Giáo án các môn học Lớp 3 - Tuần 27+28

Giáo án các môn học Lớp 3 - Tuần 27+28

Tập đọc- kể chuyện

Tiết 84, 85: Cuộc chạy đua trong rừng

I. Mục tiêu:

A. Tập đọc:

1. Đọc thành tiếng

- Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hởng của phơng ngữ: vòng nguyệt quế, sửa soạn, chải chuốt, thảng thốt.

- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.

- Đọc trôi chảy toàn bài, bớc đầu bết thay đổi giọng cho phù hợp với nội dung của từng đoạn truyện.

2. Đọc hiểu:

- Hiểu nghĩa của các từ trong bài: Nguyệt quế, móng, thảng thốt, chủ quan.

- Hiểu nội dung bài: làm việc gì cũng cần cẩn thận, chu đáo, không đợc chủ quan, coi thờng những điều dù nhỏ cũng sẽ thất bại.

3. Giáo dục: Trong học tập, lao động, làm các công việc đều cần cẩn thận, chu đáo.

 

doc 57 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 08/01/2022 Lượt xem 396Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học Lớp 3 - Tuần 27+28", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28
Thứ hai, ngày 26 tháng 3 năm 2007
Tập đọc- kể chuyện
Tiết 84, 85: Cuộc chạy đua trong rừng
I. Mục tiêu:
A. Tập đọc:
1. Đọc thành tiếng
- Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: vòng nguyệt quế, sửa soạn, chải chuốt, thảng thốt.
- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
- Đọc trôi chảy toàn bài, bước đầu bết thay đổi giọng cho phù hợp với nội dung của từng đoạn truyện.
2. Đọc hiểu:
- Hiểu nghĩa của các từ trong bài: Nguyệt quế, móng, thảng thốt, chủ quan.
- Hiểu nội dung bài: làm việc gì cũng cần cẩn thận, chu đáo, không được chủ quan, coi thường những điều dù nhỏ cũng sẽ thất bại.
3. Giáo dục: Trong học tập, lao động, làm các công việc đều cần cẩn thận, chu đáo.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Tranh minh hoạ bài tập đọc, các đoạn truyện (phóng to)
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
III. Trọng tâm:
Đọc trôi chảy toàn bài, hiểu nội dung rút ra từ truyện.
IV. Phương pháp: Quan sát, phân tích, luyện tập
V. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
A. ổn định tổ chức:
- Hát
- Kiểm tra sĩ số lớp
B. Kiểm tra bài cũ:
Không kiểm tra. Có thể trả bài kiểm tra.
Tập đọc
C. Dạy- học bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
* Giới thiệu chủ điểm. 
- Yêu cầu học sinh quan sát tranh trang 79.
- Học sinh quan sát
- Các bạn nhỏ trong tranh đang làm gì?
- Các bạn đang đá cầu lông, nhảy dây, chạy, đá bóng.
- Những hoạt động đó thuộc lĩnh vực gì?
- Thuộc hoạt động thể thao.
* Giới thiệu bài: Treo tranh minh hoạ bài tập đọc giới thiệu.
- Nghe giới thiệu
Ghi bảng đầu bài.
2. Hướng dẫn đọc kết hợp tìm hiểu bài.
a. Đọc mẫu.
Giáo viên đọc mẫu toàn bài.
- Theo dõi và đọc thầm theo.
b. Hướng dẫn đọc và tìm hiểu đoạn 1.
