Giáo án buổi sáng Các môn Lớp 3 - Tuần 8 - Năm học 2015-2016 - Tiên Thị Dung

Giáo án buổi sáng Các môn Lớp 3 - Tuần 8 - Năm học 2015-2016 - Tiên Thị Dung

* Luyện đọc:

- GV đọc mẫu toàn bài, giới thiệu tác giả, HS theo dõi.

- Luyện đọc câu.

+ HS đọc từng câu nối tiếp đến hết bài. GV theo dõi, chỉnh sửa.

+ HS luyện đọc từ khó: lùi dần; đàn sếu; sải cánh; ríu rít; sôi nổi; (HS đọc).

- GV hướng dẫn HS luyện đọc câu: “Thưa cụ, không ạ; Cảm ơn được đâu” (HS đọc, nêu cách ngắt nghỉ hơi, GV nhận xét, bổ sung).

- Luyện đọc đoạn:

 Lần 1: 5 HS nối tiếp nhau đọc 5 đoạn trước lớp.

 Lần 2: Luyện đọc kết hợp giải nghĩa số từ trong từng đoạn (sếu; u sầu; nghẹn ngào; ) HS đặt câu với từ “ nghẹn ngào”.

 Lần 3: HS đọc từng đoạn trong nhóm (nhóm 5). GV theo dõi hướng dẫn các nhóm đọc đúng.

- 2 nhóm thi đọc trước lớp, GV cùng HS nhận xét, tuyên dương.

- 1 HS đọc toàn bài.

* Tìm hiểu bài:

- HS đọc thầm từng đoạn, trả lời các câu hỏi SGK (5 câu hỏi SGK). Sau mỗi đoạn GV tiểu kết chốt ý đoạn: Các em nhỏ quan tâm đến cụ già (đoạn 1 và 2); Các em nhỏ chia sẻ nỗi buồn cùng cụ già (đoạn 3 và 4).

- HS thảo luận và trả lời câu hỏi 5 (GV đưa bảng phụ yêu cầu HS chọn đáp án đúng). HS giải thích vì sao chọn?

+ Nội dung bài nói lên điều gì? HS nêu. GV tiểu kết chốt nội dung bài (như phần kiến thức đã nêu), HS nhắc lại.

 

