Giáo án buổi sáng Các môn Lớp 3 - Tuần 4 - Năm học 2015-2016 - Tiên Thị Dung

Giáo án buổi sáng Các môn Lớp 3 - Tuần 4 - Năm học 2015-2016 - Tiên Thị Dung

* Luyện đọc:

- GV đọc mẫu toàn bài, tóm tắt nội dung bài.

+ Luyện đọc câu.

- HS đọc từng câu nối tiếp đến hết bài. GV nhận xét, chỉnh sửa.

- HS luyện đọc từ khó: áo choàng, lạnh lẽo, nảy lộc, lã chã, khẩn khoản, (HS đọc ngọng, đọc sai).

- GV hướng dẫn HS luyện đọc câu (BP): “Thần Chết chạy cướp đi đâu”; Tôi sẽ giúp đôi mắt rơi xuống”. HS đọc và nêu cách ngắt, nghỉ hơi.

+ Luyện đọc đoạn: (chia đoạn)

- Lần 1: 4HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn trước lớp, HS dưới lớp theo dõi.

- Lần 2: Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ (mấy đêm ròng, thiếp đi, khẩn khoản, lã chã, hớt hải, ôm ghì) HS đặt câu với từ “khẩn khoản”

- HS đọc từng đoạn trong nhóm (nhóm 4). GV theo dõi hướng dẫn các nhóm đọc đúng.

- Các nhóm thi đọc. GV cùng HS nhận xét, tuyên dương.

- HS đọc đồng thanh đoạn 1. 1HS đọc toàn bài.

* Tìm hiểu bài:

- HS đọc thầm từng đoạn, trả lời các câu hỏi, GV tiểu kết, chốt ý đoạn.

+ Đoạn 1: Kể lại vắn tắt chuyện xảy ra ở đoạn 1.

- GV gợi ý: Trong đoạn 1, bà mẹ làm gì? Sau đó bà gặp ai? Họ nói gì với nhau?

=> Ý 1: Thần chết bắt đứa con của người mẹ.

+ Đoạn 2: câu hỏi 2 SGK

=>Ý 2: Bà mẹ chấp nhận lời đề nghị của bụi gai.

+ Đoạn 3: câu hỏi 3 SGK

 