- Giáo viên yêu cầu học sinh tiếp nối nhau đọc từng câu trong đoạn 1. Giáo viên theo dõi và chỉnh lỗi phát âm cho học sinh.
- Học sinh tiếp nối đọc bài. Mỗi học sinh đọc 1 câu.
- Yêu cầu 1 học sinh đọc lại đoạn 1.
- 1 học sinh đọc lại
- 1 học sinh nêu lại cách đọc đoạn 1.
- Ngựa con tin chắc điều gì?
- Tin chắc chú sẽ giành vòng nguyệt quế.
- Em biết gì về “Vòng nguyệt quế ”
- Vòng nguyệt quế được kết từ lá cây nguyệt quế. Lá nguyệt quế mềm có màu sáng như dát vàng, vòng này thường dùng để tặng cho người chiến thắng trong các cuộc thi.
- Ngựa con đã chuẩn bị tham dự hội thi như thế nào?
- Học sinh nêu
*Vậy khi đọc đoạn này ta cần đọc với giọng như thế nào?
- Giọng háo hức, sôi nổi
- Giáo viên hướng dẫn các từ cần nhấn giọng.
- Học sinh gạch chân.
- Yêu cầu học sinh đọc lại đoạn 1.
- 1-2 học sinh đọc thành tiếng, lớp theo dõi và nhận xét.
- Giáo viên nhận xét- chuyển đoạn 2.
c. Hướng dẫn đọc và tìm hiểu đoạn 2.
- Yêu cầu học sinh đọc từng câu
- Học sinh nối tiếp nhau đọc.
- Gọi 1 học sinh đọc đoạn 2
- 1 học sinh đọc
- Nhắc học sinh cách ngắt giọng.
- Ngựa cha khuyên Ngựa con điều gì?
- Ngựa cha thấy Ngựa con chỉ mải mê ngắm vuốt liền khuyên Ngựa con hãy đến bác thợ rèn để xem lại bộ móng vì bộ móng cần thiết cho cuộc đua hơn bộ đồ đẹp.
- Em biết gì về bộ móng của Ngựa?
- Móng là miếng sắt hình vòng cung gắn vào dưới chân của lừa, Ngựa... để bảo vệ chân.
- Ngựa con làm gì khi nhận được lời khuyên của cha?
- Ngựa con ngúng ngoẩy và đáp đầy tự tin: cha yên tâm đi, móng của con chắc lắm. Con nhất định sẽ thắng.
- Giáo viên hướng dẫn cách đọc.
- 3-5 học sinh đọc 2 câu đối thoại trước lớp.
- Gọi 1 học sinh đọc đoạn 2 trước lớp
- 1 học sinh đọc, lớp theo dõi
d. Hướng dẫn đọc, tìm hiểu đoạn 3,4
- Yêu cầu học sinh tiếp nối nhau đọc câu
- Mỗi học sinh đọc 1 câu cho đến hết bài.
- 2 học sinh nối tiếp đọc 2 đoạn.
- Gọi 1 học sinh đọc lại đoạn: “Tiếng hô.... rời hẳn ra”
- Hướng dẫn cách ngắt giọng
- Học sinh luyện đọc
- Gọi 2 học sinh nối tiếp nhau đọc lại đoạn 3, 4.
- 2 học sinh đọc, lớp theo dõi, nhận xét.
- Yêu cầu học sinh đặt câu với: Thảng thốt, chủ quan.
- Học sinh luyện đọc
- Hãy tả lại khung cảnh buổi sáng trong rừng và hoạt động của muông thú trước cuộc đua.
- Học sinh trả lời
- Từ nào cho biết các vận động viên đều dốc sức vào cuộc đua?
- Các động viên rần rần chuyển động
- Ngựa con đã chạy như thế nào trong 2 vòng đua đầu tiên?
- Ngựa con đã dẫn đầu bằng những bước sải dài khoẻ khoắn.
- Vì sao Ngựa con không đạt kết quả trong hội thi?
- Vì đã chuẩn bị cho hội thi không chu đáo.
- Ngựa con rút ra bài học gì?
- Ngựa con rút ra bài học đừng bao giờ chủ quan, cho dù đó là việc nhỏ nhất.
- Giáo viên nêu lại giọng đọc.
- Nghe 2 học sinh đọc, lớp theo dõi
- Giáo viên nhận xét và yêu cầu lớp đọc đồng thanh đoạn 3,4.
- Học sinh luyện đọc.
3. Luyện đọc lại:
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài
- Chia thành nhóm 4 học sinh
- Học sinh luyện đọc theo nhóm
- 3 đến 4 nhóm đọc trước lớp.
- Hs đọc, lớp theo dõi, nhận xét
- Nhận xét, cho điểm.
Kể chuyện
1. Xác định yêu cầu.
- Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu phần kể chuyện.
- 1 học sinh đọc, lớp theo dõi.
2. Hướng dẫn kể chuyện.
- Em hiểu thế nào là kể lại chuyện bằng lời của Ngựa con?
- Tức là nhập vào vai của Ngựa con để kể. Khi kể xưng tôi “Tớ” hoặc “Mình”
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn kể mẫu trong sách giáo khoa
- Học sinh đọc
- Yêu cầu học sinh quan sát các bức tranh và nêu nội dung bức tranh?
- Học sinh quan sát rồi nêu.
Tranh 1: Ngựa con mê soi bóng mình dưới nước.
Tranh 2: Ngựa cha khuyên Ngựa con.
Tranh 3: Cuộc thi, các đối thủ đang ngắm nhau.
Tranh 4: Ngựa con phải bỏ dở cuộc đua vì hỏng móng.
- Gọi 4 học sinh tiếp nối kể 4 đoạn .
- 4 học sinh kể
- Giáo viên nhận xét, rút kinh nghiệm
3. Kể theo nhóm.
- Yêu cầu các nhóm kể
- Học sinh luyện tập
4. Kể chuyện
- Giáo viên gọi 4 học sinh kể tiếp nối câu chuyện trước lớp.
- Cả lớp theo dõi nhận xét
- Giáo viên nhận xét.
- Gọi 1 học sinh kể toàn bộ câu chuyện
D. Củng cố:
- Nhận xét tiết học
E. Dặn dò: Về kể lại câu chuyện cho người thân nghe
Toán
Tiết 136: So sánh các số
trong phạm vi 100 000
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh:
- Biết so sánh các số trong phạm vi 100 000
- Tìm số lớn nhất, số nhỏ nhất trong 1 nhóm các số có 5 chữ số.
- Củng cố thứ tự trong nhóm các số có 5 chữ số.
- Giáo dục: Ham học môn học.
II. Đồ dùng dạy – học:
Bảng phụ viết sẵn nội dung bài 1, 2
III. Trọng tâm:
Biết so sánh các số trong phạm vi 100 000
IV. Phương pháp: Quan sát, phân tích, luyện tập
V. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. ổn định tổ chức:
- Hát
B. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra bài về nhà tiết trước
- 2 học sinh làm
- Vì sao 120 < 1230
- Vì 120 có 3 chữ số, 1230 có 4 chữ số. Số nào ít chữ số hơn sẽ nhỏ hơn.
- Vì sao điền được 6542 < 6724?
- Vì hàng trăm 5 < 7
- Nêu cách thực hiện so sánh 4758 và 4759
- Học sinh nêu
- Vì sao 1737 = 1737
- Học sinh nêu
- Muốn so sánh các số trong phạm vi 10 000 ta làm thế nào?
- Học sinh nêu
- Nhận xét, cho điểm
C. Dạy- học bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
- Bài hôm nay sẽ giúp các em biết so sánh các số có 5 chữ số.
- Nghe giới thiệu
2. Hướng dẫn so sánh các số trong phạm vi 100 000
a. So sánh 2 số có các chữ số khác nhau.
- Giáo viên viết bảng 99 999...100 000
- 1 học sinh điền dấu trên bảng.
- Lớp điền nháp.
