Giáo án buổi sáng Các môn Lớp 3 - Tuần 24 - Năm học 2015-2016 - Tiên Thị Dung

Giáo án buổi sáng Các môn Lớp 3 - Tuần 24 - Năm học 2015-2016 - Tiên Thị Dung

- Luyện đọc câu: HS đọc từng câu nối tiếp đến hết bài. GV theo dõi, chỉnh sửa.

+ HS luyện đọc từ khó: ngự giá, xa giá, náo động, trong leo lẻo, chói chang;.(Nếu HS đọc chưa đúng, GV hướng dẫn HS đọc lại)

+ GV hướng dẫn HS luyện đọc câu (BP): "Một lần .cho ai đến gần; Nước trong .trói người, ." HS đọc, nêu cách ngắt nghỉ.

- Luyện đọc đoạn:

+ Lần 1: 4 HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn trước lớp.

+ Lần 2: Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ ngữ khó trong từng đoạn (Minh Mạng, Cao Bá Quát, ngự giá, xa giá, đối, tức cảnh, chỉnh, ).

+ HS đọc từng đoạn trong nhóm (nhóm 4). GV theo dõi, hướng dẫn các nhóm đọc đúng. 2 nhóm thi đọc trước lớp. GV cùng HS nhận xét, tuyên dương.

- 1 HS đọc toàn bài.

* Tìm hiểu bài

- HS đọc thầm từng đoạn, trả lời các câu hỏi.

+ Vua Minh Mạng ngắm cảnh ở đâu? Cao Bá Quát có mong muốn gì? Cậu đã làm gì để thực hiện mong muốn đó? Vì sao vua bắt Cao Bá Quát đối? Cậu đối như thế nào? Sau mỗi đoạn GV tiểu kết, chốt ý đoạn: Vua Minh Mạng đến Hồ Tây ngắm cảnh; Hành động của cậu bé Cao Bá Quát; Cao Bá Quát đối đáp với vua; Tài năng của cậu bé Cao Bá Quát

+ Qua câu chuyện này, em thấy Cao Bá Quát người như thế nào? (HS nêu).

doc 27 trang Người đăng hoaithuong212 Lượt xem 531Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án buổi sáng Các môn Lớp 3 - Tuần 24 - Năm học 2015-2016 - Tiên Thị Dung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 24
Soạn: 13/2 	 	Dạy: Thứ hai ngày 15 tháng 2 năm 2016
TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN
Đối đáp với vua (2 tiết)
I. Mục đích yêu cầu:
- HS đọc đúng toàn bài, hiểu nội dung câu chuyện: “Ca ngợi Cao Bá Quát thông minh, đối đáp giỏi, có bản lĩnh từ nhỏ.”
- HS đọc rõ ràng, rành mạch; ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ, kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa.
- Giáo dục HS học tập sự nhanh trí, có bản lĩnh của Cao Bá Quát.
II. Đồ dùng dạy học: Tranh kể chuyện (tiết 2)
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Tiết 1
1. Bài cũ: HS đọc đoạn, bài “Chương trình xiếc đặc sắc” và trả lời câu hỏi về nội dung đoạn.
2. Bài mới: 2.1: Giới thiệu bài:
 2.2: Nội dung:
* Luyện đọc:
- GV đọc mẫu toàn bài, tóm tắt nội dung bài.
- Luyện đọc câu: HS đọc từng câu nối tiếp đến hết bài. GV theo dõi, chỉnh sửa.
+ HS luyện đọc từ khó: ngự giá, xa giá, náo động, trong leo lẻo, chói chang;...(Nếu HS đọc chưa đúng, GV hướng dẫn HS đọc lại)
+ GV hướng dẫn HS luyện đọc câu (BP): "Một lần ...cho ai đến gần; Nước trong ...trói người, ..." HS đọc, nêu cách ngắt nghỉ.
- Luyện đọc đoạn: 
+ Lần 1: 4 HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn trước lớp. 
+ Lần 2: Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ ngữ khó trong từng đoạn (Minh Mạng, Cao Bá Quát, ngự giá, xa giá, đối, tức cảnh, chỉnh, ).
+ HS đọc từng đoạn trong nhóm (nhóm 4). GV theo dõi, hướng dẫn các nhóm đọc đúng. 2 nhóm thi đọc trước lớp. GV cùng HS nhận xét, tuyên dương.
- 1 HS đọc toàn bài.
* Tìm hiểu bài
- HS đọc thầm từng đoạn, trả lời các câu hỏi.
+ Vua Minh Mạng ngắm cảnh ở đâu? Cao Bá Quát có mong muốn gì? Cậu đã làm gì để thực hiện mong muốn đó? Vì sao vua bắt Cao Bá Quát đối? Cậu đối như thế nào? Sau mỗi đoạn GV tiểu kết, chốt ý đoạn: Vua Minh Mạng đến Hồ Tây ngắm cảnh; Hành động của cậu bé Cao Bá Quát; Cao Bá Quát đối đáp với vua; Tài năng của cậu bé Cao Bá Quát
+ Qua câu chuyện này, em thấy Cao Bá Quát người như thế nào? (HS nêu). GV chốt nội dung bài (như phần kiến thức đã nêu), một số HS nhắc lại.
- GV liên hệ giáo dục HS học tập sự nhanh trí, có bản lĩnh của Cao Bá Quát.
 Tiết 2 
* Luyện đọc lại:
- GV hướng dẫn HS đọc đoạn 3 (cách ngắt nghỉ, nhấn giọng)
- 2 – 3 HS thi đọc đoạn 3 trước lớp. GV- HS bình chọn cá nhân đọc hay, tuyên dương.
- 3 HS đọc nối tiếp bài theo vai.
* Hướng dẫn HS kể chuyện:
- HS nêu yêu cầu bài. HS quan sát, nêu nội dung từng tranh. GV ghi bảng.
- HS tập kể lại câu chuyện theo nhóm 4. GV theo dõi, hướng dẫn nhóm HS kể.
- 2 – 3 nhóm HS nối tiếp nhau thi kể trước lớp từng đoạn câu chuyện.
- HS thi kể toàn bộ câu chuyện.
=> Sau mỗi lần kể GV hướng dẫn HS nhận xét, đánh giá: về nội dung, diễn đạt, giọng kể. Khen ngợi, động viên cho điểm những HS có lời kể sáng tạo.
- Qua câu chuyện này em học được điều gì từ Cao Bá Quát? (HS nêu). GV nhận xét, nêu ý nghĩa câu chuyện.
3.Củng cố, dặn dò: + Qua câu chuyện, em học tập được gì ở Cao Bá Quát?, liên hệ bài.
- GV nhận xét giờ học, dặn dò. 
TOÁN
Luyện tập
I. Mục tiêu bài dạy : 
- Củng cố cách thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số (trường hợp có chữ số 0 ở thương).
- Rèn kĩ năng đặt tính và tính chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số (trường hợp có chữ số 0 ở thương); vận dụng phép chia để làm tính, giải toán.
- Giáo dục HS chăm chỉ học toán.
II. Đồ dùng dạy học: Phiếu học tập bài 4.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bài cũ: 1 HS lên bảng, lớp làm nháp tự đưa phép chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số, nhận xét, tuyên dương.
2. Bài mới: 2.1: Giới thiệu bài:
 2.2: Nội dung: 
Bài 1(120): HS làm bài vào vở nháp; đổi chéo vở để kiểm tra kết quả. 3 HS lên bảng làm bài.
- GV cùng HS nhận xét, chốt kết quả đúng. HS nêu cách thực hiện một số phép chia trong bài.
=> Củng cố cách thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số (trường hợp có chữ số 0 ở thương).
Bài 2: HS đọc bài, làm vở. 3 HS lên bảng làm bài.
- GV – HS nhận xét. HS nêu cách tìm thành phần chia biết của phép nhân.
+ Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm thế nào?
=> Củng cố cách tìm thành phần chưa biết của phép nhân.
Bài 3: HS đọc đề bài, 2 HS lên bảng tóm tắt, làm bài; lớp làm vở. GV – HS chữa bài.
- HS phân tích bài toán.
+ Tính số gạo đã bán. 
+ Tính số gạo còn lại.
+ Bài toán thuộc dạng toán nào?
=> Củng cố cách giải bài toán bằng hai phép tính.
- GV liên hệ GDHS không lãng phí cơm gạo; yêu quý người nông dân làm ra hạt gạo.
Bài 4: GV hướng dẫn HS chia nhẩm (như mẫu SGK).
- HS làm bài vào phiếu học tập. 1 HS lên bảng làm bài, nêu cách nhẩm.
- GV – HS chữa bài.
=> Củng cố cách chia nhẩm số có bốn chữ số cho số có một chữ số.
3. Củng cố, dặn dò: + HS nêu cách thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số, liên hệ. 
- GV nhận xét giờ học, dặn dò HS. 
Soạn: 13/2	 Dạy: Thứ ba ngày 16 tháng 2 năm 2016
TẬP ĐỌC
Tiếng đàn
I. Mục đích, yêu cầu :
- HS đọc đúng toàn bài, hiểu nội dung bài: Tiếng đàn của Thủy trong trẻo, hồn nhiên như tuổi thơ của em. Nó hòa hợp với khung cảnh thiên nhiên và cuộc sống tuổi thơ của em.
- HS đọc rõ ràng, rành mạch; ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, trả lời đúng các câu hỏi trong sách giáo khoa.
- Giáo dục HS yêu âm nhạc.
II. Đồ dùng dạy học: Tranh vẽ nội dung bài.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bài cũ: HS đọc đoạn / bài; trả lời câu hỏi về nội dung bài “Đối đáp với vua”. GV – HS nhận xét, tuyên dương.
2. Bài mới : 2.1 Giới thiệu bài.
 2.2 Nội dung :
* Luyện đọc 
- GV đọc mẫu toàn bài, tóm tắt nội dung bài.
- Luyện đọc câu:
+ HS đọc nối tiếp câu đến hết bài. GV theo dõi, chỉnh sửa.
+ HS luyện đọc từ khó: vi-ô-lông, ắc-sê., (HS đọc mẫu, nêu cách đọc; GV hướng dẫn HS đọc ngọng đọc đúng; cả lớp đọc đồng thanh)
+ GV hướng dẫn HS luyện đọc câu (BP): Khi ắc- sê vừa khẽ ...rung động; Dưới đường...nước mưa". HS đọc, nêu cách ngắt nghỉ.
- Luyện đọc đoạn:
+ GV chia bài thành 2 đoạn (mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn).
+ Lần 1: 2 HS nối tiếp nhau đọc 2 đoạn trước lớp. 
+ Lần 2: Luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ mới trong SGK. (lên dây, ắc-sê, dân chài)
+ HS luyện đọc trong nhóm (nhóm 2). GV theo dõi, hướng dẫn các nhóm đọc đúng.
+ 2 – 3 nhóm thi đọc nối tiếp bài theo đoạn. 1 – 2 HS thi đọc toàn bài.
* Tìm hiểu bài:
- HS đọc thầm từng đoạn, bài; trả lời câu hỏi (Thủy làm những gì để chuẩn bị vào phòng thi? Tìm những từ ngữ miêu tả âm thanh của cây đàn? Cử chỉ, nét mặt của Thủy khi kéo đàn thể hiện điều gì? Tìm những chi tiết miêu tả khung cảnh thanh bình ngoài gian phòng như hòa với tiếng đàn?) Cả lớp cùng GV nhận xét, bổ sung. GV tiểu kết, chốt ý.
- HS nêu nội dung bài. GV nhận xét, kết luận. HS nhắc lại. GV liên hệ về tác dụng của âm nhạc: làm cho đầu óc bớt căng thẳng, mệt mỏi.
+ HS thấy được một loại phương tiện đường thủy, qua đó giáo dục HS ý thức bảo vệ nguồn MT biển, đảo.
* Luyện đọc lại
- GV hướng dẫn HS đọc đoạn tả âm thanh của tiếng đàn (giọng đọc; cách ngắt, nghỉ; nhấn giọng)
- HS thi đọc đoạn, cả bài.
- GV cùng HS nhận xét, tuyên dương.
3. Củng cố, dặn dò: + Bài văn miêu tả tiếng đàn của Thủy như thế nào?
 - GV nhận xét giờ học, dặn dò. 
TOÁN
Luyện tập chung
I. Mục tiêu bài dạy: 
- Củng cố nhân, chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số.
- Rèn kĩ năng đặt tính và tính nhân, chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số; vận dụng giải đúng bài toán có hai phép tính.
- Giáo dục HS chăm chỉ học toán.
II.Đồ dùng dạy học: phiếu bài tập bài 3.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1.Bài cũ: 1HS lên bảng, lớp làm nháp tự đặt đề toán và giải bài toán có sử dụng phép nhân hoặc phép chia.
2. Bài mới: 2.1: Giới thiệu bài:
 2.2: Nội dung:
Bài 1: HS làm vở nháp. 4 HS lên bảng làm bài.
- GV – HS nhận xét. HS nêu cách thực hiện một số phép tính trong bài. 
=> Củng cố cách đặt tính, tính nhân, chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số.
Bài 2: HS đọc bài, làm vở. 4 HS lên bảng làm bài.
- GV – HS nhận xét. HS nêu cách đặt thực hiện một số phép tính trong bài.
=> Củng cố cách đặt tính, tính chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số.
Bài 4: HS đọc đề bài, làm vở, bảng lớp. GV – HS chữa bài.
- HS nêu cách tính chu vi hình chữ nhật. 
+ Bài toán cho biết gì? Hỏi gì? Muốn tính chu vi sân vận động hình chữ nhật đó ta làm thế nào?
+ Muốn tính chiều dài sân vận động đó ta làm phép tính gì?
=> Củng cố cách giải bài toán bằng hai phép tính.
Bài 3: HS đọc đề bài, nêu cách làm.
- HS làm bài vào phiếu bài tập. 1 HS lên bảng làm bài. GV – HS chữa bài.
+ Bài toán cho biết gì? Hỏi gì? Muốn tính chiều dài sân vận động, ta làm như thế nào? Tính chu vi sân vận động, làm thế nào?
=> Củng cố cách giải bài toán bằng hai phép tính.
3. Củng cố, dặn dò: + HS nêu cách tính chu vi hình chữ nhật, liên hệ. 
 - GV nhận xét giờ học, dặn dò.
 ĐẠO ĐỨC
Tôn trọng đám tang (tiết 2)
I. Mục tiêu bài dạy:
- HS biết được những việc cần làm khi gặp khi gặp đám tang, bước đầu biết cảm thông với những người đau thương, mất mát người thân của người khác.
- HS nêu được những việc cần làm khi gặp khi gặp đám tang, giúp đỡ gia đình có tang bằng những việc làm phự hợp, cư sử đúng mực khi gặp đám tang.
- Giáo dục HS có thái độ phù hợp khi gặp đám tang, cảm thông chia buồn với người trong gia đình có đám tang.
 II. Đồ dùng dạy học: 
- Tranh ảnh liên quan nội dung bài, truyện kể về nội chủ đề bài học.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu 
1. Bài cũ: + Em hãy kể về một hành vi thể hiện sự tôn trọng đám tang mà em biết? 
+ Tại sao phải tôn trọng đám tang? 
- GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới: 
 2.1 Giới thiệu bài: 
*Hoạt động 1: Xử lí tình huống
 Mục tiêu: HS biết lựa chọn cỏch ứng xử đúng trong các tình huống gặp đám tang.
- GV chia nhóm, phát phiếu học tập cho mỗi nhóm thảo luận về cách ứng xử một trong các tình huống sau:
- Tình huống a: em nhìn thấy bạn em đeo băng tang, đi đằng sau xe tang.
- Tình huống b: Bên nhà hàng xóm có tang.
- Tình huống c: Gia đình của bạn học cùng lớp e có tang.
- Tình huống d: Em nhìn thấy mấy bạn nhỏ đang chạy theo xem một đám tang ... đích yêu cầu:
- HS nghe - viết đúng bài chính tả Tiếng đàn (từ Tiếng đàn bay ra vườn  đến hết); Phân biệt s/x.
- HS trình bày bài sạch sẽ, đúng hình thức bài văn xuôi; tìm được các từ chứa tiếng bắt đầu bằng s/x. 
- Giáo dục cho HS ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
II. Đồ dùng dạy học : phiếu học tập (BT2a)
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
1.Bài cũ: HS viết bảng lớp, bảng con tự tìm và viết thêm tiếng, từ bắt đầu bằng s/x.
2.Bài mới: 2.1 Giới thiệu bài :
 2.2 Nội dung :
* Hướng dẫn chính tả
- GV đọc bài chính tả. HS đọc thầm.
+ Tìm những chi tiết miêu tả khung cảnh thanh bình bên ngoài như hòa với tiếng đàn.
- GV hướng dẫn HS trình bày bài chính tả:
+ Đoạn văn có mấy câu? Có những dấu câu nào?
+ Những chữ nào trong đoạn phải viết hoa? Vì sao?
- HS nêu từ khó viết: ngọc lan, lũ trẻ, lướt nhanh, 
- HS luyện viết bảng con, 1 HS viết bảng lớp. GV - HS nhận xét, chỉnh sửa. HS đọc lại các chữ đã viết.
- GV đọc chính tả; HS nghe - viết bài vào vở.
- GV đọc lại; HS đổi vở, soát lỗi.
- GV nhận xét một số vở: Nếu HS viết sai các phụ âm đầu dễ lẫn, GV yêu cầu HS viết lại các từ đó vào vở nháp.
- GV nhân xét chung, tuyên dương HS viết chữ đúng, đẹp.
* Luyện tập
Bài 2a (56 )- HS nêu yêu cầu bài, thảo luận nhóm 6, làm bài vào phiếu học tập. 1 nhóm HS làm bài trên bảng phụ.
- GV - HS nhận xét, chốt đáp án đúng, bổ sung bảng kết quả. 
- HS đọc các từ tìm được.
=> Củng cố về từ chứa tiếng có phụ âm đầu s/x.
3. Củng cố, dặn dò: + Tìm một số câu thành ngữ có từ chứa tiếng bắt đầu bằng s/x?
 - GV nhận xét giờ học, dặn dò HS. 
SINH HOẠT TẬP THỂ
Sinh hoạt sao + Sinh hoạt lớp
I. Mục tiêu bài dạy 
- HS nắm được ưu, nhược điểm của cá nhân, tổ, lớp trong tuần 24. Nắm được nhiệm vụ tuần 25. Biết tổ chức buổi sinh hoạt sao theo đúng trình tự, nắm được chủ điểm sinh hoạt sao: Mừng Đảng, mừng xuân.
- HS tự nhận ra ưu điểm và hạn chế của cá nhân, tập thể mình và rút kinh nghiệm khắc phục những tồn tại và phát huy những ưu điểm. Đề ra phương hướng hoạt động tuần tới. HS nêu đúng tên các bước tổ chức sinh hoạt sao và tổ chức được buổi sinh hoạt sao theo đúng trình tự.
- HS có ý thức tự giác cao, tham gia sinh hoạt sao nhiệt tình.
II. Nội dung sinh hoạt:
A. Sinh hoạt Sao: Chủ điểm Mừng Đảng, mừng xuân
- GV yêu cầu HS nêu trình tự của buổi sinh hoạt sao, nhận xét.
- Sao trưởng điều khiển sao mình sinh hoạt sao theo 5 bước:
+ Bước 1: Ổn định tổ chức lớp, hát 1 bài hát tập thể.
+ Bước 2: Kiểm tra thi đua: học tập, vệ sinh, 
+ Bước 3: Thực hiện chủ điểm: Mừng Đảng, mừng xuân.
a) Giới thiệu chủ điểm.
b) Thi văn nghệ:
- HS thi hát, múa theo nhóm, cá nhân theo chủ để về Đảng, Bác Hồ, mùa xuân và đất nước.
- GV cùng HS nhận xét, bình chọn các cá nhân, nhóm có tiết mục hay, đặc sắc, tuyên dương.
+ Bước 4: GV nhận xét buổi sinh hoạt sao. HS đồng thanh đọc lời hứa Nhi đồng.
+ Bước 5: Dặn dò HS.
- GV theo dõi, giúp đỡ các sao thực hiện.
- Các sao lên trình bày (thi) trước lớp. GV cùng HS nhận xét, tuyên dương sao thực hiện tốt.
B. Sinh hoạt lớp
1. Đánh giá công tác tuần 24:
- Tổ trưởng các tổ lên nhận xét, đánh giá công tác của tổ trong tuần về các mặt:
 + Học tập.
 + Hoạt động.
- Lớp trưởng nhận xét chung.
- Cá nhân HS phát biểu ý kiến.
- GV nhận xét chung.
+ Ưu điểm: 
+ Hạn chế: 
2. Công tác tuần 25
- Phát huy những ưu điểm đã đạt được và khắc phục những hạn chế.
- Tiếp tục ổn định nền nếp. 
- Tích cực giữ vệ sinh trường lớp, vệ sinh cá nhân.
- Tiếp tục thực hiện phong trào thi đua đợt 3.
- Tích cực đọc sách thư viện, trao đổi kinh nghiệm học tập, thi Toán qua mạng.
3. Luyện phát âm l/n, sinh hoạt văn nghệ
- GV tổ chức cho HS thi tìm các câu thơ, câu văn có phụ âm đầu l hay n và thi đọc.
- HS hát, múa, đọc thơ (mỗi tổ một tiết mục).
- GV nhận xét, tuyên dương HS.
4. Kiểm tra đồ dùng, sách vở của HS.
- Các tổ kiểm tra đồ dùng, sách vở của tổ mình, báo cáo trước lớp.
- GV nhận xét, tuyên dương HS chuẩn bị tốt đồ dùng học tập khi đến lớp.
CHÍNH TẢ (Nghe – viết) (Dạy 2D)
Voi nhà
I. Mục đích yêu cầu:
- HS nghe - viết đúng bài “Voi nhà” đoạn (Con voi lúc lắc vòi  hướng bản Tun). Phân biệt x/s.
- HS viết đúng tốc độ, trình bày bài đúng, đẹp; đọc, viết phân biệt đúng tiếng có âm đầu x/s.
- HS có ý thức viết chữ cẩn thận, chăm học; yêu quý động vật có ích.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
1. Bài cũ: - 2 HS viết bảng lớp: xay lúa; xôn xao, ngôi sao.
 - HS lớp viết bảng con. 1HS tự tìm, phân biệt tiếng có s/x.
 - GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới:
 2.1. Giới thiệu bài: 
 2.2. Nội dung:
* Hướng dẫn HS nghe - viết. 
- GV đọc toàn bài. HS nghe, trả lời câu hỏi: 
+ Mọi người lo lắng như thế nào?
+ Con voi đã làm gì để giúp các chiến sĩ?
- HS tìm, viết chữ khó bảng lớp, bảng con: lúc lắc, lo lắng, quặp, lôi mạnh, vũng lầy, huơ vòi
- HS nêu cách trình đoạn văn, tư thế viết. 
- GV đọc cho HS viết, HS nghe viết. GV uốn nắn từng em.
- GV đọc HS soát lỗi.
- GV nhận xét bài viết của HS về từng mặt: nội dung, chữ viết, cách trình bày ...(Nếu HS viết chưa đúng, GV nhận xét, đưa ra biện pháp khắc phục cụ thể).
* Hướng dẫn làm bài tập chính tả .
Bài 2 a (57- bảng phụ): 
- 1HS đọc yêu cầu. HS viết bảng phụ, bảng con.
- GV và HS nhận xét, chốt đáp án đúng. HS đọc lại bài.
- HS đặt câu với từ sinh sống; sâu bọ, xâu kim
=> Củng cố cách phân biệt tiếng có âm đầu s/x.
3. Củng cố, dặn dò: 
+ Tìm tiếng có âm đầu s/x? Đặt câu với mợ trong những từ vừa tìm được?
- GV hệ thống toàn bài, nhận xét giờ học, dặn dò HS.
TUẦN 25
Soạn: 17/2 	 	Dạy: Thứ hai ngày 22 tháng 2 năm 2016
TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN
Hội vật (2 tiết)
I. Mục đích yêu cầu:
- HS đọc đúng toàn bài, hiểu nội dung câu chuyện: “Cuộc thi tài hấp dẫn giũa hai đô vật đã kết thúc bằng chiến thắng xứng đáng của đô vật già, giàu kinh nghiệm trước chàng đô vật trẻ còn xốc nổi.”; kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo gợi ý cho trước.
- HS đọc rõ ràng, rành mạch; ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ, trả lời đúng câu hỏi trong sách giáo khoa. Rèn kĩ năng kể chuyện. 
- Giáo dục HS học tập đức tính bình tĩnh của ông Cản Ngũ.
II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ nội dung bài.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Tiết 1
1. Bài cũ: HS đọc đoạn, bài “Tiếng đàn” và trả lời câu hỏi về nội dung đoạn, bài.
2. Bài mới: 2.1: Giới thiệu bài:
 2.2: Nội dung:
* Luyện đọc:
- GV đọc mẫu toàn bài, giới thiệu tác giả.
- Luyện đọc câu:
+ HS đọc từng câu nối tiếp đến hết bài. GV nhận xét, chỉnh sửa. 
+ HS luyện đọc từ khó: chen lấn nhau, xô đẩy, loay hoay, nổi lên,...(Nếu HS đọc chưa đúng, GV hướng dẫn HS đọc lại).
- GV hướng dẫn HS đọc câu (BP): “Ngay nhịp trống đầu  khôn lường.” (HS đọc, nêu cách ngắt, nghỉ hơi. HS đọc.)
- Luyện đọc đoạn:
+ Lần 1: 5 HS nối tiếp nhau đọc 5 đoạn trước lớp. 
+ Lần 2: Luyện đọc, HS dưới lớp theo dõi, kết hợp giải nghĩa một số từ ngữ mới trong từng đoạn (tứ xứ, sới vật, khôn lường, keo vật, khố, ). HS đặt câu với từ "khôn lường".
+ HS đọc từng đoạn trong nhóm (nhóm 5). GV theo dõi, hướng dẫn các nhóm đọc đúng.
+ 2 nhóm thi đọc trước lớp. GV cùng HS nhận xét, tuyên dương.
- 1 HS đọc toàn bài.
* Tìm hiểu bài
- HS đọc thầm từng đoạn, trả lời các câu hỏi SGK. Sau mỗi đoạn GV tiểu kết, chốt ý đoạn: Cảnh mọi người đi xem hội vật, Cuộc đấu bắt đầu, Ông Cản Ngũ bước hụt và hành động của Quắm Đen; Thế vật bế tắc của Quắm Đen; Kết thúc keo vật. 
- Qua câu chuyện này, em thấy ông Cản Ngũ là người như thế nào? (HS nêu). GV chốt nội dung bài (như phần kiến thức đã nêu), một số HS nhắc lại.
- GV liên hệ giáo dục HS học tập đức tính bình tĩnh của ông Cản Ngũ.
 Tiết 2 
* Luyện đọc lại:
- GV hướng dẫn HS đọc đoạn 2 và 4 (cách ngắt nghỉ, nhấn giọng)
- HS thi đọc 2 đoạn văn trước lớp. GV cùng HS nhận xét, bình chọn cá nhân đọc hay, tuyên dương.
- 5 HS đọc nối tiếp bài.
* Hướng dẫn HS kể chuyện:
- HS nêu yêu cầu bài và các gợi ý.
- HS tập kể lại câu chuyện theo nhóm 5. GV theo dõi, hướng dẫn nhóm HS kể.
- 2 – 3 nhóm HS nối tiếp nhau thi kể trước lớp từng đoạn câu chuyện.
- HS thi kể toàn bộ câu chuyện.
=> Sau mỗi lần kể GV hướng dẫn HS nhận xét, đánh giá: về nội dung, diễn đạt, giọng kể. Khen ngợi, động viên những HS có lời kể sáng tạo.
+ Qua câu chuyện này em học được điều gì từ ông Cản Ngũ? (HS nêu). GV nhận xét, nêu ý nghĩa câu chuyện.
3.Củng cố, dặn dò: + Em có suy nghĩ, cảm nhận gì về Hội vật?, liên hệ.
 - GV nhận xét giờ học, dặn dò HS.
TOÁN
Thực hành xem đồng hồ (tiếp theo)
I. Mục tiêu bài dạy: 
- HS nhận biết về thời gian (thời điểm, khoảng thời gian); biết xem đồng hồ, chính xác đến từng phút (cả trường hợp mặt đồng hồ có ghi số La Mã); biết thời điểm làm công việc hằng ngày của học sinh.
- HS có kĩ năng xem đồng hồ chính xác đến từng phút (cả trường hợp mặt đồng hồ có ghi số La Mã).
- Giáo dục HS tính chính xác khi xem đồng hồ, biết quý trọng thời gian, sắp xếp thời gian phù hợp cho công việc hàng ngày.
II. Đồ dùng dạy học: Mô hình đồng hồ
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bài cũ: HS đọc giờ trên mô hình đồng hồ.
2. Bài mới: 2.1: Giới thiệu bài:
 2.2: Nội dung:
Bài 1(125): HS nêu yêu cầu bài.
- HS quan sát tranh rồi thảo luận theo cặp.
- Đại diện cặp nêu câu trả lời trước lớp (mỗi cặp trả lời câu hỏi một tranh). Các cặp khác nhận xét. HS giải thích cách xem giờ trên mỗi đồng hồ và sử dụng mô hình đồng hồ quay số giờ đồng hồ chỉ.
- GV nhắc HS sắp xếp thời gian làm việc hợp lí trong thực tế.
=> Củng cố biểu tượng về thời gian (thời điểm).
Bài 2: HS nêu yêu cầu bài.
- HS nhận xét về các mặt đồng hồ có trong hình (BP), các số trên mặt đồng hồ.
- HS thảo luận nhóm, đại diện nhóm thi nối giờ nhanh. GV cùng HS nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
=> Củng cố cách xem đồng hồ.
Bài 3: HS nêu yêu cầu bài.
- HS nêu cách làm bài, làm vào vở. GV cùng HS nhận xét, chữa bài.
- GV hướng dẫn HS làm bài:
 + Xem đồng hồ thời gian bắt đầu công việc và kết thúc công việc ở từng tranh vẽ.
 + Tìm thời gian làm công việc (lấy thời gia kết thúc công việc trừ đi thời gian bắt đầu công việc). 
- HS liên hệ thực tế thời gian làm việc của bản thân trong từng buổi.
=> Củng cố cách xem đồng hồ, cách tính khoảng thời gian.
3. Củng cố, dặn dò: 
+ Nêu thời gian biểu hàng ngày của em?
- GV nhận xét giờ học, dặn dò HS.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_buoi_sang_cac_mon_lop_3_tuan_24_nam_hoc_2015_2016_ti.doc