Giáo án Các môn học phụ khối 3 tuần 32

Giáo án Các môn học phụ khối 3 tuần 32

TỰ NHIÊN XÃ HỘI : Tiết 63

NGÀY VÀ ĐÊM TRÊN TRÁI ĐẤT

I.Mục tiêu :

-Biết sử dụng mô hình để nói về hiện tượng ngày và đêm trên Trái Đất.

-Biết một ngày có 24 giờ.

II.Đồ dùng dạy học :

-Các hình trong sgk trang 120, 121.

-Đèn điện để bàn (hoặc nến, phin).

III.Hoạt động dạy học :

A.Bài cũ: (3-5')

-Mặt trăng là vệ tinh của trái đất.

-Mặt trăng chuyển động như thế nào so với trái đất?

-Tại sao mặt trăng được gọi là vệ tinh của trái đất?

-GV nhận xét, đánh giá.

 

doc 9 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 992Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Các môn học phụ khối 3 tuần 32", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 32 
Thứ hai, ngày 19 tháng 4 năm 2010
TỰ NHIÊN XÃ HỘI : Tiết 63
NGÀY VÀ ĐÊM TRÊN TRÁI ĐẤT 
I.Mục tiêu :
-Biết sử dụng mô hình để nói về hiện tượng ngày và đêm trên Trái Đất. 
-Biết một ngày có 24 giờ. 
II.Đồ dùng dạy học :
-Các hình trong sgk trang 120, 121. 
-Đèn điện để bàn (hoặc nến, phin). 
III.Hoạt động dạy học :
A.Bài cũ: (3-5') 
-Mặt trăng là vệ tinh của trái đất. 
-Mặt trăng chuyển động như thế nào so với trái đất? 
-Tại sao mặt trăng được gọi là vệ tinh của trái đất? 
-GV nhận xét, đánh giá. 
B.Bài mới : (25-30') 
1.Giới thiệu bài
2.Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài. 
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
HS khá giỏi 
HĐ1: Quan sát tranh. 
- GT tranh 1 và 2 trong (sgk). 
- Tại sao bóng đèn không chiếu sáng được toàn bộ bề mặt của quả địa cầu? 
- Khoảng thời gian phần trái đất không được mặt trời chiếu sáng gọi là gì? 
- Khoảng thời gian phần trái đất được mặt trời chiếu sáng gọi là gì? 
- Tìm vị trí của Hà Nội và La-ha-ba-na trên quả địa cầu. 
- Khi Hà nội ban ngày thì La-ha-ba-na là ban ngày hay đêm? 
- GV nhận xét, đánh giá. 
[Kết luận: 
HĐ2: Thực hành. 
- Hướng dẫn HS thực hành trên quả địa cầu. 
- GV nhận xét, đánh giá. 
[Kết luận: 
HĐ3: Thảo luận. 
- Một ngày có bao nhiêu giờ? 
- Nếu trái đất ngừng quay quanh mình nó thì ngày và đêm trên trái đất như thế nào? 
- GV nhận xét, bổ sung. 
[Kết luận: 
- Liên hệ thực tế. 
- Theo cặp. 
- HS quan sát và trả lời. 
- Vì trái đất là hình cầu. 
- Ban đêm. 
- Ban ngày. 
- HS khá (giỏi) xác định và trả lời.
- Ban đêm vì La-ha-ba-na cách Hà Nội nửa vòng trái đất. 
- Trái đất là hình cầu nên mặt trời chỉ chiếu sang một phần. 
- Khoảng thời gian được mặt trời chiếu sáng gọi là ban ngày. 
- Khoảng còn lại không được chiếu sang gọi là ban đêm. 
- Theo nhóm. 
- Chia thành nhóm. 
- Dùng ngọn nến biểu trưng cho mặt trời. 
- Quả địa cầu là trái đất. 
[Tiến hành quay quả địa cầu và rút ra nhận xét. 
- Các nhóm b/c kết quả thực hành. 
- Trái đất luôn tự quay quanh mình nó [ mọi nơi đều được mặt trời chiếu sáng rồi lại vào bóng tối. 
Trên trái đất có ngày và đêm kế tiếp nhau. 
Cả lớp. 
- Có 24 giờ. 
- Một phần trái đất luôn luôn được chiếu sáng thì ban ngày kéo dài mãi mãi còn bên kia ban đêm mãi mãi. 
Thời gian để trái đất quay được một vòng qua mình nó là một ngày. 
- Một ngày có 24 giờ. 
-* Biết được mọi nơi trên Trái Đất đều có ngày và đêm kế tiếp nhau không ngừng. 
c/ Củng cố, dặn dò: (3-5') 
- Về nhà: học bài. 
- Tiết sau: năm, tháng và mùa . 
d/ Nhận xét tiết học: 
********* 
Thứ ba, ngày 20 tháng 4 năm 2010
ĐẠO ĐỨC : Tiết 32
(DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG) 
ÔN 5 ĐIỀU BÁC HỒ DẠY
I/Mục tiêu: 
1.Kiến thức: HS nắm được đặc điểm của giao thông đường sắt những qui định bảo đảm an toàn giao thông đường sắt 
2.Kỹ năng :
-HS biết thực hiện các qui định khi đi đường gặp đường sắt cắt ngang đường bộ (có rào chắn và không có rào chắn)
3.Thái độ: Gíao dục ý thức không đi bộ hoặc chơi đùa trên đường sắt không ném đá hay vật cứng lên tàu.
II/Nội dung giáo dục an toàn giao thông đường sắt :
-Đặc điểm: đường sắt, đường dành riêng cho tàu hoả.
-Qui định về an toàn giao thông .
III/Chuẩn bị: -Biển báo, bản đồ , tranh ảnh. 
-Phiếu học tập .
IV/Hoạt động dạy học : 
1/ Bài cũ : (3-5') .
2/ Bài mới : (25-30') 
Hoatï động dạy 
Hoạt động học 
HS khá giỏi 
*Hoạt động 1: Đặc điểm của giao thông đường sắt 
a)Mục tiêu : HS biết được đặc điểm của giao thông đường sắt và tự hệ thống đường sắt Việt Nam; Đường sắt ở địa phương. 
b)Tiến hành : GV hỏi.
-Để vận chuyển nhiều hàng hoá ngoài các phương tiện ôtô, xe máy. Em nào biết còn có phương tiện nào? 
-Tàu hoả đi trên loại đường như thế nào ? Em nào được đi trên tàu hoả , em hãy nói sự khác biệt giữa tàu hoả và ô tô.
-GV và HS nhận xét bổ sung , giới thiệu 1 số tranh ảnh đường sắt nhà ga, tàu hoả. -Khi gặp tình huống nguy hiểm tàu có thể dừng ngay không vì sao? 
*Hoạt động 2: HS biết nước ta có đường sắt đi những đâu? Đường sắt ở địa phương đi những nơi đâu?. Tiện lợi của an toàn giao thông. Đi nhanh an toàn. GV giới thiệu các tuyến đường sắt ở nước ta. Ở địa phương. 
*Hoạt động 3: Những qui định trên dường bộ có đường sắt cắt ngang.
-Tiến hành : các em thấy đường sắt cắt ngang đường bộ chưa? Ơû đâu? 
-Khi tàu đến có chuông báo hiệu và sào chắn không . 
-Khi đường sắt gặp tàu hoả chạy cắt ngang đường bộ thì em cần phải tránh như thế nào?. 
-GV giới thiệu 1 số điểm báo giao thông đường sắt .
