* Ôn luyện tập đọc:
- HS nêu tên các bài tập đọc đã học trong tuần 19
- Một số HS lên bảng bắt thăm, đọc đoạn, bài theo phiếu, trả lời câu hỏi về nội dung đoạn, bài. GV cùng HS nhận xét, tuyên dương.
- HS đọc những từ phát âm dễ lẫn, nhận xét; kết hợp liên hệ giáo dục HS qua bài HS đọc: yêu quê hương, đất nước.
* Kể lại câu chuyện Quả táo
Bài 2(73): HS nêu yêu cầu bài. HS đọc nối tiếp phần chữ trong từng tranh. HS nêu nội dung từng tranh, toàn bộ câu chuyện. GV chốt lại nội dung truyện.
- GV lưu ý HS:
+ Quan sát kĩ từng tranh, đọc kĩ phần chữ trong từng tranh để nắm chắc nội dung đoạn.
+ Sử dụng phép nhân hoá làm cho các con vật có hành động, suy nghĩ, cách nói năng như người.
- HS tập kể câu chuyện theo nhóm sáu. (HS kể từng đoạn truyện).
- HS nối tiếp nhau thi kể theo từng tranh; 1 – 2 HS kể toàn bộ câu chuyện trước lớp.
- GV cùng HS nhận xét (về nội dung, trình tự câu chuyện, diễn đạt, cách sử dụng phép nhân hoá), tuyên dương HS.
+ Qua câu chuyện này, các em rút ra bài học gì cho bản thân?
=> GV kết luận, liên hệ giáo dục HS sống công bằng, thân ái với mọi người.
TUẦN 27 Soạn: 2/3 Dạy: Thứ hai ngày 7 tháng 3 năm 2016 TIẾNG VIỆT Ôn tiết 1 I. Mục đích, yêu cầu: - Ôn tập đọc tuần 19; HS biết cách kể lại từng đoạn câu chuyện Quả táo theo tranh, biết dùng phép nhân hoá để lời kể thêm sinh động. - HS đọc rõ ràng, rành mạch, đọc đúng tốc độ (khoảng 65 tiếng/phút), thuộc đoạn thơ, trả lời câu hỏi về nội dung bài; kể lại được từng đoạn câu chuyện Quả táo theo tranh trong đó có sử dụng phép nhân hoá. - Giáo dục HS chăm chỉ, tự giác học tập. II. Đồ dùng dạy học: GV: Phiếu ghi tên các đoạn đọc III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Bài cũ: HS đọc bài "Hai Bà Trưng”; trả lời câu hỏi về nội dung đoạn, bài. 2. Bài mới: 2. 1. Giới thiệu bài: 2. 2. Nội dung: * Ôn luyện tập đọc: - HS nêu tên các bài tập đọc đã học trong tuần 19 - Một số HS lên bảng bắt thăm, đọc đoạn, bài theo phiếu, trả lời câu hỏi về nội dung đoạn, bài. GV cùng HS nhận xét, tuyên dương. - HS đọc những từ phát âm dễ lẫn, nhận xét; kết hợp liên hệ giáo dục HS qua bài HS đọc: yêu quê hương, đất nước. * Kể lại câu chuyện Quả táo Bài 2(73): HS nêu yêu cầu bài. HS đọc nối tiếp phần chữ trong từng tranh. HS nêu nội dung từng tranh, toàn bộ câu chuyện. GV chốt lại nội dung truyện. - GV lưu ý HS: + Quan sát kĩ từng tranh, đọc kĩ phần chữ trong từng tranh để nắm chắc nội dung đoạn. + Sử dụng phép nhân hoá làm cho các con vật có hành động, suy nghĩ, cách nói năng như người. - HS tập kể câu chuyện theo nhóm sáu. (HS kể từng đoạn truyện). - HS nối tiếp nhau thi kể theo từng tranh; 1 – 2 HS kể toàn bộ câu chuyện trước lớp. - GV cùng HS nhận xét (về nội dung, trình tự câu chuyện, diễn đạt, cách sử dụng phép nhân hoá), tuyên dương HS. + Qua câu chuyện này, các em rút ra bài học gì cho bản thân? => GV kết luận, liên hệ giáo dục HS sống công bằng, thân ái với mọi người. 