doc 27 trang Người đăng hoaithuong212 Lượt xem 681Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án buổi sáng Các môn Lớp 3 - Tuần 8 - Năm học 2015-2016 - Tiên Thị Dung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 8
Soạn: 9/10 	 	Dạy: Thứ hai ngày 12 tháng 10 năm 2015
TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN
 Các em nhỏ và cụ già (2 tiết)
I. Mục đích yêu cầu: 
- HS đọc đúng toàn bài. Hiểu nội dung bài: “Mọi người trong cộng đồng phải biết yêu thương và quan tâm chăm sóc nhau” Biết kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo lời của một bạn nhỏ.
- HS đọc rõ ràng, đúng tốc độ, nghỉ hơi đúng sau dấu chấm dấu phẩy và giữa các cụm từ. Bước đầu đọc đúng các kiểu câu, đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật; nhập vai một nhân vật, kể lại được một đoạn của câu chuyện.
- Giáo dục HS ý thức quan tâm, chia sẻ với mọi người xung quanh.
II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ nội dung bài.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Tiết 1
1. Bài cũ: HS đọc thuộc lòng bài “Bận” ; trả lời câu hỏi 2, 3 SGK trang 60.
2. Bài mới: 2.1: Giới thiệu bài:
 2.2: Nội dung:
* Luyện đọc:
- GV đọc mẫu toàn bài, giới thiệu tác giả, HS theo dõi.
- Luyện đọc câu.
+ HS đọc từng câu nối tiếp đến hết bài. GV theo dõi, chỉnh sửa.
+ HS luyện đọc từ khó: lùi dần; đàn sếu; sải cánh; ríu rít; sôi nổi;(HS đọc).
- GV hướng dẫn HS luyện đọc câu: “Thưa cụ, không ạ; Cảm ơn được đâu” (HS đọc, nêu cách ngắt nghỉ hơi, GV nhận xét, bổ sung).
- Luyện đọc đoạn:
 Lần 1: 5 HS nối tiếp nhau đọc 5 đoạn trước lớp.
 Lần 2: Luyện đọc kết hợp giải nghĩa số từ trong từng đoạn (sếu; u sầu; nghẹn ngào;) HS đặt câu với từ “ nghẹn ngào”. 
 Lần 3: HS đọc từng đoạn trong nhóm (nhóm 5). GV theo dõi hướng dẫn các nhóm đọc đúng.
- 2 nhóm thi đọc trước lớp, GV cùng HS nhận xét, tuyên dương. 
- 1 HS đọc toàn bài.
* Tìm hiểu bài:
- HS đọc thầm từng đoạn, trả lời các câu hỏi SGK (5 câu hỏi SGK). Sau mỗi đoạn GV tiểu kết chốt ý đoạn: Các em nhỏ quan tâm đến cụ già (đoạn 1 và 2); Các em nhỏ chia sẻ nỗi buồn cùng cụ già (đoạn 3 và 4). 
- HS thảo luận và trả lời câu hỏi 5 (GV đưa bảng phụ yêu cầu HS chọn đáp án đúng). HS giải thích vì sao chọn?
+ Nội dung bài nói lên điều gì? HS nêu. GV tiểu kết chốt nội dung bài (như phần kiến thức đã nêu), HS nhắc lại.
+ Tranh vẽ thể hiện nội dung đoạn nào trong bài? GV liên hệ bài.
 Tiết 2 
* Luyện đọc lại:
- GV đọc lại đoạn 4, hướng dẫn HS đọc đoạn 4.
- GV hướng dẫn HS đọc truyện theo vai (người dẫn chuyện, đám trẻ, ông cụ), HS nhận vai đọc, luyện đọc trong nhóm.
- 2 nhóm thi đọc trước lớp, GV cùng HS nhận xét, tuyên dương nhóm đọc hay.
* Hướng dẫn HS kể chuyện:
- HS đọc yêu cầu SGK, GV nhắc lại để HS nắm chắc yêu cầu bài.
+ HS kể lại từng đoạn của câu chuyện theo lời của một bạn nhỏ (HS kể theo cặp). 
+ Đại diện một số cặp thi kể trước lớp.
- 1 HS kể lại cả câu chuyện theo lời một bạn nhỏ.
=> Sau mỗi lần kể GV cùng HS nhận xét, đánh giá về nội dung diễn đạt, giọng kể.
+ Qua câu chuyện em rút ra được bài học gì cho bản thân? (HS nêu; GV nhận xét tiểu kết ý nghĩa câu chuyện) HS nhắc lại.
3. Củng cố, dặn dò: 
+ Em đã từng chia sẻ với ai khi họ gặp chuyện buồn chưa? Đó là chuyện gì?
- GV nhận xét giờ học, dặn dò. 	
TOÁN
Luyện tập
I. Mục tiêu bài dạy:
- Củng cố bảng chia 7. Biết xác định của một hình đơn giản.
- Rèn kĩ năng làm tính, giải toán trong bảng chia 7, xác định của một hình đơn giản.
- Giáo dục HS có ý thức tư duy học toán.
II .Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bài cũ: HS đọc bảng chia 7 và đặt đề toán vận dụng phép chia trong bảng chia 7.
2. Bài mới: 2.1: Giới thiệu bài:
 2.2: Nội dung:
Bài 1(36): HS nối tiếp nhau nêu kết quả, 1HS ghi kết quả của từng phép nhân lên bảng lớp. HS đọc lại phép tính đã ghi kết quả đúng.
+ Em có nhận xét gì phép nhân (7 x 8 và 56 : 7)? Dựa vào đâu em làm các phép tính này?
=> Củng cố về bảng nhân, chia 7, quan hệ giữa phép nhân và phép chia.
Bài 2(36): HS nêu yêu cầu bài, GV hướng dẫn HS nắm chắc yêu cầu bài.
- 3 HS làm bảng, lớp làm vở 3 cột hoặc cả bài. GV cùng HS nhận xét. HS nêu cách thực hiện phép chia.
=> Củng cố cách chia số có hai chữ số cho số có một chữ số.
Bài 3(36): HS đọc và nêu yêu cầu bài, tóm tắt bài toán, làm vở, bảng lớp.
- GV hướng dẫn HS còn lúng túng tóm tắt và giải. HS nhìn tóm tắt và nêu bài toán (Bài toán cho biết gì? Hỏi gì? Muốn biết chia được bao nhiêu nhóm, ta làm thế nào?)
- GV thu bài, nhận xét: câu trả lời, phép tính, đáp án, cách trình bàyNếu HS làm bài chưa đúng, GV hướng dẫn HS sửa lại vào vở.
+ Bài toán thuộc dạng toán nào?
=> Củng cố giải toán liên quan đến phép chia.
Bài 4(36): GV treo bảng phụ chép sẵn bài, HS quan sát đọc yêu cầu bài.
- HS làm theo (1 trong 2 cách). 1 HS làm bảng, lớp làm nháp. GV cùng HS nhận xét.
+ Đã khoanh vào 1/7 số con mèo trong hình nào?
=> Củng cố cách tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
3. Củng cố, dặn dò: + HS nêu cách thực hiện phép chia số có hai chữ số cho số có một chữ số?
- GV nhận xét giờ học, dặn dò. 
 ĐẠO ĐỨC
Quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em (tiết 2)
I. Mục tiêu bài dạy:
- HS biết được những việc trẻ em cần làm để thể hiện quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình.
- HS làm được những việc thể hiện sự quan tâm chăm sóc ông bà cha mẹ anh chị em trong cuộc sống hàng ngày.
- HS biết yêu quý, quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ.
 II. Đồ dùng dạy học: 
GV: Một số tranh ảnh về gia đình, những câu thơ bài hát về gia đình.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Bài cũ: 
+ Vì sao cần phải quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em?
- GV nhận xét HS trả lời và nhận xét, tuyên dương.
2. Bài mới: 
 2.1 Giới thiệu bài
 2.2 Nội dung
* Hoạt động 1: Xử lí tình huống
 Mục tiêu: HS biết phân biệt những hành vi, việc làm đúng và chưa đúng trong việc quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em.
+) Cách tiến hành: 
- GV treo bảng phụ các tình huống:
Tình huống 1: Bố mẹ đều đi công tác, nhà vắng hoe. Mấy hôm nay trở trời, bà Ngân bị mệt, đang nằm nghỉ trên giường. Ngân định ở nhà chăm sóc bà nhưng các bạn lại kéo đến, rủ Ngân đi sinh nhật. Ngân phải làm gì?
Tình huống 2: Ngày mai, em của Nam sẽ kiểm tra Toán. Bố mẹ bảo Nam cùng giúp em ôn tập Toán. Nhưng cùng lúc ấy trên ti vi lại chiếu bộ phim mà Nam rất thích. Nam hành động như thế nào?
- GV chia nhóm, các nhóm thảo luận, đóng vai: nhóm 2 và 3 tình huống 1, nhóm 2 và 4 tình huống 2.
- Đại diện các nhóm lên đóng vai, xử lí tình huống, GV cùng HS theo dõi, nhận xét.
=> Kết luận: Mỗi người trong gia đình cần biết thu xếp công việc riêng của mình để dành thời gian quan tâm, chăm sóc các thành viên khác.
*Hoạt động 2: Liên hệ bản thân
 Mục tiêu: HS biết được bổn phận phải quan tâm chăm sóc ông bà cha mẹ. 
+) Cách tiến hành: 
+ Hằng ngày em thường làm gì để quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em?
+ Kể lại một lần khi ông bà, cha mẹ, anh chị em ốm đau em đã làm gì để quan tâm giúp đỡ họ?
- HS trả lời, GV nhận xét, tuyên dương.
=> GV kết luận, liên hệ: Con cháu phải có bổn phận quan tâm, chăm sóc ông bà cha mẹ, những người thân. Sự quan tâm đó sẽ mang lại niềm vui cho mọi người.
*Hoạt động 3: 
*Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến
 Mục tiêu: HS biết nhận xét, đánh giá các ý kiến, quan điểm có liên quan đến vấn đề chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em.
+) Cách tiến hành:
- GV đưa ra các ý kiến, quan điểm có liên quan tới vấn đề chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em.
- Sau mỗi ý kiến, HS suy nghĩ và giơ thẻ màu để bày tỏ thái độ tán thành/không tán thành/ phân vân.
- Sau mỗi ý kiến, HS giải thích lí do, GV nhận xét chung, tuyên dương.
=> Kết luận chung: Ông bà, cha mẹ, anh chị em là những người thân yêu nhất của các em. Đó là những người luôn yêu thương, quan tâm, chăm sóc và dành cho các em tất cả những gì tốt đẹp nhất. Các em có trách nhiệm, bổn phận yêu thương, quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em để cuộc sống gia đình thêm hoà thuận, đầm ấm và hạnh phúc.
3. Củng cố, dặn dò:
+ 	HS hát bài “Ba ngọn nến lung linh”.
+ Vì sao cần phải quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ? 
- GV nhận xét tiết học, dặn dò học sinh chuẩn bị bài sau.
THỦ CÔNG
Gấp, cắt, dán bông hoa (tiết 2)
I. Mục tiêu bài dạy
- Củng cố cách gấp, cắt, dán bông hoa.
- HS gấp, cắt, dán được bông hoa 5 cánh, 4 cánh, 8 cánh; các cánh của mỗi bông hoa tương đối đều nhau, hình dán tương đối phẳng, trang trí được các bông hoa theo ý thích. 
- GD HS tính chăm chỉ khéo léo, hứng thú với giờ học gấp hình, yêu lao động.
II. Đồ dùng dạy học: 
GV: Mẫu bông hoa 5 cánh, 4 cánh, 8 cánh cỡ lớn, giấy thủ công, kéo, hồ dán; tranh quy trình gấp, cắt, dán bông hoa 5 cánh, 4 cánh, 8 cánh. 
HS: Giấy thủ công, kéo thủ công, hồ dán, bút màu.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
2. Bài mới: 2.1: Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
 2.2: Nội dung
