Kế hoạch dạy học Lớp 3 - Tuần 12

Kế hoạch dạy học Lớp 3 - Tuần 12

1. Ổn định lớp: (1’)

2. Bài cũ:(4’)

- Yêu cầu HS làm bài 3/57 SGK.

- GV nhận xét.

 3. Bài mới:

 a. Giới thiệu bài: (1’)Nêu mục tiêu, yêu cầu tiết học. Ghi tên bài.

 b. Hướng dẫn làm bài:

Bài 1: (5’)Trả lời các câu hỏi:

- Yêu cầu 1 HS nêu bài tập 1.

- Yêu cầu thực hiện phép chia vào vở.

- Y êu cầu HS nêu miệng kết quả.

- Gọi HS khác nhận xét bài bạn.

- GV nhận xét đánh giá.

Bài 2: (7’)Giải toán:

- Yêu cầu HS nêu đề bài 2.

- Yêu cầu cả lớp cùng thực hiện vào vở.

- Mời một HS lên giải.

- Yêu cầu HS đổi vở kiểm tra chéo.

- Nhận xét bài làm của HS.

Bài 3: (8’)Giải toán:

-Treo bảng phụ yêu cầu HS đọc.

- Yêu cầu HS cả lớp làm vào vở.

- Mời một HS lên bảng sửa bài.

- Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài.

 

doc 43 trang Người đăng haihahp2 Ngày đăng 08/07/2022 Lượt xem 275Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch dạy học Lớp 3 - Tuần 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tập đọc – kể chuyện
NẮNG PHƯƠNG NAM
I. MỤC TIÊU:
 * Tập đọc: 
 - Bước đầu diễn tả được giọng nhân vật trong bài, phân biệt được lời dẫn chuyện với lời nhân vật.
 - Hiểu được tình cảm đẹp đẽ, thân thiết và gắn bó giữa thiếu nhi hai miền Nam - Bắc (trả lời được các câu hỏi SGK).
 - Giáo dục ý thức yêu quý cảnh quan môi trường của quê hương miền nam.
 * Kể chuyện:
 - Kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo tóm tắt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
 - GV: Bảng phụ.
 - HS : Sgk.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
 1. Ổn định lớp: (1’)
 2. Bài cũ: (4’)
- Gọi 2 em đọc bài “Vẽ quê hương” và trả lời câu hỏi SGK.
- Nhận xét, tuyên dương. 
 3. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài: (1’) Giới thiệu chủ điểm và giới thiệu bài thông qua tranh minh họa.
 b. Luyện đọc: (17’) 
- Đọc diễn cảm toàn bài.
- Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- Yêu cầu HS đọc từng câu trước lớp.
-Theo dõi sửa sai cho HS. 
- Luyện đọc tiếng từ khó: ríu rít, rạo rực, lạnh buốt, xoắn xuýt, ...
- Đọc từng đoạn trước lớp.
- Kết hợp giải thích các từ mới trong SGK: Đường Nguyễn Huệ, dân ca, xoắn xuýt, sửng sốt, ...
- Yêu cầu HS đọc từng đoạn trong nhóm.
- Yêu cầu 2 nhóm thi đọc.
- GV nhận xét, đánh giá.
- Gọi 1 HS đọc lại cả bài.
 c. Hướng dẫn tìm hiểu bài: (12’)
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và TLCH:
+ Uyên và các bạn đi đâu? Vào dịp nào?
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2: 
+ Nghe đọc thư Vân, các bạn mong ước điều gì ? 
+ Phương nghĩ ra sáng kiến gì ? 
+ Vì sao các bạn chọn cành mai làm quà tết cho Vân ? 
+ Chọn một tên khác cho truyện? Vì sao chọn tên đó? 
- GV nhận xét từng ý của HS.
- Yêu cầu HS rút ra nọi dung bài. 
*GV chốt ý: Ca ngợi tình bạn đẹp đẽ, thân thiết, gắn bó giữa thiếu nhi hai miền Nam – Bắc.
TIẾT 2
 d. Luyện đọc lại: (8’)
- GV đọc mẫu đoạn 2 trong bài.
- Hướng dẫn HS cách đọc.
- Mời 2 nhóm, mỗi nhóm 4 em phân vai thi đọc đoạn 2. 
- Nhận xét bình chọn HS đọc hay nhất.
* Kể chuyện:
 1. GV nêu nhiệm vụ: (5’)
- Dựa và các ý tóm tắt trong SGK, các em nhớ lại và kể lại từng đọc của câu chuyện nắng phương Nam.
2. Hướng dẫn HS kể chuyện theo tranh:(15’)
- GV mở bảng phụ đã viết các ý tóm tắt mỗi đoạn, mời 1 HS (nhìn gợi ý, nhớ nội dung ) kể mẫu đoạn 1 ( Đi chợ tết).
+ Ý 1 : Truyện xảy ra vào lúc nào ? 
+ Ý 2 : Uyên và các bạn đi đâu ?
+ Ý 3 : Vì sao mọi người sững lại ? 
- Tổ chức cho HS kể 1 đoạn theo nhóm đôi.
- GV nhận xét.
4. Củng cố - dặn dò:(2’)
- Nêu ý nghĩa của câu chuyện ?
- Về nhà học bài chuẩn bị bài sau.
- Hát tập thể.
- 2 HS đọc và trả lời câu hỏi.
- Lớp nhận xét.
- Lắng nghe, khai thác tranh – nêu tên bài.
- Lắng nghe và theo dõi.
- Lần lượt từng HS đọc bài.
- HS luyện đọc từ khó.
- HS đọc đoạn.
- HS giải nghĩa theo SGK.
- HS đọc từng đoạn trong nhóm.
- Đại diện các nhóm đọc.
- Lớp nhận xét.
- HS đọc bài.
- HS đọc thầm đoạn 1 và TLCH:
 + Đi chợ hoa trên đường Nguyễn Huệ vào dịp Tết.
- Đọc thầm đoạn 2.
 + Gửi cho Vân được ít nắng phương nam. 
- Đọc thầm đoạn 3.
 + Gửi cho vân ở miền Bắc 1 cành hoa mai. + Vì cành mai ở ngoài bắc không có.
- HS có thể chọn cả 3 tên: câu chuyện cuối năm, Tình bạn, Cành mai Tết. HS giải thích theo cách hiểu của bản thân. 
- HS nêu nội dung.
- Gọi HS đọc lại nội dung bài.
- Lắng nghe GV đọc mẫu.
- HS đọc theo chỉ dẫn của GV.
- 2 – 3 nhóm thi đọc toàn bài theo vai.
- Cả lớp nhận xét bình chọn.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- Lắng nghe.
- HS dựa vào câu hỏi gợi ý để kể.
- Lớp lắng nghe nhận xét. 
+. đúng vào ngày 28 tết ở TPHCM.
+ Uyên và các bạn đang đi giữa chợ hoa trên đường Nguyễn Huệ. Chợ tràn ngập hoa, khiến các bạn như đang đi trong mơ giữa một rừng hoa. 
+  cả bọn đang ríu rít bỗng dừng lại vì tiếng gọi: “ Nè, sắp nhỏ kia đi đâu vậy ?
- Từng cặp tập kể chuyện.
- 3 HS nối tiếp nhau kể 3 đoạn.
+ HS nhận xét bình chọn HS nào kể hay.
- HS nêu.
- Lắng nghe và thực hiện.
Thứ hai ngày 18 tháng 11 năm 2019
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
 - Biết đặt tính và tính nhân số có ba chữ số với số có một chữ số.
 - Biết giải bài toán có phép nhân số có ba chữ số với số có một chữ số và biết thực hiện gấp lên, giảm đi một số lần.
 - Bài tập cần làm : Bài 1 (cột 1, 3, 4), bài 2, bài 3, bài 4, bài 5.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
 - GV : SGK, thước phấn.
 - HS : SGK, vở.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Ổn định lớp: (1’)kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
Bài cũ:(4’)
- Gọi HS đọc thuộc bảng nhân 8.
- Gọi HS lên bảng làm bài tập 1/53.
- Nhận xét, chữa bài cho HS.
 3. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài: (1’) Nêu mục tiêu, yêu cầu tiết học. Ghi tên bài.
 b. Hướng dẫn làm bài:
Bài 1: (4’)Số ?
- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- Biết thừa số muốn tính tích ta làm tính gì?
- GV yêu cầu HS làm vào nháp.
- GV nhận xét.
Bài 2 : (4’)Tìm x:
- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- Muốn tìm số bị chia chưa biết ta làm thế nào?
- GV yêu cầu HS làm vào bảng con.
- GV nhận xét, yêu cầu HS nêu cách thực hiện.
Bài 3: (5’)Hướng dẫn HS tóm tắt rồi giải
bài toán.
- GV gọi HS đọc bài làm. 
- Hướng dẫn HS làm bài.
- GV nhận xét, kiểm tra kết quả HS. 
 Bài 4: (4’)Hướng dẫn HS tóm tắt rồi giải
bài toán.
 + Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
+ Để biết số dầu còn lại ta làm như thế nào ?
- Theo dõi , hướng dẫn thêm.
- Chốt lại cách giải bài toán.
 4. Củng cố - dặn dò:(2’)
- Về nhà xem lại các BT vừa thực hiện học bài chuẩn bị bài sau.
- HS chuẩn bị theo yêu cầu.
- Đọc bảng nhân 8 và làm BT theo yêu cầu.
- Nhận xét.
- Lắng nghe – đọc tên bài.
- HS nêu yêu cầu bài tập. 
- HS đọc yêu cầu.
- HS trả lời.
- HS làm vào nháp, 1 em lên điền.
Thừa số
423
210
105
241
17