3. Củng cố, dặn dò : + Câu chuyện “ Quả táo” khuyên ta điều gì?, liên hệ. - GV nhận xét giờ học, dặn dò. TIẾNG VIỆT Ôn tiết 2 I. Mục đích, yêu cầu: - Ôn các bài tập đọc tuần 20, 21; nhân hoá - HS đọc rõ ràng, rành mạch đoạn văn, bài văn, bài thơ trên; đọc đúng tốc độ, trả lời một câu hỏi về nội dung bài; HS tìm được những hình ảnh nhân hoá trong câu văn. - Giáo dục HS ý thức tự giác học tập; yêu cảnh đẹp đất nước. II. Đồ dùng dạy học: GV: Phiếu ghi tên các đoạn đọc. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Bài cũ: HS đọc thuộc lòng hai đoạn thơ, cả bài thơ “Cảnh đẹp non sông”; trả lời câu hỏi về nội dung bài. 2. Bài mới: 2.1. Giới thiệu bài: 2.2. Nội dung: * Ôn luyện tập đọc: - HS nêu tên các bài tập đọc đã học trong tuần 20, 21 - Một số HS lên bảng bốc thăm, đọc đoạn (bài) theo phiếu, trả lời câu hỏi về nội dung đoạn, bài. GV cùng HS nhận xét, tuyên dương; kết hợp liên hệ giáo dục HS qua từng đoạn, bài. * Ôn tập về nhân hóa. Bài 2(74): HS đọc đề bài, trao đổi theo cặp (HS trả lời câu hỏi a/b) - Đại diện các nhóm trình bày kết quả. GV cùng HS nhận xét, chốt lời giải đúng. HS viết bài vào vở: + Sự vật được nhân hoá: Làn gió, Sợi nắng + Từ chỉ đặc điểm, hoạt động của con người: mồ côi, gầy, run run, ngã + Tác giả thông cảm với những đứa trẻ mồ côi, cô đơn; những người già yếu, không nơi nương tựa => Củng cố về nhân hoá, các cách nhân hoá. 3. Củng cố, dặn dò: + HS đặt câu có sử dụng biện pháp nhân hóa?, liên hệ. - GV hệ thống bài, nhận xét giờ học, dặn dò HS. TOÁN Các số có năm chữ số I. Mục tiêu bài dạy: - HS biết các hàng: hàng chục nghìn, hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị; biết viết và đọc các số có năm chữ số trong trường hợp đơn giản (không có chữ số 0 ở giữa). - HS viết, đọc đúng các số có năm chữ số (trường hợp không có chữ số 0 ở giữa). - Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác trong thực hành toán và yêu thích môn Toán. II. Đồ dùng dạy học: Phiếu học tập (BT1, 2) III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Bài cũ: HS viết số có bốn chữ số rồi đọc số đó. 2. Bài mới: 2.1: Giới thiệu bài: 2.2: Nội dung: * Ôn tập về các số trong phạm vi 10 000. - GV viết bảng số 2316, HS đọc và cho biết số này gồm mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị. - GV làm tương tự như vậy với số 1000. * Viết và đọc số có năm chữ số: a) GV viết số 10 000 lên bảng. HS đọc. GV giới thiệu: Mười nghìn còn được gọi là một chục nghìn. HS nhắc lại. - HS cho biết 10 000 gồm mấy chục nghìn, mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị. b) GV treo bảng có gắn các số: (như phần bài học SGK) + Có mấy chục nghìn, mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị? - HS lên bảng điền chữ số thích hợp vào các hàng trong bảng. - GV hướng dẫn HS cách viết, đọc số. HS đọc lại, phân tích số. - GV cho HS luyện đọc thêm một số cặp số khác. Ví dụ: 5327 và 45 327. HS tự viết rồi đọc số. - GV lưu ý cho HS: Với trường hợp có năm chữ số trở nên, khi viết số, có thể viết tách các chữ số lớp đơn vị và chữ số lớp nghìn một chút. => Củng cố cách viết, đọc số có năm chữ số. * Luyện tập. Bài 1(140): HS nêu yêu cầu, 1 HS lên bảng làm, giải thích cách viết số; đọc lại số đã viết. - GV yêu cầu HS làm phần còn lại vào phiếu học tập. 1 HS làm bài trên bảng. GV hướng dẫn HS làm bài. - GV cùng HS nhận xét, chữa bài. HS đọc lại 2 số đã viết. => Củng cố về các hàng, cách đọc, viết các số có năm chữ số. Bài 2: HS nối tiếp nhau lên bảng viết số, đọc số. Cả lớp làm bài vào phiếu học tập. GV cùng HS chữa bài, chốt cách đọc, viết số đúng. HS đọc lại, phân tích cấu tạo các số vừa viết được. => Củng cố cách đọc, viết số có năm chữ số. Bài 3: HS làm bài tập vào vở. 1 HS lên bảng làm bài. GV theo dõi, hướng dẫn HS cách đọc số. GV cùng HS chữa bài, chốt bài làm đúng. => Củng cố cách đọc các số có năm chữ số. Bài 4: HS làm bài trên bảng lớp, làm nháp. - GV cùng HS chữa bài, chốt bài làm đúng. HS nêu đặc điểm của từng dãy số, HS đọc lại các số vừa viết được. => Củng cố cách viết các số có năm chữ số trong dãy số. 3. Củng cố, dặn dò: - HS đọc số có năm chữ số, liên hệ. - GV nhận xét giờ học, dặn dò. Soạn: 5/3 Dạy: Thứ ba ngày 8 tháng 3 năm 2016 TẬP ĐỌC Ôn tiết 3 I. Mục đích, yêu cầu: - Ôn các bài tập đọc tuần 22; HS báo cáo và viết được một trong ba nội dung (về học tập, hoặc về lao động, về công tác khác). - HS đọc rõ ràng, rành mạch đoạn văn, đọc đúng tốc độ (khoảng 65 tiếng /phút), trả lời một câu hỏi về nội dung bài. HS báo cáo miệng một trong ba nội dung về học tập, về lao động, về công tác khác. - Giáo dục HS ý thức tự giác học tập; yêu cảnh đẹp đất nước. II. Đồ dùng dạy học: GV: Phiếu ghi tên các đoạn đọc III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Bài cũ: HS đọc thuộc lòng hai đoạn thơ, cả bài thơ “Cảnh đẹp non sông”; trả lời câu hỏi về nội dung bài. 2. Bài mới: 2.1. Giới thiệu bài: 2.2. Nội dung: * Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng: - HS nêu tên các bài tập đọc đã học trong tuần 22. - Một số HS lên bảng bốc thăm, đọc đoạn (bài) theo phiếu, trả lời câu hỏi về nội dung đoạn, bài. GV cùng HS nhận xét, tuyên dương. - HS đọc lại những từ phát âm chưa đúng; kết hợp liên hệ giáo dục HS qua từng đoạn, bài. * Đóng vai chi đội trưởng báo cáo với thầy (cô) tổng phụ trách kết quả tháng thi đua “ Xây dựng Đội vững mạnh” - HS đọc yêu cầu bài tập 1 và các gợi ý. HS đọc lại mẫu báo cáo đã học tuần 20. +Yêu cầu của báo cáo này có gì khác với yêu cầu của báo cáo đã được học ở tiết TLV tuần 20? HS nêu (Người báo cáo là chi đội trưởng; Người nhận báo cáo là thầy (cô) tổng phụ trách; Nội dung thi đua: Xây dựng đội vững mạnh;) - HS làm việc theo nhóm, GV theo dõi, giúp đỡ, lưu ý HS: Đây là báo cáo bằng miệng nên khi trình bày cần thay từ Kính gửi bằng Kính thưa... - Đại diện các nhóm trình bày báo cáo trước lớp, GV và cả lớp nhận xét, bổ sung theo các tiêu chí: + Báo cáo có đủ thông tin về các mặt học tập, lao động và các công tác khác không? + Người trình bày báo cáo có tự tin trước lớp không? Có nói to, rõ ràng rành mạch không? => Củng cố cách báo cáo hoạt động. 3. Củng cố, dặn dò: + HS đọc báo cáo gửi thầy (cô) tổng phụ trách theo mẫu, liên hệ. - GV hệ thống bài, nhận xét giờ học, dặn dò HS. TOÁN Luyện tập I- Mục tiêu bài dạy: - Củng cố cách đọc, viết các số có năm chữ số; biết thứ tự của các số có năm chữ số, biết viết các số trong nghìn (từ 10 000 đến 19 000) vào dưới mỗi vạch của tia số. - Rèn kĩ năng đọc, viết các số có năm chữ số; viết đúng thứ tự của các số có năm chữ số và các số trong nghìn vào dưới mỗi vạch của tia số. - Giáo dục HS chăm chỉ học tập. II- Đồ dùng dạy học: Phiếu bài tập 1. III- Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Bài cũ: HS tự viết, đọc số có năm chữ số. 2. Bài mới: 2.1: Giới thiệu bài: 2.2: Nội dung: Bài 1(142): HS nêu yêu cầu bài. - HS nối tiếp nhau làm các phần còn lại trên bảng lớp; cả lớp làm bài vào phiếu học tập. - GV cùng HS chữa bài, chốt kết quả đúng. HS đọc lại các số vừa viết được. => Củng cố cách đọc các số có năm chữ số. Bài 2: HS nêu yêu cầu bài, 1 HS lên bảng, lớp làm nháp, GV cùng HS nhận xét, sửa sai. => Củng cố cách đọc, viết các số có năm chữ số. Bài 3: HS nêu yêu cầu bài, làm vở, bảng lớp. GV cùng HS chữa bài, chốt kết quả đúng. => Củng cố về thứ tự các số có năm chữ số. Bài 4: HS nêu yêu cầu bài, 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở. GV theo dõi. - GV cùng HS chữa bài, chốt đáp án đúng, nêu đặc điểm của các số trên tia số. HS đọc lại các số có trên tia số. => Củng cố cách viết số trên tia số. 3. Củng cố, dặn dò: + HS đếm các số có năm chữ số từ 23 456->23 556, liên hệ. - GV nhận xét tiết học,dặn dò. ĐẠO ĐỨC Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác (tiết 2) I. Mục tiêu bài dạy: - HS biết nhận xét những hành vi liên quan đến tôn trọng tài sản của người khác. Biết một số hành động thể hiện sự tôn trọng tài sản của người khác. - HS thực hiện tôn trọng thư từ, nhật kí, sách vở, của bạn và của mọi người. - GDHS có ý thức bí mật riêng tư của người khác và nhắc nhở mọi người cùng thực hiện. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh ảnh liên quan nội dung bài. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu 1. Bài cũ: + Kể một hành vi tôn trọng thư từ, tài sản của người khác? + Nêu những tấm ... trình bày đúng hình thức văn xuôi; viết được đoạn văn kể về người lao động trí óc. - GD HS chăm chỉ học, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. II. Đề bài B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT 1/ Chính tả ( Nghe – viết) (15 phút) SUỐI NGUỒN VÀ DÒNG SÔNG Có một dòng sông xinh xắn, nước trong vắt. Đáy nước soi cả trời mây lồng lộng. Ban đêm, mặt nước lấp lánh trăng sao. Thật huyền ảo và thơ mộng. Dòng Sông ấy là con của bà mẹ Suối Nguồn. Lớn lên Dòng Sông từ biệt mẹ để đi về xuôi. Bà mẹ Suối Nguồn theo tiễn con ra tận cánh rừng đại ngàn. 2/ Tập làm văn (25 phút) Hãy kể về người lao động trí óc mà em biết: Gợi ý: Người đó là ai, làm nghề gì? Người đó hằng ngày làm những việc gì? Người đó làm việc như thế nào? III Đáp án - Chính tả: Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch, đúng đoạn văn. - Tập làm văn: (Nội dung: Đúng ngữ pháp, từ sử dụng đúng, không mắc lỗi chính tả; chữ viết rõ ràng, trình bày sạch) - HS làm bài, GV thu và nhận xét bài làm của học sinh, đưa ra biện pháp khắc phục cụ thể. SINH HOẠT TẬP THỂ Sinh hoạt lớp I. Mục tiêu bài dạy - Kiểm điểm các mặt hoạt động trong tuần, nhằm khắc phục những mặt còn tồn tại, phát huy những ưu điểm đạt được tuần 28. - HS tự nhận ra ưu điểm và hạn chế của cá nhân, tập thể mình và rút kinh nghiệm khắc phục những tồn tại và phát huy những ưu điểm. Đề ra phương hướng hoạt động tuần tới. - Có ý thức phê và tự phê, tích cực tham gia sinh hoạt tập thể, tinh thần làm chủ tập thể. II. Nội dung sinh hoạt: 1. Đánh giá công tác tuần 27. - Tổ trưởng các tổ lên nhận xét công tác của tổ trong tuần. Nêu ưu, nhược điểm từng mặt và hướng khắc phục. - Lớp trưởng nhận xét chung về các mặt: Học tập, nề nếp, lao động vệ sinh... - Cá nhân học sinh phát biểu ý kiến. - GV nhận xét chung về: nền nếp, truy bài, mặc đồng phục, Tình hình học bài và làm bài của học sinh. + Ưu điểm: + Hạn chế: 2. Công tác tuần 28: - HS thảo luận, đưa ra những nhiệm vụ và phương hướng tuần 28. - Lớp trưởng thống nhất ý kiến. - GV nhận xét, chốt phương hướng tuần sau: - Phát huy những ưu điểm đã đạt được và khắc phục những hạn chế. - Tích cực học tập, rèn luyện, giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh chung, ăn trưa và ngủ trưa đảm bảo quy định. - Chuẩn bị tốt cho các hoạt động ngoài giờ chào mừng ngày 26/3: Thi bài thể dục giữa giờ, mổ lợn nhựa siêu trọng, kể chuyện theo sách. 3. Lớp sinh hoạt văn nghệ chủ điểm: Em yêu mẹ, bà và cô. TIẾNG VIỆT (Dạy 2D) Kiểm tra định kì giữa học kì II I- Mục đích, yêu cầu - HS nghe- viết đúng bài chính tả (tốc độ 50 chữ/ 15 phút), biết viết đoạn văn ngắn kể về con vật. - HS viết chữ rõ ràng, đúng tốc độ, trình bày đúng hình thức văn xuôi; viết được đoạn văn kể về con vật. - GD HS chăm chỉ học, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. II. Đề bài 1/ Chính tả ( Nghe – viết) (15 phút) Ngày hội đua voi ở Tây Nguyên Hằng năm, cứ đến mùa xuân, đồng bào Ê-đê, Mơ-nông lại tưng bừng mở hội đua voi. Hàng trăm con voi nục nịch kéo đến. Mặt trời chua mọc, từ các buôn, bà con đã nườm nượp đổ ra. Các chị mặc n hững chiếc váy thêu rực rỡ, cổ đeo vòng bạc II/ Tập làm văn (25 phút) Đề bài: Dựa vào những câu hỏi gợi ý sau, viết một đoạn văn ngắn (khoảng 4, 5 câu) để nói về một con vật em thích. Gợi ý: a) Đó là con gì? Ở đâu? b) Hình dáng con vật ấy có đặc điểm gì nổi bật? c) Hoạt động của con vật ấy có gì ngộ nghĩnh, đáng yêu? III Đáp án - Chính tả: Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch, đúng đoạn văn. - Tập làm văn: (Nội dung: Đúng ngữ pháp, từ sử dụng đúng, không mắc lỗi chính tả; chữ viết rõ ràng, trình bày sạch) - HS làm bài, GV thu và nhận xét bài làm của học sinh, đưa ra biện pháp khắc phục cụ thể. TUẦN 28 Soạn: 9/3 Dạy: Thứ hai ngày 14 tháng 3 năm 2016 TIẾNG VIỆT Cuộc chạy đua trong rừng (2 tiết) I. Mục đích yêu cầu: - HS đọc đúng toàn bài, hiểu nội dung bài: Làm việc gì cũng phải cẩn thận, chu đáo. Biết đọc phân biệt lời các nhân vật; biết cách kể lại từng đoạn của câu chuyện dựa vào tranh minh hoạ. - HS đọc rõ ràng, đúng tốc độ, đọc phân biệt lời đối thoại giữa Ngựa Cha và Ngựa Con; ngắt, nghỉ hơi hợp lí. Rèn kĩ năng kể chuyện. - Giáo dục HS tính cẩn thận, chu đáo; yêu quý các loài muông thú. II. Đồ dùng dạy học: Tranh vẽ nội dung bài. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Tiết 1 1. Bài cũ: HS đọc đoạn, bài “Rước đèn ông sao”, trả lời câu hỏi theo đoạn, nêu nội dung bài. 2. Bài mới: 2.1: Giới thiệu bài: GV giới thiệu chủ điểm, bài qua tranh vẽ. 2.2: Nội dung: * Luyện đọc: - GV đọc mẫu toàn bài, giới thiệu tác giả, HS theo dõi. - Luyện đọc câu. + HS đọc từng câu nối tiếp đến hết bài. GV theo dõi, chỉnh sửa. + HS luyện đọc từ khó: sửa soạn, ngúng nguẩy, lung lay, ... - GV hướng dẫn HS đọc một số câu (BP): “Tiếng hô Vòng thứ hai ”; “Ngựa con việc nhỏ nhất” (HS đọc, nêu cách ngắt, nghỉ hơi) + Luyện đọc đoạn. - Lần 1: 4 HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn trước lớp. - Lần 2: Luyện đọc, kết hợp giải nghĩa một số từ ngữ mới trong từng đoạn (chú giải SGK - 81). - HS luyện đọc từng đoạn trong nhóm (nhóm 4). GV theo dõi, hướng dẫn các nhóm đọc đúng. - 2 nhóm thi đọc trước lớp. GV cùng HS nhận xét, tuyên dương. - 1 HS đọc toàn bài. * Tìm hiểu bài - HS đọc thầm từng đoạn, trả lời các câu hỏi. Đoạn 1: + Tìm những chi tiết cho thấy Ngựa Con đang chuẩn bị cho hội thi? Đoạn 2: + Ngựa Cha khuyên con điều gì? + Nghe cha nói vậy Ngựa Con đã phản ứng như thế nào? Đoạn 3, 4: - HS đọc thầm đoạn 3, 4 và trả lời: + Vì sao Ngựa Con không đạt kết quả cao trong hội thi? + Ngựa Con rút ra bài học gì qua việc này? - Sau mỗi đoạn GV tiểu kết, chốt ý đoạn: Ngựa con mải mê soi bóng mình dưới nước; Lời khuyên con của Ngựa Cha; Mọi con vật đang chuẩn bị cuộc thi; Ngựa con phải bỏ dở cuộc thi và bị hỏng móng. - Nội dung bài nói lên điều gì? (HS nêu).GV chốt nội dung bài (như phần kiến thức đã nêu), một số HS nhắc lại. - GV liên hệ giáo dục HS làm việc gì cũng phải cẩn thận, chu đáo; Cuộc chạy đua trong rừng của các loài vật thật vui vẻ đáng yêu; câu chuyện giúp chúng ta thêm yêu mến các loài vật trong rừng. Tiết 2 * Luyện đọc lại: - GV hướng dẫn HS đọc đoạn 2 (cách ngắt nghỉ, nhấn giọng) - HS thi đọc đoạn văn trước lớp. GV cùng HS nhận xét, bình chọn cá nhân đọc hay, tuyên dương. - 4 HS đọc nối tiếp bài. * Hướng dẫn HS kể chuyện: - HS nêu yêu cầu (SGK trang 67). - GV yêu cầu HS quan sát 4 tranh SGK, HS nêu nội dung tranh (GV ghi bảng), dựa vào 4 trang SGK kể lại từng đoạn câu chuyện hay kể lại toàn bộ câu chuyện) GV nhắc nhở HS nhập vai là Ngựa Con và xưng “tôi” khi kể. - HS kể lại từng đoạn câu chuyện theo nhóm 4. GV theo dõi, hướng dẫn nhóm HS kể. - 1 số nhóm thi kể nối tiếp câu chuyện trước lớp. HS kể lại toàn bộ câu chuyện. => Sau mỗi lần kể GV hướng dẫn HS nhận xét, đánh giá: về nội dung, diễn đạt, giọng kể. Khen ngợi, động viên những HS có lời kể sáng tạo. - Qua câu chuyện này em biết được điều gì? (HS nêu). GV nhận xét, nêu ý nghĩa câu chuyện. HS nhắc lại. 3.Củng cố, dặn dò: + Các em thấy trong rừng có nhiều loài thú không? Em cần làm gì để bảo vệ các loài vật xung quanh? - GV nhận xét giờ học, dặn dò. TOÁN So sánh các số trong phạm vi 100 000 I. Mục tiêu bài dạy: - HS biết cách so sánh các số trong phạm vi 100 000. - Rèn kĩ năng so sánh các số trong phạm vi 100 000, tìm được số lớn nhất, số bé nhất trong một nhóm 4 số mà các số là số có năm chữ số. - Giáo dục HS chăm chỉ học toán. II. Đồ dùng dạy học: phiếu học tập (bài 1) III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Bài cũ: HS tự lấy ví dụ 5 số có 4 chữ số và sắp xếp các số đó theo thứ tự từ bé đến lớn. - GV cùng HS nhận xét, tuyên dương. 2. Bài mới: 2.1: Giới thiệu bài: 2.2: Nội dung: * So sánh các số trong phạm vi 100 000. +) So sánh hai số có số chữ số khác nhau + Tìm số lớn nhất có 5 chữ số? (99 999) + Số liền sau của số đó là số nào? (100 000) + Em hãy so sánh hai số đó? Cách 1: Số 100 000 có nhiều chữ số hơn số 99 999 nên 100 000 > 99 999 hay 99 999 < 100 000 Cách 2: Khi đếm số, ta đếm 99 999 trước rồi đếm đến 100 000, số 100 000 là số liền sau số 99 999 nên số 99 999 kém số 100 000 1 đơn vị. +) So sánh hai số có cùng số chữ số. - HS tự lấy ví dụ hai số có 5 chữ số và so sánh hai số đó, giải thích cách làm. - HS dựa vào cách so sánh các số trong phạm vi 10 000 và hai ví dụ trên tự nêu cách so sánh các số có năm chữ số. - GV cùng HS nhận xét, chốt. + Số nào có nhiều chữ số hơn thì lớn hơn. Số nào có ít chữ số hơn thì bé hơn. + Nếu hai số có số chữ số bằng nhau thì so sánh từng cặp chữ số ở cũng 1 hàng từ trái sang phải. + Nếu hai số có các cặp chữ số ở hàng chục nghìn, hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục, và hàng đơn vị đều bằng nhau thì hai số đó bằng nhau. - HS lấy ví dụ các số có năm chữ số và so sánh. => Củng cố cách so sánh các số trong phạm vi 100 000. * Luyện tập Bài 1(147): HS nêu yêu cầu bài. 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm phiếu học tập. GV cùng HS chữa bài, chốt kết quả đúng. HS nêu lai cách so sánh một số cặp số trong bài. => Củng cố cách so sánh các số có bốn (năm) chữ số với số có bốn (năm) chữ số. Bài 2: HS nêu yêu cầu bài. 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm vở. GV cùng HS chữa bài, chốt kết quả đúng. HS nêu lai cách so sánh một số cặp số trong bài. => Củng cố cách so sánh các số có năm chữ số. Bài 3: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh nhất!” - GV nêu yêu cầu, HS tìm số và viết vào bảng con. GV quan sát. - GV cùng HS nhận xét, chốt câu trả lời đúng, tuyên dương HS tìm số đúng và nhanh nhất. HS nêu cách xác định. + Muốn tìm số lớn nhất, bé nhất trong các số ta làm như thế nào? => Củng cố cách so sánh các số có năm chữ số. Bài 4: HS nêu yêu cầu bài, làm bài vào vở. 2 HS lên bảng làm bài. GV nhận xét; chữa bài trên bảng lớp. - HS nêu cách tìm và viết các số theo thứ tự? + Muốn sắp xếp các số theo thứ tự cho trước ta làm thế nào? => Củng cố cách sắp xếp các số có năm chữ số. 3. Củng cố, dặn dò: + HS nêu cách so sánh các số có năm chữ số. + Số có năm chữ số lớn nhất là số nào? Số chẵn lớn nhất có 5 chữ số là số nào? + Số lẻ nhỏ nhất có 5 chữ số là số nào? - GV nhận xét giờ học, dặn dò HS.
Tài liệu đính kèm: