Giáo án các môn khối 3 - Tuần 21 năm 2009

Giáo án các môn khối 3 - Tuần 21 năm 2009

I. Mục tiêu:

1.Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:

-Đọc trôi chảy toàn bài. Biết nghỉ hơi hợp lí đúng chỗ, đúng mức.

-Biết thay đổi giọng đọc phù hợp với nội dung bài ( vui tươi ở đoạn 1; ngạc nhiên, buồn thảm -đoạn 2,3; thương tiếc, trách móc-đoạn 4).

2. Rèn kĩ năng đọc-hiểu:

-Nắm được nghĩa các từ mới: khôn tả, véo von, long trọng.

-ý nghĩa câu chuyện: Hãy để cho chim được tự do ca hát, bay lượn. Hãy để cho hoa được tự do tắm nắng mặt trời.

 II. Đồ dùng dạy học:

-Tranh minh hoạ bài đọc SGK.

III.Các họạt động dạy học:

 

doc 88 trang Người đăng Van Trung90 Lượt xem 1104Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 3 - Tuần 21 năm 2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 21: Thứ hai ngày02 tháng 2 năm 2009
Tập đọc
Chim Sơn ca và bông cúc trắng.
I. Mục tiêu: 
1.Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
-Đọc trôi chảy toàn bài. Biết nghỉ hơi hợp lí đúng chỗ, đúng mức.
-Biết thay đổi giọng đọc phù hợp với nội dung bài ( vui tươi ở đoạn 1; ngạc nhiên, buồn thảm -đoạn 2,3; thương tiếc, trách móc-đoạn 4).
2. Rèn kĩ năng đọc-hiểu: 
-Nắm được nghĩa các từ mới: khôn tả, véo von, long trọng...
-ý nghĩa câu chuyện: Hãy để cho chim được tự do ca hát, bay lượn. Hãy để cho hoa được tự do tắm nắng mặt trời.
 II. Đồ dùng dạy học:
-Tranh minh hoạ bài đọc SGK.
III.Các họạt động dạy học: 
Tiết 1:
Thời gian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
30
A.KTBC:
B. Bài mới:
-GTB - GV ghi bảng.
1. Luyện đọc:
-GV đọc mẫu toàn bài. 
a, Đọc từng câu:
-Gọi HS đọc nối tiếp câu (lần 1).
-GV đưa ra từ khó dễ lẫn: lìa đời, héo lả, xoè cánh, ẩm ướt..
-Gọi HS đọc nối tiếp L2.
b, Đọc đoạn:
-Gọi HS đọc nối tiếp đoạn L1.
-Gọi 2 HS đọc phần Chú giải.
-Gọi HS đọc nối tiếp đoạn lần 2.
-Hướng dẫn đọc đoạn khó, câu văn dài.
* Chim véo von mãi,/ rồi mới bay về bàu trời xanh thẳm.//
*Tội nghiệp con chim!//Khi nó còn sống và ca hát,/các cậu đã để mặc nó chết vì đói khát.//Còn bông hoa,/giá các cậu đừng ngắt nó/thì hôm nay/ chắc nó vẫn đang tắm nắng mặt trời.//
c. Đọc đoạn trong nhóm:
-Tổ chức cho HS đọc luân phiên trong nhóm 4.
d. Thi đọc: 
-Tổ chức cho HS đọc trước lớp.
Nhận xét, đánh giá
-Nhắc lại đầu bài.
-1 HS khá đọc lại.
-Đọc câu nối tiếp.
-Đọc cá nhân, đồng thanh.
-Đọc câu nối tiếp.
-4 HS đọc đoạn.
-2 HS đọc Chú giải.
-Đọc đoạn lần 2.
-Đọc cá nhân, đồng thanh.
-4 HS thành một nhóm, đọc đoạn trong nhóm
-Thi đọc trước lớp bằng nhiều hình thức.
Tiết 2:
15
15
2. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
+Trước khi bị bỏ vào lồng thì chim và hoa sống như thế nào?