Thừa số
2
3
8
4
5
Tích
846
630
840
964
850
- HS nêu yêu cầu bài tập. 
- lấy thương nhân với số chia.
- HS làm vào bảng con.
 X : 3 = 212 x : 5 = 141
 x = 212 x 3 x = 141 x 5
 x = 636 x = 705
- 2 HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS làm vào vở. 
Bài giải
4 hộp như thế có số kẹo là :
120 x 4 = 480 ( cái )
Đáp số : 480 cái kẹo
- 2 HS nêu yêu cầu bài tập.
+ Có 3 thùng dầu, mỗi thùng 125 lít dầu, lấy ra 185 lít dầu.
+ Còn lại bao nhiêu lít dầu?
- Ta lấy số lít dầu trong thùng – số lít dầu đã lấy ra.
- HS làm bài vào vở.
Bài giải
Số lít dầu trong 3 thùng là :
125 x 3 = 375 ( L )
Số lít dầu còn lại là:
375 – 185 = 190 ( L)
Đáp số: 190 L dầu
- Lắng nghe và thực hiện.
CHÍNH TẢ: (NGHE – VIẾT)
CHIỀU TRÊN SÔNG HƯƠNG
I. MỤC TIÊU: 
 - Nghe – viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
 - Làm đúng bài tập điền tiếng có vần oc/ ooc.
 - Làm đúng BT(3) a/b hoặc BTCT phương ngữ do GV soạn. 
 - HS yêu cảnh đẹp thiên nhiên trên đất nước ta, từ đó thêm yêu quý môi trường xung quanh.	
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- GV : SGK , bảng phụ.
- HS: Bảng con, vở.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Ổn định lớp: (1’)Hát vui.
Bài cũ: (4’)
- Gọi 3 HS lên bảng, nghe GV đọc HS viết: “ trời xanh, dòng sữa, ánh sáng”.
- GV nhận xét, chữa bài.
 3. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài: (1’)Nêu mục tiêu, yêu cầu của tiết học.
 b. Hướng dẫn nghe viết: (17’) 
- GV đọc toàn bài 1 lượt.
- Yêu cầu 2 HS đọc lại.
- HD nắm ND bài và cách trình bày.
+ Tác giải tả những hình ảnh và âm thanh nào trên Sông Hương ?
+ Những chữ nào trong bài phải viết
 hoa ? vì sao? 
- GV đọc các tiếng khó: lạ lùng, nghi ngút, tre trúc  
- Theo dõi sửa sai cho HS. 
- Đọc bài cho HS viết.
- GV theo dõi uốn nắm cho HS. 
- GV đọc lại bài viết. 
- Thu vở nhận xét, chữa lỗi sai. 
 c. Luyện tập: (10’)
Bài 1: Điền vần oc - ooc. 
- Yêu cầu HS đọc đề.
- GV gọi 2 HS lên bảng làm.
- Chốt lại ý đúng.
Bài 2: Viết lời giải của câu đố:
- Cho HS quan sát tranh ở SGK. 
- Đọc và giải từng câu đố.
- Chữa bài, nhận xét.
 4. Củng cố - dặn dò: (2’)
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà học bài chuẩn bị bài sau.
- Hát tập thể.
- HS viết bảng.
- HS đọc tên bài.
- HS lắng nghe.
- HS đọc. 
- Khói thả nghi ngút cả một vùng tre trúc trên mặt nước  
- Các chữ đầu câu và tên riêng: Hương, Huế, 
- HS luyện viết vào bảng con.
- HS viết bài vào vở. 
- HS dùng bút chì và đổi vở soát lỗi. 
-Viết lại các chữ viết sai. 
- 2 HS nêu yêu cầu BT. 
- HS làm bài vào VBT. 
- 2 HS lên bảng làm - đọc kết quả. 
Con sóc, quần soóc, cẩu móc hàng, xe 
rơ - moóc.
- Quan sát.
- Làm vào VBT, nêu miệng.
a. Trâu – trầu – trấu b. Hạt cát
- Lắng nghe và thực hiện.
Thứ hai ngày 18 tháng 11 năm 2019
Toán
SO SÁNH SỐ LỚN GẤP MẤY LẦN SỐ BÉ
I. MỤC TIÊU:
 - Biết cách so sánh số lớn gấp mấy lần số bé.
 - Làm được các BT 1, 2, 3.
 - Rèn tính cẩn thận trong khi làm bài.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
 - SGK, phấn, thước.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
 1. Ổn định lớp:(1’) Hát vui.
 2. Bài cũ:(4’)
- Gọi 2 em lên bảng làm lớp làm bảng con: 
 324 x 2 208 x 4
- Nhận xét, tuyên dương.
 3. Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài: (1’)Nêu mục tiêu, yêu cầu của tiết học – ghi tên bài.
 b. Hướng dẫn HS thực hiện so snh số lớn gấp mấy lần số bé:(10’)
- GV viết bài tóan lên bảng và cho HS đọc bài.
- Phân tích đề.
- Vẽ sơ đồ:
- Muốn biết độ dài đoạn thẳng AB (dài 6cm) gấp mấy lần độ dài đoạn thẳng CD (dài 2 cm) ta thực hiện phép tính chia 6: 2 = 3 (lần)
Bài giải:
Độ dài đoạn thẳng AB gấp độ dài đoạn thẳng CD 1 số lần:
6 : 2 = 3 (lần)
Đáp số: 3 lần
- GV chốt: Bài toán trên gọi là bài toán “so sánh số lớn gấp mấy lần số bé”. 
- Hỏi: Khi muốn so sánh số lớn gấp mấy lần số bé ta làm như thế nào?
- Cho cả lớp đọc thuộc lòng qui tắc.
 c. Luyện tập và thực hành:
 Bài 1:(5’) Trả lời câu hỏi:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Cho HS quan st hình A v hỏi:
 + Hình a có mấy hình tròn màu xanh, mấy hình tròn màu trắng?
 + Muốn biết số hình tròn màu xanh gấp mấy lần số hình tròn màu trắng ta làm như thế nào?
 + Vậy trong hình A số hình tròn màu xanh gấp mấy lần số hình tròn màu trắng ?
 + Vì sao em biết ?
- Yêu cầu HS nêu các câu còn lại.
- Sửa bài và nhận xét.
 Bài 2: (7’)Giải toán:
- Gọi HS đọc đề bài và hỏi:
 + Bài toán thuộc dạng nào ?
 + Muốn so snh số lớn gấp mấy lần số b ta lm gì ?
- Cho HS làm bài.
- Sửa bài và nhận xét.
 Bài 3: (5’)Giải toán:
- Gọi 1 em đọc đề toán.
- Hướng dẫn HS cách giải. Sau đó yêu cầu HS tự giải.
- Gọi HS nhận xét, GV nhận xét.
 4. Củng cố - Dặn dò:(2’)
- Muốn so sánh số lớn ...  cố tình không mang theo cờ và hoa bạn sẽ làm gì?
- Em giúp bạn HS yếu đó bằng cách nào?
+ GV nhận xét và chốt lại
Tình huống 1: Là bạn của Tuấn em nên khuyên bạn không nên từ chối
Tình huống 2: Em nên xung phong giúp các bạn.
Tình huống 3: Em nên nhắc nhở các bạn không được làm ồn ảnh hưởng đến lớp bên cạnh
Tình huống 4: Em có thể nhờ mọi người trong nhà mang lọ hoa đến lớp giúp em.
Hoạt động 2:(15’) Đăng ký tham gia việc trường việc lớp.
Mục tiêu: Tạo cơ hội cho HS thể hiện sự tích tham gia việc lớp, việc trường.
*KNS: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng
*Biết nhắc nhở bạn bè cùng tham gia vào các hoạt động BVMT do nhà trường, lớp tổ chức.
Tiến hành: Chia 4 nhóm phát phiếu cho từng nhóm đăng ký những việc mình có thể làm được.
- GV nghe HS trình bày phiếu: Công việc mà từng bạn đăng ký tham gia và phân công việc đi vào các nhóm công việc, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm.
Kết luận chung: Tham gia làm việc lớp, việc trường vừa là quyền vừa là bổn phận của mỗi học sinh. Các em phải biết nhắc nhở các bạn tham gia các hoạt động BVMT do nhà trường và lớp tổ chức.
4. Củng cố dặn dò:(2’) 
- Củng cố, dăn dò.
- Bài sau: Quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng.
-2 em trả lời
-HS về nhóm thảo luận cách xử lí 1 tình huống trong bài tập.
N1: Tình huống 1
N2: Tình huống 2
N3: Tình huống 3
N4: Tình huống 4
- Đại diện nhóm lên trình bày ( Có thể bằng lời, có thể qua đóng vai )
- Cả lớp nhận xét cách xử lí của từng nhóm.
- Em sẽ đổi việc cho bạn
- HS phát biểu suy nghĩ của mình
- Làm việc theo nhóm và điền vào phiếu học tập tên những việc mà mình có thể tham gia.
- Đại diện nhóm trình bày phiếu.
- HS nghe và nhận nhiệm vụ
- Cả lớp hát bài: Lớp chúng ta đoàn kết
TNXH (Tiết 23):
PHÒNG CHÁY KHI Ở NHÀ
I.MỤC TIÊU:
- Nêu được những việc nên và không nên làm để phòng cháy khi đun nấu ở nhà.
- Biết cách xử lí khi xảy ra cháy.
- Nêu được một số thiệt hại do cháy gây ra.
*TNTT: Phòng tránh cháy bỏng.
*KNS: Tìm kiếm và xử lí thông tin- Làm chủ bản thân- Tự bảo vệ.
II.CHUẨN BỊ:
- Sưu tầm những mẫu tin trên báo về những vụ hoả hoạn
- Bảng phụ ghi các câu lệnh hoạt động 1
- Một số đồ vật để học sinh đóng vai, 1 tờ phiếu ghi các thông tin cung cấp cho trò chơi.
- Thu thập những thiệt hại do cháy gây ra (Qua ti vi, ở địa phương, thông tin đại chúng)
- Xem xét trong nhà của mình và liệt kê những vật dễ gây cháy cùng với nơi cất giữ chúng.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Ổn định lớp: (2’) Cả lớp hát bài:“Lớp chúng mình đoàn kết”
2.Bài mới: 
2.1. Giới thiệu bài: (2’) Làm thế nào để phòng cháy? Cô và các em tìm hiểu qua bài: “Phòng cháy khi ở nhà”. Ghi đề bài 
2.2. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài
Hoạt động 1: (12’) Làm việc với SGK.
Mục tiêu: Xác định được một số vật dễ gây cháy và giải thích tại sao không được đặt chúng ở gần lửa.
- Nói được những thiệt hại do cháy gây ra.
*KNS: Tìm kiếm và xử lí thông tin.
Tiến hành:
Bước 1: Thảo luận nhóm đôi (2 phút)
- GV yêu cầu HS quan sát tranh ở SGK, thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi của dãy mình.
1. Chỉ ra những gì dễ cháy trong hình 1
2. Em bé trong hình 1 có thể gặp tai nạn gì?
3. Điều gì xảy ra nếu can dầu hoả hoặc đống củi khô bị bắt lửa?
4. Theo bạn, bếp ở trong hình 1 hay hình 2 an toàn hơn trong việc phòng cháy?
Chuyển ý: Em đã biết gì về những thiệt hại do cháy gây ra. Hãy nói cho cô và các bạn cùng nghe.
Bước 2: Nói về những thiệt hại do cháy gây ra.
GV kết luận: Cháy có thể xảy ra mọi lúc, mọi nơi và có rất nhiều nguyên nhân gây ra cháy. Phần lớn các vụ cháy đó có thể tránh được nếu mọi người có ý thức phòng cháy.
+Chuyển ý: Để các em hiểu rõ hơn về cách phòng cháy khi đun nấu ở nhà, cô cùng các em tìm hiểu tiếp.
Hoạt động 2: (8’) Hoạt động cá nhân
Mục tiêu: 
- Nêu được những vật có thể gây ra cháy bất ngờ ở nhà mình.
- Nêu được những nguyên nhân gây cháy bất ngờ ở địa phương.
Tiến hành:
Bước 1: Động não
- Ghi những vật có thể gây cháy bất ngờ ở nhà em ?
- Ghi lại những nguyên nhân nào có thể gây cháy bất ngờ ở địa phương em? 
Bước 2: Gọi 1 số HS trình bày.
GV hỏi:
- Tại sao tàn hương có thể gây cháy nhà?
- Đốt vàng mã tại sao gây cháy nhà?
- Tại sao đốt rác có thể gây cháy nhà?
Kết luận: Những vật mà các em vừa nêu như: Bật lửa, diêm, dầu hoả, ga, xăng đều có thể gây cháy bất ngờ nếu để gần lửa.
Chuyển ý: Vậy chúng ta phải làm gì để phòng cháy ở nhà. Cô mời các nhóm cùng thảo luận và đóng vai.
Hoạt động 3: (7’) Thảo luận và đóng vai.
Mục tiêu:
- Nêu được những việc cần làm khi phòng cháy ở nhà ?
-Biết cất diêm, bật lửa cẩn thận xa tầm với của em nhỏ.
*KNS: Làm chủ bản thân- Tự bảo vệ.
*TNTT: Phòng tránh cháy bỏng.
Tiến hành:
Bước 1: Thảo luận, đóng vai, xử lý tình huống.
- GV lần lượt nêu từng tình huống (4 tình huống )
- Mỗi dãy các em thảo luận 1 tình huống và tự phân công nhau đóng vai để xử lý tình huống của dãy mình. Các em thảo luận nhóm 6 trong thời gian 3 phút.
Tình huống 1: Một em bé đang ngồi tay cầm bật lửa châm vào diêm chơi trò chơi đốt pháo hoa ?
Tình huống 2: Hai bạn đi mua dầu hoả về, bạn Khánh lấy can dầu hoả châm thêm vào bếp dầu đang cháy ?
Tình huống 3: Oanh đi học về thấy ông đang nấu nước. Bên cạnh ông có một đèn dầu hoả và bó củi để gần bếp lửa.
Tình huống 4: Hùng chuẩn bị đi sinh nhật, nhà bạn quá xa muốn nhờ chị chở đi. Lúc đó chị Hằng đang nấu cơm, nồi cơm đang sôi ?
Bước 2: Các nhóm trình bày
- GV mời đại diện các nhóm lên trình bày
- GV nhận xét
*Kết luận: Các em ạ! Cách tốt nhất để phòng cháy là khi đun nấu không để những thứ dễ cháy ở gần bếp. Khi đun nấu phải trông coi cẩn thận và nhớ tắt bếp sau khi sử dụng xong. Các em không được nghịch với lửa.
GV hướng dẫn cách thoát hiểm khi gặp cháy.
*Khi ở nhà một mình, nếu phát hiện có cháy các em phải chạy thật nhanh ra khỏi nhà, vừa chạy vừa la to” Cháy” để người lớn đến giúp. Khi có cháy to phải gọi ngay số 114 là số điện thoại của đội PCCC theo quy ước trên toàn quốc tế để kịp thời cứu chữa.
-Trường hợp khi mắc kẹt trong một căn phòng đang cháy phải nhúng khăn vào nước đưa lên mũi để thở rồi tìm cách bò bằng đầu gối dưới đám khói để ra ngoài càng nhanh càng tốt
Tổng kết: Hôm nay các em được học cách phòng cháy khi ở nhà. Các em phải luôn luôn ghi nhớ không được nghịch diêm, nghịch lửa. Các vật dễ cháy để xa bếp. Đun nấu xong phải tắt bếp cẩn thận.
- GV gọi 1 HS đọc lại mục “Bóng đén toả sáng” trang 45
3. Củng cố dặn dò: (2’) 
- GV nhận xét tiết học
- Dặn: HS về nhà đọc lại mục “Bóng đèn toả sáng” trang 45
- Bài sau: Một số hoạt động ở trường
-Lớp lắng nghe
-2 HS nhắc lại
- HS thảo luận nhóm đôi
- Đại diện nhóm trả lời:
- Diêm, đèn dầu, can dầu hỏa, củi, thùng cót.
- Bị bỏng vì đã nghịch với lửa, có thể gây cháy nhà.
- Em bé nghịch với đèn dầu có thể làm ngã đèn dầu lửa cháy lan ra xung quanh gây ra cháy nhà.
- Nếu can dầu hoả hoặc đống củi khô bắt lửa thì sẽ gây cháy cả căn nhà.
-Vì khi củi cháy sẽ nổ bén tàn lửa ra xung quanh, tàn lửa sẽ dính vào củi, nếu không có người, củi sẽ bốc lửa và gây ra cháy nhà.
- Bếp ở hình 2 an toàn hơn vì mọi đồ dùng được xếp gọn gàng, ngăn nắp, các chất dễ bắt lửa như củi khô, can dầu hoả được để xa bếp.
- HS lắng nghe
- 4 – 5 HS nói về những thiệt hại do cháy gây ra:
+Cháy làm chết rất nhiều người.
+Cháy làm nhiều người bị thương, bị bỏng.
+Cháy làm thiệt hại tài sản của nhân dân, xã hội.
+Cháy làm tắc nghẽn giao thông.
- Các vật dễ cháy như: Xăng, dầu hoả, ga, củi khô để gần lửa.
- Do con người sử dụng các thiệt bị về điện không an toàn.
- Một số HS trình bày
- Trong tàn hương có lửa rơi xuống tủ gỗ hoặc bàn gỗ gây bén lửa sẽ gây ra cháy.
- Tàn lửa cuốn theo chiều gió bén vào phên, củi khô có thể gây cháy.
- Khi đốt rác lửa cháy to, gió thổi vào tàn lửa bay ra xung quanh để gây cháy nhà, cháy xóm.
- Đại diện các nhóm nhận nhiệm vụ
- Các nhóm thảo luận phân vai và đóng vai để xử lý các tình huống được giao.
- Đại diện các nhóm trình bày
- Cả lớp theo dõi nhận xét
-HS chú ý lắng nghe.
THỦ CÔNG: (Tiết 12)
CẮT, DÁN CHỮ I, T (Tiếp theo )
I.MỤC TIÊU:
- Biết cách kẻ, cắt, dán chữ I, T.
- Kẻ, cắt, dán được chữ I, T Các nét chữ tương đối thẳng và đều nhau. Chữ dán tương đối phẳng.
*Với HS khéo tay: Kẻ, cắt, dán được chữ I, T. Cac nét chữ thẳng và đều nhau. Chữ dán phăng.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: 	Mẫu chữ I,T đã cắt sẵn và dán sẵn có kích thước lớn.Tranh quy trình
- HS: 	Giấy màu, thước, bút chì, kéo, hồ dán
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định :(1’)
2. Bài cũ:(4’)
- Kiểm tra đồ dùng của HS
- Nêu các bước kẻ, cắt dán chữ I, T
- GV nhận xét
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài: (2’) Trong tiết học hôm nay các em sẽ thực hành kẻ, cắt, dán chữ I, T
GV ghi đề
b. Hướng dẫn bài
Hoạt động 3: (26’) HS thực hành cắt dán chữ I, T
- Gọi HS nhắc lại các bước kẻ, gấp, cắt chữ I, T
- GV nhận xét nhắc lại quy trình theo tranh quy trình.
+GV lưu ý cho HS
Khi cắt: Nên cắt 1 đường dài, không nên nhắp kéo đường cắt sẽ xấu.
Khi dán: Bôi hồ cẩn thận không bôi nhiều quá dán sẽ xấu khi dán phải miết cho phẳng và chữ phải cân đối.
- Cho HS thực hành cắt trên giấy nháp.
- GV kiểm tra HS thực hành: Chỉnh sửa cho HS để giúp đỡ HS yếu.
+Cho HS thực hành trên giấy màu
- GV quan sát, uốn nắn những HS còn lúng túng.
+Tổ chức trưng bày sản phẩm.
- Em nào xong trước mang lên bảng dán 5 em.
Cho cả lớp nhận xét
- GV nhận xét sản phẩm, tuyên dương những em có sản phẩm đẹp, sáng tạo.
4.Củng cố - dặn dò:(2’)
- Gọi HS nhắc lại các bước kẻ, cắt, dán chữ I, T
- Nhận xét chuẩn bị tinh thần, thái độ học tập và kết quả thực hành của HS.
Bài sau: Chuẩn bị đồ dùng để học bài: “Cắt, dán chữ H, U”
- Hát.
- 2 học sinh trả lời
-Nghe giới thiệu
- 1 số em nhắc lại các bước kẻ, gấp cắt dán chữ I, T
*Bước 1: Kẻ chữ I, T vào mặt trái của giấy màu có chiều cao 6 ô, chiều rộng 1 ô, chữ T thanh ngang 3 ô.
*Bước 2: Cắt chữ I, T dùng kéo cắt theo đường đã kẻ sẵn hoặc cắt theo kiểu gấp đôi theo chiều dọc của chữ.
*Bước 3: Dán chữ I, T dựa vào đường kẻ trong vở để dán chữ cho thẳng.
- HS nghe nhắc nhở
- HS thực hành cắt dán trên giấy nháp.
- HS thực hành trên giấy màu
- 5 em xong trước mang lên bảng dán.
- Cả lớp nhận xét bình chọn bài đẹp nhất.
- HS nhắc lại các bước kẻ, cắt, dán chữ I, T

Tài liệu đính kèm:

  • docke_hoach_day_hoc_lop_3_tuan_12.doc