I- MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
A- TẬP ĐỌC:
+ KT: HS đọc đúng toàn bài, đọc to, rõ ràng, trôi chảy.
+ KN: Đọc đúng các từ ngữ: Lầu, lọng, lẩm nhẩm, nếm, nặn, chè lam, .
- Hiểu được nội dung bài.
- Hiểu được từ ngữ: Đi sứ, lọng, bức trướng, chè lam, .
+ TĐ: Giáo dục HS lòng ham học và thấy được Trần Quốc Khái thông minh, giầu trí sáng tạo.
B- KỂ CHUYỆN:
+ KT: Kể đúng lại nội dung câu chuyện: Ông tổ nghề thêu.
+ KN: Rèn kỹ năng nói và nghe cho HS.
+ TĐ: Giáo dục HS biết tự tin, ham học hỏi bạn bè xung quanh.
Tuần 21: Thứ hai ngày 06 tháng 02 năm 2006 Tập đọc - kể chuyện Ông tổ nghề thêu . I- Mục đích, yêu cầu: A- Tập đọc: + KT: HS đọc đúng toàn bài, đọc to, rõ ràng, trôi chảy. + KN: Đọc đúng các từ ngữ: Lầu, lọng, lẩm nhẩm, nếm, nặn, chè lam, ... - Hiểu được nội dung bài. - Hiểu được từ ngữ: Đi sứ, lọng, bức trướng, chè lam, .... + TĐ: Giáo dục HS lòng ham học và thấy được Trần Quốc Khái thông minh, giầu trí sáng tạo. B- Kể chuyện: + KT: Kể đúng lại nội dung câu chuyện: Ông tổ nghề thêu. + KN: Rèn kỹ năng nói và nghe cho HS. + TĐ: Giáo dục HS biết tự tin, ham học hỏi bạn bè xung quanh. II- Đồ dùng dạy học. - Tranh minh hoạ SGK III- Hoạt động dạy học. Tập Đọc A- Kiểm tra bài cũ: HS đọc bài: Trên đường mòn Hồ Chí Minh. B- Bài mới: 1- Giới thiệu bài: 2- Luyện đọc: - GV đọc diễn cảm toàn bài. - HD đọc câu và đoạn, giải nghĩa 1 số từ ngữ SGK. + Chú ý: Đọc giọng chậm rãi, khoan thai. - Nhấn giọng các từ ngữ thể hiện sự bình tĩnh, ung dung, tài trí. 3- Hướng dẫn tìm hiểu bài: - GV nêu câu hỏi 1 (23) SGK. - Nhờ chăm học Trần Quốc Khái đã thành đạt như thế nào ? - Yêu cầu đọc đoạn 2. - GV nêu câu hỏi 2 SGK. - Yêu cầu đọc đoạn 3,4. - GV nêu câu hỏi 3 SGK. - GV giảng từ: Bức trướng. - Trần Quốc Khái đã làm gì để không bỏ phí thời gian ?. - Ông làm gì để xuống đất bình an vô sự ? - GV giảng từ: Lọng. - Yêu cầu HS đọc đoạn 5. - GV nêu câu hỏi 4 SGK. - Nội dung câu chuyện nói lên điều gì ? - GV chốt lại: Nội dung bài. 4- Luyện đọc lại: - GV đọc lại đoạn 3. - GV cho HS nhận xét cách đọc nhấn giọng. - GV cho HS đọc lại. - GV cho thi đọc đoạn 3. - GV cho HS đọc lại cả 5 đoạn. - HS nghe. - HS theo dõi SGK. - HS đọc nối câu, đọc từng đoạn trước lớp. - HS đọc đồng thanh. - 1 HS đọc to đoạn 1, HS khác đọc thầm. - HS trả lời, nhận xét. - Ông đỗ tiến sỹ, trở thành vị quan to trong triều đình. - HS đọc thầm đoạn 2. - 2 HS trả lời, nhận xét. - 2 HS đọc tiếp nhau đoạn 3,4. - HS suy nghĩ trả lời. - HS suy nghĩ trả lời, nhận xét. - HS trả lời, nhận xét. HS đọc thầm đoạn 5. - 2 HS trả lời, nhận xét. - 1 HS trả lời. - HS theo dõi. - 1 HS nêu, HS khác theo dõi bổ sung. - 3 HS đọc, nhận xét. - 2 HS đọc, HS khác theo dõi. - 2 HS đọc, nhạn xét. - 1 HS đọc cả bài. Kể chuyện 1- GV nêu nhiệm vụ. 2- Hướng dẫn HS kể chuyện. a- Đặt tên cho từng đoạn. - GV cho HS suy nghĩ để làm bài. - GV gọi HS nêu tên từng đoạn. b- Kể lại 1 đoạn. - Trong câu chuyện này em thích nhất đoạn nào ? vì sao ? - GV cho HS làm việc nhóm đôi. - GV cho HS kể. - GV cho HS thi kể chọn người kể tốt. - HS nghe. - 1 HS đọc yêu cầu bài tập. - 1 HS đọc mẫu. - HS suy nghĩ. - HS trả lời. - 2 HS kể cho nhau nghe. - HS kể trước lớp, nhận xét. - 2 HS thi kể. IV Củng cố dặn dò. - Qua câu chuyện này em hiểu điều gì ? - Về kể lại câu chuyện cho người thân nghe. Toán Luyện tập I- Mục tiêu: + KT: Giúp HS biết cộng nhẩm các số tròn nghìn, tròn trăm có đến 4 chữ số. + KN: Rèn kỹ năng thực hành cho HS. + TĐ: Giáo dục HS yêu thích môn toán, cẩn thận, chính xác. III- Hoạt động dạy học. A- Kiểm tra bài cũ: 2 HS chữa bài 3. B- Bài luyện tập: * Bài tập 1: - GV viết bảng: 4000 + 3000 = ? - GV hướng dẫn cách nhẩm: 4000 + 3000 Ta lấy 4 nghìn + 3 nghìn = 7 nghìn. - Tương tự HS làm tiếp. * Bài tập 2: - GV ghi bảng 6000 + 5000 - 6 nghìn + 5 trăm = 65 trăm vậy 65 trăm là 6500. - Nêu cho HS làm tiếp. * Bài tập 3: - GV cho HS làm nháp. - GV cùng HS chữa. * Bài tập 4 (103): - HD tóm tắt bài. - HD giải vở chấm. - GV nhận xét cách giải. - 1 HS chữa bài. - 1 HS đọc yêu cầu, HS khác theo dõi. - HS nháp, 1 HS lên bảng nhẩm. - HS nêu 7000. - HS nghe. - 1 HS nêu lại cách nhẩm. - 1 HS đọc yêu cầu, HS khác theo dõi. - HS tính nhẩm tương tự bài 1. - 1 HS nêu lại cách tính nhẩm. - 1 HS đọc yêu cầu, HS khác theo dõi. - 2 HS lên bảng, dưới làm nháp. - HS nêu cách đặt tính và cách cộng. - 1 HS đọc yêu cầu, HS khác theo dõi. Sáng: 432 lít ? Lít dầu Chiều - 1 HS chữa: 432 x 2 = 864 lít. 432 + 864 = 1296 lít. Cách 2: 432 x (1 + 2) = 1296 lít. IV- Củng cố dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Nhắc HS nhớ cách tính nhẩm các số tròn nghìn cộng với nhau. Tự nhiên - xã hội Thân cây I- Mục tiêu: + KT: Giúp HS nhận dạng và kể tên 1 số cây có thân mọc đứng, thân leo, thân bò, thân gỗ, thân thảo. + KN: Phân loại 1 số thân cây theo cách mọc của thân (đứng, leo, bò). + TĐ: Giáo dục HS biết trồng và chăm sóc cây xanh. II- Đồ dùng dạy học. - Các hình vẽ trong SGK, vở bài tập, kẻ 2 bảng để HS chơi trò chơi. III- Hoạt động dạy học: A- Kiểm tra bài cũ: Nêu sự giống nhau và khác nhau giữa các cây xanh. B- Bài mới: 1- Các hoạt động. * Hoạt động 1: GV cho HS quan sát tranh SGK. - GV cho HS quan sát theo nhóm đôi. - Nêu các thân mọc đứng, thân leo, thân bò, trong các hình vẽ ? - GV cùng HS nhận xét và kết luận. - Theo em cây xoan là thân gỗ cứng hay mềm ? cây lúa thân cứng hay thân mềm? - Cây lúa là thân mềm hay thân thảo ?. - GV cho HS làm vở bài tập. - Cây su hào có đặc biệt gì ? * Hoạt động 2: GV cho HS chơi trò chơi. - GV chia 2 đội, phát 10 phiếu, mỗi phiếu ghi tên 1 loại cây. - GV cho HS tiếp sức gắn phiếu vào bảng cấm ghi cấu tạo cách mọc. - GV cho HS lên gắn. - GV cùng HS nhận xét, khen nhóm gắn đúng, nhanh. - 2 HS ngồi bên nhau, quan sát hình 78,79 SGK. - Đại diện nhóm trả lời. - Thân gỗ cứng. - Thân mềm. - HS làm vở bài tập, đổi vở kiểm tra nhau. - Thân phình to thành củ. - Mỗi đội chon 3 em. - HS nối tiếp nhau lên gắn trong vòng 13 giây III- Củng cố, Dặn dò. - Về tìm thêm các loại cây thân gỗ, thân thảo. ---------------------------------- Đạo Đức Tôn trọng khách nước ngoài I- Mục tiêu: + KT: Giúp HS hiểu thế nào là tôn trọng khách nước ngoài, vì sao cần tôn trọng; trẻ em có quyền được đối xử bình đẳng, không phân biệt mầu da, quốc tịch... + KN: HS biết cư xử lịch sự khi gặp gỡ với khách nước ngoài. + TĐ: giáo dục HS có thái độ tôn trọng khi gặp gỡ tiếp xúc với khách nước ngoài. II- Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ trong vở bài tập. - Vở bài tập đạo đức 3. III- Hoạt động dạy học: A- Kiểm tra bài cũ: Em phải làm gì với các bạn thiếu nhi các nước khác ? B- Bài mới: 1- Giới thiệu bài: 2- Các hoạt động: * Hoạt động 1: Thảo luận nhóm. - GV chia lớp thành 4 nhóm. - Nhận xét về cử chỉ, thái độ, nét mặt của các bạn nhỏ trong tranh ? - GV cùng HS khác bổ sung. - GV kết luận. - Thái độ, cử chỉ của các bạn rất vui vẻ, tự nhiên, tự tin. * Hoạt động 2: - GV kể cho HS nghe truyện: cậu bé tốt bụng. - Bạn nhỏ đã làm việc gì ? - Việc làm đó thể hiện tình cảm gì với khách nước ngoài ?. - Theo em người khách đó nghĩ gì về cậu bé Việt Nam ? - Nếu gặp người khách như thế em sẽ làm gì ? - GV kết luận: * Hoạt động 3: - GV cho HS làm việc trong vở bài tập theo nhóm đôi. - GV cho đại diện báo cáo. - GV cùng HS nhận xét. - GV kết luận: - Cần chào đón khách niềm nở. - Cần nhắc nhở các bạn không nên tò mò và chỉ chỏ như vậy. - HS nghe. - HS quan sát tranh trong vở bài tập. - HS quan sát nêu nhận xét, đại diện nhóm nhận xét. - HS nghe. - Chỉ giúp ông khách đường về khách sạn. - Tôn trọng và lòng mến khách. - HS suy nghĩ trả lời. - HS làm việc. - 1 số HS đại diện báo cáo kết quả. IV- Củng cố dặn dò: - Cần tôn trọng khách nước ngoài, sẵn sàng giúp đỡ họ. ---------------------------------------------- Tiếng Việt+ Tập đọc: Ôn các bài tập đọc tuần 20 I- Mục tiêu: + KT: Củng