Giáo án các môn khối 3 - Tuần 28

Giáo án các môn khối 3 - Tuần 28

I- MỤC TIÊU:

+ KT: Giúp HS so sánh các số trong phạm vi 100.000 (các số có 5 chữ số).

+ KN: Biết so sánh các số trong phạm vi 100.000 . Tìm số lớn nhất, nhỏ nhất trong 1 nhóm số các số có 5 chữ số. Củng cố thứ tự trong nhóm các số có 5 chữ số.

+ TĐ: Giáo dục HS có ý thức trong học tập, lòng say mê học toán.

II- Đồ dùng dạy học:- Bảng phụ chép bài 1,2.

III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 17 trang Người đăng Van Trung90 Lượt xem 1511Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn khối 3 - Tuần 28", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28: 	Thứ hai ngày 27 tháng 3 năm 2006
Toán
So sánh các số trong phạm vi 100.000
I- Mục tiêu:
+ KT: Giúp HS so sánh các số trong phạm vi 100.000 (các số có 5 chữ số).
+ KN: Biết so sánh các số trong phạm vi 100.000 . Tìm số lớn nhất, nhỏ nhất trong 1 nhóm số các số có 5 chữ số. Củng cố thứ tự trong nhóm các số có 5 chữ số.
+ TĐ: Giáo dục HS có ý thức trong học tập, lòng say mê học toán.
II- Đồ dùng dạy học:- Bảng phụ chép bài 1,2.
III- Hoạt động dạy học: 
1- Kiểm tra bài cũ: HS chữa lại bài 3,4.
2- Bài mới:
2.1 - Hướng dẫn so sánh:
- So sánh 2 số có các chữ số khác nhau.
- GV viết bảng: 99.999; 100.000
- Gọi HS điền dấu.
- Yêu cầu giải thích vì sao điền dấu đó?
+ GV kết luận:
- So sánh 2 số có cùng số chữ số.
- GV ghi bảng: 76.200; 76.199
- Yêu cầu điền dấu và giải thích lý do.
- GV khẳng định và HD cách so sánh.
2.2- Thực hành:
* Bài tập 1: GV treo bảng phụ.
- Bài yêu cầu làm gì ? GV cho HS làm bài.
- GV cho HS nhận xét.
- Gọi HS giải thích cách so sánh.
* Bài tập 2- Gọi HS lên bảng, dưới nháp.
- Chữa và nêu cách điền dấu.
* Bài tập 3:- Cho HS tự làm.
- Gọi HS nhận xét.
- Vì sao 92386 là số lớn nhất trong các số đó.- Tương tự làm với số bé nhất.
- GV nhận xét, cho điểm.
* Bài tập 4:- GV cho HS làm vở.
- GV thu chấm, gọi HS chữa và giải thích cách xếp.
- HS nhận xét.
- HS nghe.
- 1 HS đọc lại số.
- 1 HS lên điền dấu, dưới nháp.
- HS giải thích.
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc, HS khác theo dõi.
- 1 HS lên bảng, dưới nháp.
- HS quan sát và lắng nghe.
- 1 HS đọc yêu cầu, HS khác theo dõi.
- 2 HS lên làm trên bảng phụ, dưới làm SGK.
- 2 HS nhận xét.
- 1 HS nêu cách so sánh.
- 1 HS đọc yêu cầu, HS khác theo dõi.
- 1 HS lên bảng, dưới làm vở nháp.
- 1 HS đọc yêu cầu, HS khác theo dõi.
- HS làm vở.
- 1 HS nhận xét.
- Vì có chữ số hàng chục nghìn lớn nhất.
- 1 HS đọc yêu cầu, HS khác theo dõi.
- HS làm bài vào vở.
IV- Củng cố dặn dò:	- GV nhận xét tiết học.
------------------------------------------------------------
Tập đọc - kể chuyện. 
Cuộc chạy đua trong rừng
I- Mục đích, yêu cầu.
A- Tập đọc.
+ KT: HS đọc đúng, trôi chảy toàn bài, to, rõ ràng, rành mạch.
+ KN: Đọc đúng 1 số từ ngữ khó.
- Phân biệt lời đối thoại giữa ngựa cha và ngựa con.
- Hiểu được 1 số từ ngữ và nội dung bài.
+ TĐ: Giáo dục HS có ý thức trong học tập.
B- Kể chuyện:
+ KT: Dựa vào tranh kể lại toàn bộ câu chuyện bằng lời của ngựa con.
+ KN: Rèn kỹ năng nói và nghe cho HS .
+ TĐ: Giáo dục HS có ý thức trong học tập, tính cẩn thận, chu đáo trong mọi việc.
II- Đồ dùng dạy học : - Tranh minh hoạ SGK.
III- Hoạt động dạy học. 
Tập đọc.
1- Kiểm tra bài cũ: HS đọc lại bài: Quả táo.
2- Bài mới: GV giới thiệu bài.
3- Luyện đọc:
- GV đọc cả bài.
- HD đọc từng câu, sửa phát âm.
- HD đọc đoạn.
- GV gọi HS đọc từng đoạn rồi hướng dẫn ngắt hơi, nghỉ hơi.
+ Đoạn 1: Nghỉ hơi dấu chấm xuống dòng, giọng hào hứng sôi nổi, giảng từ nguyệt quế.
+ Đoạn 2: 
- HD nghỉ hơi sau dấu hai chấm, chấm than.
- Giảng từ: Móng.
- Giọng đọc âu yếm ân cần.
+ Đoạn 3:
- Giọng đọc chậm, gọn, rõ.
- Giảng: Đối thủ.
+ Đoạn 4:
- Hai dấu chấm than, chấm lửng, 2 chấm đều nghỉ hơi.
- HD ngắt giữa các cụm từ: Tiếng hô/ “Bắt đầu ! // vang lên, // vòng thứ nhất .. . // Vòng thứ 2 . //”
- Gọi 4 HS đọc nối đoạn
- Giọng đọc đoạn 4 thế nào ?
- Cho HS đọc đồng thanh.
4- Tìm hiểu bài.
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1.
- GV nêu câu hỏi 1.
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi 2.
- Nội dung đoạn 1 là gì, đoạn 2 là gì ?
- Ngựa con phản ứng lời cha thế nào ?
- Gọi HS đọc đoạn 3,4.
- GV nêu câu hỏi 3.
- GV giảng từ: Vận động viên.
- Ngựa con rút ra bài học gì ?
5- Luyện đọc lại:
- GV đọc mẫu đoạn 2:
- Giọng ngựa cha và giọng ngựa con khác nhau thế nào ?
- Gọi HS đọc lại.
- Nhấn giọng từ nào ?
- GV cho thi đọc nhận xét cho điểm.
- 2 HS đọc và nêu nội dung, HS khác nhận xét.
- HS nghe.
- HS nghe và theo dõi.
- HS đọc nối câu.
- 4 HS đọc nối 4 đoạn.
- 1 HS đọc lại, HS khác theo dõi.
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc, HS khác theo dõi.
- 1 HS đọc lại.
- HS nghe.
- 1 HS đọc, HS khác theo dõi.
- 1 HS đọc lại, HS khác theo dõi.
- HS nghe.
- 1 HS đọc, HS khác theo dõi.
- 1 HS đọc lại.
- 2 HS đọc lại.
- 4 HS đọc, lớp theo dõi.
- Giọng đọc nhanh, hồi hộp.
- HS đọc đồng thanh toàn bài.
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm.
- HS suy nghĩ trả lời.
- HS đọc thầm.
- HS trả lời, nhận xét.
- 2 HS trả lời nhận xét.
- 1 HS đọc to đoạn 3,4.
- HS suy nghĩ trả lời.
- HS nghe.
- 1 số HS nhắc lại.
- HS theo dõi.
- Cha thì âu yếm ân cần; con thì tự tin, chủ quan.
- 2 HS đọc lại.
- 2 HS nêu, nhận xét.
Kể chuyện
- GV nêu nhiệm vụ.
- HD kể chuyện theo lời ngựa con.
- GV cho HS quan sát tranh nêu nội dung từng bức tranh.
- Gọi HS nối tiếp nhau kể từng đoạn.
- GV cùng HS nhận xét, cho điểm.
- Gọi HS kể cả chuyện.
- GV nhận xét chọn bạn kể tốt nhất.
- HS nghe.
- HS khá kể trước.
- 4 HS kể nối tiếp nhau.
- 2 HS kể HS khác theo dõi.
- HS nhận xét bạn kể.
IV- Củng cố dặn dò:	- Nêu ý nghĩa của câu chuyện.
- Về kể lại cho người thân nghe
------------------------------------------------------------------
Toán
Luyện tập 
I- Mục tiêu:
+ KT: Củng cố cho HS so sánh các số có 5 chữ só, thứ tự các số có 5 chữ số, các phép tính với số có 4 chữ số.
+ KN: Rèn kỹ năng so sánh, thứ tự các số và thực hiện các phép tính đúng.
+ TĐ: Giáo dục HS có ý thức trong học tập, yêu thích môn toán.
II- Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ chép bài tập 1. 
III- Hoạt động dạy học:
1- Kiểm tra bài cũ: HS nêu cách giải bài 2,3 tiết trước.
2- Bài mới:
a- Giới thiệu bài:
b- HD học sinh làm bài tập:
* Bài tập 1: GV treo bảng phụ.
- Gọi HS đọc đầu bài.
- Trong dãy số đó số nào đứng sau số 99.600 ?
- Yêu cầu HS tìm các số liền sau rồi nêu nhận xét dãy số.
- GV nhận xét và chữa bài.
* Bài tập 2:
- Gọi HS đọc đầu bài.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở nháp và kiểm tra chéo nhau.
- Gọi HS nhận xét, GV kết luận đúng sai.
* Bài tập 3:
- Gọi HS đọc đầu bài.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- GV thu chấm và nhận xét.
* Bài tập 4:
- Gọi HS đọc đầu bài.
- Hướng dẫn HS nêu cách tìm số và giải thích vì sao ?
- Yêu cầu HS trả lời miệng, nhận xét.
- GV kết luận.
* Bài tập 5:
- Yêu cầu HS đọc đầu bài.
- Gọi HS làm bài trên bảng, HS ở dưới làm vở nháp.
- GV cùng HS nhận xét.
- 2 HS lên bảng, HS khác theo dõi.
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc yêu cầu, HS khác theo dõi.
- HS suy nghĩ trả lời.
- HS làm bài vào giấy nháp, 1 HS lên bảng
- 1 HS đọc đầu bài, HS khác theo dõi.
- HS làm bài theo yêu cầu của GV.
- 2 HS nhận xét.
- 1 HS đọc đầu bài, HS khác theo dõi.
- HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng chữa
- 1 HS đọc đầu bài, HS khác theo dõi.
- HS lắng nghe và suy nghĩ trả lời.
- 2 HS trả lời, HS khác nhận xét.
- 1 HS đọc đầu bài, HS khác theo dõi.
- 2 HS lên bảng, ở dưới làm vở nháp.
- HS nêu lại cách tính.
IV- Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét tiết học
-----------------------------------------------
Tập viết
Ôn chữ hoa T (tiếp) 
I- Mục đích – yêu cầu.
+ KT: Viết chữ hoa T trong chữ Th.
+ KN: Viết đẹp các chữ cái hoa T; viết đúng, đẹp bằng cỡ chữ nhỏ tên riêng và câu ứng dụng.
+ TĐ: Giáo dục HS có ý thức trong học tập và có ý thức rèn luyện chữ viết.
II- Đồ dùng dạy học
- Mẫu chữ cái viết hoa T, Th.
- Tên riêng và câu ứng dụng viết bảng.
III- Hoạt động dạy học.
A- Kiểm tra bài cũ: HS viết bảng chữ T,D,N.
B- Bài mới:
1- Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu: HS lắng nghe.
2- Hướng dẫn HS viết chữ hoa.
- Yêu cầu tìm chữ viết hoa trong tên riêng và câu ứng dụng.
- Cho viết chữ T vào bảng.
- GV cùng HS nhận xét.
- Gọi HS nêu lại cách viết.
- HD nối sang chữ cái h.
- Cho HS viết bảng.
- Yêu cầu HS viết lại chữ Th, L.
- GV nhận xét, sửa cho HS.
3- Hướng dẫn viết từ:
- Thăng long là tên cũ của địa danh nào ?
- Cho HS nhận xét chiều cao của các chữ.
- Nhận xét khoảng cách các chữ.
- GV cho luyện bảng.
- GV sửa cho HS.
4- Hướng dẫn viết câu ứng dụng:
- Giúp HS hiểu nghĩa câu.
- Cho HS nhận xét chiều cao của các chữ.
- Cho HS viết bảng.
- GV nhận xét sửa cho HS.
5- Hướng dẫn viết vở:
- GV nhắc mẫu viết.
- GV cho HS viết bài.
- GV quan sát nhắc nhở HS viết bài.
- GV thu chấm, nhận xét.
- HS tìm.
- 2 HS lên bảng.
- 1 HS nêu.
- HS theo dõi.
- 1 HS lên viết trên bảng.
- HS viết bảng.
- 1 HS đọc từ ứng dụng.
- Hà Nội.
- 2 HS tìm và nêu trước lớp.
- HS: Thăng Long.
- 1 HS đọc câu ứng dụng.
- HS viết bảng.
- HS nghe và quan sát vở tập viết.
- HS viết vở.
IV- Củng cố dặn dò:
- Nhắc HS viết chưa đẹp về viết lại.
-----------------------------------
ôn Tiếng Việt +
Luyện từ và câu: ôn về nhân hoá
I- Mục đích, yêu cầu:
+ KT: Củng cố cho HS về các cách nhân hoá.
+ KN: Rèn kỹ năng biết sử dụng biện pháp nhân hoá vào cuộc sống.
+ TĐ: Giáo dục HS có ý thức trong học tập.
II- Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ chép bài 2,3.
III- Hoạt động dạy học:
1- Hướng dẫn HS làm bài tập:
* Bài tập 1: Hãy nêu cách nhân hoá mà em đã được học:
- GV cho HS suy nghĩ trả lời.
- GV củng cố lại cách nhân hoá đã học.
* Bài tập 2: GV treo bảng phụ có nội dung bài 2.
Đọc đoạn thơ sau:
Tiếng dừa làm dịu nắng trưa.
Gọi đàn gió đến cùng dừa múa reo.
Trời xanh đầy tiếng rì rào.
Đàn có đánh nhịp bay vào bay ra.
Đứng canh trời đất bao la.
Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi.
- Những từ ngữ chỉ sự vật được coi như người (khoanh tròn vào đáp án đúng)
a- Gió 	b- Tiếng dừa 	c- trời 	d- Đàn cò 	e- dừa
- Từ ngữ chỉ hoạt động, đặc điểm của người được chỉ cho sự vật (khoanh tròn vào đáp án đúng)
a- Gọi 	b- Dịu c- Đến 	d- Đánh nhịp e- Đứng canh	g- Rì rào. 
- Gọi 2 HS đọc đầu bài, HS khác theo dõi.
- Yêu cầu 2 HS làn nháp, 2 HS lên bảng.
- GV cùng HS nhận xét, GV kết luận đúng sai.
* Bài tập 3: GV treo bảng phụ có nội dung bài 3.
Đọc đoạn thơ sau:
Công dẫn đầu đội múa.
Khướu lĩnh xướng dàn ca.
Kỳ nhông diễn ảo thuật.
Thay đổi hoài mầu da.
- Hãy nêu các từ ngữ chỉ sự vật được nhận hoá ?
- Theo em các sự vật này được nhân hoá bằng những cách nào ?
- GV cho 2 HS đọc đầu bài , HS khác theo dõi.
- HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng, HS nhận xét, GV kết luận đúng sai.
* Bài tập 4 (dànhcho HS giỏi).
- Viết 1 đoạn văn (khoảng 3 câu) có sử dụng biện pháp nhân hoá.
- GV cho 1 HS đọc đầu bài, HS khác theo dõi.
- Y ... iểm tra bài cũ: HS viết nháp, 2 HS lên bảng: Thiếu niên, nai nịt, khăn lụa, thắt lỏng, lạnh buốt. 
B- Bài mới: 
1- Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu.
2- Hướng dẫn viết chính tả:
- Gọi HS đọc thuộc lòng 3 khổ thơ cuối.
- Vì sao “chơi vui, học càng vui”
- Đoạn này có mấy khổ thơ.
- Nêu cách trình bày.
- HD viết từ khó.
- Yêu cầu HS tìm và viết các từ khó vào giấy nháp.
- GV cho HS viết bài.
- Soát và chấm.
3- Hướng dẫn làm bài tập:
* Bài tập 2a: GV treo bảng phụ.
- Gọi HS đọc đầu bài.
- Yêu cầu tự làm nháp
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- HS nghe.
- 2 HS đọc, HS nghe, theo dõi.
- 1 HS trả lời, HS khác nhận xét.
- 2 HS trả lời và nêu cách trình bày.
- HS làm theo yêu cầu của GV và sửa lại những từ viết sai.
- HS viết bài vào vở.
- HS soát bài.
- 1 HS đọc đầu bài, HS khác theo dõi.
- HS làm bài vào nháp, kiểm tra nhau.
IV- Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
-------------------------------------------
Toán
Diện tích của một hình.
I- Mục tiêu:
+ KT: Giúp cho HS bước dầu làm quen với khái niệm diện tích, có biểu tượng về diện tích; biết diện tích bé hơ, diện tích bằng nhau.
+ KN: Vận dụng trong thực hành.
+ TĐ: Giáo dục HS có ý thức trong học tập.
II- Đồ dùng dạy học:
- Hình minh hoạ trong SGK được làm từ bìa.
III- Hoạt động dạy học:
A- Kiểm tra bài cũ: Chữa bài 2,3 tiết trước.
B- Bài mới:
1- Giới thiệu bài:
2- Giới thiệu về diện tích của một hình.
Ví dụ:
- GV cho HS nhận biết hình tròn, hình chữ nhật.
- GV cho HS thao tác trên hình của mình mang đến lớp.
- Giúp HS rút ra được hình chữ nhật nằm hoàn toàn trong hình tròn. Vởy diện tích hình chữ nhật bé hơn diện tích hình tròn.
- Tương tự ví dụ 2 và 3.
3- Luyện tập - thực hành:
* Bài tập 1:
- GV cho HS quan sát hình.
- Gọi HS đọc các ý a,b,c.
- GV yêu cầu HS trả lời.
- GV cùng HS nhận xét.
* Bài tập 2:
- Cho HS tự làm bài.
- GV chữa bài, kết luận đúng sai.
* Bài tập 3:
- Cho HS quan sát hình.
- Yêu cầu HS đoán kết quả.
- Gọi HS chữa bài.
- HS nghe.
- HS quan sát hình.
- 2 HS nhắc lại, HS khác theo dõi.
- 1 HS đọc yêu cầu, HS khác theo dõi.
- HS quan sát.
- 1 HS đọc trước lớp.
- 3 HS trả lời.
- 1 HS đọc yêu cầu, HS khác theo dõi.
- HS làm bài vào vở.
- 1 HS đọc yêu cầu, HS khác theo dõi.
- HS quan sát hình.
- 3 nêu kết quả phỏng đoán.
- 1 HS lên chữa.
IV- Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét tiết học, nhắc HS chuẩn bị bài sau.
-----------------------------------------------------
Tự nhiên xã hội
Mặt trời
I- Mục đích – yêu cầu.
+ KT: Giúp HS biết Mặt Trời vừa là vật chiếu sáng, vừa toả nhiệt.
+ KN: Biết được vai trò của mặt trời đối với con người, với trái đất.
+ TĐ: Giáo dục HS có ý thức trong học tập.
II- Đồ dùng dạy học.
- Tranh minh hoạ trong SGK.
- Phiếu thảo luận nhóm.
III- Hoạt động dạy học:
* Hoạt động 1: Mặt Trời vừa là vật chiếu sáng vừa toả nhiệt.
- Gọi HS đọc câu hỏi SGK.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm.
- GV nhận xét các ý kiến.
- Vậy mặt trời theo em như thế nào ?
- GV kết luận:
- Cho HS lấy ví dụ chứng minh.
- GV nhận xét.
* Hoạt động 2: Vai trò của mặt trời trong cuộc sống.
- Yêu cầu thảo luận nhóm.
- Mặt trời có vai trò gì ? lấy ví dụ chứng minh.
- Gọi HS báo cáo kết quả.
- GV kết luận:
* Hoạt động 3: Sử dụng ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời.
- Gọi HS nêu cách con người sử dụng ánh sáng, nhiệt của mặt trời vào việc gì ?
- GV kết luận:
- 1 HS đọc.
- HS thảo luận nhóm đôi; đại diện báo cáo.
- 2 HS kết luận.
- HS nghe.
- 2 HS nêu ví dụ.
- HS thảo luậnnhóm đôi.
- HS nghe.
- HS suy nghĩ trả lời.
IV- Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét tiết học; nhắc HS chuẩn bị bài sau..
-------------------------------------------------
ôn Toán
So sánh các số trong phạm vi 100.000
I- Mục tiêu:
+ KT: Củng cố lại cách so sánh các số trong phạm vi 100.000.
+ KN: Rèn kỹ năng thực hành cho HS; so sánh các số chữ số với nahu; so sánh các chữ số ở từng hàng với nhau.
+ TĐ: Giáo dục HS có ý thức trong học tập.
II- Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ chép bài tập 2.
III- Hoạt động dạy học:
GV hướng dẫn HS làm bài tập.
* Bài tập 1: Điền dấu:
 3 527 3 518	2 146 g 10 000 g
24 600 24 601	43 875 m 43 679 m
- 1 HS đọc yêu cầu, HS khác theo dõi.
- GV yêu cầu HS làm bài vào vở.
- Gọi 1 HS lên chữa bài.
- GV cùng HS nhận xét và cho HS nêu cách điền dấu; GV kết luận đúng sai.
* Bài tập 2: GV treo bảng phụ có nội dung bài 2.
- Khoanh tròn vào chữ cái trước đáp án đúng.
a- Số lớn nhất trong các số sau:
80 125; 79 925; 81 200; 80 215 là
A. 80 215 	B. 79 925	C. 81 200	D. 80 215
b- Số bé nhất trong các số sau :
13 427; 15 720; 13 800; 21 000 là
A. 13 427 	B. 15 720 	C. 13 800	D. 21 000
- Gọi HS đọc yêu cầu bài, HS khác theo dõi.
- Gọi HS làm bài vào nháp, 2 HS lên bảng (mỗi em 1 phần).
- GV cho HS nhận xét bài của nhau.
- GV kết luận đúng sai.
* Bài tập 3: Viết số thích hợp.
a- 15 436; 15 437;  ..; . .; ..; ..
b- 27 480; 27 490; ; ; .
- GV gọi HS đọc đầu bài, HS khác theo dõi.
- GV yêu cầu HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm.
- Gọi HS nhận xét bài, thu chấm 1 số bài cho HS.
- GV kết luận đúng sai.
- Nêu cách điền các số ở hai dãy số trên ? em có nhận xét gì về hai dãy số đó.
* Bài tập 4: Dành cho HS giỏi
Tìm x
a- 2x 678 53 447
c- 15 453 76 x48 > 76 086
- GV gọi HS đọc đầu bài, HS khác theo dõi.
- GV yêu cầu HS làm bài vào vở, đỏi bài kiểm tra nhau.
- GV cho HS lên bảng chữa, HS nhận xét bài.
- GV chốt lại kết quả đúng sai.
- Gọi HS nêu lại cách tìm, HS khác theo dõi, nhận xét.
Ví dụ: 2x 678 < 21600
Ta thấy x là chữ số hàng nghìn.
Vậy x < 1 suy ra x = 0
Ta có 20 675 < 21 600
IV- Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Nhắc HS chú ý khi so sánh các số có 5 chữ số.
Thứ sáu ngày 27 tháng 3 năm 2009
Tập làm văn
Kể lại trận thi đấu thể thao 
I- Mục đích, yêu cầu:
+ KT: HS kể lại bằng lời về một trận thi đấu thể thao và viết lại bản tin thể thao.
+ KN: Rèn kỹ năng nói và viết cho HS.
+ TĐ: Giáo dục HS có ý thức trong học tập, yêu thể thao.
II- Đồ dùng dạy học:	- HS sưu tầm các tin thể thao trên đài báo.
- Bảng phụ chép câu hỏi gợi ý bài 1.
III- Hoạt động dạy học:
1- Giới thiệu bài:
2- Dạy - học bài mới:
* Bài tập 1: 
- GV treo bảng phụ.
- GV giúp HS kể từng phần của trận thi đấu qua phần câu hỏi.
- Chú ý phần diễn biến của cuộc thi đấu: Trọng tài ra lệnh, các cầu thủ bắt đầu vào trận thế nào ? người xem cổ vũ ra sao ?
- Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau nói cho nhau nghe.
- Gọi HS nói trước lớp.
- GV nhận xét, sửa cho HS.
* Bài tập 2: 
- Cho HS đọc tin thể thao mà mình sưu tầm được.
- Nhắc nhở tính trung thực của bản tin, viết nhắn gọn, đủ ý.
- Gọi HS đọc lại bài.
- GV nhận xét, cho điểm.
- HS nghe.
- 1 HS đọc yêu cầu, HS khác theo dõi.
- 2 HS đọc phần gợi ý.
- HS lần lượt trả lời.
- HS kể kỹ phần này
- Mỗi môn thể thao có đặc trưng riêng của môn đó.
- HS làm việc theo cặp.
- Từ 4 - 5 HS nói.
- 1 HS đọc đầu bài, HS khác theo dõi.
- 4 HS đọc lại.
- HS viết vở.
- 5 HS đọc lại.
IV- Củng cố dặn dò:	- GV nhận xét tiết học.
- Nhắc HS chuẩn bị bài sau.
----------------------------------
Toán
Đơn vị đo diện tích: Xăng - ti - mét vuông
I- Mục tiêu:
+ KT: Giúp HS hiểu được 1 cm2 là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1 cm. Đọc và viết được số đo diện tích cm2.
+ KN: Rèn kỹ năng thực hành thực hành cho HS.
+ TĐ: Giáo dục HS có ý thức trong học tập, yêu thích môn toán.
II- Đồ dùng dạy học:	- Hình vuông có cạnh 1 cm cho HS.
III- Hoạt động dạy học:
A- Kiểm tra bài cũ: HS chữa bài 2 tiết trước
B- Bài mới:	1- Giới thiệu bài: 
2- Giới thiệu xăng - ti - mét vuông.
- Để đo diện tích của các hình các vật nào đó người ta hay dùng đơn vị đo diện tích: Xăng - ti - mét vuông.
- Xăng - ti - mét vuông chính là diện tích hình vuông có cạnh dài 1 cm.
- Xăng - ti - mét vuông viết tắt là cm2 (chú ý).
- GV cho HS đo hình vuông có cạnh 1 cm.
- Vậy diện tích của hình vuông này là bao nhiêu ?
- Gọi 1 HS nhắc lại.
3- Thực hành:
* Bài tập 1:
- Bài yêu cầu làm gì ?
- Cho HS tự làm bài.
- Gọi HS đọc lại.
* Bài tập 2:
- Gọi HS đọc mẫu.
- GV cho HS tự làm SGK.
- GV cùng HS chữa bài.
* Bài tập 3:
- Gọi HS đọc mẫu.
- Khi tính các phép tính có kèm tên đơn vị đo diện tích ta chú ý gì ?
- Cho HS làm nháp, 1 HS lên bảng.
- GV nhận xét, chữa bài.
* Bài tập 4: 
- HD tóm tắt và giải bài.
- GV theo dõi giúp đỡ HS yếu.
- GV thu chấm nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS nghe và ghi nhớ.
- HS theo dõi.
- HS dùng thước đo và nêu kết quả độ dài cạnh.
- Là 1 cm.
- 3 HS nhắc lại.
- 1 HS đọc đầu bài, HS khác theo dõi.
- HS làm nháp, 1 HS lên bảng.
- 2 HS đọc.
- 1 HS nêu yêu cầu, HS khác theo dõi.
- 1 HS đọc mẫu, lớp theo dõi SGK.
- 1 HS chữa.
- 1 HS đọc đầu bài, HS khác theo dõi.
- 1 HS đọc mẫu, lớp theo dõi SGK.
- Tính kết quả phép tính bình thường như các phép tính khác, sau đó viét thêm đơn vị đo diện tích.
- 1 HS đọc đầu bài, HS khác theo dõi.
- 1 HS chữa, HS làm vở.
300 - 280 = 20 (cm2)
IV- Củng cố dặn dò:	- GV nhận xét tiết học.
- Nhắc HS chuẩn bị bài sau.
------------------------------------------
Thể dục
bài thể dục với hoa
I- Mục tiêu:
+ KT: HS ôn bài thể dục phát triển chung và chơi trò chơi nhẩy ô tiếp sức.
+ KN: Thực hiện tương đối chính xác các động tác; tham gia trò chơi chủ động.
+ TĐ: Giáo dục HS có ý thức trong luyện tập, chơi vui.
II- Địa điểm phương tiện.
- HS tập tại sân trường, chuẩn bị hoa và cờ và kẻ sân cho trò chơi.
III- Hoạt động dạy học:
1- Phần mở đầu. 
- GV phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
- Khởi động các khớp.
- Chạy chậm trên địa hình tự nhiên.
2- Phần cơ bản:
- Ôn bài thể dục phát triển chung.
- GV cho tập hợp 4 hàng ngang.
- GV nhận xét, sửa cho HS.
- GV cho các tổ thi với nhau.
- GV cùng HS nhận xét chọn tổ tập đẹp, đúng nhất.
+ HD trò chơi: Nhẩy ô tiếp sức.
- GV vẽ hình trên sân, chia HS làm 4 tổ đứng trước các ô trên sân.
- GV cho HS nhẩy thử.
- GV cho HS chơi theo sự hướng dẫn của GV
- HS nghe.
- HS khởi động.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- HS tập hợp theo yêu cầu.
- Lớp trưởng cho tập 2 lần.
- Từng tổ lên tập.
- HS xếp 4 hàng.
- 2 HS làm thử.
3- Phần kết thúc:
- Đi thả lỏng và hít thở sâu.
- GV nhận xét giờ học.
- Về ôn lại bài thể dục đã học.
-------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 28.doc