* Thực hành gấp, cắt, dán bông hoa
- GV yêu cầu lên thao tác gấp, cắt, dán bông hoa theo các bước đã hướng dẫn ở tiết 1.
- HS nhắc lại quy trình gấp, cắt, dán bông hoa (GV treo tranh quy trình lên bảng).
Bước 1: Gấp giấy.
Bước 2: Vẽ đường cong trên hình gấp.
Bước 3: Cắt giấy theo đường vẽ.
- GV gợi ý cho HS cách dán bông hoa vào vở và cách trang trí cho đẹp.
- HS thực hành cá nhân, GV theo dõi chung, giúp đỡ HS.
- GV nhắc nhở HS cách cầm và sử dụng kéo, thu gon giấy vụn vứt thùng rác.
* Trưng bày sản phẩm.
- HS trưng bày sản phẩm lên bàn, GV cùng HS nhận xét các sản phẩm được trưng bày, tuyên dương.
+ Gấp, cắt được bông hoa 5 cánh, 4 cánh, 8 cánh. Các cánh của bông hoa tương đối đều nhau và cân đối.
+ Hình dán các bông hoa tương đối phẳng.
- GV nhắc nhở HS thu gọn giấy vụn vứt vào thùng rác, liên hệ ý thức giữ vệ sinh môi trường.
3. Củng cố dặn dò
+ Nêu các bước gấp, cắt, dán bông hoa?
- GV nhận xét tiết học, dặn dò HS thu dọn sản phẩm và vệ sinh lớp học, dặn dò học sinh chuẩn bị bài sau.
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Vệ sinh thần kinh
I. Mục tiêu bài dạy:
- HS biết một số việc cần làm để giữ gìn, bảo vệ cơ quan thần kinh. Biết tránh những việc làm có hại đối với thần kinh.
- HS nêu được những việc nên làm và không nên làm; phát hiện những trạng thái tâm lí có lợi và có hại đối với cơ quan thần kinh.
- Giáo dục HS có ý thức bảo tốt cơ quan thần kinh.
II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ nội dung bài.
III. Các hoạt động dạy học chñ yÕu:
1. Bài cũ: + Bộ phận nào của cơ quan thần kinh giúp chúng ta học và ghi nhớ ... cho bạn, nhận xét bạn đọc theo các tiêu chí:
+ Kể đúng nội dung câu chuyện.
+ Kể tự nhiên, kết hợp các động tác, điệu bộ, ánh mắt.
- HS thực hành thi kể trước lớp. GV cùng HS nhận xét, tuyên dương.
=> Củng cố nội dung các câu chuyện đã học.
3.Củng cố, dặn dò: 
+ Lấy ví dụ câu theo mẫu Ai là gì?
- GV liên hệ, nhận xét giờ học, dặn dò.
TOÁN
Góc vuông, góc không vuông
I.Mục tiêu bài dạy:
- HS bước đầu có biểu tượng về góc, góc vuông, góc không vuông; biết sử dụng ê ke để nhận biết góc vuông, góc không vuông và vẽ được góc vuông.
- Rèn cho HS kĩ năng sử dụng ê ke để nhận biết góc vuông, góc không vuông; vẽ được góc vuông (theo mẫu).
- Giáo dục HS tích cực tư duy học toán.
II.Đồ dùng dạy học : Mô hình đồng hồ, ê ke.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu :
1.Bài cũ: 1 HS lên bảng làm bài 1 (40). HS dưới lớp nêu cách tìm các thành phần chưa biết trong các phép cộng, trừ, nhân, chia.
2. Bài mới: 2.1 Giới thiệu bài :
 2.2 Nội dung :
* Làm quen với góc.
- GV cho HS quan sát lần lượt 3 mặt đồng hồ (như phần bài học SGK) để rút ra nhận xét: Hai kim trên các mặt đồng hồ trên có chung điểm gốc, ta nói hai kim đồng hồ tạo thành một góc.
- GV vẽ lên bảng hình vẽ về góc gần như các góc tạo bởi hai kim trên mỗi đồng hồ.
- Yêu cầu HS quan sát hình vẽ, nhận xét. GV giới thiệu: Góc được tạo bởi hai cạnh có chung một gốc. Đọc tên các góc như sau: Góc đỉnh O, cạnh OA, OB; góc đỉnh D, cạnh DE, DG;  (GV kết hợp chỉ hình vẽ) HS lên bảng chỉ hình vẽ, đọc tên các góc. HS đọc lại.
* Góc vuông, góc không vuông
- GV vẽ bảng góc vuông AOB như phần bài học, giới thiệu: đây là góc vuông.
- HS đọc tên đỉnh, các cạnh của góc vuông AOB. HS nhắc lại.
(GV làm tương tự với các góc không vuông MPN, CED)
* Giới thiệu ê ke
- GV cho HS quan sát ê ke (loại to) rồi giới thiệu: Ê ke dùng để kiểm tra góc vuông, góc không vuông.
- GV hướng dẫn HS kiểm tra góc vuông, góc không vuông bằng ê ke. (GV vừa giảng vừa thực hiện thao tác cho HS quan sát) HS lên bảng thực hiện lại thao tác.
* Luyện tập.
Bài 1(42): a) HS nêu yêu cầu bài. GV hướng dẫn HS dùng ê ke để kiểm tra các góc của hình chữ nhật (GV làm mẫu một góc)
- HS kiểm tra các góc còn lại. 1 HS làm trên bảng lớp.
- GV cùng HS nhận xét, chốt kết quả đúng.
+ Hình vẽ trong bài là hình gì? -> Hình chữ nhật có 4 góc vuông.
b) GV hướng dẫn HS dùng ê ke để vẽ góc vuông đỉnh O, cạnh OA, OB:
+ Chấm một điểm và coi là đỉnh O của góc vuông cần vẽ.
+ Đặt đỉnh góc vuông của ê ke trùng với điểm vừa chọn.
+ Vẽ hai cạnh OA và OB theo hai cạnh góc vuông của ê ke.
- Yêu cầu HS tự vẽ góc vuông CMD vào vở. GV theo dõi, hướng dẫn HS làm bài, chấm một số bài. 1HS làm bảng, nêu cách làm.
=> Củng cố về tác dụng của ê ke: để kiểm tra góc vuông, vẽ góc vuông.
Bài 2(42): HS nêu yêu cầu bài. HS dùng ê ke để kiểm tra góc vuông, góc không vuông, đánh dấu các góc vuông theo đúng quy ước (HS làm phần a)
- HS tự kiểm tra. 2 HS lên bảng kiểm tra trước lớp, nêu kết quả.
- GV cùng HS nhận xét, chốt kết quả đúng.
=> Củng cố cách sử dụng ê ke để nhận biết góc vuông, góc không vuông.
Bài 3 (42): HS nêu yêu cầu bài, kiểm ta các góc, ghi kết quả vào vở. GV theo dõi, hướng dẫn HS làm bài. 1HS lên bảng làm bài.
- GV cùng HS nhận xét, chốt kết quả đúng.
=> Củng cố cách sử dụng ê ke để nhận biết góc vuông, góc không vuông.
Bài 4(42): HS kiểm tra các góc, nêu kết quả. GV cùng HS nhận xét, chốt kết quả đúng.
=> Củng cố cách sử dụng ê ke để nhận biết góc vuông, góc không vuông.
3. Củng cố, dặn dò: 
+ GV đưa hình chữ nhật HS nêu tên đỉnh và góc vuông?
- GV nhận xét giờ học, dặn dò HS. 
 ĐẠO ĐỨC
Chia se vui buồn cùng bạn (tiết 1)
I. Mục tiêu bài dạy:
- HS biết được bạn bè cần phải chia sẻ với nhau khi có chuyện vui, buồn.
- HS nêu được một vài việc làm cụ thể chia sẻ vui buồn cùng bạn, chia sẻ vui buồn cùng bạn trong cuộc sống hàng ngày.
- Giáo dục HS tinh thần đoàn kết, lòng nhân ái. 
 II. Đồ dùng dạy học: 
- GV: Tranh minh hoạ cho tình huống của hoạt động 1.
 Phiếu học tập (HĐ2)
- HS: thẻ màu (HĐ3)
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Bài cũ: 
+ Hãy kể về sự quan tâm chăm sóc của ông bà cha mẹ, anh chị đối với em?
- GV nhận xét, tuyên dương.
2. Bài mới: 
 2.1 Giới thiệu bài
 2.2 Nội dung
* Hoạt động 1: Thảo luận và phân tích tình huống
 Mục tiêu: HS biết một số biểu hiện của quan tâm chia sẻ vui buồn cùng bạn.
+) Cách tiến hành: 
- GV treo bảng phụ các tình huống:
 Đãhai ngày nay các bạn học sinh lớp 3B không thấy bạn Ân đến lớp. Đến giờ sinh hoạt của lớp, cô giáo buồn rầu báo tin:
- Như các em đã biết, mẹ bạn Ân lớp ta ốm đã lâu, nay bố bạn lại mới bị tai nạn giao thông. Hoàn cảnh gia đình bạn ấy rất khó khăn. Chúng ta cần phải làm gì để giúp bạn Ân vượt qua khó khăn này?
+ Nếu em là bạn cùng lớp với Ân, em sẽ làm gì để an ủi, giúp đỡ bạn? Vì sao?
- HS thảo luận về cách ứng xử trong mỗi tình huống và phân tích kết quả của mỗi cách ứng xử.
GV nhận xét, tuyên dương.
=> Kết luận: Khi bạn có chuyện buồn, em cần động viên, an ủi bạn hoặc giúp đỡ bạn bằng những việc làm phù hợp với khả năng để bạn có sức mạnh vượt qua khó khăn.
*Hoạt động 2: Phân biệt hành vi đúng, sai
 Mục tiêu: HS biết phân biệt hành vi đúng, sai đối với bạn bè khi có chuyện vui, buồn.
+) Cách tiến hành: 
- GV phát phiếu học tập và yêu cầu HS làm bài cá nhân.
- Nội dung bài tập:
 Em hãy viết vào ô chữ Đ trước các việc làm đúng và chữ S trước các việc làm sai đối với bạn:
 a. Hỏi thăm, an ủi bạn khi có chuyện buồn.
 b. Động viên, giúp đỡ bạn khi bạn chưa biết cách làm bài.
 c. Chúc mừng bạn khi bạn đạt giải cao trong kì thi.
 d. Vui vẻ nhận khi được phân công giúp đỡ bạn học kém.
 đ. Tham gia quyên góp sách, vở, quần áo cũ để giúp các bạn nghèo trong lớp.
 e. Thờ ơ cười nói khi bạn có chuyện buồn. 
 g. Ghen tức khi bạn học giỏi hơn mình.
- HS giải thích lí do, GV nhận xét, tuyên dương.
=> GV kết luận, liên hệ: Các việc làm a, b, c, đ là việc làm đúng vì thể hiện sự quan tâm bạn bè khi có chuyện vui, buồn. Các việc làm e, g là sai vì không quan tâm đến niềm vui, nỗi buồn của bạn bè.
*Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến
 Mục tiêu: HS biết nhận xét, đánh giá các ý kiến, quan điểm có liên quan đến nội dung bài học.
+) Cách tiến hành:
- GV đưa ra các ý kiến, quan điểm có liên quan tới vấn đề chia sẻ vui buồn cùng bạn.
- Sau mỗi ý kiến, HS suy nghĩ và giơ thẻ màu để bày tỏ thái độ tán thành/không tán thành/ phân vân.
- Sau mỗi ý kiến, HS giải thích lí do, GV nhận xét chung, tuyên dương.
=> Kết luận: Trong cuộc sống, bạn bè cần quan tâm, hỏi han, chúc mừng những lúc có việc vui hoặc động viên, an ủi, giúp đỡ nhau lúc khó khăn, hoạn nạn.
3. Củng cố, dặn dò:
+ 	HS hát bài “Lớp chúng ta đoàn kết”.
+ Nêu ý nghĩa của sự cảm thông, chia sẻ với bạn? 
- GV nhận xét tiết học, dặn dò học sinh chuẩn bị bài sau.
THỦ CÔNG
Ôn tập chủ đề Phối hợp gấp, cắt, dán hình (tiết 1)
I. Mục tiêu bài dạy
- Ôn tập, củng cố được kiến thức, kĩ năng phối hợp gấp, cắt, dán để làm đồ chơi.
- HS làm được ít nhất hai đồ chơi đã học.
- GD HS tính chăm chỉ khéo léo, hứng thú với giờ học gấp hình, yêu lao động.
II. Đồ dùng dạy học: 
GV: Giấy thủ công, kéo, hồ dán; thước kẻ.
HS: Giấy thủ công, kéo thủ công, hồ dán, bút màu.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
2. Bài mới: 2.1: Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
 2.2: Nội dung
* Ôn tập các nội dung đã học
- HS nhắc lại các nội dung đã học trong chương I.
- GV giới thiệu các hình mẫu của các bài học trong chương I, treo tranh quy trình và yêu cầu HS nhắc lại các bước gấp tàu thuỷ hai ống khói; con ếch; gấp, cắt, dán ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng; gấp, cắt, dán bông hoa.
- HS thực hành gấp một sản phẩm đã học. GV nhận xét, tuyên dương.
* Thực hành
- Yêu cầu HS chọn và làm ít nhất hai sản phẩm đã học hoặc làm sản phẩm khác các sản phẩm đã học.
- GV treo bảng phụ yêu cầu:
+ Gấp hoặc phối hợp gấp, cắt, dán được tối thiểu hai sản phẩm đã học.
+ Làm đúng quy trình, đúng kĩ thuật.
+ Trang trí sản phẩm theo ý thích.
- GV giới thiệu một số bài mẫu để HS quan sát và kham thảo.
- HS làm việc cá nhân, GV quan sát, hướng dẫn, thu một số sản phẩm nhận xét, rút kinh nghiệm.
- GV nhắc nhở HS thu gọn giấy vụn vứt vào thùng rác, liên hệ ý thức giữ vệ sinh môi trường.
3. Củng cố dặn dò
+ Nêu các nội dung gấp, cắt, dán hình đã học?
- GV nhận xét tiết học, dặn dò HS thu dọn sản phẩm và vệ sinh lớp học, dặn dò học sinh chuẩn bị bài sau.
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Ôn tập chủ đề: Con người và sức khoẻ (tiết 1)
I. Mục tiêu bài dạy:
- Củng cố kiến thức và khắc sâu kiến thức về cấu tạo ngoài và chức năng của các cơ quan: hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu và thần kinh.
- HS nêu được các bộ phận, chức năng của các cơ quan trong cơ thể đã học, không dùng các chất độc hại đối với sức khoẻ như thuốc lá, ma tuý, rượu.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học: Tranh các cơ quan trong cơ thể người, các bông hoa ghi sẵn các câu hỏi.
III. Các hoạt động dạy học chñ yÕu:
1. Bài cũ: - Kể tên các cơ quan trong cơ thể người đã học?
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới: 2.1. Giới thiệu bài: 
 2.2. Nội dung:
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về con người và sức khoẻ.
MT: Củng cố cấu tạo và chức năng của các cơ quan trong cơ thể người.
+ Cách tiến hành: 
- Tổ chức cho HS hoạt động dưới hình thức hái hoa dân chủ.
+ Nêu các bộ phận của cơ quan hô hấp?
+ Để bảo vệ cơ quan hô hấp, em làm gì?
+ Chỉ vị trí, chức năng của các bộ phận của cơ quan tuần hoàn? 
+ Chỉ đường đi của vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ.
+ Để bảo vệ cơ quan tuần hoàn, em cần làm gì?...
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
* Hoạt động 2: Vẽ tranh.
MT: HS có ý thức bảo vệ cơ thể, không dùng các chất độc hại đối với sức khoẻ như thuốc lá, ma tuý, rượu.
+ Cách tiến hành.
- GV chia nhóm, tổ chức cho HS vẽ tranh: Đề tài không hút thuốc lá, vận động không uống rượu...
- Học sinh thực hành vẽ tranh theo nhóm.
- GV nhận xét, đánh giá bài vẽ của từng nhóm.
= > Kết luận, liên hệ: Cần có ý thức giữ gìn, bảo vệ các cơ quan trong cơ thể để cơ thể khoẻ mạnh.
3. Củng cố, dặn dò: 
+ Chúng ta đã học mấy cơ quan trong cơ thể?
+ Em cần làm gì để cơ thể khoẻ mạnh?
- GV nhận xét tiết học, dặn dò học sinh chuẩn bị bài sau. 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_buoi_sang_cac_mon_lop_3_tuan_8_nam_hoc_2015_2016_tie.doc