I. Mục tiêu:
A. Tập đọc:
- Rèn kỹ năng đọc thành tiếng, đọc đúng: Luôn miệng, vui lòng, ánh lên , nén nỗi xúc động, lẳng lặng cúi đầu, yên lặng, .
- Giọng đọc bước đầu bộc lộ được tình cảm, thái độ của từng nhân vật qua lời đối thoại trong câu chuyện.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ khó được chú giải trong bài (đôn hậu,thành thực, trung kỳ, bùi ngùi).
- Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Tình cảm thiết tha gắn bó của các nhân vật trong câu chuyện với quê hương, với người thân qua giọng nói quê hương thân quen.( TL được các câu hỏi 1, 2 , 3, 4). HS K, G TL được câu hỏi 5.
B. Kể chuyện:
- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ. HS K, G kể được cả vâu chuyện.
Tuần 10 Thứ hai ngày 9 tháng 11 năm 2009 Tiết 1: Chào cờ _____________________________ Tiết 2 - 3: Tập đọc - kể chuyện Giọng quê hương I. Mục tiêu: A. Tập đọc: - Rèn kỹ năng đọc thành tiếng, đọc đúng: Luôn miệng, vui lòng, ánh lên , nén nỗi xúc động, lẳng lặng cúi đầu, yên lặng, .. - Giọng đọc bước đầu bộc lộ được tình cảm, thái độ của từng nhân vật qua lời đối thoại trong câu chuyện. - Hiểu nghĩa các từ ngữ khó được chú giải trong bài (đôn hậu,thành thực, trung kỳ, bùi ngùi). - Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Tình cảm thiết tha gắn bó của các nhân vật trong câu chuyện với quê hương, với người thân qua giọng nói quê hương thân quen.( TL được các câu hỏi 1, 2 , 3, 4). HS K, G TL được câu hỏi 5. B. Kể chuyện: - Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ. HS K, G kể được cả vâu chuyện. II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ truyện trong SGK. III. Các hoạt động dạy học: Tiết 1: A. KTBC : : GV nhận xét bài kt giữa kì I của HS. B. Bài mới : 1 . GTB: GT trực tiếp - ghi đầu bài : 2. Luyện đọc : a. GV đọc mẫu toàn bài . - HS chú ý nghe - GV HS cách đọc b.GV HD HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ : - Đọc từng câu - HS Y, TB nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài. - Đọc từng đoạn trước lớp . - HS K, TB nối tiếp nhau đọc 3 đoạn trước lớp . - GV gọi HS đọc từng đoạn kết hợp giải nghĩa từ :vui lòng, dứt lời, nén nỗi xúc động.. - HS K, G giải nghĩa từ ( đọc chú giải). - Đọc từng đoạn trong nhóm . - HS đọc theo nhóm 3. - Thi đọc đồng thanh giữa các nhóm. - Đại diện 3 nhóm thi đọc ( mỗi nhóm đọc 1 đoạn ) . -> Cả lớp nhận xét bình chọn 3. Tìm hiểu bài: * Cả lớp đọc thầm Đ1 và trả lời: - Thuyên và đồng cùng ăn trong quán với những ai? - Với 3 thanh niên.( HS Y, TB) - Điều gì xảy ra khiến Thuyên và Đồng ngạc nhiên ? - Lúc 2 người lúng túng vì quên không mang tiền thì 1 trong 3 thanh niên xin được trả tiền cho họ( HS Y, TB) -Vì sao anh thanh niên cảm ơn Thuyên và Đồng? - Đọc Đ3- TLCH: Vì T và Đ có giọng nói làm anh nhớ đến người mẹ đã qua đời . HS Y, TB) - Những chi tiết nào nói lên tình cảm tha thiết của các nhân vật đối với quê hương? - Người trẻ tuổi lẳng lặng cúi đầu, T và Đ bùi ngùi nhớ đến quê hương. ( HS K, G) * HS đọc thầm Đ3, 4 - Câu chuyện muốn nói với em điều gì ? - GV ghi bảng ND (như mục I) - HS K, G phát biểu, nhiều học sinh Y, TB nhắc lại. Tiết 2 1. Luyện đọc lại: - 4 HS tiếp nối nhau thi đọc đoạn1, 2, 3. - GV hướng dẫn HS đọc đúng - GV gọi HS đọc bài . - Một tốp 3 em thi đọc theo vai. - Cả lớp + cá nhân bình chọn các bạn đọc. - GV nhận xét, ghi điểm. 2 Kể chuyện: GV gọi h/s đọc yêu cầu bài. - HS K đọc, cả lớp đọc thầm. 3. Hướng dẫn HS kể lại câu chuyện: - GV gọi HS k, G kể mẫu 1 đoạn . - 1 HS G chọn kể mẫu 1 đoạn của câu chuyện. - GV yêu cầu HS kể theo cặp. - Từng học sinh tập kể cho nhau nghe theo lời nhân vật. - GV gọi HS kể - 1vài học sinh thi kể từng đoạn trước lớp. - 1, 2 HS K, G kể lại toàn bộ câu chuyện. - Cả lớp nhận xét, bình chọn bạn kể hay nhất. - GV nhận xét - ghi điểm. C. Củng cố dặn dò: - Quê em có giọng đặc trưng không? Khi nghe thấy giọng quê mình em cảm thấy thế nào? - HS nêu * Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau. - Đánh giá tiết học. ____________________________________ Tiết 4: Toán Thực hành đo độ dài I. Mục tiêu: - Giúp HS: Biết dùng thước kẻ và bút để vẽ các đoạn thẳng có độ dài cho trước. - Biết cách đo và đọc kết quả đo độ dài những vật gần gũi với hs như đo độ dài cái dút, chiều dài mép bàn, chiều co bàn học. - Biết dùng mắt ước lượng độ dài ( tương đối chính xác). - GD học sinh yêu thích toán học. II. Đồ dùng dạy học: GV + HS : Thước thẳng HS và thước mét III. Các hoạt động dạy học: A. KTBC B. Bài mới: * Hoạt động 1: Bài tập 1. Bài 1: HS dùng bút và thước vẽ được các đoạn thẳng có độ dài cho trước - GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập - 2 HS nêu yêu cầu bài tập - HS thảo luận theo nhóm về cách vẽ - GV gọi HS nêu cách vẽ - Vài HS K, G nêu cách vẽ - HS nhận xét - GV nhận xét chung - GV yêu cầu HS vẽ vào vở, 3 hs vẽ trên bảng lớp. - HS làm vào vở - 3HS TB, Y lên bảng làm - GV nhận xét - ghi điểm - Nhận xét . 2. Bài 2: HS biết cách đo và đọc được kết quả đo - GV gọi HS nêu yêu cầu BT - 2HS nêu yêu cầu bài tập - HS thảo luận nhóm nêu cách làm - GV gọi HS nêu cách làm - Vài HS K, G nêu cách đo - GV yêu cầu HS đo - HS cả lớp cùng đo - 1 vài HS đọc kết quả : - Chiều dài chiếc bút: 13 cm - HS ghi kết quả vào vở - GV nhận xét 3. Bài 3a, b: Biết dùng mắt ước lượng độ dài một cách tương đối chính xác Khuyến khích học sinh K, G làm cả bài. - GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập - 2 HS Knêu yêu cầu bài tập - HDHS dùng thước mét thẳng dựng thẳng đứng áp sát vào bức tường, ước lượng chiều cao. - HS quan sát, ước lượng độ cao của bức tường, bảng - HS dùng mắt ước lượng - HS K, G nêu kết quả ước lượng của mình. - GV dùng thước kiểm tra lại. - GV nhận xét, tuyên dương những học sinh có kết ước lượng đúng. C. Củng cố- dặn dò: - Nêu lại nội dung bài (1HS). Về nhà học bài chuẩn bị bài sau. ________________________________________________________________ Buổi chiều Tiết 1: Thể dục GV chuyên dạy _______________________ Tiết 2: Toán 2 Bảng đơn vị đo độ dài I. Mục tiêu: - Ôn tập, củng cố cách thực hiện phép chia hết và phép chia có dư. - Học sinh biết vận dụng kiến thức vào giải các bài toán có lời văn . - Giáo dục học sinh chăm chỉ học tập, yêu toán học. II. Đồ dùng: - Bảng phụ, bảng nhóm. III. Hoạt động dạy- học: A. ổn định: - Kiểm tra đồ dùng sách vở học sinh. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn học sinh luyện tập: * Bài tập 1: (BT 1 Tr 30 sách ĐGKQT3) - Giáo viên chép bài lên bảng. - Yêu cầu h/s làm nháp. - Giáo viên gọi 3 h/s làm bảng, cả lớp làm vở luyện tập. - Nhận xét, TNKQ. - Củng cố về mối quan hệ giữa các đơn vị đo . - Học sinh đọc thầm và nêu yêu cầu. - Ba học sinh Y, TB lên bảng. - Cả lớp làm vở nháp, ghi kết quả vào vở LT. - Nhận xét. *Bài tập 2: (Bài 2 Tr30- sách ĐGKQT3) Giáo viên viếtsố đo lên bảng: - Yêu cầu h/s nhẩm, nối KQ số đo 2 độ dài bằng nhau. - Gọi h/s nhận xét, TN đáp án đúng. - Đọc yêu cầu bài. - Gọi 2 h/s Y, TB lên bảng. - Cả lớp làm trong vở LT. - Nhận xét. *Bài tập 3: (Bài 3 T30- sách ĐGKQT3) - Gọi học sinh nêu yêu cầu bài. - Yêu cầu h/s làm nháp để tính KQ. - Gọi 2, 3 h/s nêu KQ, nhận xét, chữa bài. - Nhận xét, TNKQ, củng cố về giải toán có lời văn. - Hai học sinh TB, K nêu yêu cầu. - 2 h/s TB làm bảng - Cả lớp làm nháp, ghi (Đ) vào KQ đúng. - Nhận xét, chữa bài. * Bài tập 4: : (Bài 4 Tr30- sách ĐGKQT3) - GV gọi h/s đọc yêu cầu bài tập: - Học sinh đọc y/c. - Nêu cách giải bài toán ( h/s K, G) - Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài( Gợi ý nếu h/s khó khăn). - Yêu cầu làm bài trong vở viết. - Học sinh làm bài vào vở. - Thu, chấm bài cho học sinh. - Chữa bài. - Chữa bài, nhận xét. * Bài tập 5: : (Bài 4 Tr31- sách ĐGKQT3) - Gọi h/s nêu Y c bài tập. - Yêu cầu h/s suy nghĩ tìm cách làm. - Gọi h/snêu cách giải. Dành cho h/s K, G - Đọc yêu cầu bài. - Yêu cầu h/s suy nghĩ tìm cách làm. - Nhận xét. C. Củng cố- dặn dò: Nhận xét giờ học. Dặn học sinh chuẩn bị bài giờ sau. ________________________________ Tiết 3: Tiếng Việt 2 So sánh- Dấu chấm I. Mục tiêu: - Giúp h/s củng cố về biện pháp NT so sánhvà cách dùng dấu chấm để viết câu văn. - Rèn cho h/s kĩ năng nói viết đúng . - Giáo dục HS yêu thích học Tiếng Việt. II. Đồ dùng: - Bảng phụ chép sẵn BT 4. II. Hoạt động dạy- học: A. Bài cũ: B. Bài mới: 1. Giới thiệu: 2. Hướng dẫn làm bài tập: + Bài 1( BT1- sách LTVC3 T19): - GV gọi HS đọc yêu cầu đề bài. - Yêu cầu h/s dùng bút gạch chân các hình ảnh so sánh với nhau trong các câu thơ, văn. - 1 hs K đọc. - Cả lớp thực hiện trong vở LT. - Gọi 1 HS nối tiếp trình bày KQ bài làm. - HS Y, TB , K nối tiếp nhau nêu. - Chữa bài, tuyên dương H làm tốt. - Nhận xét, chữa bài. + Bài 2: ( BT2- sách LTVC3 T13): - Y/c Hs đọc đề bài. -1 HS K đọc. - Tổ chức cho H/s làm miệng. - Gọi đại diện h/s nêu KQ. - Nhận xét. - Yêu cầu h/s thảo luận cặp đôi- ghi KQ bài làm vào vở LT. - Hs G, K nối tiếp báo cáo KQ. - Nhận xét bổ sung. + Bài 3: ( BT3- sách LTVC3 T11): - Gọi hs nêu y/c BT. - T/c cho h/s thảo luận nhóm 3, làm bài vào vở luyện tập. - 1 hs làm bài trên bảng. - Chấm bài, nhận xét, chữa bài. + Bài 4: ( BT4- sách LTVC3 T12): - Yêu cầu h/s tự làm bài trong vở LT. - Chấm, nhận xét, củng cố về cách sử dụng dấu chấm. - 1 H/s đọc yêu cầu bài. - Hs thảo luận nhóm 3 để tìm đáp án. - Nối tiếp nêu KQ. - Chữa bài. - 1 H nêu yêu cầu. - Hs K, G nối tiếp nhau nêu đặt dấu chấm vào vt nào trong câu và giải thích rõ vì sao? - Nhận xét. C. Củng cố- dặn dò: Nhận xét tiết học, chuẩn bị giờ sau. Thứ ba ngày 10 tháng 11 năm 2009 Buổi sáng Tiết 1: Thể dục GV chuyên dạy _________________________________ Tiết 2: Toán Thực hành đo độ dài (tiếp) I. Mục tiêu: - Biết cách đo, cách ghi và đọc được kết quả đo độ dài. - Biết so sánh các độ dài. - Giáo dục h/s say mê học toán. II. Đồ dùng dạy học: - Gv + hs : thước mét, ê ke. III. Các hoạt động dạy học: A.Bài cũ: Làm lại BT1 (tiết 46) (1HS) - HS + GV nhận xét B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn h/s làm bài tập: a. Bài 1: Củng cố cho HS cách đọc các kết quả đo. - GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập - 2HS nêu yêu cầu BT - GV gọi HS đọc bảng theo mẫu - Vài HS Y, TB đọc số đo và TL câu hỏi. - HS khác nhận xét - GV nhận xét, sửa sai cho HS - GV hỏi : Nêu chiều cao của bạn Minh và bạn Nam? - Nam cao: 1m 15 cm - Minh cao 1m 25 cm - Trong 5 bạn bạn nào cao nhất? - Hương cao nhất - Nam thấp nhất - GV nhận xét b. Bài 2: Củng cố về đo độ dài - GV gọi HS nêu yêu cầu - 2 HS nêu yêu cầu bài tập - GV yêu cầu HS thực hành đo - HS thực hành đo theo tổ rồi viết kết quả vào bảng. - GV gọi HS đọc kết quả đo - Vài nhóm đọc kết quả đo và nêu xem ở tổ bạn nào cao nhất , bạn nào thấp nhất. - HS khác nhận xét - GV nhận xét chung C. Củng cố- dặn dò: - Nêu lại ND bài (1HS) - Về nhà học bài chuẩn bị bài sau - Đánh giá tiết học ____________________________ Tiết 3: Chính tả Nghe viết: Quê hương ruột thịt I. Mục tiêu: - Nghe - viết chính xác, trình bày đú ... xét C: Củng cố dặn dò: - Nêu lại ND bài ? ( 1HS). Dặn dò:- Về học bài, chuẩn bị bài sau. _____________________________ Tiết 4: Thủ công Ôn tập chương 1: Phối hợp gấp, cắt, dán hình ( T2) I. Mục tiêu: - Ôn tập củng cố được kiến thức, kĩ năng phối hợp gấp, cắt dán để làm đồ chơi. - Làm được ít nhất hai đồ chơi đã học. Với hs khéo tay làm được ít nhất 3 đồ chơi đã học, Có thể làm được SP có tính sáng tạo. - Rèn luyện cho h/s đôi tay khéo léo. - Giáo dục học sinh tính tỉ mỉ cẩn thận. II. Đồ dùng dạy học: GV + Hs: Giấy màu, kéo , keo, hồ dán. - Bảng phụ chép sẵn tiêu chí đánh giá. III. Hoạt động dạy học: - GV nêu yêu cầu tiết học : Em hãy gấp hoặc phối hợp gấp, cắt, dán một trong những hình đã học ở chương I. - GV gọi HS nhắc lại tên các bài đã học (2HS K, G). - Gọi một vài học sinh lựa chọn sản phẩm để thực hành( HSY, TB, K, G). - GV tổ chức cho Hs tiếp tục thực hành gấp, cắt dán sản phẩm đã lựa chọn và hoàn thành sản phẩm. - GV quan sát, giúp đỡ những em còn lúng túng. IV. Trưng bày và đánh giá SP: - Tổ chức cho h/s trưng bày SP. - Đánh giá sản phẩm của HS theo tiêu chí ở 2 mức độ: * Hoàn thành (A) + Nếp gấp phẳng. + Đường cắt thẳng, đều, không bị mấp mô, răng cưa. + Thực hiện đúng kỹ thuật, quy trình và hoàn thành sản phẩm tại lớp. - Những em có sản phẩm đẹp, sáng tạo được đánh giá là hoàn thành tốt (A+) * Chưa hoàn thành (B) + Thực hiện chưa đúng quy trình kỹ thuật + Không hoàn thành sản phẩm V. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần và thái độ học tập và bài kết quả thực hành của HS . - Dặn dò HS giờ học sau. Thứ sáu ngày 13 tháng 11 năm 2009 Tiết 1: Tập làm văn Tập viết thư và phong bì thư I. Mục tiêu: - Biết viết một bức thư ngắn (khoảng 4 câu) để thăm hỏi, báo tin cho người thân dựa theo mẫu SGK. - Biết cách ghi phong bì thư. - GD HS biết viết một bức thư; ghi rõ nội dung trên phong bì thư gửi theo đường bưu điện thông báo cho người nhà khi cần thiết. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ phép sẵn bài tập 1 - 1 bức thư và phong bì thư. III. Các hoạt động dạy học. A. KTBC: - 1HS đọc bài thư gửi bài + Nêu nhận xét về cách trình bày 1 bức thư? (1HS) + HS + GV nhận xét. B. Bài mới : 1. Giới thiệu bài - ghi đầu bài: 2. Hướng dẫn làm bài tập: a. Bài tập 1: - GV gọi HS đọc yêu cầu - 2HS nêu yêu cầu bài tập - 1HS K, G đọc lại phần gợi ý. - GV gọi HS nêu xem mình sẽ viết thư cho ai? - 4- 5 học sinh Y, TB, K đứng tại chỗ nêu - GV gọi HS làm mẫu VD: - 1HS K, G nói về bức thư mình sẽ viết theo gợi ý. + Em sẽ viết thư gửi cho ai? - Gửi ông nội, bà nội +Dòng đầu thư em sẽ viết như thế nào - Hải Dương, ngày 13 - 11 - 2009 + Em viết lời xưng hô như thế nào thể hiện sự kính trọng? - VD: Ông nội kính yêu + Trong phần ND, em sẽ hỏi thăm ông điều gì? báo tin gì cho ông? - Hỏi thăm sức khoẻ, báo tin về kết quả học tập + Phần cuối bức thư, chúc ông điều gì, hứa hẹn điều gì ? - Em chúc ông luôn mạnh khoẻ, em hứa với ông sẽ chăm học + Kết thúc lá thư, em viết những gì? - Lời chào ông, chữ ký và tên của em - GV nhắc nhở học sinh 1 số ý khi viết thư. - HS chú ý nghe - GV yêu cầu học sinh làm bài trong VBT. - HS thực hành viết thư. - GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu. - GV gọi một số HS đọc bài - 1 số HS Tb, K, G đọc bài - HS nhận xét - GV nhận xét - ghi điểm. b. Bài tập 2: - GV gọi HS nêu yêu cầu - 2HS nêu yêu cầu bài tập - GV yêu cầu thảo luận nhóm - HS trao đổi theo nhóm về cách viết mặt trước của phong bì. - GV gọi HS đọc - HS nêu kết quả - HS khác nhận xét. - GV nhận xét 3. Củng cố - dặn dò: - Nêu lại ND bài ? - 1 HS - Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau. * Đánh giá tiết học. Tiết 2: Toán Bài toán giải bằng hai phép tính. I. Mục tiêu: - Giúp HS: Bước đầu biết giải và trình bày bài giải bài toán bằng 2 phép tính. - Rèn kĩ năng giải toán cho h/s. - Giúp h/s say mê học toán. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ chép sẵn BT 1, 2. III. Các hoạt động dạy học. A. KTBC: Lớp 2 em đã được học những dạng toán về giải toán có lời văn nào? - HS + GV nhận xét. B. Bài mới: 1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài toán giải bằng 2 phép tính. - Học sinh nắm được cách tóm tắt và cách giải của bài toán giải bằng 2 phép tính. a. Bài toán 1: Gv treo bảng phụ – gọi h/s đọc yêu cầu bài. - GV vẽ sơ đồ minh hoạ lên bảng. - GV hỏi: + Muốn tìm số kèn ở hàng dưới ta làm như thế nào? - Lấy số kèn ở hàng trên + với số hơn ở hàng dưới: ( HS K, TB) 3 + 2= 5 ( cái ) + Muốn tìm số kèn ở cả 2 hàng ta làm như thế nào ? - Lấy số kèn hàng trên + với số kèn ở hàng dưới: ( HS K, TB) 3 + 5 = 8 (cái) - GV ghi bài lên bảng. yêu cầu h/snhận xét: Bt giải bằng mấy phép tính? - HS trả lời( HS Y, TB). b. Bài toán 2: GV treo bảng phụ. - H/s đọc yêu cầu bài. - GVHD h/s làm bài theo hướng phân tích đi lên. - BT cho biết gì? BT hỏi gì? - Vẽ sơ đồ và nêu bài toán. - HS nghe và quan sát - Vài HS nhìn tóm tắt nêu lại bài toán. + Muốn tim số cá ở cả hai bể, trước tiên ta phải làm gì? - Tìm số cá ở bể thứ hai. ( HS K, TB) + Muốn tìm số cá ở bể thứ 2 ta làm như thế nào? - Lấy số cả bể thứ nhất cộng với số hơn ở bể thứ 2: ( HS K, TB) 4 + 7 = 11 (con) - GV gọi 1 HS lên bảng giải - Nhận xét. Chốt KT. GV giới thiệu: Đây là bài toán giải bằng 2 phép tính. - HS nhận xét. - Nhiều HS y, TB nhắc lại. 2. Hoạt động 2: Thực hành. * Bài 1 + 3: Củng cố về giải bài toán bằng 2 phép tính. Khuyến khích h/s K, G làm cả bài 2. a. Bài 1 (50) - GV gọi HS nêu yêu cầu - 2 HS nêu yêu cầu bài tập - GV gọi HS phân tích bài toán và tóm tắt giải - HS phân tích + giải vào nháp - HS đọc bài làm - HS nhận xét. Tóm tắt Bài giải Số tấm bưu ảnh của em là: 15 - 7 = 8 (tấm) - GV nhận xét, sửa sai cho HS Đ/ s: 23 tấm bưu ảnh c. Bài 3: - GV gọi HS nêu yêu cầu. - Yêu cầu h/s dựa vào tóm tắt để nêu BT. - 2 HS nêu yêu cầu bài tập. - 3, 4 HS K, G nêu. - GV gọi 1 HS làm bảng . - Thu chấm một số bài. Chữa bài, nhận xét. - HS giải vào vở + 1 HS lên bảng giải: - HS nhận xét. C. Củng cố- Dặn dò: - Dạng toán hôm nay học được giải bằng mấy phép tính? - Được giải bằng 2 phép tính. - Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau. - Đánh giá tiết học. _____________________________________ Tiết 3: Tự nhiên xã hội: Họ nội, họ ngoại I. Mục tiêu: Sau bài học, HS có khả năng: - Nêu được các mối quan hệ họ hàng nội, ngoại. - Biết cách xưng hô đúng, biết giới thiệu được về họ nội, họ ngoại của mình. - GD tình yêu GĐ, họ hàng, biết ứng xử đúng không phân biệt nội, ngoại. II. Đồ dùng dạy học: - Các hình trong SGK - 1 tờ giấy khổ lớn cho mỗi nhóm. III. Các hoạt động dạy học: * Khởi động: GV cho cả lớp hát bài: Cả nhà thương nhau Nêu ý nghĩa của bài hát? ( 1 HS) GV giới thiệu bài - ghi đầu bài 1. Hoạt động 1: Làm việc với SGK * Mục tiêu: Giải thích được những người thuộc họ nội là những ai,những người thuộc họ ngoại là những ai * Tiến hành Bước 1: Làm việc theo nhóm - GV chia nhóm - HS hình thành và cử nhóm trưởng - GV yêu cầu HS quan sát và trả lời câu hỏi - Nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát H1 (40) và trả lời các câu hỏi VD Hương đã cho các bạn xem ảnh của những ai. - Bước 2: Làm việc cả lớp - GV gọi 1 số nhóm lên trình bày ? - Đại diện 1 số nhóm trình bày . - Nhóm khác nhận xét - GV hỏi - Những người thuộc họ nội gồm những ai? - Ông nội, bà nội, bác, cô chú . ( h/s TB, K) + Những người thuộc họ ngoại gồm ai? - Ông bà ngoại, bác cậy dì.( h/s TB, K) - GV gọi HS nêu kết luận: ( SGV T62) - 2 HS K, G nêu - GV nhắc lại KL. - Nhiều HS Y, TB nhắc lại. 2. Hoạt động 2: Kể về họ nội và họ ngoại * Mục tiêu: Biết giới thiệu về họ nội, họ ngoại của mình. * Tiến hành : - Bước 1: Làm việc theo nhóm - Nhóm trưởng HĐ các bạn dán ảnh của họ hàng của mình lên giấy khổ to rồi giới thiệu với các bạn. - Cả nhóm kể với nhau về cách xưng hô của mình đối với anh chị của bố, mẹ. - Bước 2: Làm việc cả lớp - Từng nhóm treo tranh - 1 vài nhóm giới thiệu - GV giúp HS hiểu: Mỗi người ngoài bố mẹ, anh chị em ruột của mình, còn có những người họ hàng thân thích khác đó là họ nội và họ ngoại. - Hs lắng nghe. 3. Hoạt động 3: Đóng vai * Mục tiêu: biết cách ứng xử thân thiện với họ hàng của mình. Tiến hành : Bước 1: Tổ chức, hướng dẫn : + GV chia nhóm và nêu yêu cầu đóng vai theo tình huống( SGV T62) - HS thảo luận và đóng vai tình huống của nhóm mình. Bước 2: Thực hiện - Các nhóm lần lượt lên thể hiện phần đóng vai của nhóm mình. + Em có nhận xét về cách ứng xử trong TH vừa rồi? - Các nhóm khác nhận xét + Tại sao chúng ta phải yêu qúi những người họ hàng của mình ? - HS k, G nêu. + GV nêu kết luận (SGV T 64) - Nhiều HS Y, TB nhắc lại. C. Củng cố - dặn dò: - Về nhà học bài, chuẩn bị bài - Đánh giá tiết học _______________________________ Tiết 4 : Sinh Hoạt Sinh hoạt Sao nhi đồng I. Mục tiêu : - Kiểm điểm nề nếp sinh hoạt, học tập của sao trong tuần.Triển khai nội dung công tác tuần tới. - Phát huy những ưu điểm đã đạt được . Khắc phục những mặt còn tồn tại. - Duy trì hoạt động công tác Sao nhi đồng. II. Nội dung : 1. Sao trưởng báo cáo hoạt động của Sao nhi đồng: - Toàn sao hát bài Sao của em, hô đáp khẩu hiệu. - Sao trưởng từng sao báo cáo tình hình của sao trong tuần . 2. GVphụ trách nhận xét chung về hoạt động của sao trong tuần: a. Ưu điểm: - Nhìn chung cả lớp sao có ý thức tốt trong học tập, thực hiện nghiêm túc nội qui, quy chế hoạt động của trường, lớp, Sao. + Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp... + Trong lớp hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài.. + Sao ghi được nhiều điểm tốt trong học tập: + Sao làm được nhiều việc tốt: . b. Nhược điểm: - Truy bài còn hay nói chuyện riêng, trong sinh hoạt tập thể đôi khi còn chưa nghiêm túc: - Trong lớp đôi khi chưa chú ý nghe giảng . .. .. 3. Phương hướng hoạt động tuần tới - Duy trì hoạt động tổ chức sao nhi đồng, phân công công việc, giao nhiệm vụ cho từng nhi đồng. - Khắc phục những mặt còn hạn chế, phát huy những ưu điểm đã đạt được . - Tập trung cao độ vào học tập, phát huy tinh thần học nhóm, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ trong học tập, thi đua lập thành tích mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20 /11. _______________________________________________________________________ Ngày tháng 11 năm 2009 BGH duyệt
Tài liệu đính kèm: