Giáo án các môn khối 3 - Trần Thị Hoài – Trường Tiểu Học Lê Ngọc Hân - Tuần 8

Giáo án các môn khối 3 - Trần Thị Hoài – Trường Tiểu Học Lê Ngọc Hân - Tuần 8

I- Mục tiêu:

(Như tiết 1)

II- Tài liệu và phương tiện:

- Các bài thơ, bài hát, các câu chuyện về chủ đề gìa đình.

- Các tấm bìa nhỏ màu đỏ, màu xanh và màu trắng.

III- Các hoạt động dạy - học.

 

doc 47 trang Người đăng Van Trung90 Lượt xem 898Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 3 - Trần Thị Hoài – Trường Tiểu Học Lê Ngọc Hân - Tuần 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 8
 Thứ hai ngày 12 tháng 10 năm 2009
ĐẠO ĐỨC
Tiết 8: QUAN TÂM, CHĂM SÓC ÔNG BÀ,CHA MẸ, ANH CHỊ EM(Tiết 2)
I- MỤC TIÊU: 
(Như tiết 1)
II- TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN: 
- Các bài thơ, bài hát, các câu chuyện về chủ đề gìa đình.
- Các tấm bìa nhỏ màu đỏ, màu xanh và màu trắng.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
1.Bài cũ.
 + Trong gia đình, con cháu có bổn phận gì?
+ Sự quan tâm, chăm sóc của các em sẽ mang lại kết quả gì?
2.Bài mới: GV giới thiệu – ghi tên bài.
Hoạt động 1: Xử lý tình huống và đóng vai.
Mục tiêu: HS biết thể hiện sự quan tâm, chăm sóc những người thân trong những tình huống cụ thể.
* Cách tiến hành:
- GV chia nhóm, yêu cầu mỗi nhóm thảo luận 1 tình huống trong BT4 VBT ĐĐ.
- Yêu cầu các nhóm lên thực hiện.
Tình huống 1: Lan đang ngồi học bài . . . nếu em là bạn Lan, em sẽ làm gì?
Tình huống 2: Oâng của Huy . . . nếu em là bạn Huy . . .? Vì sao?
Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến.
* Mục tiêu: 
- Củng cố để HS hiểu rõ về các quyền trẻ em có liên quan đến chủ đề bài học.
- HS biết thực hiện quyền được tham gìa của mình: Bày tỏ thái độ tán thành những ý kiến đúng và không đồng tình với những ý kiến sai.
* Cách tiến hành: 
- GV lần lượt dán các ý kiến (ghi vào giấy) lên bảng – Gọi HS đọc (BT5 VBT ĐĐ). 
- GV hướng dẫn HS nếu tán thành giơ tấm bìa màu đỏ, không tán thành bìa màu trắng, lưỡng lự bìa màu xanh.
a. Trẻ em có quyền được ông bà, . . . chăm sóc.
b. Chỉ có trẻ em mới cần được quan tâm, chăm sóc.
c. Trẻ em có bổn phận . . .
Hoạt động 3: HS giới thiệu tranh mình vẽ về các món quà mừng sinh nhật ông bà, cha mẹ, anh chị em.
* Mục tiêu: Tạo cơ hội Yêu cầu HSđược bày tỏ tình cảm của mình đối với những người thân trong gìa đình.
* Cách tiến hành: 
- Yêu cầu HSgìới thiệu với bạn ngồi bên cạnh tranh vẽ các món quà mình muốn tặng ông bà, cha mẹ, anh chị em nhân dịp sinh nhật.
- Mời 3-4 em giới thiệu với cả lớp. 
- GV kết luận: Đây là những món quà rất quý vì đó là tình cảm của em đối với người thân trong gìa đình. Em hãy mang về nhà tặng ông bà, cha mẹ, anh chị em. Mọi người trong gia đình em sẽ rất vui khi nhận được món quà này.
Hoạt động 4: HS múa hát, kể chuyện, đọc thơ về chủ đề bài học.
* Mục tiêu: Củng cố bài học. 
* Cách tiến hành: 
- Yêu cầu HStự gìới thiệu tiết mục, biểu diễn các tiết mục: Múa, hát, đọc thơ, . . . 
Kết luận chung: Oâng bà, cha mẹ, anh chị em là những người thân yêu nhất của em, luôn thương yêu, quan tâm, chăm sóc và giành cho em những gì tốt đẹp nhất. Ngược lại em cũng có bổn phận quan tấm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em để cuộc sống gia đình thêm hòa thuận, đầm ấm, hạnh phúc. 
3.Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về thực hiện theo bài học.
1 HS trả lời.
1 HS trả lời.
- Nghe giới thiệu. 
- Nhóm 1+ 2 thảo luận đóng vai tình huống 1. Nhóm 3+4 tình huống 2.
- Các nhóm lên đóng vai.
+ Lan cần chạy ra khuyên ngăn em không được nghịch dại.
+ Huy nên dành thời gìan đọc báo cho ông nghe.
- HS suy nghĩ và bày tỏ thái độ tán thành, không tán thành hoặc lưỡng lự bằng cách gìơ các tấm bìa.
- Đúng.
- Sai.
- Đúng.
- HS lắng nghe.
TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN
 CÁC EM NHỎ VÀ CỤ GIÀ
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU.
A- Tập đọc.
1- Rèn kỹ năng đọc thành tiếng.
- Chú ý các từ ngữ: Sải cánh, ríu rít, vệ cỏ, mệt mỏi. 
- Đọc đúng các kiểu câu: Câu kể, câu hỏi.
- Biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện với lời nhân vật, (đám trẻ, ông cụ).
2- Rèn kỹ năng đọc hiểu.
- Hiểu các từ ngữ trong truyện (sếu, u sầu, nghẹn ngào). 
- Nắm được cốt truyện và ý nghĩa của câu chuyện: Mọi người trong cộng đồng phải quan tâm đến nhau. Sự quan tâm, sẵn sàng chia sẽ của người xung quanh làm cho mỗi người thấy những lo lắng, buồn phiền dịu bớt và cuộc sống đẹp hơn.
B- Kể chuyện:
1- Rèn kỹ năng nói.
- Biết nhập vai một bạn nhỏ trong truyện, kể lại được toàn bộ câu chuyện: Giọng kể tự nhiên, phù hợp với diễn biến câu chuyện.
2- Rèn kỹ năng nghe.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK.
- Tranh hoặc ảnh một đàn sếu.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
1.Bài cũ. 
- Gọi 2-3 HS lên đọc thuộc bài thơ “BẬN” và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
2.Bài mới: Giới thiệu - ghi đề bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
* Hướng dẫn HS luyện đọc + giải nghĩa từ:
* Đọc từng câu:
GV sửa những từ HS đọc sai: sải cánh, ríu rít, vệ cỏ, mệt mỏi.
* Đọc từng đoạn trước lớp:
GV kết hợp nhắc các em ngắt nghỉ hơi đúng.
Giải nghĩa từ khó: sếu, u sầu, nghẹn ngào.
- Yêu cầu HS đặt câu với những từ: u sầu, nghẹn ngào.
* Đọc từng đoạn trong nhóm.
3. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1-2 + TLCH: 
+ Các bạn nhỏ đi đâu? 
+ Điều gì gặp trên đường khiến các bạn nhỏ phải dừng lại?
+ Các bạn quan tâm đến ông cụ như thế nào?
+ Vì sao các bạn quan tâm đến ông cụ như vậy?
- Yêu cầu HS đọc thầm đọan 3-4 + TLCH.
+ Oâng cụ gặp chuyện gì buồn?
+ Vì sao trò chuyện với các bạn nhỏ, ông cụ thấy lòng nhẹ hơn?
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm đoạn, trao đổi nhóm để chọn một tên khác cho truyện theo gợi ý SGK và nói được vì sao em chọn tên truyện đó.
+ Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
GV chốt: con người phải yêu thương nhau, quan tâm đến nhau. Sự quan tâm sẵn sàng chia sẻ của những người xung quanh làm cho mỗi người cảm thấy những lo lắng, buồn phiền dịu bớt và cuộc sống tốt đẹp hơn.
4. Luyện đọc lại.
- GV hướng dẫn HS đọc đúng:
Người dẫn chuyện đọc gìọng chậm rãi đ1, buồn cảm động ở các đoạn sau.
Nêu những câu hỏi của các bạn nhỏ đ2 đọc với gìọng lo lắng, băn khoăn.
Câu hỏi thăm cụ gìà của các bạn nhỏ(ở đ3) – lể độ, ân cần.
Giọng ông cụ: buồn, nghẹn ngào
- Yêu cầu HS tiếp đọc Đoạn 2, 3, 4, 5
- Yêu cầu HS đọc theo vai.
- Yêu cầu HS chọn CN đọc tốt.
- 2 - 3 HS lần lượt lên bảng đọc + trả lời
- Lắng nghe
- HS thoe dõi SGK.
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu(2 lần)
- HS nối tiếp nhau đọc 5 đoạn trong bài.
- HS sinh đọc chú giải trong SGK.
+ sau tai họa ấy, gương mặt bác tôi không bao giờ hết vẻ u sầu.
+ Em bé nói trong tiếng nức nở nghẹn ngào.
- HS trong từng bàn lần lượt đọc cho nhau nghe.
- 5 học sinh tiếp nối nhau đọc 5 đoạn.
+ Các bạn đi về nhà sau một cuộc dạo chơi vui vẻ.
+ Các bạn gặp 1 cụ gìà đang ngồi ven đường, vẻ mặt, cặp mắt lộ vẻ u sầu.
+ Các bạn băn khoăn và trao đổi với nhau. Có bạn đoán cụ bị ốm, có bạn đóan cụ bị mất cái gì đó. Cuối cùng cả tốp đến tận nơi hỏi thăm ông cụ.
+ Vì các bạn là những đứa trẻ ngoan, nhân hậu, các bạn muốn Giúp đỡ ông cụ.
+ Cụ bà bị ốm nặng đang nằm bệnh viện rất khó qua khỏi.
- HS thảo luận nhóm rồi phát biểu.
 Oâng cụ cảm thấy nỗi buồn được chia sẻ.
 Oâng cảm thấy đỡ cô đơn vì có người cùng trò chuyện.
 Oâng cảm động trước tấm lòng của các bạn nhỏ.
 Oâng thấy được an ủi vì các bạn nhỏ quan tâm tới ông.
 Oâng cảm thấy lòng ấm lại vì tình cảm của các bạn nhỏ.
+ Những đứa trẻ tốt bụng. Vì các bạn nhỏ trong truyện thật tốt bụng, gìàu tình thương người.
+ Chia sẻ. Vì các bạn nhỏ đã chia sẻ với ông cụ nỗi buồn, làm lòng cụ ấm lại.
+ Cảm ơn các cháu. Vì ông cụ đã cảm ơn các bạn nhỏ đã quan tâm tới cụ, làm lòng cụ ấm lại.
 + Con người cần phải quan tâm, giúp đỡ nhau.
 + Con người phải yêu thương nhau, sẵn sàng Giúp đỡ nhau.
 + Sự quan tâm Giúp đỡ nhau là rất cần thiết, rất đáng quý.
- Lắng nghe GV hướng dẫn.
- 4 HS tiếp nối thi đọc đoạn 2,3,4,5.
- Mỗi tốp 6 em thi đọc truyện theo vai (người dẫn truyện, ông cụ, 4 bạn nhỏ[ đọc 4 câu hỏi ở Đoạn 2; cùng hỏi ông cụ ở đoạn 3]).
- Lớp nhận xét, bình chọn.
KỂ CHUYỆN
1-GV nêu nhiệm vụ: Vừa rồi các em đã thi đọc truyện theo cách phân vai, trong đó có 4 em đóng vai 4 bạn nhỏ trong cân chuyện. Sang phần kể chuyện, các em sẽ thực hiện một nhiệm vụ mới: tưởng tượng mình là một bạn nhỏ trong truyện và kể lại toàn bộ câu chuyện theo lời của bạn. 
2-Hướng dẫn HS kể lại câu chuyện theo lời 1 bạn nhỏ:
- GV mời 1 HS chọn kể mẫu một đoạn của câu chuyện.
- Yêu cầu HS tập kể theo cặp. 
- Gọi HS kể trước lớp.
- Yêu cầu HS bình chọn người kể hay nhất.
3.Củng cố, dặn dò:
+ Các em đã bao gìờ làm việc gì để thể hiện sự quan tâm đến người khác, sẵn lòng Giúp đỡ người khác như các bạn nhỏ trong truyện chưa?
- Yêu cầu HS về nhà tập kể và kể lại cho bạn bè, người thân.
- Nhận xét tiết học.
- 1 HS kể mẫu, trước khi kể nói rõ em đóng vai bạn nào? (bạn nêu câu hỏi đầu tiên hay vai bạn nêu câu hỏi thứ hai, thứ ba, )
VD: Đ1: Chiều hôm ấy, tôi và mấy bạn cùng lớp trở về sau 1 cuộc dạo chơi thú vị 
- Từng cặp HS tập kể theo lời nhân vật.
- 1-2 HS thi kể trước lớp.
- 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
- HS bình chọn người kể hay nhất.
- HS phát biểu.
================================
TOÁN
Tiết 36:	 	 LUYỆN TẬP
I- MỤC TIÊU: 
Giúp học sinh:
Củng cố và vận dụng bảng nhân 7 để làm tính và gìải toán liên quan đến bảng nhân 7.
II- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
Hoạt động của gìáo viên
 Hoạt động của học sinh
1.B ... à rút ra ghi nhớ 
- Cho họcsinh đọc phần ghi nhớ trong SGK .
Cũng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học 
 Về nhà học thuộc phần ghi nhớ .
- Học sinh quan sát .
- Đường sắt là đường dành riêng cho tàu hoả. Tàu hoả chạy nhanh, chở hàng nặng nên khó dừng .
- Học sinh quan sát tranh và nêu .
- 3 học sinh đọc phần ghi nhớ .
===============================
Thứ sáu ngày 16 tháng 10 năm 2009
TẬP LÀM VĂN
Tiết 8: KỂ VỀ NGƯỜI HÀNG XÓM
I- MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
- Rèn kỹ năng nghe và nói: HS kể lại tự nhiên, chân thật về một người hàng xóm mà em quý mến.
- Rèn kỹ năng viết: Viết lại những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn (từ 5-7 câu), diễn đạt rõ ràng.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Bảng lớp viết:
 Bốn câu hỏi gợi ý.
 III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
1.Bài cũ.
- Gọi 1 HS kể lại câu chuyện Không nỡ nhìn+nói về tính khôi hài của câu chuyện.
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
 Bài 1: 
- Gọi 1 HS đọc đề bài + gợi ý. 
- GV nhắc HS: SGK gợi ý cho các em 4 câu hỏi kể về người hàng xóm. Em có thể kể 5-7 câu theo sát những gợi ý đó. Cũng có thể kể kỹ hơn với nhiều câu hơn về đặc điểm hình dáng, tính tình của người đó, tình cảm của gìa đình em với người đó, tình cảm của người đó với gia đình em, không hoàn toàn phụ thuộc vào 4 câu gợi ý. 
- Gọi 1 HS khá giỏi kể mẫu – GV nhận xét.
- Yêu cầu HSthi kể.
- GV nhận xét.
Bài 2:
- GV nêu yêu cầu của bài tập.
- Nhắc HS chú ý viết gìản dị, chân thật những điều em vừa kể. Viết 5-7 câu hoặc nhiều hơn 7 câu, viết đúng chính tả, 
- Yêu cầu HS viết bài vào vở.
- Mời 5-7 em đọc bài.
 GV nhận xét, rút kinh nghiệm, bình chọn người viết tốt nhất.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Yêu cầu những HS chưa xong về viết tiếp. Những HS viết xong có thể viết lại cho hay hơn.
- 1HS lên thực hiện – lớp nhận xét.
- Nghe giới thiệu.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm.
- Nghe GV hướng dẫn.
- 1 HS khá kể mẫu vài câu.
- 3-4 HS thi kể. Lớp nhận xét.
- HS nghe.
- Nghe GV dặn.
- Viết bài vào vở
- 5-7 HS đọc bài của mình, lớp nghe để nhận xét, bình chọn bạn viết tốt.
==================================
TOÁN
Tiết 40: LUYỆN TẬP
I- MỤC TIÊU: 
- Giúp học sinh củng cố về: Tìm 1 thành phần chưa biết của phép tính; nhân số có 2 chữ số với số có 1 chữ số, chia số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số; xem đồng hồ.
II- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động của gìáo viên
 Hoạt động của học sinh
1.Bài cũ.
+ Trong phép chia hết, muốn tìm số chia ta làm thế nào?
- Gọi 1 HS lên làm bài tập: 20 : X = 5.
- Nhận xét, chữa bài. 
2. Bài mới: Giới thiệu - ghi tên bài. 
* Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1:
- Yêu cầu HShoạt động nhóm.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 2: Thi tiếp sức.
- GV chia lớp làm 2 đội.
- GV nêu cách chơi, luật chơi.
- Yêu cầu HSthi tiếp sức.
- Nhận xét,đánh gìá,tuyên dương đội thắng cuộc. 
Bài 3:
- Gọi 1 HS đọc đề bài. 
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm: Phân tích đề, cách TT, tìm cách gìải.
- Yêu cầu HS tự gìải.
- Nhận xét, chữa bài. 
Bài 4:
- Yêu cầu HS quan sát đồng hồ.
- Yêu cầu HS tự làm.
- Nhận xét, chữa bài. 
3. Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
-Yêu cầu HS về nhà luyện tập thêm về tìm thành phần chưa biết của phép tính.
- 1 HS lên trả lời.
- 1 HS lên bảng làm, lớp bảng con.
- Nghe giới thiệu.
- HS thảo luận cách tìm các thành phần chưa biết của phép tính.
- 3 HS lên bảng, mỗi em 2 bài, lớp vở.
- HS làm bảng đọc to bài làm – nêu cách tìm thành phần chưa biết mà mình làm.
X + 12 = 36 X x 6 = 30 X – 25 = 15
 X = 36 – 12 X = 30 : 6 X = 15 + 25
 X = 24 X = 5 X = 40
X : 7 = 5 80 – X = 30 42 : X = 7
 X = 5x7 X = 80 –30 X = 42:7
 X = 35 X = 50 X = 6
- Mỗi đội chọn 8 em lên thi.
- HS lần lượt làm mỗi em một bài, lớp cổ vũ.
 35 64 2
 x 2 . . . . . . 
- 1 HS đọc, lớp nhẩm.
- 1 HS nêu câu hỏi – mời các bạn trả lời.
+ Bài tập cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì? 
+ Bài tập thuộc dạng toán gì?
+ Muốn biết trong thùng còn bao nhiêu lít dầu ta làm thế nào? (lấy số dầu trong thùng có (6) chia cho số phần (3)).
- 1 HS lên bảng, lớp làm vở.
Bài gìải:
 Số lít dầu còn lại trong thùng là:
 36 : 3 = 12 (l)
 Đáp số: 12 l dầu
- HS quan sát đồng hồ.
- 1 HS lên bảng, lớp dùng bút chì khoanh vào SGK. Khoanh vào B.
- HS nêu lý do khaonh vào B.
=================================
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
Tiết 16: VỆ SINH THẦN KINH (Tiếp theo)
I- MỤC TIÊU: 
Sau bài học, HS có khả năng:
- Nêu được vai trò của gìấc ngủ đối với sức khỏe.
- Lập được thời gìan biểu hằng ngày qua việc sắp xếp thời gìan ăn, ngủ, học tập và vui chơi,  1 cách hợp lí.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Các hình trong SGK/34, 35.
III- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Bài cũ.
+ Trạng thái có lợi đối với cơ quan thần kinh là: sợ hãi, tức giận. Đúng hay sai?
+ Những chất gây hại cho cơ quan thần kinh là: ma túy, rượu, thuốc lá. Đúng hay sai?
2.Bài mới: Giới thiệu - ghi tên bài. 
Hoạt động 1: Thảo luận.
* Mục tiêu: Nêu được vai trò của giấc ngủ đối với sức khỏe.
* Cách tiến hành: 
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm 6, 
- Yêu cầu đại diện nhóm báo cáo.
GV nhận xét – chốt ý đúng.
+ Theo bạn khi ngủ những cơ quan nào của cơ thể được nghỉ ngơi?
+ Có khi nào bạn ngủ ít không? Nêu cảm giác của bạn sau đêm hôm đó.
+ Theo em, một ngày mỗi người nên ngủ mấy tiếng? Từ mấy giờ đến mấy gìờ?
+ Giấc ngủ ngon có tác dụng gì đối với cơ thể và cơ quan thần kinh?
+ Để có giấc ngủ tốt, cần có những điều kiện gì?
- GV chốt hoạt động 1.
3. Hoạt động 2: Thực hành lập thời gìan biểu cá nhân hàng ngày: 
* Mục tiêu: Lập được thời gìan biểu hàng ngày qua việc sắp xếp thời gìan ăn, ngủ, học tập, vui chơi,  một cách hợp lí.
* Cách tiến hành: 
GV giảng: Thời gian biểu là một bảng trong đó có các mục: 
 Thời gian: Các buổi trong ngày và các giờ trong từng buổi.
 Công việc của CN cần làm trong một ngày, từ việc ngủ dậy, vệ sinh các nhân, ăn uống, đi học, học bài, 
- GV phát cho HSbảng mẫu TGB (phô tô) – yêu cầu HS điền vào phiếu.
- Yêu cầu HStrao đổi TGB với bạn ngồi bên cạnh để cùng góp ý cho nhau.
- Gọi vài HS lên gìới thiệu TGB của mình trước lớp.
+ Tại sao chúng ta phải lập TGB? 
+ Sinh hoạt và học tập theo TGB có lợi gì?
- Gọi 1 HS đọc mục bạn cần biết/ 35 SGK.
4. Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS thực hiện đúng TGB đã lập.
 - Sai – HS đưa mặt xanh.
- Đúng – HS đưa mặt đỏ.
- Nghe gìới thiệu.
- Thảo luận nhóm và ghi kết quả.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả trước lớp – các nhóm khác theo dõi, bổ sung.
+ Cơ quan thần kinh, đặc biệt là bộ não được nghỉ ngơi.
+ 1 ngày mỗi người nên ngủ 7 – 8 tiếng (nhỏ hơn 10 tuổi), từ 10 giờ tối đến 6 giờ sáng (hoặc 6 gìờ 30).
+ Giúp cơ thể và cơ quan thần kinh được nghỉ ngơi, bởi vậy sẽ Giúp cơ thể chúng ta khỏe mạnh.
+ Ngủ nơi thoáng mát, không nằm ở nơi có ánh sáng chiếu trực tiếp, phải mắc màn, không mặc quần áo quá nhiều hoặc quá chật.
- Lắng nghe.
- Mỗi HS nhận phiếu, điền đầy đủ các thông tin của bản thân vào phiếu. 
- HS trao đổi, góp ý cho nhau về thời gìan biểu.
- HS theo dõi bổ sung.
+ Thực hiện theo TGB Giúp chúng ta sinh hoạt và làm việc một cách khoa học.
+ Vừa bảo vệ được hệ thần kinh, vừa nâng cao hiệu quả công việc, học tập.
================================
THỦ CÔNG
Tiết 8: GẤP, CẮT, DÁN BÔNG HOA (Tiết 2)
I- MỤC TIÊU: 
- HS biết cách gấp, cắt, dán bông hoa 5 cánh, 4 cánh, 8 cánh đúng quy trình kỹ thuật.
- Trang trí được những bông hoa theo ý thích.
- Rèn luyện kỹ năng thực hành, lao động sáng tạo.
II- CHUẨN BỊ: 
Như tiết 4.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1. Oån định tổ chức:
2. Kiểm tra:
+ Nêu các bước gấp, cắt, dán bông hoa?
- Kiểm tra dụng cụ, vật liệu.
3. Bài mới:
- Giới thiệu bài: Ghi đề bài.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 3: HS thực hành gấp, cắt, dán bông hoa.
- Treo tranh quy trình.
- Yêu cầu HS nhắc lại các thao tác gấ, cắt để được hình bông hoa 5 cánh, 4 cánh, 8 cánh.
GV: Nhắc HS có thể cắt các bông hoa có kích thước giống nhau để trình bày cho đẹp.
- Tổ chức Yêu cầu HS thực hành và trang trí sản phẩm.
- GV quan sát, uốn nắn, giúp đỡ HS còn lúng túng.
- Tổ chức trưng bày và đánh gìá sản phẩm.
- GV đánh giá kết quả thực hành của HS.
4. Nhận xét, dặn dò: 
- GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành của HS.
- Dặn HS ôn lại các bài đã học, tiết sau mang gìấy nháp, gìấy thủ công, bút màu, thước kẻ, chì, kéo thủ công, hồ dán để làm bài kiểm tra.
- HS quan sát tranh quy trình và nêu:
+ Gấp, cắt bông hoa 5 cánh: cắt tờ gìấy hình vuông rồi gấp gìấy gìống như gấp ngôi sao. Sau đó vẽ và cắt theo đường cong. Mở ra sẽ được bông hoa 5 cánh.
+ Gấp, cắt bông hoa 4 cánh: gấp tờ gìấy hình vuông làm 8 phần bằng nhau. Sau đó vẽ và cắt theo đường cong sẽ được bông hoa 4 cánh.
+ Bông hoa 8 cánh: gấp tờ gìấy hình vuông thành 16 phần bằng nhau. Sau đó vẽ và cắt theo đường cong sẽ được bông hoa 8 cánh.
- HS thực hành gấp, cắt, dán.
- Trưng bày sản phẩm.
- Tự nhận xét, đánh gìá các sản phẩm được trưng bày.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN - 8.doc