cố lại cách đọc các bài: ở lại chiến khu, chú ở bên Bác Hồ, trên đường mòn Hồ Chí Minh. - Đọc to rõ ràng trôi chảy toàn bài. + KN: Rèn kỹ năng đọc đúng các tiếng có âm l/n; hiểu nội dung đoạn văn và bài. + TĐ: Giáo dục HS có ý thức trong học tập, yêu thích môn học. II- Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ chép đoạn 4 của bài: Đôi bạn, đoạn 3 của bài: Ba điều ước. III- Hoạt động dạy học. - GV yêu cầu HS đọc bài. * Bài: ở lại chiến khu. - Yêu cầu HS đọc nối đoạn. - Yêu cầu HS nhận xét cách đọc của bạn. - Gọi HS nêu lại cách đọc (ngắt, nghỉ dấu câu, nhấn giọng và giọng đọc từng đoạn, từng nhân vật. - Nêu nội dung bài. - Gọi HS thi đọc theo nhóm. - Nhận xét và cùng HS chọn nhóm đọc tốt nhất. - Gọi HS đọc lại cả bài. * Bài: Chú ở bên Bác Hồ. - Gọi HS đọc nối khổ thơ. - Gọi HS nhận xét và nêu cách đọc (chú ý cách ngắt, nghỉ hơi). - Yêu cầu HS nêu nội dung từng khổ thơ và cả bài thơ. - Cho HS thi đọc và nhận xét và chọn nhóm đọc tốt nhất. - Thi đọc thuộc cả bài. * Bài: Trên đường mòn Hồ Chí Minh. - Yêu cầu HS đọc nối đoạn và nêu cách đọc từng đoạn. - Cho HS thi đọc và nhận xét và chọn nhóm đọc tốt nhất. - Nêu nội dung bài. - Gọi HS đọc cả bài. - 4 HS đọc, HS khác theo dõi. - 2 HS nhận xét. - 1 số HS nêu, HS khác bổ sung. - 2 HS nêu, HS khác nhận xét. - 3 nhóm mỗi nhóm 4 HS. - 2 HS đọc cả bài. - 3 HS đọc, HS khác theo dõi. - 3 HS nêu, HS khác nhận xét. - 3 nhóm mỗi nhóm 3 HS. - 3 HS thi đọc chọn bạn đọc hay nhất. - 2 HS đọc và nêu cách đọc, HS khác nhận xét. - 3 nhóm mỗi nhóm 2 HS. - 1 HS nêu, HS khác nhận xét. - 2 HS đọc cả bài. III- Củng cố dặn dò: - GV nhận xét tiết học, chú ý cách đọc bài. ---------------------------------------------------------------------------------------------------- Thứ ba ngày 07 tháng 02 năm 2006. Thủ công Đan nong mốt (Giáo viên chuyên dạy) --------------------------------------- Tập đọc Bàn tay cô giáo I- Mục đích, yêu cầu. + KT: HS đọc đúng toàn bài, đọc to, rõ ràng, rành mach; học thuộc bài. + KN: Đọc đúng 1 số từ ngữ khó đọc: Nắng, mặt nước, sóng lượn, rì rào, điều lạ, ..... - Nắm được nghĩa 1 số từ: Phô. - Hiểu được nội dung bài. + TĐ: Giáo dục HS yêu quý thầy cô vì chính đôi bàn tay kỳ diệu của cô giáo. II- Đồ dùng dạy học. - Tranh minh hoạ trong SGK. III- Hoạt động dạy học: A- Kiểm tra bài cũ: HS kể lại từng đoạn của câu chuỵen: Ông tổ nghề thêu và trả lời nội dung từng đoạn. B- Bài mới: 1- GV giới thiệu bài qua tranh minh hoạ. 2- Luyện đoc. - GV đọc diễn cảm toàn bài. - HD đọc từng dòng thơ. - HD đọc từng khổ thơ. - GV giảng từ: Phô. - Đặt câu với từ Phô. - GV cho đọc đồng thanh. 