- Vì sao điền dấu bé hơn
- Học sinh giải thích theo ý của mình.
* Các cách làm đều đúng. Khi so sánh ta có thể so sánh số chữ số của 2 số đó với nhau.
- Hãy so sánh 100 000 với 99999
- Học sinh so sánh
b. So sánh 2 số có cùng số chữ số
- Cho 2 số 76200....76119
- Học sinh điền dấu
- Vì sao con điền như vậy?
- Học sinh nêu, học sinh khác nhận xét, bổ sung
- Khi có 76200 > 76199 ta có thể viết ngay dấu so sánh 76 199 với 76200 là gì?
- Dấu <
3. Luyện tập. Thực hành
Bài 1:
Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Điền dấu so sánh các số.
- Yêu cầu học sinh tự làm
- 2 học sinh làm bảng, lớp làm vở
- Yêu cầu học sinh nhận xét bài trên bảng.
- Học sinh nhận xét đúng, sai
- Yêu cầu học sinh giải thích về 1 số dấu điền
- Học sinh giải thích.
Nhận xét, cho điểm.
Bài 2:
Yêu cầu học sinh điền, rồi giải thích cách điền.
- Học sinh thực hiện.
Bài 3:
Giáo viên yêu cầu học sinh làm
 - 1 học sinh khoanh tròn số lớn nhất, bé nhất trên bảng.
- Học sinh nhận xét
- Vì sao số 92386 là số lớn nhất trong các số 83 269, 92380, 29836, 68932. 
- Vì là số có hàng chục nghìn lớn nhất.
Tương tự với câu b.
Bài 4:
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Yêu cầu viết các số theo thứ tự từ bé đến lớn và từ lớn đến bé.
- Yêu cầu học sinh làm bài.
- 1 học sinh làm bảng
 Lớp làm vở
- Yêu cầu học sinh giải thích cách xếp của mình.
- Học sinh thực hiện.
- Chữa bài- nhận xét.
D. Củng cố :
 Tổng kết giờ học
E. Dặn dò: Chuẩn bị bài sau.
Thứ ba, ngày 27 tháng 3 năm 2007
Toán
Tiết 137: Lu‏yện tập
I. Mục tiêu:
 Giúp học sinh:
- Củng cố về so sánh các số có 5 chữ số
- Củng cố về thứ tự, các số có 5 chữ số.
- Củng cố các phép tính với số có 4 chữ số.
- Giáo dục: Cẩn thận khi làm bài.
II. Đồ dùng dạy – học:
Bảng viết nội dung bài tập 1
III. Trọng tâm:
Củng cố về so sánh các số có 5 chữ số.
IV. Phương pháp: Quan sát, phân tích, luyện tập
V. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. ổn định tổ chức:
- Hát
B. Kiểm tra bài cũ:
- 2 học sinh làm bài 2,3 tiết trước.
- 2 học sinh làm bài
- Giáo viên nhận xét, cho điểm
C. Dạy- học bài mới:
1. Giới thiệu bài: bài học hôm nay sẽ giúp các em củng cố về so sánh số, thứ tự các số có 5 chữ số, các phép tính với số có 4 chữ số.
- Nghe giới thiệu
- Ghi đầu bài
2. Hướng dẫn luyện tập.
 Bài 1:
- Yêu cầu học sinh đọc phần a.
- Học sinh đọc thầm
- Trong dãy số này, số nào đứng sau số 99600?
- Số 99601
- 99600 cộng thêm mấy thì bằng 99601
- Cộng thêm 1
Vậy bắt đầu từ số thứ 2, mỗi số trong dãy này bằng số đứng ngay trước nó cộng thêm 1 đơn vị.
- Nghe
- Yêu cầu học sinh làm bài
- Học sinh làm
- Yêu cầu học sinh tự làm phần 2 và 3.
- Học sinh làm vở
- Các số trong dãy số thứ 2 là những số như thế nào?
- Là các số tròn trăm.
- Các số trong dãy số thứ 3 là những số như thế nào?
- Là các số tròn nghìn
- Giáo viên nhận xét, cho điểm
 Bài 2:
- Yêu cầu học sinh làm phần a
- Học sinh làm bài
- Yêu cầu học sinh đọc phần b
- 1 học sinh đọc
- Trước khi điền dấu so sánh chúng ta phải làm gì?
- Phải thực hiện phép tính để tìm hiểu quả.
- Yêu cầu học sinh làm bài.
- 1 học sinh làm bảng, lớp làm vở
- N ... ập
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh:
- Nhận biết số 100 000 (một trăm nghìn, 1 chục vạn).
- Nêu được số liền trước, số liền sau của 1 số có 5 chữ số
- Củng cố về thứ tự số trong 1 nhóm các số có 5 chữ số.
- Nhận biết được số 100 000 là số liền sau số 99999.
- Giáo dục: ham học môn học.
II. Đồ dùng dạy – học:
- Các thẻ ghi số 10 000
III. Trọng tâm:
- Nhận biết số 100 000
- Thực hiện tốt các bài luyện tập
IV. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
A. ổn định tổ chức
B. Kiểm tra bài cũ:
3 học sinh thực hiện bài về nhà tiết trước.
- 3 học sinh thực hiện
- Nhận xét, cho điểm
C. Dạy- học bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
- Nghe giới thiệu
- Số lớn nhất có 5 chữ số là số nào?
- Số 99999
- Hôm nay cùng tìm hiểu xem số đứng liền sau số 99999 là số nào?
- Nghe giời thiệu
- Ghi bảng 
2. Giới thiệu số 100 000
- Yêu cầu học sinh lấy 8 thẻ ghi số 10000
- Học sinh lấy, gắn lên bảng
- Có mấy chục nghìn?
- Có 8 chục nghìn
- Gv yêu cầu gắn thêm 1 thẻ 10000
 ? 8 chục nghìn thêm 1 chục nghìn bằng mấy chục nghìn.
- 9 chục nghìn
- Yêu cầu lấy thêm 1 thẻ nữa
- Học sinh thao thác
- 9 nghìn thêm 1 nghìn là mấy nghìn
- 10 nghìn
- 9 chục nghìn thêm 1 chục nghìn nữa là?
- 10 chục nghìn – học sinh đọc
- Số 10 chục nghìn gồm mấy chữ số? là những số nào?
- Gồm 6 chữ số: chữ số 1 đứng đầu 5 chữ số không đứng sau.
Giáo viên nêu: 10 chục nghìn gọi là 1 trăm nghìn.
3. Luyện tập thực hành.
* Bài 1:
- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Viết số thích vào chô trống trong dãy.
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc dãy số a.
- Học sinh đọc thầm
- Bắt đầu từ số thứ hai, mỗi số trong dãy này bằng số đứng liền trước thêm bao nhiêm đơn vị?
- Thêm 10 nghìn
- Vậy số nào đứng sau số 20000
- Số 30000
- Yêu cầu học sinh tự điền tiếp vào dãy số, sau đó đọc dãy số của mình.
- Học sinh làm bài.
Giáo viên nhận xét: chốt nội dung đúng.
- Học sinh đọc lại bài
Chốt: các số trong dãy b là những số như thế nào?
- Các số tròn nghìn bắt đầu từ 10000
- Các số trong dãy c là những số như thế nào?
- Là các số tròn trăm bắt đầu từ 18000 
- Các số trong dãy d là những số như thế nào?
- Là các số tự nhiên liên tiếp, bắt đầu từ 18235.
- Nhận xét:
* Bài 2:
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Điền số thích hợp vào chỗ trống trên tia số.
- Vạch đầu tiên trên tia số biểu diễn số nào.
- 40. 000
- Trên tia số có tất cả bao nhiêu vạch.
- có 7 vạch
- Vạch cuối cùng biểu diễn số nào?
- Số 100 000
- Vậy 2 vạch biểu diễn 2 số liền nhau trên tia số hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị.
- Hơn kém nhau 10.000
- Yêu cầu học sinh làm bài
- Học sinh làm
- Yêu cầu học sinh đọc các số trên tia số.
- Học sinh đọc
*Bài 3:
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Tìm số liền trước, liền sau của 1 số có 5 chữ số.
- Muốn tìm số liền trước của 1 số ta làm thế nào?
- Lấy số đó trừ đi 1 đơn vị
- Muốn tìm số liền sau của 1 số ta làm thế nào?
- Lấy số đó cộng thêm 1 đơn vị
- Yêu cầu học sinh làm bài.
- 1 học sinh làm bảng
Lớp làm vở
* Bài 4:
Gọi học sinh đọc đề.
-1 học sinh đọc
- Yêu cầu học sinh làm bài
- Học sinh tóm tắt và giải
- Học sinh nhận xét
Nhận xét, cho điểm.
D. Củng cố- dặn dò:
- Nhận xét, chuẩn bị bài sau.
Chính tả
Kiểm tra viết
Đáp án trả lời bài tập tiết 8 (vở bài tập).
Bài 1: ‎ ý 3. (suối do mưa và các nguồn nước trên rừng, núi tạo thành).
Bài 2: ‎ý 1: Nhiều suối hợp thành sông, nhiều sông hợp thành biển.
Bài 3: ‎ ý 2: Mưa bụi.
Bài 4: ‎ý 1: Suối, sông.
Bài 5: ‎ ý 2: Nói với suối như nói với người.
Thể dục
Ôn bài thể dục với hoa hoặc với cờ
Trò chơi: Hoàng Anh- Hoàng Yến
I. Muc tiêu:
- Ôn bài thể dục phát triển chung với hoa hoặc với cờ
Yêu cầu thuộc bài và thực hiện tương đối chính xác.
- Thực hiện chơi trò chơi: Hoàng Anh, Hoàng Yến. Yêu cầu biết cách chơi và chơi một cách chủ động.
- Giáo dục: Có ‎ý thức tích cực luyện tập.
II. Địa điểm- phương tiện:
- Địa điểm: Trên sân, vệ sinh sạch sẽ, an toàn luyện tập
- Phương tiện: Mỗi học sinh đều đeo hoa vào tay.
III. Trọng tâm: Ôn luyện vài thể dục phát triển chung
IV. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
A. Phần mở đầu:
- Giáo viên phổ biến nội dung yêu cầu giờ học
- Chạy chậm trên địa hình tự nhiên
- Đứng tại chỗ khởi động các khớp
- Chơi trò chơi: làm theo hiệu lệnh.
B. Phần cơ bản:
* Ôn bài thể dục phát triển chung với hoa.
- Giáo viên hướng dẫn triển khai
- Lớp tập bài thể dục theo đội hình đồng diễn thể dục.
- Cán sự điều khiển.
- Lớp tập luyện bài thể dục. Mỗi động tác 2 lần 8 nhịp.
* Thi trình diễn bài TD giữa các tổ.
- Các tổ lần lượt biểu diễn
- Các tổ khác nhận xét, bổ sung
Giáo viên nhận xét, biểu dương tổ tập luyện tốt.
* Chơi trò chơi: Hoàng Anh, Hoàng Yến
- Học sinh nêu cại cách chơi, luật chơi
- Học sinh chơi
- Các tổ thi đua chơi trò chơi
- Nhận xét. Tuyên dương đội tích cực.
C. Phần kết thúc:
- Vừa đi vừa hít thở sâu.
- Hệ thống lại nội dung bài
- Về ôn luyện bài thể dục.
Chính tả
Cuộc chạy đua trong rừng
I. Mục tiêu:
- Nghe viết chính xác đoạn tóm tắt truyện: Cuộc chạy đua trong rừng.
- Làm đúng bài tập chính tả phân biệt l/ n hoặc dấu hỏi, dấu ngã.
- Giáo dục hs có ý thức rèn luyện chữ viết.
II. Đồ dùng dạy – học:
Viết sẵn bảng phụ bài tập 2.
III. Trọng tâm:
Viết đúng đẹp bài viết.
IV. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
A. ổn định tổ chức:
- Hát
- Kiểm tra sĩ số lớp
B. Kiểm tra bài cũ:
- 1 học sinh đọc, 2 học sinh viết bảng lớp, lớp viết vở nháp
- Học sinh
- Nhận xét cho điểm.
C. Dạy- học bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
Nêu mục tiêu giờ học. 
- Nghe giới thiệu
Ghi bảng
- Học sinh quan sát
2. Hướng dẫn viết chính tả.
a. Trao đổi về nội dung bài viết.
- Giáo viên đọc bài viết 1 lần.
- Theo dõi. 1 học sinh đọc lại
- Ngựa con chuẩn bị hội thi như thế nào?
- Ngựa con vốn khoẻ mạnh và nhanh nhẹn nên chỉ mãi ngắm mình dưới suối.
- Bài học mà ngựa con rút ra là gì?
- Đó là bài học: Đừng bao giờ chủ quan.
b. Hướng dẫn cách trình bày bài.
- Đoạn văn có mấy câu?
- Có 3 câu
- Những câu nào trong bài phải viết hoa? vì sao?
- Học sinh nêu và giải thích vì sao viết hoa.
c. Hướng dẫn viết từ khó.
- Trong bài có từ nào khó viết, dễ lẫn.
- Học sinh nêu: Khoẻ, giành, nguyệt quế, mải ngắm.
- Yêu cầu học sinh đọc và viết các từ vừa tìm được.
- 1 hs đọc cho 2 hs viết bảng
Học sinh viết nháp
- Nhận xét, chỉnh lỗi cho học sinh
d. Viết chính tả.
Giáo viên đọc
- Học sinh viết bài
e. Soát lỗi
Giáo viên đọc
- Học sinh soát lỗi
g. Chấm bài:
Chấm 7 đến 10 bài
3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
Bài 2a:
Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu
- 1 học sinh đọc yêu cầu trong SGK
Mở bảng chép sẵn
- 2 học sinh làm bảng lớp, lớp làm nháp.
- Chữa bài.
niền – nai – nịt – lụa - lưng – lửng - nâu - lạnh – nó – nó - lại.
- Yêu cầu học sinh làm vở
- Học sinh thực hiện vở bài tập
b. Có thể hướng dẫn học sinh tự thực hiện.
- Học sinh làm bài:
tuổi – nở - đỏ – thẳng – vẻ – của – dũng – sĩ.
D. Củng cố- dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Dặn dò: Bài sai 3 lỗi trở lên về viết lại.
Thứ 5 ngày 30 tháng 03 năm 2006
Tập đọc
Tin thể thao
I. Muc tiêu:
1. Đọc thành tiếng:
Đọc đúng các từ, tiếng: Hồng Công, Trường quyền lần thứ 5, SEA games, Am – xtơ - rông...
 - Ngắt nghỉ đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
- Đọc trôi chảy toàn bài, bước đầu biết đọc bài với giọng thông báo rành mạch, rõ ràng, hào hứng.
2. Đọc hiểu:
- Hiểu nghĩa các từ: Trường quyền, SEA games, thượng võ, chiếc áo vàng, ung thư...
- Hiểu nội dung chính của các tin trong bài. 
3. Giáo dục: Có ý thức rèn đọc.
II. Đồ dùng dạy – học:
- Tranh minh hoạ bài tập đọc. Một số tờ báo có bản tin.
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
III. Trọng tâm:
Rèn kĩ năng đọc thông báo.
IV. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
A. ổn định tổ chức:
- Hát
B. Kiểm tra bài cũ:
- 3 học sinh lên bảng đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi về nội dung bài: Cùng vui chơi
- 3 học sinh thực hiện yêu cầu
C. Dạy – học bài mới:
1. Giới thiệu bài: Hằng ngày trên ti vi, đài phát thanh... đều có những thông tin về thể thao. Bài học hôm nay giúp các em làm quen với 1 số bản tin thể thao.
- Nghe giới thiệu
Ghi bảng
2. Luyện đọc:
a. Giáo viên đọc mẫu toàn bài.
b. Hướng dẫn đọc từng câu và phát âm từ khó.
- Giáo viên treo bảng phụ các từ ngữ khó, dễ lẫn.
- Yêu cầu học sinh nối tiếp đọc từng câu trong bài.
- Học sinh luyện đọc. Mỗi học sinh đọc 1 câu.
c. Hướng dẫn đọc đoạn và giải nghĩa từ.
- 3 học sinh nối tiếp đọc 3 bản tin trong bài.
- 3 học sinh đọc
- H/ dẫn cách ngắt giọng bản tin 1
- Học sinh luyện đọc
- Nhắc học sinh cách ngắt giọng ở bản tin 2,3
- Học sinh luyện đọc
- Gọi học sinh đọc phần chú giải
- 1 học sinh đọc
- 3 học sinh tiếp nối nhau đọc 3 bản tin lần 2
- 3 học sinh luyện đọc
c. Luyện đọc theo nhóm
Chia thành các nhóm 3 học sinh
- Yêu cầu học sinh luyện đọc theo nhóm
d. Đọc cả bài trước lớp.
- Gọi 3 học sinh bất kỳ đọc cả bài trước lớp.
e. Đọc đồng thanh
Yêu cầu lớp đọc đồng thanh cả bài.
3. Tìm hiểu bài:
- Gọi 1 học sinh đọc lại toàn bài.
- 1 học sinh đọc, lớp theo dõi SGK
- Hãy tóm tắt mỗi bản tin trong bài bằng 1 bản tin ngắn.
- 3 học sinh tóm tắt 3 bản tin:
+ Nguyễn Thúy Hiền vừa đoạt huy chương vàng môn trường quyền nữ.
- Ban tổ chức SEA games 22 vừa chọn chú trâu vàng làm biểu tượng của hoạt động thể thao lớn nhất khu vực lần đầu tiên tổ chức ở nước ta.
Am – xtơ - sông đoạt giải vô địch vòng quanh nước pháp lần thứ 5.
- Tấm gương Am- xtơ- rông đã nói lên điều gì?
- Học sinh thảo luận nhóm đôi để trả lời.
- Ngoài tin thể thao báo chí còn chưa biết những tin gì?
- Học sinh nêu
- Học sinh đọc 1 vài bản tin sưu tầm được.
KL: Báo chí cho chúng ta biết những thông tin về thể thao, văn hoá, văn nghệ...khi tìm hiểu thông tin qua báo chí em nên luyện tập tóm tắt bằng các câu ngắn. Điều đó giúp em nhớ lâu hơn.
4. Luyện đọc lại bài
Giáo viên đọc lại 1 tin trong bài hướng dẫn học sinh về giọng đọc
- Theo dõi và luyện theo hướng dẫn
- 3 học sinh nối tiếp đọc lại 3 mẫu tin.
- Yêu cầu học sinh tự đọc 1 tin trong bài.
- Học sinh luyện đọc theo hướng dẫn trên.
- Tổ chức cho học sinh thi đọc hay
- 3 đến 5 h/sinh thi đọc. Cả lớp theo dõi và bình chọn bạn đọc hay nhất
- Nhận xét tuyên dương hs đọc hay.
D. Củng cố- dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Tuyên dương học sinh đọc hay tích cực.
Về chuẩn bị bài sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_cac_mon_hoc_lop_3_tuan_2728.doc