doc 26 trang Người đăng hoaithuong212 Lượt xem 440Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án buổi sáng Các môn Lớp 3 - Tuần 4 - Năm học 2015-2016 - Tiên Thị Dung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 4
Soạn: 9/9 	 	Dạy: Thứ hai ngày 14 tháng 9 năm 2015
TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN
 Người mẹ (2 tiết)
I. Mục đích yêu cầu: 
- HS đọc đúng toàn bài, hiểu nội dung bài: “Người mẹ rất yêu con. Vì con, người mẹ có thể làm tất cả”. Biết cùng các bạn dựng lại từng đoạn câu chuyện theo cách phân vai với giọng điệu phù hợp với từng nhân vật.
- HS đọc rõ ràng, rành mạch, đúng tốc độ, nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ. Bước đầu đọc phận biệt lời người kể và lời các nhân vật. 
- HS yêu quý cha mẹ, ngoan ngoãn, hiếu thảo với cha mẹ.
II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ nội dung bài, tranh minh hoạ từng đoạn của câu chuyện.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Tiết 1.
1. Bài cũ: HS thuộc lòng bài “Quạt cho bà ngủ” và trả lời câu hỏi 1, 2 trang 24.
2. Bài mới: 2.1: Giới thiệu bài: Giới thiệu qua tranh, ghi đầu bài.
 2.2: Nội dung:
* Luyện đọc:
- GV đọc mẫu toàn bài, tóm tắt nội dung bài.
+ Luyện đọc câu.
- HS đọc từng câu nối tiếp đến hết bài. GV nhận xét, chỉnh sửa. 
- HS luyện đọc từ khó: áo choàng, lạnh lẽo, nảy lộc, lã chã, khẩn khoản,(HS đọc ngọng, đọc sai).
- GV hướng dẫn HS luyện đọc câu (BP): “Thần Chết chạycướp đi đâu”; Tôi sẽ giúpđôi mắt rơi xuống”. HS đọc và nêu cách ngắt, nghỉ hơi.
+ Luyện đọc đoạn: (chia đoạn)
- Lần 1: 4HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn trước lớp, HS dưới lớp theo dõi.
- Lần 2: Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ (mấy đêm ròng, thiếp đi, khẩn khoản, lã chã, hớt hải, ôm ghì) HS đặt câu với từ “khẩn khoản”
- HS đọc từng đoạn trong nhóm (nhóm 4). GV theo dõi hướng dẫn các nhóm đọc đúng.
- Các nhóm thi đọc. GV cùng HS nhận xét, tuyên dương.
- HS đọc đồng thanh đoạn 1. 1HS đọc toàn bài.
* Tìm hiểu bài:
- HS đọc thầm từng đoạn, trả lời các câu hỏi, GV tiểu kết, chốt ý đoạn.
+ Đoạn 1: Kể lại vắn tắt chuyện xảy ra ở đoạn 1.
- GV gợi ý: Trong đoạn 1, bà mẹ làm gì? Sau đó bà gặp ai? Họ nói gì với nhau?
=> Ý 1: Thần chết bắt đứa con của người mẹ.
+ Đoạn 2: câu hỏi 2 SGK
=>Ý 2: Bà mẹ chấp nhận lời đề nghị của bụi gai.
+ Đoạn 3: câu hỏi 3 SGK
=>Ý 3: Bà mẹ chấp nhận lời yêu cầu của hồ nước.
+ Đoạn 4: + Bà mẹ có tìm được đến nói Thần Chết không? Thần Chết đã nói gì với bà mẹ?
=> Ý 4: Bà mẹ đã đến được nơi ở của Thần Chết để tìm con.
- HS đọc thầm cả bài thảo luận và trả lời câu hỏi 4: + Chọn ý đúng nhất nói lên nội câu chuyện? Câu chuyện này nói nên điều gì?
- HS trả lời, GV tiểu kết chốt nội dung bài (như phần kiến thức đã nêu), HS nhắc lại.
+ Tranh vẽ thể hiện nội dung đoạn nào trong bài? GV liên hệ bài.
Tiết 2
* Luyện đọc lại:
- GV đọc lại đoạn 4.
+ Trong đoạn 4 có mấy vai? HS luyện phân vai đoạn 4.
- 2 nhóm thi đọc, nhận xét, tuyên dương nhóm đọc hay.
- HS nêu các vai trong truyện.
- GV hướng dẫn HS đọc truyện theo vai (mẹ, Thần Đêm Tối, bụi gai, hồ nước, Thần Chết, người dẫn chuyện), HS nhận vai đọc theo nhóm (nhóm 6), 1 nhóm thi đọc truyện theo vai trước lớp. GV cùng HS nhận xét bạn đọc tốt nhất.
* Hướng dẫn HS kể chuyện:
- HS đọc yêu cầu bài trong SGK, GV nhấn mạnh yêu cầu phân vai dựng lại câu chuyện.
+ Đoạn 1 có mấy vai? Đoạn 2, 3, 4 có mấy vai? HS nêu các vai.
- GV chia lớp thành các nhóm kể lại từng đoạn câu chuyện.
- 2 nhóm thi kể trước lớp, nhận xét, tuyên dương nhóm kể hay.
- HS kể toàn bộ câu chuyện theo cách phân vai, GV cùng HS nhận xét, tuyên dương bạn kể hấp dẫn, sinh động.
 + Qua câu chuyện này em rút ra được bài học gì cho bản thân? GV chốt ý nghĩa chuyện. HS nhắc lại; GV liên hệ giáo dục.
3. Củng cố, dặn dò: 
+ Bà mẹ trong bài có đức tính gì quý?
- GV liên hệ, nhận xét giờ học, dặn dò HS chuẩn bị bài sau. 
TOÁN
Luyện tập chung
I. Mục tiêu bài dạy:
- Củng cố về tính cộng, trừ các số có ba chữ số, tính nhân, chia trong bảng đã học. Biết giải toán có lời văn (liên quan đến so sánh hai số hơn, kém nhau một số đơn vị).
- Rèn kĩ năng đặt tính, tính cộng trừ các số có ba chữ số, nhân chia trong bảng, giải toán có lời văn.
- Giáo dục HS tích cực tư duy học toán.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bài cũ: HS làm bài 2 (17 )
2. Bài mới: 2.1: Giới thiệu bài: Ghi đầu bài
 2.2: Nội dung:
Bài 1(18): HS làm bảng con, bảng lớp, giải thích.
- GV cùng HS nhận xét, chỉnh sửa.
+ Nêu cách đặt tính, cách thực hiện phép tính cộng trừ có nhớ một lần?
=> Củng cố cách đặt tính và thực hiện phép cộng, trừ có nhớ một lần.
Bài 2(18): HS nêu yêu cầu bài (BP), HS làm bảng, lớp làm bảng con, nhận xét, sửa sai.
- HS nêu tên gọi thành phần của phép tính, nêu cách tìm thừa số, số bị chia chưa biết. 
+ Muốn tìm thừa số trong phép nhân ta làm thế nào?
+ Muốn tìm số bị chia ta làm thế nào?
=> Củng cố cách tìm thừa số, số bị chia chưa biết.
Bài 3(18): HS làm bảng, lớp làm vở.
- GV cùng HS nhận xét, chữa bài. 
- HS nêu cách tính (thực hiện các phép tính từ trái qua phải).
=> Củng cố tính giá trị của biểu thức.
Bài 4(18): HS đọc bài toán, phân tích bài toán (bài toán cho biết gì? Hỏi gì?)
- 1HS lên bảng làm, lớp làm vở, GV thu bài nhận xét (đáp án, cách trình bày, nếu HS làm bài chưa đúng, GV chỉ ra lỗi sai của HS và yêu cầu HS sửa lại).
+ Muốn biết thùng thứ hai nhiều hơn thùng thứ nhất bao nhiêu lít dầu ta làm thế nào?
- Giáo dục HS: Xăng dầu là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý nằm dưới đáy biển. Vì vậy cần phải có ý thức bảo vệ, sử dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên đó.
=> Củng cố cách giải toán về nhiều hơn một số đơn vị.
Bài 5(18): GV treo (BP) vẽ hình mẫu, HS đọc nêu yêu cầu bài, 1HS lên bảng vẽ hình theo mẫu, cả lớp vẽ vào nháp.
+ Trong hình vừa vẽ, có bao nhiêu hình vuông? Bao nhiêu hình tam giác?
+ Hình vừa vẽ được giống hình gì? 
3. Củng cố, dặn dò: 
+ Muốn tìm thừa số, số bị chia chưa biết ta làm như thế nào?
- GV nhận xét giờ học, dặn dò HS chuẩn bị bài sau. 	
ĐẠO ĐỨC
Giữ lời hứa (tiết 2)
I. Mục tiêu bài dạy:
- Củng cố hành vi giữ lời hứa.
- HS nêu được vài ví dụ về giữ lời hứa, thực hiện giữ lời hứa với bạn và mọi người, ứng xử đúng các tình huống liên quan tới việc giữ lời hứa.
- Quý trọng những người biết giữ lời hứa và không đồng tình với những người thất hứa.
II. Đồ dùng dạy học: 
GV: Một số câu ca dao, tục ngữ, phương ngôn có liên quan đến giữ lời hứa, phiếu thảo luận (HĐ1)
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Bài cũ: Vì sao phải giữ lời hứa?
- GV nhận xét HS trả lời và nhận xét, tuyên dương.
2. Bài mới: 
 2.1 Giới thiệu bài
 2.2 Nội dung
* Hoạt động 1: Đánh giá hành vi
 Mục tiêu: HS biết đồng tình với những hành vi thể hiện giữ đúng lời hứa, không đồng tình với những hành vi không đúng lời hứa.
+) Cách tiến hành
- GV chia nhóm, phát cho mỗi nhóm một phiếu thảo luận, yêu cầu các nhóm thảo luận, xác định các hành vi, việc làm thể hiện biết giữ lời hứa và không biết giữ lời hứa.
- Đại diện các nhóm trình bày, GV cùng HS nhận xét, tuyên dương
=> GV kết luận: Các việc làm a, d là giữ lời hứa. Các việc làm b, c là không giữ lời hứa
*Hoạt động 2: Đóng vai
 Mục tiêu: HS biết ứng xử đúng các tình huống có liên quan đến việc giữ lời hứa.
+) Cách tiến hành: GV chia lớp thành 3 nhóm, yêu cầu các nhóm đọc tình huống trên bảng phụ và đóng vai tình huống.
- HS thảo luận và tập đóng vai
- Đại diện nhóm lên đóng vai
+ Em có đồng tình vơí cách ứng xử của nhóm vừa trình bày không? Theo em có cách nào giải quyết khác?
=> GV kết luận: Em cần xin lỗi bạn, giải thích lý do và khuyên bạn không nên làm điều sai trái
*Hoạt động 3: Liên hệ
 Mục tiêu: HS biết tự liên hệ bản thân về việc giữ lời hứa.
+) Cách tiến hành: Làm việc cá nhân
+ Hãy kể lại một trường hợp mà em đã giữ lời hứa hoặc không giữ lời hứa với ai đó?
+ Khi đó em cảm thấy như thế nào?
+ Người mà em đã giữ được/ không giữ được lời hứa với họ có thái độ như thế nào khi đó?
- GV cùng HS nhận xét, tuyên dương HS biết giữ lời hứa và biết ứng xử đúng khi không giữ được lời hứa với mọi người.
=> Kết luận, liên hệ: Người biết giữ lời hứa sẽ được mọi người tôn trọng và tin cậy.
3. Củng cố, dặn dò:
+ Thế nào là giữ lời hứa? Vì sao cần phải giữ lời hứa?
- GV nhận xét tiết học, dặn dò học sinh chuẩn bị bài sau.
 THỦ CÔNG
Gấp con ếch (tiết 2)
I. Mục tiêu bài dạy
- Củng cố cách gấp con ếch theo tranh quy trình. 
- HS gấp được con ếch đúng quy trình kĩ thuật, nếp gấp tương đối phẳng, thẳng.
- GD HS tính chăm chỉ khéo léo, hứng thú với giờ học gấp hình, yêu lao động.
II. Đồ dùng dạy học: 
GV: Mẫu gấp con ếch cỡ lớn, giấy thủ công, kéo, hồ dán, tranh quy trình gấp con ếch.
HS: Giấy thủ công, kéo thủ công, hồ dán.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
2. Bài mới: 2.1: Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
 2.2: Nội dung
* Thực hành gấp con ếch
- HS nhắc lại quy trình gấp con ếch (GV treo tranh quy trình lên bảng).
Bước 1: Cắt, gấp tờ giấy hình vuông.
Bước 2: Gấp tạo hai chân trước của con ếch.
Bước 3: Gấp tạo hai chân sau và thân con ếch
- GV gợi ý cho HS cách dán con ếch vào vở và cách trang trí cho đẹp.
- HS thực hành cá nhân, GV theo dõi chung, giúp đỡ HS.
- GV nhắc nhở HS cách cầm và sử dụng kéo, thu gon giấy vụn vứt vào thùng rác.
* Trưng bày sản phẩm.
- GV treo bảng phụ các yêu cầu của sản phẩm:
+ Gấp được con ếch bằng giấy.
+ Nếp gấp tương đối phẳng, thẳng.
+ Khi miết ngón tay trỏ vào cuối thân con ếch, con ếch có thể nhảy được. 
- HS trưng bày sản phẩm lên bàn, GV cùng HS nhận xét các sản phẩm được trưng bày.
- GV nhắc nhở HS thu gọn giấy vụn vứt vào thùng rác, liên hệ ý thức giữ vệ sinh môi trường.
3.Củng cố dặn dò
+ Nêu các bước gấp con ếch?
- GV nhận xét tiết học, dặn dò HS thu dọn sản phẩm và vệ sinh lớp học, dặn dò học sinh chuẩn bị bài sau.
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Hoạt động tuần hoàn
I. Mục tiêu bài dạy:
- HS biết tim luôn đập để bơm máu đi khắp cơ thể. Nếu tim ngừng đập máu không lưu thông được trong các mạch máu, cơ thể sẽ chết. Biết đường đi của máu trong sơ đồ vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ.
- HS nghe nhịp đập của tim và đếm nhịp mạch đập; chỉ và nói đường đi của máu trên sơ đồ.
- Giáo dục HS có ý thức giữ gìn, bảo vệ cơ quan tuần hoàn.
II. Đồ dùng dạy học: Tranh: cơ quan tuần hoàn, sơ đồ các vòng tuần hoàn, tranh minh họa các hình.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bà ... ớc lớp, GV cùng HS nhận xét, tuyên dương nhóm đọc hay.
* Hướng dẫn HS kể chuyện:
- HS đọc yêu cầu bài trong SGK, GV nhấn mạnh yêu cầu dựa vào tranh kể lại câu chuyện. HS quan sát tranh và nêu nội dung từng tranh.
- HS làm việc theo nhóm 4, GV theo dõi, giúp đỡ.
- 2 nhóm thi kể truyện trước lớp, GV cùng HS nhận xét, tuyên dương nhóm kể hay.
- 1HS kể lại toàn bộ câu chuyện, tuyên dương HS có lời kể sáng tạo.
 + Qua câu chuyện này em rút ra được bài học gì cho bản thân? (HS nêu), GV chốt ý nghĩa chuyện. (HS nhắc lại; GV liên hệ giáo dục).
3. Củng cố, dặn dò: 
+ Câu chuyện trên giúp em hiểu điều gì? Em học tập việc làm của nhân vật nào trong truyện?
GV nhận xét giờ học, dặn dò. 
TOÁN
Nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (có nhớ)
I. Mục tiêu bài dạy:
- HS biết làm tính nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (có nhớ). 
- Rèn kĩ năng thực hiện tính và đặt tính phép nhân số có hai chữ số với số có một chữ số có nhớ, giải toán và tìm số bị chia chưa biết.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bài cũ: HS lấy ví dụ phép nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (không nhớ), đặt tính và thực hiện tính vào bảng con.
+ Muốn nhân số có hai chữ số với số có một chữ số ta làm thế nào?
2. Bài mới: 2.1: Giới thiệu bài: GV giới tranh, ghi đầu bài
 2.2: Nội dung:
* Giới thiệu nhân số có hai chữ số với số có một chữ số.
- HS tự lấy ví dụ về phép nhân số có hai chữ số với số có một chữ số và thực hiện tính.
- HS lên bảng đặt tính rồi thực hiện phép tính, HS dưới lớp làm bảng con, nêu kết quả, cách thực hiện phép nhân.
- GV cùng HS nhận xét về cách đặt tính và cách thực hiện phép nhân, gọi HS nhắc lại nhiều lần.
+ Phép tính này có nhớ từ hàng nào sang hàng nào? HS nêu.
- GV ghi tiếp phép nhân 46 x 6 = ? yêu cầu HS tự làm và nêu cách làm.
=> Củng cố cách thực hiện phép nhân số có hai chữ số với số có một chữ số có nhớ.
* Luyện tập.
Bài 1: HS làm bảng con, bảng lớp. HS nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính, nêu lại.
+ Muốn nhân số có hai chữ số với số có một chữ số ta làm thế nào?
=> Củng cố cách đặt tính và thực hiện phép nhân số có hai chữ số với số có một chữ số.
Bài 2: HS đọc bài toán, nêu yêu cầu bài. 
- 1HS lên bảng tóm tắt, làm bảng lớp, lớp làm bài vào vở. GV cùng HS nhận xét, chốt đáp án.
=> Củng cố giải toán có liên quan đến phép nhân.
Bài 3: 2HS làm bảng, lớp làm vở, GV theo dõi, nhận xét cách làm, trình bày, đáp án. (Nếu HS làm bài chưa đúng, GV yêu cầu HS làm lại)
- HS nêu tên gọi thành phần của phép tính, nêu cách tìm số bị chia chưa biết.
+ Muốn tìm số bị chia chưa biết, ta làm như thế nào?
=> Củng cố cách tìm số bị chia chưa biết.
3. Củng cố, dặn dò: 
+ Muốn nhân số có hai chữ số với số có một chữ số ta làm thế nào? Muốn tìm số bị chia chưa biết, ta làm như thế nào?
 - GV nhận xét giờ học, dặn dò HS. 	
ĐẠO ĐỨC
Tự làm lấy việc của mình (tiết 1)
I. Mục tiêu bài dạy:
- HS biết một số việc mà HS lớp 3 có thể tự làm lấy, ích lợi của việc tự làm lấy việc của mình trong cuộc sống hàng ngày.	
- HS tự làm lấy công việc của mình trong học tập, lao động, và sinh hoạt ở trường, ở nhà.	
- HS có thái độ tự giác, chăm chỉ thực hiện công việc của mình.
 II. Đồ dùng dạy học: 
GV: Một số tranh ảnh về công việc phù hợp với lứa tuổi.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Bài cũ: Vì sao phải giữ lời hứa? Cho ví dụ về việc giữ lời hứa?
- GV nhận xét HS trả lời và nhận xét, tuyên dương.
2. Bài mới: 
 2.1 Giới thiệu bài
 2.2 Nội dung
* Hoạt động 1: Động não
 Mục tiêu: HS biết được một số việc có thể tự làm phù hợp với lứa tuổi.
+) Cách tiến hành
- GV chia nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận, ghi lại những việc làm trong học tập, sinh hoạt, hoạt động ở nhà, ở trường mà các em có thể tự làm được vào bảng nhóm
- Đại diện các nhóm trình bày, GV cùng HS nhận xét, tuyên dương
=> Kết luận: Có rất nhiều công việc mà các em có thể tự làm lấy được. Chẳng hạn: tự học, tự làm bài tập, rửa mặt, đánh răng, làm sạch, đẹp trường, lớp
*Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
 Mục tiêu: HS biết được một số biểu hiện cụ thể của việc tự làm lấy việc của mình.
+) Cách tiến hành: GV nêu tình huống, yêu cầu các nhóm đọc tình huống trên bảng phụ và nêu cách giải quyết của mình và đóng vai:
 Trong giờ luyện tập toán có một bài tập Thành loay hoay mãi chưa làm được. Thấy vậy, Minh đưa bài làm của mình cho bạn chép. Nếu là Thành em sẽ làm gì? Nếu là bạn của Thành em sẽ khuyên bạn như thế nào?
- HS thảo luận và tập đóng vai.
- Đại diện nhóm lên đóng vai.
+ Em có đồng tình vơí cách ứng xử của nhóm vừa trình bày không? Theo em có cách nào giải quyết khác?
=> GV kết luận: Trong cuộc sống ai cũng có công việc của mình, và mỗi người cần phải làm lấy việc của mình.
*Hoạt động 3: Xử lí tình huống
 Mục tiêu: HS bước đầu hình thành kĩ năng giải quyết tình huống có liên quan đến tự làm lấy việc của mình.
+) Cách tiến hành: Làm việc cá nhân
- GV nêu tình huống: Hùng đang viết báo tường chuẩn bị cho kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 thì Hà đến chơi. Hà bảo Hùng: “Tớ khá môn Tiếng Việt hơn cậu để tớ viết hộ, còn cậu giỏi Toán hơn thì giải giúp tớ các bài tập”.
+ Em có suy nghĩ gì về lời đề nghị của Hà? Nếu em là Hùng em sẽ làm gì? Vì sao?
- HS nêu cách giải quyết, GV cùng HS nhận xét, tuyên dương.
=> Kết luận, liên hệ: Đề nghị của Hà không đúng, cả hai cần làm lấy việc của mình. Cố gắng tự làm lấy việc của mình sẽ giúp em mau tiến bộ.
3. Củng cố, dặn dò:
+ 	Vì sao cần phải tự làm lấy việc của mình? 
- GV nhận xét tiết học, dặn dò học sinh chuẩn bị bài sau.
 THỦ CÔNG
Gấp, cắt, dán ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng (tiết 1)
I. Mục tiêu bài dạy
- Học sinh biết gấp, cắt, dán ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng.
- HS gấp, cắt, dán ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng đúng quy trình kĩ thuật, các cánh của ngôi sao tương đối đều, hình dán tương đối phẳng, cân đối.
- GD HS tính chăm chỉ khéo léo, hứng thú với giờ học gấp hình, yêu lao động.
II. Đồ dùng dạy học: 
GV: Mẫu ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng cỡ lớn, giấy thủ công, kéo, hồ dán; tranh quy trình gấp, cắt, dán ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng.
HS: Giấy thủ công, kéo thủ công, hồ dán.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
2. Bài mới: 2.1: Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
 2.2: Nội dung
* Quan sát, nhận xét
- GV giới thiệu mẫu cờ đỏ sao vàng, HS quan sát mẫu.
- GV nêu câu hỏi:
+ Lá cờ hình gì? Màu sắc như thế nào? Ngôi sao có đặc điểm gì nổi bật? Ngôi sao được dán ở vị trí nào của lá cờ?
- HS nêu tóm tắt đặc điểm của lá cờ đỏ sao vàng: lá cờ hình chữ nhật, màu đỏ. Ngôi sao có màu vàng, có năm cánh bằng nhau, ngôi sao được dán ở chính giữa lá cờ.
+ Trong thực tế, lá cờ đỏ sao vàng được treo khi nào hoặc dùng khi nào?
=> Kết luận: Lá cờ đỏ sao vàng là quốc kì của nước ta. Trong thực tế, chiều rộng của lá cờ bằng 2/3 chiều dài lá cờ (nếu chia chiều dài của lá cờ thành 3 phần bằng nhau thì chiều rộng của lá cờ bằng 2 phần). Lá cờ đở sao vàng thường được treo hoặc cắm ở những nơi trang trọng như quảng trường, sân trường, phòng hội họp
* Hướng dẫn thao tác mẫu
- GV thao tác mẫu, GV làm mẫu 1 lần từ đầu đến khi hoàn thành sản phẩm HS quan sát.
- GV hướng dẫn lần 2 vừa làm mẫu vừa hướng dẫn theo tranh quy trình.
Bước 1: Gấp giấy để cắt ngôi sao vàng năm cánh.
Bước 2: Cắt ngôi sao vàng năm cánh.
Bước 3: Dán ngôi sao vàng năm cánh vào tờ giấy hình chữ nhật màu đỏ để được lá cờ đỏ sao vàng.
- HS nhắc lại 3 bước gấp, cắt, dán ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng.
- HS lên bảng thao tác lại các bước gấp, cắt, dán để cả lớp cùng quan sát.
- HS lấy giấy nháp ra thực hành.
- GV theo dõi, sửa chữa uốn nắn các thao tác của học sinh. Nhận xét, tuyên dương HS gấp, cắt, dán sản phẩm đúng, đẹp, liên hệ bảo vệ môi trường.
3.Củng cố dặn dò
+ Nêu các bước gấp, cắt, dán ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng?
- GV nhận xét tiết học, dặn dò HS thu dọn sản phẩm và vệ sinh lớp học, dặn dò học sinh chuẩn bị bài sau.
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Phòng bệnh tim mạch
I. Mục tiêu bài dạy:
- HS biết một số bệnh về tim mạch, biết được tác hại và cách đề phòng bệnh thập tim ở trẻ em.
- HS kể được tên một số bệnh về tim mạch, nêu được sự nguy hiểm và nguyên nhân gây bệnh thấp tim ở trẻ em.
- Giáo dục học sinh có ý thức đề phòng bệnh tim mạch.
II. Đồ dùng dạy học: tranh minh hoạ một số bệnh về tim mạch.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bài cũ: + Em nên làm gì và không nên làm gì để bảo vệ tim mạch?
2. Bài mới: 2.1. Giới thiệu bài: 
 2.2. Nội dung:
* Hoạt động 1: Một số bệnh về tim mạch.
 MT: Kể được tên một vài bệnh về tim mạch.
 Cách tiến hành:
+ Em hãy kể tên một bệnh tim mạch mà em biết?
- HS kể: bệnh thấp tim, bệnh huyết áp cao, bệnh xơ vữa động mạch, bệnh nhồi máu cơ tim, ... GV cùng HS nhận xét, bổ sung. 
=> Kết luận: Có nhiều bệnh về tim mạch, bệnh nguy hiểm đối với trẻ em đó là bệnh thấp tim.
* Hoạt động 2: Nguyên nhân gây bệnh thấp tim.
 Mục tiêu: HS nêu được sự nguy hiểm và nguyên nhân gây ra bệnh thấp tim ở trẻ em.
Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm (HS quan sát các hình 1, 2, 3 trang 20) trả lời câu hỏi.
+ Ở lứa tuổi nào thường hay bị bệnh thấp tim? Bệnh thấp tim nguy hiểm như thế nào? Nguyên nhân gây ra bệnh thấp tim là gì?
- HS thảo luận, GV theo dõi, giúp đỡ.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp. GV cùng HS nhận xét, bổ sung.
=> Kết luận: Bệnh tấp tim là do bị viêm họng, viêm a-mi-đan kéo dài hoặc viêm khớp cấp không được chữa kịp thời, dứt điểm.
* Hoạt động 3: Cách đề phòng bệnh thấp tim.
MT: Kể được một số cách đề phòng bệnh thấp tim.
Cách tiến hành: 
- HS thảo luận cặp, quan sát hình 4, 5, 6 (trang 21 SGK) nêu ý nghĩa và nội dung của các việc làm trong từng hình đối việc phòng bệnh thấp tim.
- HS trình bày trước lớp, GV cùng HS nhận xét nội dung từng bức tranh.
=> Kết luận: Phải giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất, ...
3. Củng cố và dặn dò: 
+ Em hãy kể nguyên nhân của bệnh thấp tim?
 - GV nhận xét tiết học, dặn dò. 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_buoi_sang_cac_mon_lop_3_tuan_4_nam_hoc_2015_2016_tie.doc