3- Hướng dẫn tìm hiểu bài. - GV cho HS đọc thầm. - GV nêu câu hỏi 1 SGK. - GV nêu câu hỏi 2 SGK. - GV cùng HS nhận xét, cho điểm. - GV nêu câu hỏi 3 SGK. - GV chốt lại: Bàn tay cô giáo khéo léo, mềm mại, như c ... i đi rừng núi trông theo bóng người. b- Mía bủa vây lấy những gốc cọ, hình như cọ sợ mía tấn công, ngọn nào cũng cố vút lên cao tít. - Gọi 2 HS đọc đầu bài, HS khác theo dõi. - GV hướng dẫn đọc câu hỏi bằng cách: Tìm vật làm chủ các hoạt động được nói đến trong câu, vậy ta đặt câu hỏi Ai (cái gì) kết hợp với từ chỉ hành động trong câu. Ví dụ: Ai (cái gì) trông theo bóng người ? (rừng núi là sự vật được nhân hoá) - GV cho HS làm nháp và kiểm tra. - GV cùng HS chữa bài và kết luận đúng sai. IV- Củng cố dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Nhắc HS nhớ cách sử dụng phép nhân hoá và cách đặt, trả lời chop câu hỏi như thế nào ?. ---------------------------------------- Nghệ thuật Âm nhạc+ : Ôn bài “Em yêu trường em” và “cùng múa hát dưới trăng” (Giáo viên chuyên dạy) ----------------------------------------- Ngoại ngữ (Giáo viên chuyên dạy) ---------------------------------------------------------------------------------------------------- Thứ sáu ngày 0325 tháng 3 năm 2006 Tập làm văn Nghe – kể: Người bán quạt may mắn I- Mục đích, yêu cầu: + KT: HS nghe kể lại câu chuỵen: Người bán quạt may mắn. + KN: - Rèn kỹ năng nói rõ ràng, nghe kể lại câu chuyện đúng nọi dung, tự nhiên, biết kết hợp điệu bộ, cử chỉ, nét mặt khi kể. + TĐ: Giáo dục HS có ý thức luỵen viết đẹp. II- Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ chép câu hỏi gợi ý. - Tranh minh hoạ SGK. III- Hoạt động dạy học: A- Kiểm tra bài cũ: 2 HS đọc bài: Kể về buổi biểu diễn nghệ thuật mà em được xem; GV nhận xét cho điểm. B- Bài mới: 1- Giới thiệu bài: 2- Hướng dẫnkể chuyện: - GV kể lần 1. - HD trả lời từng câu hỏi: - GV treo bảng phụ có câu gợi ý. - Bà lão bán quạt gặp ai và phàn nàn điều gì ? - Khi đó ông Vương Hi Chi làm gì ? - Ông viết chữ, đề thơ vào quạt để làm gì ? - Vì sao mọi người đua nhau đến mua quạt ? - Bà lão nghĩ thế nào ? - Em hiểu thế nào là cành ngộ ?. - GV kể lần 2. - Gọi HS kể và nhận xét. - Cho HS kể theo nhóm đôi và gọi đại diện kể trước lớp. - Em có nhận xét gì về ông Vương Hi Chi ?. - GV nhận xét, cho điểm. - HS nghe. - HS trả lời câu hỏi. - Gặp Vương Hi Chi, bà phàn nàn quạt ế, chiều cả nhà phải nhịn đói. - Chờ bà ngủ ông viết chữ lên quạt của bà. - Chữ ông đẹp người ta thích chữ ông. - Vì họ nhận ra chữ của ông. - Bà nghĩ có lẽ Tiên ông đã giúp bà. - Là tình trạng không hay. - HS nghe. - 3 HS kể lại. - HS kể theo nhóm, đại