- GV liên hệ GD HS yêu quý bảo vệ các loài chim hoang dã góp phần giúp môi trường cân bằng sinh thái, nhắc các bạn cùng thực hiện.
=> Củng cố cách phân biệt tiếng có r/ d/ gi
3. Củng cố, dặn dò: 
+ Tìm tiếng có âm đầu r/ d/ gi? Đặt câu với một trong những từ vừa tìm được?
- GV hệ thống toàn bài, nhận xét giờ học, dặn dò HS.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_buoi_sang_cac_mon_lop_3_tuan_21_nam_hoc_2015_2016_ti.doc