 C/ Kết luận: Không được đi bộ, chơi đùa trên đường sắt. Không được ném đá lên tàu. Khi đi qua đường cắt ngang đường sắt phải tôn trọng biển hiệu theo quy định. Khi gặp tàu chạy ngang qua thì phải đứng cách xa đường ray 3-5 m
-Tàu hoả, đường sắt 
-Oâtô đi trên đường bộ, đường nhựa , tàu hoả đi trên đường sắt. 
-Không dừng lại ngay được 
-Gác chắn Tháp Chàm; Đường 21/8.
-Có.
-Dừng lại trước rào chắn theo quy định.
 3/ Cũng cố, dặn dò : (3-5') 
-Đường sắt là đường dành riêng cho phương tiện nào?
-Cần nhớ những quy định trên để giữ an toàn giao thông đường sắt.
4/ Nhận xét tiết học :
-------------- 
THỦ CÔNG : Tiết 32
LÀM QUẠT GIẤY TRÒN 
I.Mục tiêu:
-Biết cách làm quạt giấy tròn. 
-Làm được quạt giấy tròn. Các nếp gấp có thể cách nhau hơn một ô và chưa đềunhau. Quạt có thể chưa tròn. 
II.GV chuẩn bị: 
-Mẫu quạt giấy tròn. 
-Các bộ phận làm quạt giấy tròn: Giấy. 
-Cán quạt, chỉ buộc. 
-Giấy thủ công, sợi chỉ, kéo, hồ dán. 
-Tranh qui trình gấp quạt tròn. 
III.Hoạt động dạy học
A.Bài cũ: (3-5') 
- Làm đồng hồ để bàn. 
- Chấm sản phẩm của học sinh. 
- Đánh giá. 
B.Bài mới : (25-30') 
1.Giới thiệu bài
2.Hướng dẫn học sinh cách làm: 
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
HS khá giỏi 
HĐ1: Quan sát nhận xét. 
- GT mẫu quạt tròn. 
- Nếp gấp và cách gấp giống tiết nào đã học? 
- Đã được học gấp và làm quạt giấy ở lớp nào? 
- Khác với cách làm quạt ở lớp 1 chỗ nào? 
- Để gấp được quạt giấy tròn ta phải làm thế nào? 
HĐ 2: Hướng dẫn mẫu. 
Bước 1: Cắt giấy. 
Bước 2: Hướng dẫn gấp và dán quạt. 
Bước 3: hướng dẫn làm cán quạt. 
- Cả lớp. 
- HS quan sát, nhận xét. 
- Giống tiết 26 làm lọ hoa. 
- Lớp 1. 
- Có cán cầm. 
- Dán nối hai tờ giấy thủ công theo chiều rộng của tờ giấy. 
- HS quan sát. 
- Dùng 2 tờ giấy hình chữ nhật dài 24 ô và rộng 14 ô để gấp. 
- 2 tờ giấy hình chữ nhật dài 16 ô rộng 12 ô để làm cán. 
- Đặt tờ giấy lên bàn gấp cách đều 1 ô. 
- Sau đó gấp đôi lại lấy điểm giữa. 
- Tờ thứ 2 cũng làm như vậy. 
- Bôi hồ dán 2 mép tờ giấy với nhau. 
- Dùng chỉ buộc chặt ở giữa và bôi hồ dán mép trong rồi ép chặt. 
- Lấy tờ giấy cuộn theo cạnh 16 ô với nếp gấp 1 ô. 
- Bôi hồ dán cán quạt và mép ngoài của quạt với cán. 
-* Làm được quạt giấy tròn. Các nếp gấp thẳng, phẳng, đều nhau. Quạt tròn. 
c/ Củng cố, dặn dò: (3-5') 
- Về nhà: coi lại qui trình và chuẩn bị nguyên vật liệu. 
- Tiết sau: Thực hành. 
d/ Nhận xét tiết dạy. 
------------- 
THỂ DỤC : Tiết 63
ÔN TUNG VÀ BẮT BÓNG CÁ NHÂN 
TRÒ CHƠI: CHUYỂN ĐỒ VẬT 
I.Mục tiêu:
-Thực hiện được tung bắt bóng theo nhóm 2-3 người. 
-Bước đầu biết cách chơi và tham gia chơi được. 
II.Địa điểm – phương tiện: 
-Địa điểm: sân trường. 
-Phương tiện: bóng và sân chơi. 
III.Nội dung và phương pháp lên lớp: 
A.Bài cũ:
- Trò chơi “Ai kéo khoẻ”. 
B.Bài mới
1.Giới thiệu bài
Hướng dẫn HS luyện tập:
Nội dung 
ĐL
Phương pháp 
HS khá giỏi 
a. Phần chuẩn bị: 
- Phổ biến nội dung và yêu cầu của giờ học. 
- Tập bài TD phát triển chung. 
- Trò chơi tìm con vật bay được. 
- Chạy chậm 1 vòng sân. 
b. Phần cơ bản: 
- Ôn động tác tung bóng và bắt bóng theo nhóm hai người. 
- GV phổ biến yêu cầu và phương pháp tập luyện. 
- HS luyện tập. 
- GV đánh giá, nhận xét. 
- Trò chơi: chuyển đồ vật. 
- GV hướng dẫn cách chơi. 
- HS chơi thử. 
- Tổ chức cho HS chơi. 
- Nhận xét, đánh giá. 
c. Phần kết thúc. 
- Đứng thành vòng tròn và hít thở sâu. 
- Hệ thống bài. 
- Nhận xét giờ học. 
3-5/
25/
3-5/
X X X X X X X X
X X X X X X X X
X X X X X X X X
X X X X X X X X
X X X X X X X X
X X X X X X X X
********** 
Thứ năm, ngày 22 tháng 4 năm 2010
THỂ DỤC : Tiết 64 .
TUNG VÀ BẮT BÓNG THEO NHÓM 3 NGƯỜI 
TRÒ CHƠI : CHUYỂN ĐỒ VẬT. 
I.Mục tiêu:
-Thực hiện được tung bắt bóng theo nhóm 2-3 người. 
-Bước đầu biết cách chơi và tham gia chơi được. 
II.Địa điểm – phương tiện: 
-Địa điểm: Sân trường. 
-Phương tiện: Bóng và sân chơi. 
III.Nội dung và phương pháp lên lớp: 
A.Bài cũ:
-Ôn động tác tung và bắt bóng. 
B.Bài mới
1.Giới thiệu bài
2.Hướng dẫn học sinh luyện tập: 
Nội dung 
ĐL
Phương pháp 
HS khá giỏi 
a. Phần chuẩn bị: 
- GV phổ biến nội dung và yêu cầu của giờ học. 
- Tập bài thể dục phát triển chung. 
- Trò chơi “Tìm người chỉ huy”. 
- Chạy chậm 1 vòng sân. 
b. Phần cơ bản: 
- Tung và bắt bóng theo nhóm 3 người. 
- GV hướng dẫn động tác. 
- HS thực hiện. 
- GV nhận xét. 
- Chơi trò chơi “Chuyển đồ vật”. 
- Phổ biến cách chơi. 
- Đưa ra luật chơi. 
- T/c cho HS chơi. 
- Nhận xét, đánh giá. 
c. Phần kết thúc: 
- Đứng vòng tròn thả lỏng và hít thở sâu. 
- Hệ thống lại bài. 
- Nhận xét giờ học. 
3-5/
25/
3-5/
X X X X X X X X
X X X X X X X X
X X X X X X X X
X X X X X X X X
X X X X X X X X
X X X X X X X X 
********* 
Thứ sáu, ngày 23 tháng 4 năm 2010
TỰ NHIÊN XÃ HỘI : Tiết 64
NĂM THÁNG VÀ MÙA 
(Mức độ tích hợp GDBVMT : liên hệ ).
I.Mục tiêu:
-Biết được một năm trên Trái Đất có bao nhiêu tháng, bao nhiêu ngày và mấy mùa.
-*GDMT : Bước đầu biết các loại khí hậu khác nhau và ảnh hưởng của chúng đối với sự phân bố của các sinh vật. 
II.Đồ dùng dạy học :
-Các hình trong sgk/ 122, 123. 
-Một số quyển lịch. 
III.Hoạt động dạy học :
A.Bài cũ: (3-5') 
-Một ngày có mấy giờ? 
-Vì sao ta có hiện tượng ngày và đêm? 
-GV nhận xét, đánh giá. 
B.Bài mới : (25-30') 
(Trong mục bạn cần biết đoạn : “Khi chuyển động.mùa xuân” thông tin tham khảo).
1.Giới thiệu bài : 
2.Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài. 
