Giáo án các môn học Lớp 3 - Tuần 20

Giáo án các môn học Lớp 3 - Tuần 20

a.GV nêu nhiệm vụ:

Dựa theo các câu hỏi gợi ý, HS tập kể lại câu chuyện Ở lại với chiến khu.

b.HS kể:-Một HS đọc đề bài. Cả lớp đọc thầm theo.

 -GV nhắc HS: Các câu hỏi chỉ là điểm tựa giúp các em nhớ các chi tiết trong truyện để làm cho mỗi đoạn kể hoàn chỉnh, sinh động.

 -HS tập kể theo nhóm 4.

 -4 HS đại diện cho 4 nhóm lên thi kể.

 -Cả lớp và GV nhận xét, chọn bạn kể hay nhất, bạn kể hấp dẫn. GV ghi điểm.

 

doc 25 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 08/01/2022 Lượt xem 461Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học Lớp 3 - Tuần 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 20
Thứ 2 ngày tháng năm 2009
Tập đọc - Kể chuyện: Ở LẠI VỚI CHIẾN KHU.
Tiết: 1 & 2	Các hoạt động dạy chủ yếu:
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
1.Bài cũ: (5/)
MT: Ôn lại kiến thức cũ 
PP: Thực hành, Hỏi-Đáp
ĐD: SGK
 -4 HS đọc bài “Báo cáo kết quả thi đua “Noi gương chú bộ Đội” và trả lời câu hỏi:
	+ Lớp tổ chức báo cáo thi đua trong tháng để làm gì?
 -Cả lớp theo dõi, nhận xét bạn đọc. GV ghi điểm.
2.Bài mới: 
Giới thiệu bài (1/)
Hoạt động 1: (20/)
 Luyện đọc:
MT: + Đọc đúng: Trìu mến, gian khổ, trở về...
+Ngắt hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
+Biết phân biệt lời dẫn chuyện với lời người chỉ huy và các chiến sĩ.
+Hiều nghĩa các từ ở phần chú giải
PP: Hỏi đáp, thảo luận, quan sát, thuyết trình.
ĐD: -Băng cát-xét ghi bài hát Bài ca Vệ quốc quân của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu.
 -Bảng phụ câu văn cần hướng dẫn luyện đọc. SGK.
1.Giới thiệu bài: HS quan sát tranh và trả lời: Các chiến sĩ nhỏ tuổi và chỉ huy của các em đang nói chuyện gì? Chúng ta cùng nhau đọc bài này để hiểu được điều đó.
2.Luyện đọc:
a.GV đọc mẫu toàn bài. Cả lớp chú ý lắng nghe.
 -HS nghe bài hát Bài ca Vệ quốc quân.
b.Luyện đọc từng câu: Dãy 1, 2 và dãy 3.
 -Bài có 28 câu, mỗi em đọc một câu và tiếp nối nhau cho đến hết bài. 
 -Nếu HS phát âm sai từ nào GV chỉnh sửa kịp thời.
c.Luyện đọc đoạn:
 -Bài có 4 đoạn , GV gọi 4 em đọc nối tiếp 4 đoạn. Cả lớp theo dõi bạn đọc.
 -GV hướng dẫn HS cách đọc: 
	+Giọng nhấn nhẹ nhàng, xúc động. Nhấn giọng những từ ngữ thể hiện thái độ trìu mến, âu yếm của trung đoàn trưởng với các đội viên ; thái độ sẵn sàng chịu đựng gian khổ, kiên quyết sống chết cùng chiến khu của các chiến sĩ nhỏ tuổi. 
 -HS thảo luận theo nhóm 2 tìm cách ngắt nghỉ của các dòng thơ sau.
VD:	Trước ý kiến đột ngột của chỉ huy, / bọn trẻ lặng đi. // Tự nhiên, / ai cũng thấy cổ họng mình nghẹn lại.//
	Lượm bước tới gần đống lửa.// Giọng em rung lên://
	GV hát một đoạn bài Bài ca Vệ quốc quân.
 -HS hiểu nghĩa các từ: 
 Trung đoàn trưởng, lán, Tây, Việt gian, thống thiết, Vệ quốc quân Phần chú giải
 -HS tập đặt câu với từ thống thiết, bảo tồn.
d.Luyện đọc đoạn trong nhóm: Nhóm 2.
 -Các nhóm thi đọc: 3 nhóm.
 -Các nhóm khác nhận xét; GV ghi điểm.
đ.Đọc đồng thanh đoạn : Cả lớp.
 -3 HS đọc cả bài, các HS còn lại nhận xét bạn đọc, GV bổ sung và ghi điểm.
Hoạt động 2: (14/) 
Tìm hiểu bài:
MT: Ca ngợi tinh thần yêu nước, không quản ngại khó khăn gian khổ của chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trước đây.
PP: Thảo luận, hỏi đáp, thuyết trình.
ĐD: SGK, tranh.
 -1 HS đọc lại toàn bài, Cả lớp đọc thầm từng đoạn và suy nghĩ để trả lời câu hỏi:
	+Trung đoàn trưởng đến gặp các chiến sĩ nhỏ tuổi để làm gì?
	+Vì sao nghe ông nói, ai cũng thấy cổ họng mình nghẹn lại?
 -Cả lớp đọc thầm toàn bài, trao đổi theo nhóm 2 để TLCH:
	+Vì sao Lượm và các bạn không muốn về nhà?
	+Lời nói của Mừng có gì đáng cảm động?
 -Gọi 1 em đọc lại đoạn cuối của bài và cả lớp:
	+Tìm hình ảnh so sánh ở câu cuối bài.
 -HS lắng nghe, nhận xét và bổ sung.
GV chốt:* Ca ngợi tinh thần yêu nước, không quản ngại khó khăn, gian khổ của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trước đây.
Hoạt động 3: (17/)
 Luyện đọc lại
MT: Đọc đúng các kiểu câu. Phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật.
PP: Học nhóm
ĐD: SGK
 -GV đọc mẫu đoạn 2 của bài.
 -Lớp chia nhóm để luyện đọc: Nhóm 2. 
 -Thi đọc đoạn 2: 4 em.
 -Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn cá nhân đọc hay nhất.
 -GV động viên, ghi điểm.
Hoạt động 4: (20/)
Kể chuyện:
MT: Dựa vào câu hỏi gợi ý kể lại được câu chuyện, biết thay đổi giọng kể.
+ Biết nhận xét đánh giá lời kể của bạn.
PP: Học nhóm, thuyết trình.
D: Tranh vẽ ở SGK.
a.GV nêu nhiệm vụ: 
Dựa theo các câu hỏi gợi ý, HS tập kể lại câu chuyện Ở lại với chiến khu.
b.HS kể:-Một HS đọc đề bài. Cả lớp đọc thầm theo.
 -GV nhắc HS: Các câu hỏi chỉ là điểm tựa giúp các em nhớ các chi tiết trong truyện để làm cho mỗi đoạn kể hoàn chỉnh, sinh động.
 -HS tập kể theo nhóm 4.
 -4 HS đại diện cho 4 nhóm lên thi kể.
 -Cả lớp và GV nhận xét, chọn bạn kể hay nhất, bạn kể hấp dẫn. GV ghi điểm.
Hoạt động 5: (3/) 
Tổng kết:
 -Qua câu chuyện này, giúp em hiểu điều gì về các chiến sĩ nhỏ tuổi? HS trả lời.
 -GV nhận xét tiết học.
 -Về nhà luyện kể lại câu chuyện cho cả nhà nghe.
	+Chuẩn bị bài sau: Chú ở bên Bác Hồ.
Toán: ĐIỂM Ở GIỮA. TRUNG ĐIỂM CỦA ĐOẠN THẲNG.
 Tiết: Các hoạt động dạy chủ yếu:
Các hoạt động
Các hoạt động chủ yếu
1.Bài cũ: (5/)
MT: Ôn lại kiến thức đã học.
-GV kiểm tra vở BT ở nhà của cả lớp.
 -Chấm, nhận xét, ghi điểm.
 -HS đọc các số sau: 10000; 20000.
2.Bài mới: 
Giới thiệu bài (1/)
Hoạt động 1: (9/) Giới thiệu điểm ở giữa.
Tìm hiểu ví dụ:
MT: HS hiểu thế nào là điểm ở giữa của hai điểm cho trước.
PP: Thực hành, Quan sát, thuyết trình.
ĐD: Bảng phụ
 GV ghi đề bài lên bảng.
 -GV vẽ hình như SGK
 Nhấn mạnh: A, O, B là 3 điểm thẳng hàng.
 Theo thứ tự: điểm A rồi đến điểm O, đến điểm B (hướng từ trái sang phải). O là điểm ở giữa 2 điểm A và B.
 -HS xác định vị trí của điểm ở giữa.
VD2: -GV vẽ hình, cả lớp vẽ vào vở nháp:
 -HS xác định điểm ở giữa 2 điểm M và N là điểm nào?
 -HS tự vẽ theo yêu cầu sau: Cho 3 điểm thẳng hàng I, P, Q với P là điểm ở giữa 2 điểm I và Q.
 -GV theo dõi, nhận xét.
Hoạt động 2: (10/) Giới thiệu trung điểm của đoạn thẳng.
MT: + Hiểu thế nào là trung điểm của một đoạn thẳng. 
PP: Thực hành, động não, quan sát, thuyết trình.
ĐD: Vở toán, thước
 -GV vẽ hình, HS quan sát: 
 -GV nhấn mạnh cần có 2 điều kiện để điểm M là trung điểm của đoạn AB:+M là điểm ở giữa 2 điểm A và B.
	+AM = MB.
 -HS vẽ đoạn thẳng PQ = 8cm. Xác định trung điểm của đoạn thẳng PQ.
 -HS làm vào vở nháp, GV theo dõi, hướng dẫn cho những em làm còn lúng túng.
Hoạt động 3: (18/)
Thực hành 
MT: Vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập.
Phương pháp: Thực hành, động não
ĐD: Vở toán, thước
 -GV yêu cầu HS làm bài 1, 2, 3 / 98 vào SGK vào vở ô li.
 Bài 1: HS cần phải chỉ ra được 3 điểm thẳng hàng. Chẳng hạn: A, M, B; M, O, N; C, N, D và M, O, N là những điểm ở giữa của 2 điểm nào?
Bài 2: HS điền được Đ, S và giải thích vì sao O là trung điểm của đoạn thẳng AB vì: +A, O, B thẳng hàng.AO = OB Tương tự với những trường hợp khác.
Từ đó khẳng định câu đúng là: a, e. Câu sai là : b, c, d.
Bài 3: HS cần đo dộ dài của từng đoạn thẳng, sau đó mới trả lời được.
 -HS nào làm xong, GV chấm ngay tại chỗ, nhận xét và ghi điểm.
Hoạt động 3:
 Tổng kết (3/)
MT: Củng cố các kiến thức đã học.
 -GV nhận xét tiết học, khen những em làm bài tốt.
 -Giao nhiệm vụ: về nhà làm bài 1, 2, 3, 4 / 9, 10 VBT.
 -Chuẩn bị bài sau: Luyện tập.
Luyện từ và câu: LUYỆN TẬP BÀI TUẦN 19
Tiết:	 Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
1.Bài cũ: (4/)
MT: Ôn kiến thức đã học.
-Một số HS nối tếp làm bài tập 3 và 4 ở vở bài tập.
-GV nhận xét, ghi điểm. 
2.Bài mới: 
Giới thiệu bài (1/)
Hoạt động 1: (15/)
MT:+Tiếp tục giúp HS nhận biết biện pháp nhân hoá, các cách nhân hoá.
PP: Hỏi đáp, thực hành.
ĐD: Bảng phụ viết sẵn các BT.
GV ghi tên bài lên bảng. Vài HS nhắc lại đề bài
Bài 1: Đọc đoạn thơ sau rồi tìm từ ngữ trong đoạn đó để điền vào từng ô trống cho phù hợp:
Con đường làng.
Vừa mới đắp
Xe chở thóc
Đã hò reo
Nối đuôi nhau
Cười khúc khích
Tên vật được tả như người
Từ ngữ tả hoạt động của vật như hoạt động của người
Bài 2: Gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi khi nào?
a) Trong cuộc kháng chiến chống Pháp,quân ta thắng lớn ở Điện Biên Phủ.
b)Đêm hôm ấy, chị Bưởi phải vượt sông Kinh Thầy để chuyển công văn từ xã lên huyện.
c) Năm mười bốn tuổi , Hoà xin mẹ cho được đi đánh giặc.
-HS làm, GV quan sát giúp đỡ.
-HS làm xong - GV, chấm bài và nhận xét.
-Một số HS đọc lại kết quả theo lời giải đúng.
Hoạt động 2: (15/)
Bài 3: 
MT: Củng cố về cách đặt và trả lời câu hỏi khi nào? PP: Thảo luận, hỏi đáp
ĐD: SGK
Bài 3: Trả lời câu hỏi khi nào? Bao giờ? Lúc nào? Và viết câu trả lời vào chỗ trống.
a) Khi nào lớp em tổ chức kết nạp đội viên mới?
b) Em biết đọc bao giờ?
c) Lúc nào em giúp mẹ dọn dẹp nhà cửa?
HS thảo luận nhóm 2 để làm bài tập.
-Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
HS chữa bài vào vở.
Hoạt động 3: (5/)
 Củng cố, dặn dò:
3 - 4 HS nối tiếp đọc lại các bài tập đã làm
-Nêu nội dung của bài? HS trả lời.
-GV nhận xét tiết học. 
 Luyện toán:	 LUYỆN TẬP.
Tiết: Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
1.Bài cũ: (5/)
MT: Ôn tập kiến thức cũ 
PP: Thực hành
ĐD: Bảng con, phấn
- GV ghi đề bài lên bảngl ớp làm vào vở nháp, 1 HS lên bảng làm.
- Cho 3 điểm x, o, y sao cho o x = oy . Hãy vẽ đoạn thẳng biểu diễn 3 điểm trên
GV theo dõi nhận xét.
 2.Bài mới: Giới thiệu bài (1/)
Hoạt động 1: (20/)
Luyện tập-Thực hành: 
MT: Củng cố cho HS về cách xác định trung điểm và điểm giữa của một đoạn thẳng.
PP: Thực hành, động não.
ĐD: Vở toán 
-GV nêu mục tiêu bài học. Ghi đề bài lên bảng.
-2-3 HS nhắc lại đề bài.
-HS làm bài 1, 2, 3, 4 VBT
Bài 1: HS đọc yêu cầu, Hs làm vào vở bài tập , gọi Hs nối tiếp nêu kết quả.
- Lớp và GV nhận xét
- HS chữa bài vào vở.
* Lưu ý bài 2: Muốn xác định được M, O, H có phải là trung điểm của các đoạn thẳng không thì HS phải dùng thứơc để đo, sau đó điền đúng hoặc sai vào ô trông.
Bài 3: HS quan sát kết hợp dùng thước để đo mới xác định được điểm giữa hay trung điểm.
- HS làm bài GV theo dõi giúp đỡ những em còn chậm
 -GV chấm 12 bài và chữa nếu HS làm sai.
Hoạt động 2: 
GV ra thêm bài tập (10/)
MT: Bôi dưỡng HS giỏi.
PP: Động não, thực hành.
ĐD: Vở, giấy nháp.
Nếu em nào làm xong thì làm thêm các bài tập sau:
Bài 1: Viết biểu thức rồi tính giá trị của biểu thức đó:
35 cộng 24 rồi trừ 19.
8 nhân 5 rồi trừ 13.
71 trừ 15 rồi cộng với 27.
36 chia 4 rồi nhân 7.
Bài 2: Tính giá trị của biểu thức sau
a) 326 + 38 + 9 c) 18 x 8 +47
b) 456 - 279 + 32 d) 324 : 3 - 16
Bài 3: Có 4 thùng kẹo, mỗi thùng có 6 hộp kẹo, mỗi hộp kẹo có 20 viên kẹo. Hỏi có tất cả bao nhiêu viên kẹo?
-HS làm bài tập vào vở -GV theo dõi giúp đỡ.
-GV chấm bài một số em.
-Chữa bài nếu HS làm sai.
Hoạt động 3: (4/)
Tổng kết:
- HS nhắc lại các cách tính giá trị của biểu thức.
-GV nhận xét tiết học.
-Giao nhiệm vụ: ...  cây. 
Tập làm văn:	BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG.
Tiết: Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
1.Bài cũ: (5/)
MT: Ôn tập kiến thức cũ.
-2 HS nối tiếp nhau kể lại câu chuyện chàng trai làng Phù Ủng.
 -GV nhận xét, ghi điểm. 
2.Bài mới: 
Giới thiệu bài (1/)
Hoạt động 1: (15/)
Bài tập 1: 
MT: Rèn kĩ năng nói: Biết báo cáo trước các bạn về hoạt động của tổ trong tháng vừa qua - Lời lẽ rõ ràng rành mạch, thái độ đàng hoàng.
PP: Thực hành, thuyết trình.
ĐD: Vở nháp
 Trong tiết học hôm nay, các em sẽ làm bài tập thực hành : Báo cáo trước các bạn trong tổ hoạt động của tổ trong tháng vừa qua dựa theo mẫu... 
GV ghi đề bài lên bảng.
Bài tập 1: 
 -HS đọc nội dung của bài: 2 em, cả lớp đọc thầm bài Báo cáo kết quả tháng thi đua “Noi gương chú bộ đội”.
 -GV nhắc HS: 
	+Báo cáo hoạt động của tổ chỉ theo 2 mục: 1. Học tập; 2. Lao động. Trước khi đi vào các nội dung cụ thể, cần nói lời mở đầu: “Thưa các bạn...”
	+Báo cáo cần chân thực, đúng thực tế hoạt động của tổ mình (không máy móc).
	+Mỗi bạn đóng vai tổ trưởng cần báo cáo với lời lẽ rõ ràng, rành mạch, thái độ đàng hoàng, tự tin.
 -Các tổ làm việc và đại diện 3 tổ thi trình bày báo cáo trước lớp. Cả lớp bình chọn bạn có bản báo cáo tốt nhất, báo cáo rõ ràng, tự tin.
Hoạt động 2: (16/)
MT: Rèn kĩ năng viết: Biết viết báo cáo rõ ràng gửi cô giáo theo mẫu đã cho.
PP: Thực hành, đàm thoại, quan sát.
ĐD: -Mẫu báo cáo.
VBT
Bài tập 2: 
 -HS đọc nội dung của bài và mẫu báo cáo: 2 em. Cả lớp chú ý lắng nghe.
 -GV nhắc HS điền vào mẫu báo cáo nội dung thật ngắn gọn, rõ ràng.
 -Từng HS tưởng tượng mình làm tổ trưởng, viết báo cáo của tổ về các mặt học tập, lao động.
 -HS đọc báo cáo, cả lớp và GV nhận xét, ghi điểm.
Hoạt động 3: (3/)
Củng cố, dặn dò:
 -GV nhận xét tiết học, tuyên dương những em chuẩn bị bài chu đáo.
 -GV giao nhiệm vụ:
	+Về ghi nhớ mẫu và cách viết báo cáo.
	+Chuẩn bị bài sau: Nói về trí thức.
 Thứ 6 ngày tháng năm 2009
Toán: PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 10000.
 Tiết: Các hoạt động dạy chủ yếu:
Các hoạt động
Các hoạt động chủ yếu
1.Bài cũ: (5/)
MT: Ôn lại kiến thức đã học
PP: Thực hành
ĐD: Bảng con, phấn
-GV kiểm tra vở BT ở nhà của cả lớp.
 -Chấm 5 bài, nhận xét, ghi điểm.
 -Cả lớp so sánh các cặp số sau;
... 8999
 6102... 7000
2.Bài mới: 
Giới thiệu bài (1/)
Hoạt động 1: (13/) 
MT: Biết thực hiện phép cộng các số trong phạm vi 10 000
PP: Thực hành, Quan sát, thuyết trình
ĐD: Bảng phụ
Hướng dẫn HS tự thực hiện phép cộng 3526 + 2759
Phép cộng trong phạm vi 10000.GV ghi đề bài lên bảng.
 -GV nêu phép cộng: 	3526 + 2759 = ?
 -HS nêu cách thực hiện phép cộng: Đặt tính và tính vào vở nháp. 
GV: Dựa vào cách tính tổng các số có 3 chữ số, em hãy thực hiện tính tổng 3526 + 2759
 -HS nêu cách tính: 3 em - GV ghi bảng.
H: Muốn cộng các số có đến 4 chữ số ta làm thế nào 
 -HS nêu quy tắc: 4-5 em. 
Hoạt động 2: 
Thực hành (18/)
MT: Củng cố ý nghĩa phép cộng qua giải toán có lời văn bàng phép cộng.
 PP: Thực hành, động não
ĐD: Vở toán, thước
Bài 1: Cả lớp cùng làm bảng con.
 -GV yêu cầu HS làm bài 2, 3, 4 / 102 vào SGK vào vở ô li.
 -HS tự làm bài, GV theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ đối với những em còn lúng túng.
Bài 2: HS tự đặt tính và tính. Lưu ý HS khi đặt tính phải viết các chữ số ở cùng 1 hàng đều thẳng cột với nhau và không quên viết dấu “+”.
Bài 3: 
	HS cần đọc kĩ đề bài toán và xác định:
 -Bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì ? Muốn tìm số cây cả 2 đội ta cần làm gì ?
HS tóm tắt bài toán (bằng lời) rồi làm. 
Bài 4: HS có thể về nhà làm nếu không đủ thời gian.
 -HS nêu tên của hình chữ nhật, nêu tên các cạnh của hình chữ nhật ABCD. Nêu trung điểm của các cạnh của hình chữ nhật ABCD.Giải thích vì sao M là trung điểm của cạnh AB.
 -HS nào làm xong, GV chấm ngay tại chỗ, nhận xét 
Hoạt động 3: Tổng kết (3/)
MT: Củng cố các kiến thức đã học
PP: Trò chơi
 HS chơi trò chơi: Thi ai đúng, ai nhanh ?
	3 tổ cử 3 bạn lên bảng thực hiện phép tính sau:
	5297 + 1821 = ?
 -GV nhận xét tiết học.
 -Giao nhiệm vụ: về nhà làm bài 1, 2, 3, 4 / 14 vào VBT. 
Thể dục:	BÀI 40: TRÒ CHƠI “LÒ CÒ TIẾP SỨC”.
Tiết: Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
Hoạt động1: (5/)
Phần khởi động:
MT: HS khởi động các khớp
PP: Thực hành, quan sát
ĐD: Còi
 -GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu giờ học: 1 phút.
 -HS khởi động các khớp cổ chân, cổ tay, gối, vai, hông: 2 phút.
 -Giậm chân tại chỗ vỗ tay và hát: 1 phút.
 * Chơi trò chơi ”Qua đường lội“: 2 phút. (trò chơi ở lớp 1).
Hoạt động 2: (25/)
Phần cơ bản:
MT: Ôn đi đều theo 1-4 hàng dọc
Làm quen trò chơi “Lò cò tiếp sức
PP: Thực hành, trò chơi
ĐD: -Địa điểm: Trên sân trường,vệ sinh sạch sẽ, bảo đảm an toàn tập luyện.
-Phương tiện: Chuẩn bị còi, dụng cụ, kẻ sẵn các ô, vạch.
a,Ôn đi đều theo 1-4 hàng dọc: 10 phút.
	+Lần 1: GV chỉ huy.
	+Những lần sau: Cán sự điều khiển, GV bao quát chung và nhắc nhở những em thực hiện chưa chính xác. HS tập theo các tổ đã quy định.
*Thi đua giữa 3 tổ xem tổ nào trình diễn có nhiều người làm đúng động tác, đều và đẹp nhất: 1 lần x 15m.
b,Làm quen trò chơi “Lò cò tiếp sức: 10 phút.
 -HS khởi động kĩ các khớp cổ chân, đầu gối, khớp hông và cách lò cò để tránh chấn động mạnh.
 -HS chơi, GV nhắc HS nhảy lò cò bằng 1 chân tiến về phía trước, khi qua vòng mốc (vòng tròn có lá cờ cắm giữa) không được giẫm vào vòng tròn, sau đó nhảy lò cò trở lại vạch xuất phát vào vỗ tay bạn tiếp theo. Em này nhanh chóng nhảy lò cò như em đã thực hiện trước và cứ tiếp tục như vậy cho đến hết. Hàng nào nhảy lò cò xong trước, ít phạm quy là thắng cuộc.
	Những trường hợp phạm quy của trò chơi:
	+Xuất phát trước lệnh của GV.
	+Không nhảy lò cò vòng qua cờ hay vật chuẩn, nhảy vào vòng tròn.
	+Không nhảy lò cò mà chạy hoặc nhảy lò cò lại để chạm chân co xuống đất.
	+Người trước chưa về đến nơi, chưa chạm tay người sau đã rời khỏi vạch xuất phát
Hoạt động 3: (5/)
Phần kết thúc:
 -HS đứng tại chỗ vỗ tay và hát: 1 phút.
 -GV cùng HS hệ thống và nhận xét giờ học: 2 phút.
 -Giao nhiệm vụ về nhà:
	+ Ôn lại động tác đi đều.
 AN TOÀN GIAO THÔNG - BÀI 3 (tiết 2)
 Tiết: 	Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Các hoạt động
Các hoạt động cụ thể
Hoạt động 1: (5’) Tìm hiểu các biển báo giao thông mới.
MT: HS nhận biết được đặc điểm, hình dáng, màu sắc và nội dung của nhóm biển báo chỉ dẫn.
PP: Thuyết trình, quan sát, mô tả
ĐD: Tranh, ảnh biển báo giao thông chỉ dẫn.
*Bước 1: GV chia lớp theo nhóm 4. Yêu cầu HS quan sát nhận xét nêu đặc điểm của biển chỉ dẫn.
* Bước 2 đại diện một số nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét.
- GV chốt: 
+ Hình dáng: Hình vuông.
+ Màu: Màu xanh.
+ Hình vẽ bên trong: Màu trắng.
- GV giới thiệu đây là biển chỉ dẫn giao thông.
+ Nội dung của biển 423a,b: Đường dành cho người đi bộ qua đường. Biển này có nền màu xanh lam, tam giác màu trắng, hình người và 5 nét vạch màu đen.
+ Biển 434: Hình chữ nhật trên nền trắng có vẽ xe ôtô buýt để chỉ dẫn những xe ôtô buýt dừng cho khách lên xuống gọi là biển chỉ dẫn bến xe buýt.
+ Biển 443: Hình vuông có nền tam giác màu vàng, dưới có chữ “chợ” để báo sắp đến khu vực có họp chợ, xe cộ chạy qua khu vực này phải chú ý giảm tốc độ. Gọi là biển chỉ dẫn họp chợ.
- HS nhắc lại tên các biển đó.
- GV kết luận: Biển chỉ dẫn hình vuông hoặc hình chữ nhật có có nền màu xanh lam bên trong có ký hiệu hoặc chữ chỉ dẫn màu trắng để chỉ cho những người đi đường biết những điều được làm theo hoặc cần biết.
Hoạt động 2: (20/) Nhận biết đúng biển báo.
MT: Nhận biết đúng biển báo hiệu giao thông đã học.
PP: Trò chơi, thảo luận động não, quan sát.
* Cách thực hiện: 
- Trò chơi tiếp sức: Điền vào biển có sẵn.
- GV cử 2 đội mỗi đội 5 em, hai đội cùng thi lần lượt từng em điền tên biển vào hình vẽ các biển báo hiệu đã vẽ sẵn trên giấy. Đội nào xong trước sẽ thắng.
* GV kết luận: Nhắc lại đặc điểm nội dung của nhóm biển báo vừa học.
Hoạt động 3: (3/) 
Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét về tinh thần chuẩn bị bài, ý thức làm việc của các nhóm.
- Mỗi bàn được giao cho một loại biển báo các nhóm tự thảo luận đóng vai, tiết sau học.
 Thủ công:	ĐAN NONG MỐT (T1).
Tiết: Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
1.Bài cũ: (2/)
-GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS
-Nhận xét
2.Bài mới: 
Giới thiệu bài (1/)
Hoạt động 1: (5/) GV HS quan sát và nhận xét.
MT: HS biết ứng dụng cách gấp cắt dán 
PP: Quan sát, nhận xét
ĐD: -Mẫu đan nong mốt bằng bìa, các nan ngang và nan dọc khác màu nhau. 
-GV ghi đề lên bảng- vài HS đọc lại đề
 -HS quan sát, nhận xét về đặc điểm của đan nong mốt.
 -Liên hệ: Đan nong mốt được ứng dụng để làm đồ dùng trong gia đình như đan làn, rổ, rá,...
	Để đan nong mốt người ta sử dụng các nan đan bằng các nguyên liệu khác như mây, ... để đan nong mốt, nong đôi làm đồ dùng trong gia đình.
 -Mời 2 em lên bảng mở dần vật mẫu, HS suy nghĩ cách đan nong mốt.
Hoạt động 2: (24/) 
GV hướng dẫn mẫu. 
MT: 
PP: Làm theo mẫu, thực hành, quan sát
ĐD: -Tranh quy trình đan nong mốt.
 -Các nan đan mẫu 3 màu khác nhau.
 -Bìa, giấy thủ công, bút chì, thước kẻ, kéo thủ công, hồ dán.
 -GV treo tranh quy trình đan nong mốt lên bảng
-GV hỏi: Nhìn vào tranh quy trình, em thấy quy trình đan nong mốt gồm mấy bước ? Đó là những bước nào ?
 -GV hướng dẫn HS cách đan nong mốt từng bước.
	+Bước 1: Kẻ, cắt các nan đan.
 - Cắt các nan dọc: Cắt một hình vuông có cạnh 9 ô. Sau đó, cắt theo các đường kẻ trên giấy, bìa đến hết ô thứ 8 như hình 2 để làm các nan dọc.
 -Cắt 7 nan ngang và 4 nan dùng để dán nẹp xung quanh tấm đan có kích thước rộng 1 ô, dài 9 ô.
+Bước 2: Đan nong mốt bằng giấy, bìa.
 -Cách đan: nhấc 1 nan, đè 1 nan và lệch nhau 1 nan dọc giữa 2 hàng nan ngang liền kề.
	+Bước 3: Dán nẹp xung quanh tấm đan.
 -Bôi hồ vào mặt sau của 4 nan còn lại. Sau đó lần lượt dán từng nan xung quanh tấm đan để giữ cho các nan trong tấm đan không bị tuột.
 -Mời 2 em lên bảng nhắc lại cách đan nong mốt và nhận xét.
 -Cả lớp thực hiện kẻ, cắt các nan đan và tập đan nong mốt trên giấy. 
Hoạt động 3: (3/)
Củng cố, dặn dò:
 -Nêu quy trình cách đan nong mốt? HS trả lời.
 -GV nhận xét tiết học.
 -Tuyên dương những em sôi nổi, chăm học.
 +Về nhà tiếp tục chuẩn bị Giấy nháp, giấy thủ công.
 +Bút màu, kéo thủ công để tiết sau học tiếp.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_cac_mon_hoc_lop_3_tuan_20.doc