Giáo án Các môn Lớp 3 - Tuần 27

Giáo án Các môn Lớp 3 - Tuần 27

Bài tập 2:

 -1 em đọc nội dung của bài tập. Cả lớp theo dõi và đọc thầm theo bạn.

 -GV lưu ý HS:

 +Quan sát kĩ 6 tranh minh hoạ, đọc kĩ phần chữ trong tranh để hiểu nội dung truyện.

 +Biết sử dụng phép nhân hoá làm cho các con vật có hành động, suy nghĩ, cách nói năng như người.

 -HS trao đổi theo cặp: quan sát tranh, tập kể theo nội dung 1 tranh, sử dụng phép nhân hoá trong lời kể.

 -HS tiếp nối nhau thi kể theo từng tranh.

 -2 HS kể toàn truyện.

 -Cả lớp và GV nhận xét, chọn bạn hay nhất, hấp dẫn nhất, biết sử dụng phép nhân hoá làm cho câu chuyện trở nên sinh động.

 

doc 17 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 08/01/2022 Lượt xem 427Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Các môn Lớp 3 - Tuần 27", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 27
Thứ 2 ngày 22 tháng 3 năm 2010
Tập đọc - Kể chuyện: ÔN TẬP - KIỂM TRA TẬP ĐỌC VÀ HỌC THUỘC LÒNG (T1).
Tiết: 1 & 2	
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
2.Bài mới: Giới thiệu bài (1/)
Hoạt động 1: (15/)
 Luyện đọc:
MT: HS đọc đúng rỏ ràng, rành mạch,đoạn văn, bài văn đã học. từ tuần 19 đến tuần 26.- HS trả lời 1 - 2 câu hỏi về nội dung bài học. PP: Hỏi đáp,thực hành ĐD: Phiếu ghi tên từng bài tập đọc 
Ôn tập - Kiểm tra (T1).
HĐ cá nhân.
.Kiểm tra tập đọc:
 -Số lượng: số HS, cụ thể 8 em.
 -Cách kiểm tra:
	+Từng HS lên bốc thăm chọn bài tập đọc. Xem bài 2 phút.
	+HS đọc theo yêu cầu trong phiếu và trả lời câu hỏi do GV đặt.
	+GV ghi điểm.
Hoạt động 2: (20/) 
MT: Ôn luyện về nhân hoá: Tập sử dụng phép nhân hoá để kể chuyện làm cho lời kể được sinh động. 
PP: Thảo luận, hỏi đáp
ĐD -6 tranh minh hoạ truyện kể trong SGK. 
HĐ nhóm, cá nhân
.Bài tập 2: 
 -1 em đọc nội dung của bài tập. Cả lớp theo dõi và đọc thầm theo bạn.
 -GV lưu ý HS: 
	+Quan sát kĩ 6 tranh minh hoạ, đọc kĩ phần chữ trong tranh để hiểu nội dung truyện.
	+Biết sử dụng phép nhân hoá làm cho các con vật có hành động, suy nghĩ, cách nói năng như người.
 -HS trao đổi theo cặp: quan sát tranh, tập kể theo nội dung 1 tranh, sử dụng phép nhân hoá trong lời kể.
 -HS tiếp nối nhau thi kể theo từng tranh.
 -2 HS kể toàn truyện.
 -Cả lớp và GV nhận xét, chọn bạn hay nhất, hấp dẫn nhất, biết sử dụng phép nhân hoá làm cho câu chuyện trở nên sinh động.
*Lời giải:
Tranh 1: Thỏ đang kiếm ăn, ngẩng nhìn lên, bỗng thấy một quả táo, Nó nhảy lên định hái táo, nhưng chẳng tới. Nhìn quanh, nó thấy chị Nhím đang say sưa ngủ dưới gốc táo. Ở một cây thông bên cạnh, một anh Quạ đang đậu trên cành. Thỏ mừng quá bèn cất tiếng ngọt ngào:
Anh Quạ ơi ! Anh làm ơn hái hộ tôi quả táo với !
Hoạt động 3: (3/) 
Tổng kết:
 -GV nhận xét tiết học: Khen những em kể tốt.
 -Chuẩn bị bài sau kiểm tra tiếp.
Toán: CÁC SỐ CÓ NĂM CHỮ SỐ.
Các hoạt động
Các hoạt động chủ yếu
1.Bài cũ: (5/)
-GV nhận xét bài kiểm tra.Ghi điểm.
2.Bài mới: Giới thiệu bài (1/)
Hoạtđộng 1: (13/)
Tìm hiểu ví dụ
MT: Biết các hàng:Hàng chục nghìn, nghìn, trăm,chục, đơn vị.
Biết viết và đọc các số có năm chữ số trong trường hợp đơn giản.
PP:Thựchành, Quan sát
ĐD: -Bảng kẻ các cột giống SGK.
 -Các mảnh bìa để gắn: 10000; 1000; 100; 10 và 1.-Các số 1, 2, ....., 9, 0.
 GV ghi đề bài lên bảng.
HĐ lớp, cá nhân
 Ôn tập các số trong phạm vi 10000.
 -GV cho ví dụ: 2316
 -HS đọc và cho biết số trên gồm mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục mấy đơn vị?
 -Tương tự với số 1000.
 c,Viết và đọc các số có 5 chữ số.
 -GV viết bảng số: 10000.HS đọc: mười nghìn.
 -GV: mười nghìn còn gọi là một chục nghìn.
 -HS trả lời: Số 10000 gồm mấy chục nghìn, mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị?
 +>GV gắn bảng phụ đã chuẩn bị: 42316
 -HS phân tích và lên điền vào ô trống bằng cách gắn các chữ số thích hợp vào ô trống.
 -GV hướng dẫn HS cách viết, đọc số:
	Chú ý xác định mỗi chữ số thuộc hàng nào.
+GV nêu cách đọc: Bốn mươi hai nghìn ba trăm mười sáu.
 d,Luyện cách đọc: HS đọc các cặp số sau:
5327 và 45327; 8735 và 28735; 6581 và 96581; 
Hoạtđộng2: Thực hành (18/)
MT: Vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập.
PP: Thực hành
ĐD: Vở toán, thước
HĐ cá nhân
 -GV yêu cầu HS làm bài 1, 2, 3, / 140, 141 vào SGK vào vở ô li.
 Bài 1: GV yêu cầu HS quan sát bảng số thứ nhất, đọc và viết số được biểu diễn trong bảng số.
H: Số 24312 có bao nhiêu chục nghìn, bao nhiêu nghìn, bao nhiêu trăm, bao nhiêu chục và bao nhiêu đơn vị?
 GV kiểm tra vở của một số HS.
Bài 4: HS điền số còn thiếu vào ô trống trong từng dãy số.
 -3 HS lên bảng làm, dưới lớp làm vào vở.
 -GV yêu cầu HS nêu quy luật của từng dãy số.
 -GV chấm , nhận xét và ghi điểm.
 -HS đọc các dãy số của bài.
Hoạđộng 3: 
 -GV nhận xét, tuyên dương những em hiểu bài nhanh, làm bài tốt.
 -Giao nhiệm vụ: về nhà làm bài 1, 2, 3, 4 / 51, 52 vào VBT.
Tập đọc: 	ÔN TẬP - KIỂM TRA TẬP ĐỌC VÀ HỌC THUỘC LÒNG (T2).
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
2.Bài mới: 
Giới thiệu bài (1/)
Hoạt động 1: (15/)
MT: Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc.Mức độ, yêu cầu ,kỹ năng đọc như tiết1
PP: Hỏi đáp, thực hành.
ĐD: -Phiếu ghi tên từng bài tập đọc. 
GV ghi tên bài lên bảng.Ôn tập - Kiểm tra (T2).
HĐ cá nhân
Kiểm tra tập đọc:
 -Số lượng: số HS, cụ thể 8 em.
 -Cách kiểm tra:
 +Từng HS lên bốc thăm chọn bài tập đọc. Xem bài 2 phút.
 +HS đọc theo yêu cầu trong phiếu và trả lời câu hỏi do GV đặt.
 +GV ghi điểm.
Hoạt động 2: (10/) 
MT: Nhận biết phép nhân hoá, các cách nhân hoá bài tập2 .
PP: Thảo luận, hỏi đáp
ĐD: -Bảng phụ viết bài thơ Em thương.SGK
HĐ lớp, cá nhân.
3.Bài tập 2: 
 -GV đọc bài thơ Em thương.
 -2 em đọc lại. Cả lớp theo dõi SGK.
 -3 em đọc câu hỏi a, b, c. Cả lớp đọc thầm.
 -HS thảo luận theo nhóm 2, đại diện các nhóm trình bày kết quả.
 -HS làm bài vào vở, rồi phát biểu ý kiến.
 -Cả lớp và GV nhận xét, chọn lời giải đúng.
*Lời giải:
Lời giải a
Sự vật
được nhân hoá
Từ chỉ đặc điểm
của con người
Từ chỉ hoạt động
của con người
Làn gió
mồ côi
tìm, ngồi
Sợi nắng
gầy
run run, ngã
Lời giải b: Nối
Làn gió
Sợi nắng
giống một người bạn ngồi trong vườn cây.
giống một người gầy yếu.
giống một bạn nhỏ mồ côi.
Lời giải c: Tác giả bài thơ rất yêu thương, thông cảm với những đứa trẻ mồ côi, cô đơn ; những người ốm yếu, không nơi nương tựa.
Hoạt động 4: (2/)
 Củng cố, dặn dò:
 -GV nhận xét tiết học: Khen những em có tinh thần học tập.
 -Chuẩn bị bài sau:
	+Đọc lại tất cả các bài tập đọc đã học để tiết sau kiểm tra tiếp.
Toán: 
LUYỆN TẬP 
Các hoạt động
Các hoạt động chủ yếu
1.Bài cũ: (5/)
MT: Ôn lại kiến thức đã học
PP: Thực hành, hỏi đáp
ĐD: VBT
HĐ lớp
 -GV kiểm tra vở BT ở nhà của cả lớp.
 -Chấm 5 bài, nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới: Giới thiệu bài (1/)
Hoạt động 1: (30/)
Luyện tập - Thực hành
MT: Củng cố về cách đọc viết các số có năm chữ số.
- Tiếp tục nhận biết thứ tự của các số có năm chữ số.
PP: Thực hành, Quan sát, thuyết trình, động não
ĐD: Vở toán
GV ghi đề bài lên bảng.
HĐ lớp, cá nhân.
 -GV yêu cầu HS làm bài 1, 2, 3, 4 / 142 vào SGK vào vở ô li.
 -HS suy nghĩ và tự làm bài, GV dạy cá nhân .
Bài 1: HS phân tích kĩ đề bài rồi đọc và viết số theo mẫu.
Chú ý: đọc đúng quy định đối với các số có hàng đơn vị là 1 hoặc 5.
Bài 2: HS viết các số trong bài đọc số.
Bài 3: HS nêu quy luật của dãy số và điền tiếp các số vào chỗ chấm.
VD:
a, 36520; 36521; 36522; 36523; 36524; 36525; 36526; 
 -HS giải thích được vì sao điền 36522 vào sau 36521?
	+Vì dãy số này bắt đầu từ 36520, tiếp sau đó là 36521, đây là dãy số tự nhiên liên tiếp bắt đầu từ số 36520, vậy sau 36521 ta phải điền 36522. Hoặc vì trong dãy số này mỗi số đứng sau bằng số đứng trước nó cộng thêm 1.
Bài 4: HS quan sát kĩ hình vẽ, nêu quy luật vị trí các số trên hình vẽ rồi điền số thích hợp vào dưới mỗi vạch.
H: Các số trong dãy số này có điểm gì giống nhau?
GV giới thiệu: Các số này được gọi là số tròn nghìn.
 -HS nào làm xong, GV chấm, chữa, nhận xét và ghi điểm.
Hoạt động 2: Tổng kết (4/)
 -GV nhận xét tiết học, tuyên dương những em làm bài tốt.
 -Giao nhiệm vụ: về nhà làm bài 1, 2, 3, 4 / 53 vào VBT.
 Chính tả (N-V):
 ÔN TẬP - KIỂM TRA TẬP ĐỌC VÀ HỌC THUỘC LÒNG (T3).
Các hoạt động
Hoạt động cụ thê
2.Bài mới:
 Giới thiệu bài (1/)
Hoạt động 1: (18/)
MT:Mức độ , yêu cầu như tiết1.
ĐD: -Phiếu ghi tên từng bài tập đọc (Từ tuần 19 đến tuần 26).
Ôn tập - Kiểm tra (T3).
 HĐ cá nhân
 .Kiểm tra tập đọc:
 -Số lượng: số HS, cụ thể 8 em.
 -Cách kiểm tra:
	+Từng HS lên bốc thăm chọn bài tập đọc. Xem bài 2 phút.
	+HS đọc theo yêu cầu trong phiếu và trả lời câu hỏi do GV đặt.
	+GV ghi điểm.
Hoạt động2: (20/)
 Bài tập:
MT: Báo cáo được (miệng) – một trong ba nội dung ở bài tập 2 về các mặt học tập, lao động , các mặt khác. 
PP: Thực hành, thảo luận 
ĐD:-Bảng phụ viết các nội dung cần báo cáo. Bảng con
HĐ nhóm, cá nhân
Bài tập 2: Đóng vai chi đội trưởng báo cáo với cô (thầy) tổng phụ trách kết quả tháng thi đua “Xây dựng Đội vững mạnh.”
 -2 em đọc nội dung của bài tập. Cả lớp theo dõi và đọc thầm theo bạn.
 -HS đọc lại mẫu báo cáo đã học ở tuần 20 trang 20 -GV hỏi: Yêu cầu của báo cáo này có gì khác với yêu cầu của báo cáo đã được học ở tiết TLV tuần 20 ?
Những điểm khác:
	+Người báo cáo là chi đội trưởng.
	+Người nhận báo cáo là cô ( thầy ) tổng phụ trách.
	+Nội dung thi đua: Xây dựng Đội vững mạnh.
	+Nội dung báo cáo: về học tập, về lao động, thêm nội dung về công tác khác.
 -GV nhắc HS chú ý thay lời “Kính gửi... ” trong mẫu báo cáo bằng lời “Kính thưa...”
 -Các tổ làm theo các bước như sau:
	+Thống nhất kết quả hoạt động của chi đội trong tháng qua (về học tập, lao động, công tác khác). Mỗi HS tự ghi nhanh ý của cuộc trao đổi.
	+Lần lượt các thành viên trong tổ đóng vai chi đội trưởng (dựa vào ý kiến đã thống nhất) báo cáo trước các bạn kết quả hoạt động chi đội. Cả tổ góp ý cho từng bạn.
 -Đại diện và các nhóm thi trình bày báo cáo trước lớp.
 -Cả lớp và GV nhận xét, tính điểm thi đua.
Hoạt động 3: (3/)
Củng cố, dặn dò:
 -GV nhận xét tiết học: Khen những em có tinh thần học tập tốt
 -Chuẩn bị bài sau: Đọc lại tất cả các bài tập đọc đã học tiết sau kiểm tra 
Tiếng Việt: 
ÔN TẬP - KIỂM TRA TẬP ĐỌC VÀ HỌC THUỘC LÒNG (T4).
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
2.Bài mới: 
Giới thiệu bài (1/)
Hoạt động 1: (13/)
Luyện đọc
MT: Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc.
PP: Hỏi đáp, thảo luận
ĐD: -Phiếu ghi tên từng bài tập đọc (Từ tuần 19 đến tuần 26
Ôn tập - Kiểm tra (T4).
HĐ cá nhân
Kiểm tra tập đọc:
 -Số lượng: số HS còn lại chưa được kiểm tra.
 -Cách kiểm tra:
	+Từng HS lên bốc thăm chọn bài tập đọc. Xem bài 2 phút.
	+HS đọc theo yêu cầu trong phiếu và trả lời câu hỏi do GV đặt.
	+GV ghi điểm.
Hoạt động 2: (20/) 
MT: Nghe viết đúng bài thơ khói chiều.
PP: Thực hành, hỏi đáp
ĐD: SGK
HĐ lớp ,cá nhân
Hướng dẫn HS nghe - viết: 
 -GV đọc bài thơ Khói chiều.
 -2 HS đọc lại. Cả lớp theo dõi SGK.
 -HS nắm nội dung bài thơ:
	+Tìm những câu thơ tả cảnh “khói chiều”.
(Chiều chiều từ mái rạ vàng. Xanh rờn ngọn khói nhẹ nhàng bay lên.)
	+Bạn nhỏ trong bài thơ nói gì với khói?
(Khói ơi, vươn nhẹ lên mây. Khói đừng bay luẩn quẩn làm cay mắt bà !)
 -HS trình bày cách viết một bài ... ình
ĐD: Vở toán
GV ghi đề bài lên bảng.
HĐ nhóm, cá nhân
GV tổ chức, hướng dẫn cho các nhóm thảo luận
 -Các nhóm tiến hành thảo luận viết ra phiếu .
 -Đại diện nhóm trình bày . Nếu em đó đọc đúng thì có quyền mời 1 bạn khác lên làm theo yêu cầu của mình, cả lớp lắng nghe bạn đọc để nhận xét.
 -GV theo dõi, nhận xét chung.
 -GV yêu cầu HS làm bài 2, 3, 4 / 145 vào SGK vào vở ô li.
 -HS suy nghĩ và tự làm bài, GV theo dõi, động viên các em Bài 2: Ngược với bài 1. Tức là đề bài đã cho cách đọc, yêu cầu HS viết số.
Bài 3: HS quan sát tia số và mẫu đã nối để nêu được quy luật xếp thứ tự các số có trên vạch. Từ đó nối các số còn lại với vạch thích hợp.
H: Hai vạch liền nhau trên tia số hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị? (Hơn kém nhau 1000 đơn vị).
Bài 4: HS tính nhẩm 2 phép tính đầu.
 Ở phép tính 300 + 2000 x 2, GV cho HS nêu cách làm: “Lấy 2000 nhân với 2 trước, được 4000, cộng tiếp với 300 được 4300” rồi viết 4300 vào bên phải dấu “=”.
 -HS tiếp tục tiến hành tương tự với các phép tính còn lại.
 -HS làm xong, GV chấm và ghi điểm.
Hoạt động 2:
Tổng kết (4/)
MT: Củng cố các kiến thức đã học
PP: Trò chơi
ĐD: Phiếu học tập
 -GV nhận xét tiết học.
 -Giao nhiệm vụ: về nhà làm bài 1, 2, 3, 4 / 55 vào VBT.
Thủ công: 
 	LÀM LỌ HOA GẮN TƯỜNG (T2).
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
1.Bài cũ : (5/)
-GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS
-Nhận xét
2.Bài mới: 
Giới thiệu bài (1/)
Hoạt động 1: (25/) 
MT: Làm thành thạo đúng, đẹp lọ hoa gắn tường.
PP: Làm mẫu, giảng giải, quan sát
ĐD: - Mẫu lọ hoa gắn tường.
 -Tranh quy trình làm lọ hoa gắn tường.
 -Giấy nháp, giấy thủ công.
 -Bút màu, kéo thủ công, hồ dán.
GV giới thiệu bài
HĐ cá nhân, lớp
 HS thực hành làm lọ hoa gắn tường.
 -GV gọi HS thao tác các bước làm lọ hoa gắn tường đã hướng dẫn.
 -HS trả lời: 3 em, cả lớp lắng nghe và nhận xét.
 -HS quan sát tranh quy trình và nêu lại các bước làm lọ hoa gắn tường. 
	+Bước 1: Gấp phần giấy đê làm đế lọ hoa và gấp các nếp gấp cách đều.
	+Bước 2: Tách phần gấp đế lọ hoa ra khỏi các nếp gấp làm thân lọ hoa.
	+Bước 3: Làm thành lọ hoa gắn tường.
Hoạt động 2: (5/)
 GV tổ chức cho các em thực hành.
MT: HS làm được lọ hoa gắn tường,các nếp gấp thẳng, phẳng đều nhau. 
PP: Thực hành
ĐD:-Bút màu, kéo thủ công, hồ dán.
HĐ cá nhân
-HS thực hành làm lọ hoa gắn tườngở bước 1, bước 2.
 -GV đi đến từng bàn quan sát, uốn nắn cho những em làm lọ hoa gắn tường chưa đúng, giúp đỡ những em còn lúng túng để các em hoàn thành sản phẩm.
 -HS trưng bày sản phẩm đã làm. 
 -Cả lớp cùng GV quan sát, nhận xét các sản phẩm được trưng bày trên bảng.
 -GV đánh giá kết quả thực hành của HS.
Hoạt động 2: (5/)
 Củng cố, dặn dò:
 -GV nhận xét tiết học.
 -Tuyên dương những em chuẩn bị bài tốt. Hoàn thành sản phẩm đẹp, đúng.
 -GV giao nhiệm vụ:
	+Về nhà tiếp tục chuẩn bị Giấy nháp, giấy thủ công.
 	+Bút màu, kéo thủ công để tiết sau học tiếp.
Tập viết:	ÔN TẬP - KIỂM TRA TẬP ĐỌC VÀ HỌC THUỘC LÒNG (T7).
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
2.Bài mới: 
Giới thiệu bài (1/)
Hoạt động 1: (20/)
MT: Kiểm tra đọc theo mức độ cần đạt về kiến thức kỹ năng giữa kỳ 2
PP: Hỏi đáp, đàm thoại, quan sát
ĐD: -7 phiếu ghi tên từng bài tập đọc- HTL (Từ tuần 19 đến tuần 26).
GV ghi đề bài lên bảng.
HĐ cá nhân
 Ôn tập - Kiểm tra (T7).
 Kiểm tra HTL:
 -Số lượng: số HS còn lại chưa được kiểm tra.
 -Cách kiểm tra:
	+Từng HS lên bốc thăm chọn bài tập đọc. Xem bài 1 phút.
	+HS đọc theo yêu cầu trong phiếu và trả lời câu hỏi do GV đặt.
	+GV ghi điểm.
Hoạt động 2: (16/)
Bài tập:
MT: Làm đúng các bài tập, đọc đúng ô chữ in màu. 
PP: Thực hành, động não, đàm thoại, quan sát
ĐD: VBT
HĐ nhóm, cá nhân
Bài tập 2: 
 -1 em đọc nội dung của bài tập. Cả lớp đọc thầm lại, quan sát ô chữ và chữ điền mẫu (1. PHÁ CỖ).
 -HS quan sát ô chữ trong SGK và làm bài:
	+Bước 1: Dựa theo lời gợi ý, phán đoán từ ngữ đó là gì.
	+Bước 2: Ghi từ vào các ô trống theo dòng (hàng ngang) có đánh số thứ tự. Viết bằng chữ in hoa, mỗi ô trống ghi 1 chữ cái. Các từ ngữ này phải có nghĩa đúng như lời gợi ý và có số chữ khớp với các ô trống trên từng dòng.
	+Bước 3: Sau khi điền đủ 8 từ ngữ vào các ô trống theo dòng ngang, đọc từ mới xuất hiện ở dãy ô chữ in màu.
 -HS làm việc theo nhóm 4, đại diện nhóm trình bày kết quả.
 -Cả lớp và GV nhận xét, chọn lời giải đúng.
Từ mới xuât hiện ở ô chữ in màu: PHÁT MINH
Hoạt động 3: (3/)
Củng cố, dặn dò:
 -GV nhận xét tiết học: Khen những em có tinh thần học tập tốt, nắm chắc kiến thức đã học.
 -Chuẩn bị bài sau:
	+Ghi nhớ những từ ngữ vừa được ôn luyện.
	+Chuẩn bị giấy, bút để làm bài kiểm tra cuối năm.
Tự nhiên và Xã hội:	 THÚ (T1)
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
.Bài mới: Giới thiệu bài (1/)
Hoạtđộng1:(15/) Quan sát và thảo luận
MT: Chỉ và nói lên tên các bộ phận cơ thể của các loài thú nhà được quan sát.
PP: Đàm thoại, thực hành
ĐD: -Các hình trong SGK trang 104, 105.
 -Sưu tầm các tranh, ảnh về các loài thú nhà.
GV ghi đề lên bảng.
HĐ nhóm , cá nhân
Bước 1: Làm việc theo nhóm
 -GV chia lớp thành nhiều nhóm: nhóm 5.
 -GV yêu cầu HS quan sát các loài thú nhà trong SGK trang 104, 105 và các hình sưu tầm được để thảo luận các câu hỏi sau:
	H:Kể tên các con thú nhà mà em biết.
	+Trong số các con thú nhà đó:
*Con nào có mõm dài, tai vểnh, mắt híp?
*Con nào có thân hình vạm vỡ, sừng cong ?
*Con nào đẻ nhiều con?
*Thú mẹ nuôi thú con bằng gì?
Bước 2: Làm việc cả lớp
Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả. Mỗi nhóm trình bày 1 con, 
GV kết luận: Những động vật có các đặc điểm như lông mao, đẻ con và nuôi con bằng sữa được gọi là thú hay động vật có vú. 
Hoạt động2 (10/)
Chúng em sưu tầm 
MT: Nêu được ích lợi của các loài thú nhà 
PP: Thực hành, , đàm thoại, quan sát
ĐD: nnBảng phụ
HĐ cá nhân, nhóm
 -HS chơi trò chơi tiếp sức để nêu ích lợi của việc nuôi các loài thú nhà như: Lợn, trâu, bò, chó, mèo,...
 -HS thi đua dưới sự điều khiển của GV.
 -GV theo dõi, nhận xét xem nhóm nào nêu được nhiều nhất.
*Liên hệ: Ở nhà em nào có nuôi 1 vài loài thú nhà? 
c,GV kết luận: -Lợn là vật nuôi chính của nước ta. -Trâu, bò được dùng để kéo cày, kéo xe,... Phân trâu, phân bò dược dùng để bón ruộng.
 -Bò còn được nuôi để lấy thịt, lấy sữa.. .
3.Hoạt động 3(6/): Làm việc cá nhân
MT: Vẽ 1 con thú nhà mà em thích.
PP: Thực hành, động não, quan sát
ĐD: Giấy, bút
HĐ cá nhân
Bước 1: GV hướng dẫn HS cách vẽ: Vẽ 1 con thú nhà em thích.
 -HS vẽ. 
Bước 2: Trình bày.
 -HS dán bài của mình trước lớp và 1 số em tự giới thiệu về bức tranh của mình.
 -GV và HS cùng theo dõi, nhận xét, đánh giá xem các bức tranh.
Hoạt động 3: (3/)
Củng cố, dặn dò:
 +Làm bài tập trong vở bài tập Tự nhiên và Xã hội. 
 +Chuẩn bị bài sau: Thú (t2). 
Toán: SỐ 100 000 - LUYỆN TẬP. 
Các hoạt động
Các hoạt động chủ yếu
1.Bài cũ: (5/)
MT:Ônlại kiến thức đã học
PP: kiểm tra 
ĐD:VBT
HĐ lớp
 -GV kiểm tra vở BT ở nhà của cả lớp.
 -Chấm 5-6 bài, nhận xét, ghi điểm.
2.Bàimới: Giới thiệu bài (1/)
Hoạt động 1: (13/)Giới thiệu số 100 000:
MT:Nhận biết số 100000. 
Biết cách đọc viết số có năm chữ số.Biết số liền sau của số 99 999 là 100 000 
PP: Quan sát, thuyết trình
ĐD: -10 mảnh bìa có ghi số 10000.
HĐ cá nhân, lớp
 GV hỏi: Số lớn nhất có 5 chữ số là bao nhiêu? Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết số đứng liền sau số 99 999 là số nào.
 *Lệnh HS: lấy 7 mảnh bìa có ghi số 10 000.
 -GV gắn lên bảng 7 mảnh bia như HS. Yêu cầu HS nêu: có mấy chục nghìn ?
 -HS nêu: bảy chục nghìn.GV ghi: 70 000.
L: Lấy tiếp 1 mảnh bìa có ghi số 10 000.HS nêu- GV ghi 80 000.
 -Tương tự: Lấy thêm 1 mảnh bìa có ghi số 10 000 để được 90 000 và cuối cùng là 10 tấm bìa.
 -GV hỏi: Có mấy chục nghìn?
GV: Mười chục nghìn còn gọi là một trăm nghìn.GV hướng dẫn HS cách ghi: 100 000.HS đọc: Một trăm nghìn.
	 -HS đọc toàn bộ các số trên.
Giới thiệu số 100 000, HS nhận xét.
*Kết luận: Số 100 000 gồm 6 chữ số, chữ số đầu tiên là chữ số 1 và tiếp theo nó là năm chữ số 0.
Hoạt động 2: Thựchành (18/)
MT: Vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập.
PP: Thực hành, động não
ĐD: Vở toán, thước
HĐ cá nhân
 -GV yêu cầu HS làm bài 1, 2, 3, 4 / 146 vào SGK vào vở ô li.
 -HS suy nghĩ và tự làm bài, GV theo dõi, giúp đỡ các em làm.
Bài 1: HS nêu quy luật của dãy số rồi điền tiếp các số thích hợp vào chỗ chấm.
VD: b, 10 000; 11 000; 12 000; 13 000; 14 000; 15 000; 16 000;... 
GV chữa bài và hỏi:
-Các số trong dãy b là những số như thế nào?Là các số tròn nghìn -Các số trong dãy c là những số như thế nào? Là các số tròn trăm -Các số trong dãy d là những số như thế nào?
	+Là các số tự nhiên liên tiếp, bắt đầu từ số 18 235.
Bài 2: Quan sát tia số để tìm ra quy luật thứ tự các số trên tia số. Bài 3: HS nêu cách tìm số liền trước, số liền sau của một số.
VD:	+Số liền trước của 12534 là 12534 - 1 và là 12533.
	+Số liền sau của 12534 là 12534 + 1 và là 12535.
Hoạt động 3: Tổng kết (3/)
 -GV nhận xét tiết học.
 HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ.
Các hoạt động
Các hoạt động cụ thể
1.Hoạt động 1: (15/)
MT: Đánh giá tuần trước
PP: Thảo luận, đàm thoại, quan sát
1: Lớp ca múa hát tập thể.
 B2: Lớp trưởng điều khiển:
Các tổ tự sinh hoạt phê bình, bình bầu những bạn chăm chỉ siêng năng học tập trong tuần.
B3: GV nhận xét chung:
-Các em đã biết giữ gìn vở sạch chữ đẹp, vở sách đầy đủ. Khen em: Vân Anh , Trâm ,Hoài Trinh .
-Trong tuần qua có những em tiến bộ trong học tập như:
 +Hăng say phát biểu xây dựng bài: Qúy, Thảo, Bích.
 +Những em tiến bộ: Bích, Hoài Trinh 
 +Bên cạnh đó còn có những em chưa chăm học như: 
Mai Trinh , Huệ.
 +Đa số các em đi học đúng giờ.
 +Tổ trực nhật làm vệ sinh lớp học sạch sẽ.Các em cần chú ý làm về sinh trước sân trường và cầu thang .
Hoạt động 2: (15/)
MT: Kế hoạch cho tuần tới.
PP: Thuyết trình
 - Tiếp tục thi đua học tập tốt lao động tốt chào mừng ngày 26-3 .
 -Vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
 - Không ăn quà vặt
 -GV nhắc nhỡ những em hay quên sách vở nhớ mang sách vở đi học đầy đủ.
Về nhà nhớ học bài và làm bài tập.
 -Học thuộc các bảng nhân và bảng chia và các công thức toán đã học.
 -Cần chú ý trong giờ học.
 -Tập các bài múa và các trò chơi chuẩn bị cho ngày 26-3. Nộp mổi em 1chai nhựa thư viện xanh .
 -Tham gia kế hoạch nhỏ 1kg giấy vụn 
 -Thực hiện tốt an toàn giao thông.
 -Chấp hành tốt nội quy của nhà trường.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_cac_mon_lop_3_tuan_27.doc