 -Y/C HS quan sát tranh minh hoạ, để thấy cuộc sống hạnh phúc những ngày còn tự do của Sơn ca và bông cúc trắng
+Vì sao tiếng hót của chim trở nên buồn thảm?
+Điều gì cho thấy các cậu bé rất vô tình đối chim và hoa?
+Hành động của các cậu bé gây ra chuyện gì đau lòng?
+Em muốn nói gì với các cậu bé?
 *GV ghi bảng nội dung:. Hãy để cho chim được tự do ca hát, bay lượn. Hãy để cho hoa được tự do tắm nắng mặt trời.
 3. Luyện đọc lại:
-Tổ chức cho HS luyện đọc 
Nhận xét, bình chọn HS đọc diễn cảm.
C. Củng cố:
Tổng kết bài.GD lòng yêu thiên nhiên và bảo vệ chim chóc.Đừng đối xử với chúng như các cậu bé trong chuyện.
D. Dặn dò:
- Nhắc Hs đọc kĩ bài, chuẩn bị cho tiết kể chuyện.
-Chim tự do bay nhảy, cúc sống tự do bên bờ rào.
-Quan sát tranh.
-Vì chim bị bắt bị cầm tù.
+Đối với chim:Nhốt vào lồng nhưng quyên không cho ăn uống.
+Đối với hoa:Cầm dao cắt cả cỏ và hoa cho vào lồng Sơn ca.
-Sơn ca chết, cúc héo tàn.
.-HS nối tiếp nhau đưa ra ý kiến.
-Cá nhân , đồng thanh nhắc lại nội dung bài.
-Đọc trong nhóm.
-Đọc trước lớp.
Nhắc lại nội dung bài.
Toán
Bảng nhân 5
I.Mục tiêu:
Giúp HS : 
 -Lập bảng nhân 5 ( 5 nhân với 1,2 3.....10) và học thuộc bảng nhân này.
 -Thực hành nhân 5, giải bài toán và đếm thêm 5).
II. Đồ dùng dạy học:
-Các tấm bìa có 5 chấm tròn.
III.Các hoạt động dạy học:
Thời gian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
15
15
A. KTBC: Gọi HS đọc thuộc lòng: Bảng nhân 4
 Nhận xét, kết luận.
B.Bài mới: GTB-GV ghi bảng
1. Hướng dẫn lập bảng nhân 5:
-Giới thiệu các tấm bìa.Mỗi tấm có 5 chấm tròn. Gắn bảng 1 tấm . Nêu: 
+Mỗi tấm bìa có 5 chấm tròn, ta lấy 1 tấm bìa, tức là 5 (chấm tròn) được lấy 1 lần. 
Ta viết: 
 5*1=5 (đọc: Năm nhân một bằng năm)
-GV ghi bảng: 5*1=5
-GV găn 2 tấm bìa. 
+5 chấm tròn được lấy mấy lần? Ta viết được như nào?
5*2=5+5=10 Vậy 5*2=10. GV ghi bảng.
-Gọi HS đọc:" năm nhân hai bằng mười".
Tương tự GV hướng dẫn HS các phép nhân còn lại để lập thành bảng nhân.
-Tổ chức cho HS học thuộc lòng bảng nhân.
2. Thực hành:
Bài 1: Gọi HS nêu y/c bài tập.
-Tổ chức cho HS làm bài trên bảng con.1 HS lên bảng làm bài.
Nhận xét , đánh giá.
Bài 2: Bài toán.
 -Gọi HS đọc bài toán.
+Bài toán cho biết gì?
+Bài toán hỏi gì?
+Muốn biết 4tuần lễ mẹ đi làm bao nhiêu ngày, ta làm thế nào?
-Gọi HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm bài vào vở.
Bài 3: Gọi HS nêu y/c bài tập.
-Gọi HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm bài vào vở.
-GV hướng dẫn HS nhận xét đặc điểm của dãy số:
+Bắt đầu từ số thứ hai, mỗi số đều bằng số đứng ngay trước nó cộng thêm 5
-Y/C HS đọc dãy số theo 2 chiều
+ Khi đọc từ 5--50 gọi là: đếm thêm.	
+Khi đọc từ 50 đến 5 gọi là: bớt đi.
C. Củng cố: 
-Gọi HS đọc thuộc lòng bảng nhân 5. 
Tổng kết bài.
D. Dặn dò: Nhắc HS học thuộc lòng bảng nhân 2.
-HS đọc
-Nhắc lại đầu bài
-Quan sát.
-Đọc cá nhân, đồng thanh.
+5 được lấy 2 lần. Ta viết:
 5*2=10
-Đọc cá nhân, đồng thanh.
-Lập bảng nhân theo hướng dẫn.
-Học thuộc lòng bảng nhân.
*Tính nhẩm:
5*2=10 5*8 =40 5*7=35
5*4=20 5*10=50 5*5=25
5*6=30 5*3 =15 5*9=45
*Bài toán
Bài giải
Số ngày mẹ đi làm trong 4 tuần lễ là: 
5*4=20(ngày)
Đáp số: 20 ngày
*Đếm thêm 5 rồi viét số thích hợp vào ô trống:
5
10
15
20
25
30
35
40
45
50
-Nhận xét đặc điểm của dãy số theo hướng dẫn.
-Đọc dãy số
-2HS đọc thuộc lòng bảng nhân.
-Nhắc lại nội dung bài.
Thứ ba ngày 03 tháng 2 năm 2009
Kể chuyện
Chim Sơn ca và bông cúc trắng.
I. Mục tiêu:
1. Rèn kĩ năng nói:
-Dựa vào Gợi ý, kể được toàn bộ câu chuyện..
2. Rèn kĩ năng nghe:
-Có khả năng theo dõi bạn kể. Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn.Kể tiếp được lời của bạn.
II. Đồ dùng dạy học:
-Tranh minh hoạ phóng to.
-Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học:
Thời gian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
20
10
A. KTBC: 
B. Bài mới: GTB- GV ghi bảng.
1. Hướng dẫn kể lại từng đoạn theo Gợi ý
-Gọi HS nêu y/c bài tập và các gợi ý.
-Gọi HS kể đoạn 1 câu chuyện trước lớp, dựa vào Gợi ý.
- *Kể trong nhóm: Tổ chức cho HS luân phiên kể 4 đoạn trong nhóm.
2.Kể lai toàn bộ câu chuyện:
-Tổ chức cho HS kể chuyện theo nhóm. 
-Tổ chức cho đại diện các nhóm kể toàn bộ câu chuyện trước lớp
-Nhận xét, bình chọn nhóm kể hay.
C. Củng cố:
 Tổng kết bài, liên hệ thực tế GD lòng yêu thiên nhiên, bảo vệ các loài chim.
D. Dặn dò: Nhận xét giờ học. Bình chọn người, nhóm kể hay.Khuyến khích HS về nhà kể cho người thân...
-Nhắc lại tên bài.
Dựa vào các tranh sau, kể lại từng đoạn câu chuyện Chim Sơn ca và bông cúc trắng.
-4 HS lệnh và gợi ý.
-Cả lớp theo dõi bạn kể chuyện. Nhận xét bạn kể chuyện.
-Kể nhóm.
 -Kể trước lớp toàn bộ câu chuỵện.
-Nhận xét bạn kể chuyện.
- Đại diện các nhóm thi kể.
Nhận xét.
-Nhắc lại nội dung bài.
Toán
Luyện tập
I.Mục tiêu:
Giúp HS:
 +Củng cố việc ghi nhớ bảng nhân 5 bằng thực hành tính và giải toán.
 +Nhận biết đặc điểm của một dãy số để tìm số còn thiếu của dãy số đó.
II. Các hoạt động dạy học:
Thời gian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
6
6
6
6
6
A. KTBC: 
-Gọi HS đọc thuộc lòng bảng nhân 5.
Nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới: GTB-GV ghi bảng.
1. Bài 1: 
-Gọi HS nêu y/c bài tập.
a,Y/C học sinh tự làm ý a, vào vở. 
-Gọi HS đọc thuộc lòng lại bảng nhân.
b, Gọi hS lên bảng làm bài.
 +Khi đổi chỗ các thừa số, em thấy tích thế nào?
-Gọi HS nhắc lại.
2. Bài 2: Gọi HS nêu y/c bài tập.
-GV đưa ra phép tính mẫu: 
 5 * 4 - 9 = 20 - 9
 = 11
-Gọi HS lên bảng làm bài.Y/C cả lớp làm bài vào vở và trình bày theo mẫu.
Nhận xét, đánh giá.
3. Bài 3: Gọi HS đọc bài toán.
+Bài toán cho biết gì?
+Bài toán hỏi gì?
+Muốn biết mỗi tuần lễ Liên học bao nhiêu giờ, ta làm thế nào?
-Gọi HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm bài vào vở.
Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
4. Bài 4 : Tương tự bài 3. Y/C HS giải bài vào vở.
5. Bài 5: Gọi HS nêu y/c bài tập.
-Gọi 2 HS lên bảng giải bài.
+Trong mỗi dãy số, số thứ 2 bằng số thứ nhất cộng với mấy?
C. Củng cố-Dặn dò: 
 Tổng kết bài.
-Nhắc HS học thuộc lòng các bảng nhân.
-HS đọc.
-HS nhắc lại .
1.Tính nhẩm:
a,
-HS làm bài vào vở.
-Đọc kết quả.
b, 2*5=10 5*3=15 5*4=20
 5*2=10 3*5=15 4*5=20
 +Khi đổi chỗ các thừa số thì tích không thay đổi.
2. Tính (theo mẫu)
-Quan sát.
a,5*7-15=35-15 b,5*8-20=40-20
 =20 =20
c,.....
3. Bài toán:
Bài giải
Số giờ Lan học mỗi tuần lễ là:
5*5=25(giờ)
Đáp số: 25 giờ.
4. Bài toán: 5*10=50 (lít)
5. Số?
a, 5, 10, 15, 20, 25, 30, 35, 40, 45, 50...
b, 5, 8, 11, 14, 17, 21, 24, 28,... 
+Số thứ hai =số thứ nhất cộng với5
+Số thứ hai =số thứ nhất cộng với3
-Nhắc lại nội dung bài
Đạo đức
Bài 9:
Trả lại của rơi.
(Tiết 2)
I. Mục tiêu: 
1. HS hiểu:
-Nhặt được của rơi cần tìm lại cách trả cho người mất.
-Trả lại của rơi là thật thà, sẽ được mọi người quý trọng.
2. HS trả lại của rơi khi nhặt được.
3. HS có thái độ quý trọng những người thật thà, không tham của rơi.
II. Đồ dùng dạy học:
-Tranh tình huống.
-Đồ dùng hoá trang để sắm vai.
-Phiếu bài tập, thẻ xanh đỏ.
III. Các hoạt động dạy học.
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. KTBC:
B. Bài mới:
1Hoạt động1 
Đóng vai
*MT: Giúp HS biết thực hành cách ứng xử khi nhặt được của rơi.
2.Hoạt động 2: Trình bày tư liệu
*MT: Giúp HS củng cố nội dung bài học.
C. Củng cố: 
D. Dặn dò:
-GTB- GV ghi bảng
-GV nêu tình huống:
+TH1: Em làm trực nhật lớp và nhặt được quyển truỵên của bạn nào đó để quên trong ngăn bàn. Em sẽ...
+TH2: Giờ ra chơi, em nhặt được quản bút rất đẹp ở sân trường. Em sẽ...
+TH3: Em biết bạn mình nhặt được của rơi nhưng không chịu trả. Em sẽ... 
-Tổ chức cho HS thảo luận nhóm, đóng vai.
-Gọi nhóm lên đóng vai. 
+Em có đồng ý với cách ứng xử của các bạn vừa lên đóng vai không?Vì sao?
+Em có suy nghĩ gì khi được bạn trả lại đồ vật đã mất?
*KL: Khi nhặt được của rơi, cần tìm cách trả lại cho người mất.. Điều đó sẽ đem lại niềm vui cho họ và chính mình.
-GV y/c các nhóm trình bày, giới thiệu tư liệu đã sưu tầm được dưới nhiều hình thức..
-Tổ chức cho HS thảo luận 
+Nội dung tư liệu
+Cách thể hiện
+Cảm xúc của em qua các tư liệu
-GV nhận xét, đánh giá.
*KL: Cần trả lại của rơi mỗi khi nhặt được và nhắc nhở bạn bè, anh chị em, cùng thực hiện.
-Tổ chức cho HS đọc thuộc lòng 2 câu thơ:
Mỗi khi nhặt được của rơi
Em luôn tìm trả cho người, chẳng ham.
-Nhắc HS thực hiện Trả lại của rơi.
-HS nhắc lại đầu bài.
-Thảo luận nhóm
-Thực hành đóng vai
Đưa ra ý kiến.
-Trình bày, giới thiệu tư liệu đã sưu tầm.
-Thảo luận trình bày ý kiến
-Đọc đồng thanh
 ... 
13
A. KTBC: Y/C học sinh viết các từ: Tây Nguyên, Mơ-nông,lướt thướt..
Nhận xét, đánh giá
B. Bài mới : GTB- GV ghi bảng.
1. Hướng dẫn víêt chính tả.
-GV đọc bài chính tả.
+Những chữ nào trong bài chính tả được viết hoa? Vì sao?
+Tìm lời của Khỉ và Cá Sấu?Những lời nói ấy được đặt sau dấu gì?
--Y/C HS viết bảng con từ khó, dễ lẫn.
-GV đọc, hs chép bài
-GV theo dõi, uốn nắn, sửa sai.
Chấm bài.Nhận xét.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả.
Bài tập 2: Gọi HS nêu y/c bài tập.
-Tổ chức cho HS cho HS làm bài vào vở.
Gọi HS báo bài.
-Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
Bài tập 3: Gọi HS nêu y/c bài tập
*Tổ chức cho HS làm bài theo nhóm. Gọi đại diện nhóm báo bài
*Tổ chức cho HS làm bài trên bảng con
Nhận xét, kết luận.
C. Củng cố: 
 Tổng kết bài.
D. Dặn dò: 
Nhận xét tiết học, nhắc HS hoàn thành các bài tập.
-Viết bảng con.
-Nhắc lại tên bài.
-1,2 HS đọc lại.
+Cá Sấu, Khỉ, Vì đó là tên riêng..
-HS nêu.
- Sần sùi,quẫy mạnh,trườn....
-Nghe đọc, chép bài.
-Đổi chéo bài, sửa sai.Gạch lỗi bằng bút chì , ghi ra lề vở.Đổi chéo bài với bạn để kiểm tra.
2.Điền vào chỗ trống 
a, s/x:
- say sưa, xay lúa
- xông lên, dòng sông.
b,ut/uc?
-chúc mừng, chăm chút
-lụt lội, lục lọi.
3. 
a. Tên nhiều con vật bắt đầu bằng s: sẻ, sói, sứa, sóc..
b, Tìm tiếng có vần uc/ut có nghĩa như sau:
-Co lại: rụt
-Dùng xẻng lấy đất, đá, cát: xúc
-Chọi bằng sừng hoặc đầu:húc
-Nhắc lại nội dung bài.
Thứ năm ngày 27 tháng 2 năm 2009
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu:
- Giúp HS học thuộc bảng chia 4 và rèn kĩ năng vận dụng bảng chia 4
-Nhận biết 1/4.
II. Các hoạt động dạy học:
Thời gian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5
5
7
7
6
A. KTBC: Gọi HS đọc lại bảng chia 4
Nhận xét.
B. Bài mới: GTB-GV ghi bảng.
1. Bài 1:Gọi HS nêu y/c bài tập.
-Y/ C HS tính nhẩm, nối tiếp nêu kết quả
Nhận xét , kết luận lời giải đúng.
2. Bài 2: Gọi HS nêu y/c bài tập
-Gọi HS lên bảng giải bài, cả lớp làm bài vào bảng con.
Nhận xét, đánh giá.
3. Bài 3: Gọi HS đọc bài toán.
 +Bài toán cho biết gì?
+Bài toán hỏi gì?
+Muốn biết mỗi tổ có mấy HS, ta làm thế nào?
-Tổ chức cho 1 HS lên bảng giải bài, cả lớp làm bài vào vở.
-Nhận xét, đánh giá. 
4. Bài 4: Tiến hành tương tự 
Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
5.Bài 5: Gọi HS nêu y/c bài tập
-Tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi.
-Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
 Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
C. Củng cố: 
Tổng kết bài 
D. Dặn dò: 
-Nhắc HS ôn kĩ lại bảng nhân 4
-2 HS đọc 
-Nhắc lại đầu bài.
1. Tính nhẩm.
-HS nối tiếp nêu kết quả phép tính.
2. Tính nhẩm:
4*3=12 4*2=8 4*1=4 4*4=16.
12:4=3 8:4=2 4:4=1 16:4=4
12:3=4 ......
3. Bài toán
Bài giải
Mỗi tổ có số HS là:
40:4=10(HS)
Đáp số: 10 kg.
4. Bài toán
Để chở hết khách, cần số thuyền là:
12:4=3(thuyền)
Đáp số: 3 thuyền
5. Hình nào đã khoanh vào 1/4 số con hươu?
-Hình a. Vì số con hươu trong hình a được chia thành 4 phần bằng nhau và khoanh vào 1 phần
-Nhắc lại nội dung bài.
Tập viết
Chữ hoa: u,ư
I. Mục đích :
Rèn kĩ năng viết chữ:
-Biết viết chữ U,Ư theo cỡ vừa và cỡ nhỏ.
-Viết đúng, sạch, đẹp cụm từ ứng dụng :Ươm cây gây rừng . Chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định.
II. Đồ dùng dạy học:
-Mẫu chữ.
-Vở Tập viết.
III. Các hoạt động dạy học:
Thời gian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
15
15
A.KTBC:
-Y/C học sinh viết từ :Thẳng.
Nhận xét.
B.Bài mới: GTB- GV ghi bảng.
1. Hướng dẫn quan sát và nhận xét:
-Y/C HS quan sát chữ S:
+Chữ u cỡ vừa cao mấy li?Gồm mấy nét?
-GV nêu: 
+Chữ U cỡ vừa cao 5 li, gồm 2 nét là nét móc 2 đầu (trái -phải) và nét móc ngược phải -GV hướng dẫn cách viết: 
+Nét 1: ĐB trên ĐK5, viết nét móc 2 đầu, đầu móc bên trái cuộn vào trong, đầu móc bên phải hướng ra ngoài , DB trên ĐK 2
+Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, đổi chiều bút viết nét móc ngược phải từ trên xuống dưới, DB trên ĐK2
-GV viết mẫu chữ U, vừa viết vừa nói lại cách viết
-Cho HS quan sát chữ Ư. và so sánh.
GV kết luận: Cấu tạo chữ Ư thêm 1 dấu râu trên dầu nét 2.
-GV víêt mẫu chữ Ư, vừa viết vừa nói lại cách viết.
-Hướng dẫn HS viết bảng con chữ U,Ư.
 Nhận xét.
2. Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng.
a, GT cụm từ ứng dụng.
-Gọi HS đọc câu ứng dụng.
-Giúp HS hiểu nghĩa cụm từ ứng dụng:Ươm cây gây rừng; những việc cần làm thường xuyên để phát triển rừng, chống lũ lụt, hạn hán, bảo vệ cảnh quan môi trường
-Y/C HS quan sát nêu độ cao, khoảng cách của các chữ cái,các tiếng và cách đặt dấu thanh.
b.Hướng dẫn viết chữ Thẳng vào bảng con.
-GV viết mẫu trên dòng kẻ.
 -Tổ chức cho HS viết bảng con.
 Nhận xét.
3. Hướng dẫn HS viết vào vở Tập viết:
-GV nêu y/c viết.
-GV theo dõi HS viết, uốn nắn.
4.Chấm, chữa bài.
 Nhận xét chung .
C.Củng cố
 Tổng kết bài,
D. Dặn dò:
 Nhắc HS hoàn thành nốt phần luyện viết trong vở TV
HS viết bảng con
-HS nhắc lại tên bài
-Quan sát chữ mẫu.
-5li, 3 nét
-Lắng nghe.
-Quan sát.
-HS viết 2 lượt chữ U,Ư vào bảng con.
-2 HS đọc câu ứng dụng
HS lắng nghe.
+T,h,g cao 2,5li.Chữ t cao 1,5 li.r cao 1,25li . Các chữ còn lại cao 1 li. Khoảng cách giữa các tiếng bằng k/c viết 1 chữ o.
-Viết bảng con chữ Thẳng
-HS viết bài vào VTV.
Nhắc lại nội dung bài.
Luyện từ và câu:
Mở rộng vốn từ: Từ ngữ về muông thú.
Đặt và trả lời câu hỏi: Như thế nào?
I.Mục tiêu:
1. Mở rộng vốn từ về các loài thú.
2.Biết đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ: Như thế nào?
II.Đồ dùng học tập:
-Tranh ảnh
-Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
Thời gian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
12
8
10
A. KTBC: 
B. Bài mới : GTB-GV ghi bảng.
1.Bài tập 1:(viết) Gọi HS nêu y/c bài tập 
-Tổ chức cho HS làm bài vào vở. 2 HS lên bảng làm bài.
Nhận xét, kết luận.
2. Bài tập 2: (miệng) Gọi HS nêu yêu cầu bài tập
-Tổ chức cho HS thực hành hỏi đáp theo cặp
+Thỏ chạy như thế nào?
+Sóc chuyền từ cành này sang cành khác như thế nào?
+Gấu đi như thế nào?
+ Voi kéo gỗ như thế nào?
3. Bài tập 3: Gọi HS nêu y/c bài tập.
-Tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi.
-Thực hành hỏi đáp
Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
C. Củng cố:
Tổng kết bài.
D. Dặn dò: 
-Nhận xét giờ học.
-Nhắc HS hoàn thành các bài tập.
-Nhắc lại đầu bài.
*Xếp các con vật dưới đây vào nhóm thích hợp:
a, Thú dữ, nguy hiểm:hổ, báo, gấu, lợn lòi,chó sói, sư tử,bò rừng, tê giác.
b, Thú không nguy hiểm: thỏ, ngựa vằn, khỉ, vượn, sóc, chồn, cáo, hươu. 
*Dựa vào hiểu biết về các con vật, trả lời các câu hỏi sau:
-Thực hành hỏi đáp trước lớp.
+.....nhanh như tên bắn.
+...nhanh thoăn thoắt.
+...lặc lè.
+...rất khoẻ.
*Đặt và trả lời câu hỏi cho bộ phận được in đậm:
+Trâu cày như thế nào?
+Ngựa phi như thế nào?
+Thấy một .....Sói thèm như thế nào?
+Đọc xong.....khỉ Nâu cười như thế nào?
-Nhắc lại nội dung.
Thứ sáu ngày 20 tháng 2 năm 2009
Tập làm văn
Đáp lời khẳng định. Viết nội quy.
I. Mục tiêu:
1. Rèn kĩ năng nghe, nói: Biết đáp lời khẳng định phù hợp với tình huống giao tiếp, thể hiện thái độ lịch sự.
2.Rèn kĩ năng viết: Biết viết lại nội quy của trường.
II. Đồ dùng dạy học:
-Bảng phụ.
-Tranh, ảnh hươu sao.
III. Các hoạt động dạy học: 
Thời gian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
8
8
14
A. KTBC: GV đưa ra tình huống cần nói lời xin lỗi. Yêu cầu HS thực hành tình huống.
Nhận xét.
B. Bài mới: GTB-GV ghi bảng.
1. Bài tập 1:(miệng) Gọi HS nêu y/c bài tập.
-Hướng dẫn HS quan sát kĩ bức tranh, đọc lời nhân vật trong tranh 
+Bức tranh thể hiện trao đổi giữa ai với ai?
Trao đổi về việc gì?
-Tổ chức cho HS thực hành đóng vai hỏi-đáp 
*Chú ý: Không nhắc lại nguyên văn lời nhân vật, cần hỏi đáp với thái độ vui vẻ, niềm nở, lịch sự.
Nhận xét, đánh giá
2. Bài tập 2: (miệng) Gọi HS nêu yêu cầu và các tình huống.
-Tổ chức cho HS thực hành hỏi-đáp trước lớp.
Nhận xét, đánh giá.
3. Bài tập 3: (viết) Gọi HS nêu t/c bài tập.
-Gọi 2 HS đọc lại bản nội quy nhà trường rõ ràng, rành mạch.
-GV hướng dẫn HS trình bày đúng quy
định.
-Tổ chức cho HS viết bài vào vở.
-Gọi HS đọc lại những điều đã chép lại từ bản nội quy và yêu cầu HS trả lời lí do chọn những điều đó
Nhận xét, kết luận.
C. Củng cố:
-Tổng kết bài.
D. Dặn dò: Nhắc HS hoàn thành các bài tập
-Thực hành tình huống nói lời xin lỗi.
-Nhắc lại đầu bài 
*Đọc lời các nhân vật trong tranh sau:
+Bạn HS với cô bán vé rạp xiếc.
+hôm nay có xiếc hay không 
-Thực hành đóng vai hỏi đáp.
* Nói lời đáp của em:
a,...
+ôi! nó xinh quá.
b,...
+Nó giỏi quá, mẹ nhỉ.
c,...
+May quá!Cháu xin gặp bạn ấy một lát.
*Đọc và chép lại từ 2,3 điều trong nội quy trường em.
-Đọc nội quy trường.
-Viết nội quy.
-Báo bài.
-Nhắc lại nôi dung bài.
Chính tả
ngày hội đua voi ở tây nguyên.
I. Mục tiêu:
-Nghe -viết chính xác, trình bày đúng một đoạn trong bài:Ngày hội đua voi ở Tây Nguyên.
-Viết đúng và nhớ cách viết một số tiếng có âm, dấu thanh dễ lẫn: l/n ; ướt/ ươc.
II. Các hoạt động dạy học:
Thời gian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
17
13
A. KTBC: Y/C học sinh viết các từ: củi lửa, nung nấu..
Nhận xét, đánh giá
B. Bài mới : GTB- GV ghi bảng.
1. Hướng dẫn víêt chính tả.
-GV đọc bài chính tả.
+Đồng bào Tây Nguyên mở hội đua voi vào mùa nào?
+Tìm câu tả đàn voi vào hội?
+Những chữ nào trong bài chính tả được viết hoa? Vì sao?
--Y/C HS viết bảng con từ khó, dễ lẫn.
-GV đọc, hs chép bài
-GV theo dõi, uốn nắn, sửa sai.
Chấm bài.Nhận xét.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả.
Bài tập 2: Gọi HS nêu y/c bài tập.
-Tổ chức cho HS cho HS làm bài vào vở.
Gọi HS báo bài.
-Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
-GV phát phiếu bài tập
-Tổ chức cho HS làm bài theo nhóm. Gọi đại diện nhóm báo bài
 Nhận xét, kết luận.
C. Củng cố: 
 Tổng kết bài.
D. Dặn dò: 
Nhận xét tiết học, nhắc HS hoàn thành các bài tập.
-Viết bảng con.
-Nhắc lại tên bài.
-1,2 HS đọc lại.
+Mùa xuân
-HS trả lời.
+Tây Nguyên,Mơ -nông, Ê-đê,chữ đầu câu, đầu dòng .
-Tây Nguyên, Ê-đê, Mơ-nông, nườm nượp, nục nịch..
-Nghe đọc, chép bài.
-Đổi chéo bài, sửa sai.Gạch lỗi bằng bút chì , ghi ra lề vở.Đổi chéo bài với bạn để kiểm tra.
2.Điền vào chỗ trống l/n:
a, Năm gian lều cỏ thấp le te
Ngõ tối đêm sâu đóm lập loè
Lưng dậu phất phơ màu khói nhạt
Làn ao lóng lánh bóng trăng loe.
b, Tìm những tiếngcó nghĩa để điền vào chỗ trống.
Âm đầu/Vần
b
r
l
m
th
tr
ươt
rượt
lướt
mướt
thướt
trượt
ươc
bước
lược
-Nhắc lại nội dung bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 2 lop 2.doc