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
HS khá giỏi 
HĐ1: Thảo luận: 
-Hướng dẫn HS thảo luận. 
-Một năm thường có bao nhiêu ngày? Bao nhiêu tháng? 
-Số ngày trong tháng có bằng nhau không? 
-Những tháng nào có 31 ngày, 30 ngày, 28 ngày hoặc 29 ngày? 
-Khi chuyển động một vòng quanh mặt trời trái đất đã tự quay quanh mình nó được bao nhiêu vòng? 
-GV nhận xét, bổ sung. 
[Kết luận: 
HĐ2: Làm việc với sgk. 
-GT tranh vẽ 2/123 sgk. 
-Trong các vị trí A, B, C, D của trái đất trong hình 2 vị trí nào của trái đất thể hiện Bắc bán cầu là mùa xuân, hạ, thu, đông? 
-Hãy cho biết các mùa ở Bắc bán cầu vào các tháng 3, 6, 9 và 12? 
-Tìm vị trí của ôxtrây-li-a trên quả địa cầu? 
-Khi Việt Nam là mùa hạ thì Ô-xtrây-li-a là mùa gì? Tại sao? 
-GV nhận xét, bổ sung. 
[Kết luận: 
-*GDMT : BVMT vật nuôi theo từng mùa ta phải làm gì?. 
HĐ3: Trò chơi. 
-GV phổ biến cách chơi. 
-T/c cho HS chơi. 
-GV nhận xét. 
-Liên hệ thực tế. 
- Nhóm. 
- Các nhóm thảo luận. 
- 365 ngày và 12 tháng. 
-không. 
-Tháng 1, 3, tháng 5, 7, 8, 9, 10, 11, 12 có từ 30 đến 31 ngày. Còn tháng 2 có 28 hoặc 29 ngày. 
-1 năm. 
-365 ngày (1 vòng)
-Từng nhóm báo cáo. 
-Thời gian để trái đất chuyển động được một vòng quanh mặt trời là một năm. Một năm thường có 365 ngày và được chia thành 12 tháng. 
-Theo cặp.
-HS quan sát, nhận xét. 
-Khi nó nghiêng về phía mặt trời. 
A: Tháng 3 là mùa xuân. 
B: Tháng 6 là mùa hạ. 
C: Tháng 9 là mùa thu. 
D: Tháng 10 là mùa đông. 
- HS khá giỏi xác định. 
-Ô-xtrây-li-a là mùa đông, vì Việt Nam ở Bắc bán cầu còn Ô-xtrây-li-a ở Nam bán cầu. 
" Các mùa trái ngược nhau, có một số nơi trên trái đất một năm có 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông.
-Các mùa ở Bắc bán cầu và Nam bán cầu trái ngược nhau. 
-*Để BV : chăm sóc tưới nước cây trồng vào mùa hạ, mùa đông thì che chắn gió; ... 
-Chơi trò chơi: Xuân, hạ, thu, đông. 
-Chơi theo nhóm. 
c/ Củng cố, dặn dò: (3-5') 
-Về nhà: học bài. 
-Tiết sau: Các đới khí hậu. 
d/ Nhận xét tiết học: 
------------ 
Hoạt động tập thể tuần 32 Tiết 32
I/Mục tiêu :
-Củng cố các mặt hoạt động trong tuần.
-Khắc phục những mặt yếu phát huy những mặt mạnh.
II/Lên lớp:
1.Kiểm điểm về tình hình học tập về các mặt hoạt động 
-Học tập: Đi học chuyên cần học bài và làm bài đầy đủ .
Các mặt hoạt động đi vào nề nếp.
Tồn tại: Một số em đọc còn yếu. Chưa chuẩn bị Bài cũ : 
-Đề nghị tuyên dương :
.
2.Phương hướng tuần tới:
Học bài và làm bài đầy đủ trườc khi đến lớp: 
-Kiểm tra đồ dùng học tập .
-Thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ daỵ.
III/ Sinh hoạt đội, sao : Văn hoá văn nghệ .
************* 

Tài liệu đính kèm:

  • docT 32 Cac mon.doc