diện kể lại. - 2 HS trả lời. IV- Củng cố dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Về kể lại cho người thân nghe. ---------------------------------- Toán Thực hành xem đồng hồ I- Mục tiêu: + KT: Củng cố biểu tượng về thời gian. + KN: Củng cố cách xem đồng hồ và rèn kỹ năng xem chính xác đến từng phút. + TĐ: Giáo dục HS có ý thức trong học tập. II- Hoạt động dạy học: A- Kiểm tra bài cũ: HS đọc các số của bài 2. B- Bài mới: 1- Giới thiệu bài: HS nghe. 2- Hướng dẫn cách xem đồng hồ. - GV giới thiệu cấu tạo mặt đồng hồ. - Yêu cầu HS quan sát mặt đồng hồ trong phần bài học. - Đồng hồ chỉ mấy giờ. - Quan sát tiếp. - Vị trí kim ngắn ở đâu ? - Vị trí kim dài ở đâu ? - Cho HS tính vạch ghi số từ 12 đến vị trí kim hiện tại của kim dài, được 13 phút. - Đồng hồ chỉ 6 giờ 13 phút. - Tương tự giới thiệu tiếp. 2- Thực hành: * Bài tập 1: Hướng dẫn làm phần đầu xác định vị trí kim ngắn, kim dài rồi nêu. - HD làm miệng phần còn lại. * Bài tập 2: - Yêu cầu HS tự làm bài. - GV cùng HS chữa. * Bài tập 3: - Hướng dẫn làm 1 phần. - Yêu cầu tự làm tiếp. - GV cùng HS chữa bài. - HS nghe. - HS quan sát mặt đồng hồ. - 6 giờ 10 phút. - HS quan sát mặt đồng hồ thứ 2. - HS trả lời, HS khác nhận xét bổ sung. - HS nghe cách tính. - HS đọc yêu cầu, HS khác theo dõi, 1 HS nêu số giờ, phút: 2 giờ 9 phút. - 1 HS đọc đầu bài. - HS làm bài rồi trả lời. - 1HS đọc yêu cầu, HS khác theo dõi. - HS theo dõi cách làm. - HS tự làm bài. III- Củng cố dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Nhắc HS chú ý cách xem đồng hồ. ------------------------------------------ Tập viết Ôn chữ hoa R I- Mục đích – yêu cầu. + KT: Viết hoa chữ cái R đúng cỡ chữ, đúng mẫu. + KN: Viết đẹp, đúng cỡ chữ nhỏ tên riêng và câu ứng dụng. + TĐ: Giáo dục HS có ý thức trong học tập và có ý thức rèn luyện chữ viết. II- Đồ dùng dạy học - Mẫu chữ viết hoa R, tên riêng. - Câu ứng dụng viết trên bảng lớp. III- Hoạt động dạy học. A- Kiểm tra bài cũ: Chấm bài về nhà, 1 HS đọc thuộc câu ứng dụng tiết trước B- Bài mới: 1- Giới thiệu bài: GV yêu cầu HS nghe. 2- Hướng dẫn HS viết chữ hoa: GV treo chữ mẫu, HS quan sát. - Gọi HS tìm chữ viết hoa. - Cho HS viết bảng con. - GV sửa lại cho HS. - Nêu cách viết chữ cái hoa R. - GV nhận xét. - Yêu cầu HS viết lại chữ cái viết hoa: P, R, B. 3- Hướng dẫn viết từ ứng dụng và câu ứng dụng. - Giới thiệu viết từ ứng dụng. - GV giới thiệu: Phan Giang là thị xã thuộc tỉnh Ninh Thuận. - HD quan sát, nhận xét: GV treo tên riêng. - Nhận xét chiều cao các chữ cái. - HD viết bảng: Phan Giang. - Cho HS viết từ: Rủ, Bây. - GV quan sát, sửa cho HS. - HD viết vở tập viết. - Cho HS xem bài mẫu trong vở. - Hướng dẫn cách viết. - Cho HS viết bài. - GV theo dõi, chỉnh sửa cho HS. - GV thu chấm bài và nhận xét. - 1 HS: P, R, B. - HS viết bảng. - 1 HS nêu quy trình viết. - 2 HS viết bảng lớp, dưới HS viết bảng con. - HS nghe, 1 HS đọc lại. - HS quan sát chữ mẫu. - 1 HS nêu nhận xét. - HS viết bảng. - 2 HS viết bảng lớp, dưới viết bảng con. - HS quan sát vở. - HS theo dõi. - HS viết bài vào vở. IV- Củng cố dặn dò: - GV nhận xét tiết học và chữ viết của HS. ----------------------------------- Tự nhiên xã hội Quả I- Mục đích – yêu cầu. + KT: HS hiểu được sự đa dạng của mầu sắc, mùi vị, hình dạng, kích thước các loại quả. + KN: Kể tên các bộ phận chính của quả; nêu ích lợi, chức năng của quả, hạt. + TĐ: Giáo dục HS có ý thức chăm sóc và bảo vệ cây cối. II- Đồ dùng dạy học. - Chuẩn bị 1 số loại quả khác nhau. - Hình trong SGK trang 91,92. - Băng bịt mắt để chơi trò chơi. III- Hoạt động dạy học: * Hoạt động khởi động: - Kể tên một vài loại hoa mà em biết, nêu ích lợi của loài hoa. - Bắt nhịp hát bài: Đố quả. - GV giới thiệu bài. * Hoạt động 1: - Yêu cầu HS để các loại quả đã chuẩn bị ra mặt bàn. - Yêu cầu HS giới thiệu cho nhau nghe các loại quả. - Gọi HS nêu trước lớp. - So sánh mầu sắc quả chín và chưa chín. - Nêu được hình dạng và mùi vị các loại quả. + GV kết luận: Khác nhau về hình dạng, kích thước, mầu sắc và mùi vị. * Hoạt động 2: - Cho HS quan sát hình trang 91,92 SGK. - Yêu cầu HS thảo luận cấu tạo quả. - Gọi HS chỉ trên hình vẽ. + GV kết luận: 3 phần: vỏ, thịt, hạt. * Hoạt động 3: - Thảo luận để nêu ích lợi quả và chức năng của hạt. + GV kết luận: - Hạt để trồng cây mới, mọc thành cây khi gặp điều kiện thích hợp. - Quả để ăn, làm thuốc, ép dầu ăn. * Hoạt động kết thúc. - Tổ chức trò chơi: Đố quả - 2 HS nêu. - HS hát. - HS nghe. - HS xếp quả lên mặt bàn. - HS làm theo cặp. - 3 HS nêu trước lớp. - 2 HS nêu. - 2 HS trả lời. - HS quan sát hình vẽ trong SGK. - HS thảo luận nhóm (4 HS). - 2 HS chỉ. - HS lắng nghe. - Nhóm đôi làm việc, đại diện nhóm trả lời. - HS nghe và ghi nhớ. - 2 HS lên bảng bịt mắ lại nếm quả và nói tên quả. IV- Củng cố dặn dò: - GV nhắc HS về chuẩn bị tranh ảnh về các loài vật để giờ sau học. ------------------------------------------------- Toán+ Luyện tập về giải toán I- Mục tiêu: + KT: Giúp HS củng cố lại được cách giải bài toán có liên quan đến phép nhân chia số có 4 chữ số cho số có 1 chữ số. + KN: Rèn kỹ năng phân tích đề toán và cách giải bài toán đúng và nhanh. + TĐ: Giáo dục HS có ý thức trong học tập, yêu thích môn toán. II- Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ chép bài 2, 4. III- Hoạt động dạy học: - GV hướng dẫn HS làm bài tập. * Bài tập 1: GV chép bảng lớp: Tính chu vi hình vuông có cạnh là 1326 cm. - Gọi HS đọc đầu bài, HS khác theo dõi trên bảng. - GV yêu cầu HS làm bài vào nháp, đổi bài kiểm tra chéo nhau. - Gọi 1 HS lên chữa. - GV cùng HS nhận xét chốt lại cách giải đúng sai. * Bài tập 2: GV treo bảng phụ có nội dung bài 2. Tồ mua 6 con tem, mỗi con giá 800 đồng, Tồ đưa cho cô bán hàng 5000 đồng. Hỏi cô bán hàng phải trả lại Tồ bao nhiêu tiền. - Gọi 1 HS đọc đầu bài, HS khác theo dõi. - Yêu cầu HS giải bài vào vở. - Gọi 1 HS chữa bài. - GV thu chấm 1 số bài và nhận xét, kết luận đúng, sai. * Bài tập 3: GV chép bảng lớp: Đặt đề toán theo tóm tắt sau và giải: 1965 m ? m - Gọi HS nêu yêu cầu bài toán. - GV gợi ý để HS hiểu được sơ đồ đã cho ta biết cái gì của bài toán ? - Yêu cầu HS giải bài vào nháp, 1 HS lên đặt đề toán sau đó 1 HS lên chữa. - GV cùng HS nhận xét kết luận đúng, sai. * Bài tập 4: Dành cho HS giỏi: GV treo bảng phụ có nội dung bài 4. Một bể có thể chứa được 1800 lít nước, có 2 vòi chảy vào bể; vòi thứ nhất chảy 10 phút được 40 lít; vòi thứ 2 chảy 6 phút được 30 lít. Hỏi khi bể cạn cả 2 vòi cùng chảy thì bao lâu mới đầy ? - Gọi 1 HS đọc đầu bài, HS khác theo dõi. - GV kiểm tra bài của HS. - Gọi 1 HS chữa bài, nhận xét. IV- Củng cố dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Nhắc HS chú ý cách giải toán. ----------------------------------------------- Thể dục Ôn Nhảy dây – Trò chơi: Ném trúng đích I- Mục tiêu: + KT: Ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân và trò chơi: Ném trúng đích. + KN: Rèn kỹ năng thực hiện các động tác tương đối chính xác; HS chơi trò chơi chủ động. + TĐ: Giáo dục HS có ý thức trong học tập. II- Địa điểm phương tiện. - HS tập tại sân trường, chuẩn bị còi và dây nhảy. III- Hoạt động dạy học: 1- Phần mở đầu. - GV phổ biến nội dung, yêu cầu. - Yêu cầu HS chạy chậm thành 1 hàng dọc vòng tròn quanh sân trường. - Cho HS tập lại bài thể dục phát triển chung. 2- Phần cơ bản: * Nhảy dây: - GV cho các tổ tập luyện theo chỗ đã quy định. - GV quan sát, nhắc nhở HS tập. - Gọi HS các tổ thi. * Chơi trò chơi. - GV nêu tên trò chơi và cách chơi. - Gọi 1 số HS chơi thử. - GV cho HS cùng chơi. - HS nghe. - HS chạy chậm. - HS tập 2 lần. - Các tổ tự tập luyện. - 4 HS nhảy thi. - HS theo dõi. - 4 HS chơi thử. - HS chơi trò chơi. 3- Phần kết thúc: - GV nhận xét giờ học. - Về nhảy dây nhiều lần cho nhớ. ----------------------------------------------------------------------------------------------------
Tài liệu đính kèm: