Giáo án các môn khối 3 - Tuần 34

Giáo án các môn khối 3 - Tuần 34

I. Mục tiêu:

 A. Tập đọc:

1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng.

 - Chú ý các từ ngữ: liều mạng, vung rìu, lăn quay, quăng rìu, leo tót, lừng lững,.

 - Biết thay đổi giọng đọc phù hợp với nội dung. Biết đọc phân biệt lời dẫn truyện với các nhân vật.

2. Rèn kỹ năng đọc - hiểu:

 - Hiểu nghĩa các từ mới được chú giải sau bài: tiều phu, khoảng giập bã trầu, phú ông, rịt,.

 - Hiểu nội dung truyện:

 + Tình nghĩa thuỷ chung, tấm lòng nhân hậu của chú Cuội.

 + Giải thích các hiện tượng thiên nhiên (hình ảnh giống người ngồi trên cung trăng vào những đêm rằm) và ước

doc 31 trang Người đăng Van Trung90 Lượt xem 957Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 3 - Tuần 34", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 34
Kế hoạch bài dạy
Môn: Tập đọc - Kể chuyện Thứ 2 ngày 3 tháng 5 năm 2010
Tiết: 99 - 100
Bài : Sự tích chú Cuội cung trăng
I. Mục tiêu:
 A. Tập đọc: 
1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng.
 - Chú ý các từ ngữ: liều mạng, vung rìu, lăn quay, quăng rìu, leo tót, lừng lững,..
 - Biết thay đổi giọng đọc phù hợp với nội dung. Biết đọc phân biệt lời dẫn truyện với các nhân vật.
2. Rèn kỹ năng đọc - hiểu: 
 - Hiểu nghĩa các từ mới được chú giải sau bài: tiều phu, khoảng giập bã trầu, phú ông, rịt,..
 - Hiểu nội dung truyện:
 + Tình nghĩa thuỷ chung, tấm lòng nhân hậu của chú Cuội.
 + Giải thích các hiện tượng thiên nhiên (hình ảnh giống người ngồi trên cung trăng vào những đêm rằm) và ước mơ bay lên mặt trăng của loài người.
 B- Kể chuyện:
1. Rèn kỹ năng nói:
 - Dưạ vào các gợi ý trong SGK, Hs kể lại được tự nhiên, trôi chảy từng đoạn của câu chuyện.
2. Rèn kỹ năng nghe: Chăm chú nghe bạn kể; học được ưu điểm của bạn, phát hiện đúng những sai sót; kể tiếp được lời bạn.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ, tranh,...
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi chú
5’
Tập đọc:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc và trả lời câu hỏi bài: “Mặt.................”
- Gv nhận xét, ghi điểm.
- 2 Hs đọc và trả lời. 
1'
35'
8'
 1'
17'
3’
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- Gv giới thiệu nội dung bài học
- Yêu cầu Hs quan sát tranh minh hoạ.
2. Luyện đọc:
a. Giáo viên đọc mẫu toàn bài:
+ Đoạn 1: Giọng nhanh, hồi hộp
+ Đoạn 2 + 3: giọng chậm hơn
b. Hướng dẫn Hs luyện đọc + giải nghĩa từ 
*Đọc từng câu:
- Yêu cầu Hs đọc nối tiếp từng câu
+ Chú ý đọc đúng các từ ngữ:
 liều mạng, vung rìu, lăn quay, quăng rìu, leo tót, lừng lững,..
* Đọc từng đoạn trước lớp:
- Bài chia mấy đoạn?
- Gv nêu từng đoạn (3 đoạn) 
- Gọi Hs nối tiếp nhau đọc từng đoạn 
+ Luyện ngắt hơi đúng sau dấu câu:
Ngày nay, / mỗi khi nhìn lên mặt trăng, / ta vẫn thấy chú Cuội ngồi dưới gốc cây thuốc quý. //
+ Giải nghĩa từ: tiều phu, khoảng giập bã trầu, phú ông, rịt,..
* Đọc từng đoạn trong nhóm:
- Gv nêu yêu cầu luyện đọc theo nhóm 4
- Gv theo dõi hướng dẫn các nhóm đọc đúng.
- Thi đọc giữa các nhóm
* Đọc đồng thanh cả bài:
 - Lớp đọc đồng thanh
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
+ Đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
- Nhờ đâu chú Cuội phát hiện ra cây thuốc quý?
+ Đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi:
- Chú Cuội dùng cây thuốc vào việc gì?
- Thuật lại việc xảy ra với vợ chú Cuội?
+ Đọc đoạn 3 và trả lời câu hỏi:
- Vì sao Cuội bay lên cung trăng?
- Yêu cầu Hs đọc câu hỏi 5 trong SGK và nêu ý kiến.
* Gv chốt ND: 
+ Tình nghĩa thuỷ chung, tấm lòng nhân hậu của chú Cuội.
+ Giải thích các hiện tượng thiên nhiên (hình ảnh giống người ngồi trên cung trăng vào những đêm rằm) và ước mơ bay lên mặt trăng của loài người.
3 . Luyện đọc lại:
- Gv đọc mẫu toàn bài
- HD Hs đọc đúng trên bảng phụ từng đoạn. 
- Yêu cầu Hs luyện đọc từng đoạn và cả bài.
- Luyện đọc đoạn 2.
- Gọi 2-3 nhóm HS thi đọc 
Kể chuyện
1. Gv nêu nhiệm vụ:
- Dưạ vào các gợi ý trong SGK, Hs kể lại được tự nhiên, trôi chảy từng đoạn của câu chuyện. Yêu cầu lời kể tự nhiên, sinh động, thể hiện đúng nội dung.
2. Hướng dẫn Hs kể chuyện: 
- Gọi Hs đọc yêu cầu k/c
- Y/C Hs kể lại một đoạn câu chuyện bằng lời của một nhân vật trong truyện.
- Gọi một Hs giỏi làm mẫu đoạn 1 trước lớp.
- Giáo viên nhận xét
- Yêu cầu Hs kể theo nhóm.
5. Củng cố, dặn dò
 - Khen những học sinh đọc bài tốt, kể chuyện hay
- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Hs nghe và ghi tên bài vào vở. 
- Hs quan sát tranh minh hoạ.
- Hs chú ý nghe .
- Hs đọc từng câu nối tiếp (2 lượt)
- Hs nối tiếp đọc từng đoạn (2 lượt)
- Hs đọc phần chú giải cuối sách.
- Hs đọc từng đoạn trong nhóm.
- 2->3 nhóm thi đọc
- Lớp nhận xét bình chọn nhóm đọc tốt nhất
- Hs đọc đồng thanh cả bài
- Hs đọc đoạn 1 và TLCH:
+ Do tình cờ thấy hổ mẹ cứu sống hổ con bằng lá thuốc, Cuội phát hiện ra cây thuốc quý.
- Hs đọc đoạn 2 và TLCH:
+ Cuội dùng cây thuốc để cứu sống mọi người. Cuội cứu sống được nhiều người, trong đó có con gái của phú ông, được phú ông gả con gái cho.
+ Vợ Cuội bị trượt chân ngã vỡ đầu, Cuội lấy thuốc rịt lại cho vợ nhưng vợ vẫn không tỉnh nên lại nặm một bộ óc bằng đất sét, rồi mới rịt lá thuốc. Vợ Cuội sống lại nhưng từ đó mắc chứng hay quên.
- Hs đọc đoạn 3 và TLCH:
+ Vợ Cuội quên lời chồng dsặn, đem nước giải tưới cho cây thuốc, khiến cây lừng lững bay lên trời. Cuội sợ mất cây, nhảy bổ tới, túm rễ cây. Cây thuốc cứ bay lên, đưa Cuội lên tận cung trăng.
+ Hs đọc, chọn ys kiến và trao đổi về lí do chọn ý đó..
- Hs theo dõi và nêu giọng đọc toàn bài.
+ Đoạn 1: Giọng nhanh, hồi hộp
+ Đoạn 2 + 3: giọng chậm hơn
- Hs luyện đọc theo nhóm.
- Lớp nhận xét, đánh giá.
- Hs đọc yêu cầu.
- 1 Hs giỏi kể mẫu.
- Hs kể cá nhân
- Lớp nhận xét, đánh giá.
tranh
bảng phụ
Bảng phụ
Kế hoạch bài dạy
Môn: Toán	 	
Tiết : 166	
Bài : Ôn tập bốn phép tính
 trong phạm vi 100 000 (tiếp)
I. Mục tiêu: Giúp Hs củng cố về:
- Tiếp tục củng cố về cộng, trừ, nhân, chia (tính nhẩm, tính viết) các số trong phạm vi 100 000, trong đó có trường hợp cộng nhiều nhiều số.
- Củng cố về giải bài toán bằng hai phép tính.
II. Đồ dùng giảng dạy: - Bảng nhóm,...
III. Các hoạt động daỵ học chủ yếu :
Tg
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Ghi Chú
2’
1’
8’
8’
8’
7’
1’
A. Ktra bài cũ:
- Gv nhận xét bài kiểm tra.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài :
- Gv nêu yêu cầu bài học
2. Hướng dẫn Hs luyện tập:
Bài 1: Tính nhẩm:
- Hướng dẫn Hs làm bài: tính nhẩm giá trị của biểu thức.
+ Nêu thứ tự thực hiện tính giá trị của từng biểu thức?
- Yêu cầu Hs làm bài.
- Gv nhận xét, chốt kết quả đúng.
a) 3 000 + 2 000 x2 ( 3 000 + 2 000 ) x 2
= 3 000 + 4 000 = 5 000 x 2
= 7 000 = 10 000
b) 14 000 – 8 000 : 2 ( 14 000 – 8 000 ) : 2
= 14 000 – 4 000 = 6 000 : 2
= 10 000 = 3 000
* Củng cố: Cách tính nhẩm giá trị của biểu thức.
Bài 2: Đặt tính rồi tính:
- Xác định yêu cầu bài tập.
Lưu ý: trường hợp cộng nhiều số ( trong trường hợp có nhớ)
- Yêu cầu Hs làm bài.
- Gv nhận xét, chốt kết quả đúng.
*Củng cố: Kĩ năng thực hiện bốn phép tính với các số có năm chữ số.
Bài 3: 
- Đọc yêu cầu bài tập.
- Xác định yêu cầu bài tập: Bài toán cho biết gì? hỏi gì?
- Hướng dẫn học sinh giải bài toán.
- Yêu cầu Hs làm bài.
- Gv nhận xét, chốt kết quả đúng.
Bài giải:
Số lít dầu đã bán là:
6450 : 3 = 2150 (lít)
Số lít dầu còn lại là:
6450 – 2150 = 4300 (lít)
 Đáp số: 4300 lít
*Củng cố: Giải bài toán bằng hai phép tính.
Bài 4: Viết số thích hợp vào ô trống:
- Đọc yêu cầu bài tập.
- Xác định yêu cầu bài tập.
- Hướng dẫn mẫu:
Thực hành nhân với từng chữ số, quan sát thật kĩ để tìm số còn thiếu trong ô trống và ước lượng rồi điền.
- Yêu cầu Hs làm bài.
- Gv nhận xét, chốt kết quả đúng.
*Củng cố: Cách tìm các số còn thiếu trong phép tính cho trước.
C. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học. 
- Hs ghi tên bài vào vở.
- 1 Hs nêu yêu cầu bài tập.
- Hs làm bài vào nháp, 2 Hs lên bảng.
- Vài Hs đọc kết quả. Lớp nhận xét, chữa bài.
- 1 Hs nêu yêu cầu bài tập.
- Lớp làm bài vào vở, 2 Hs làm bảng nhóm.
- Nhận xét, chữa bài.
- Hs nêu yêu cầu bài tập.
- Xác định yêu cầu.
- 1 Hs lên bảng, lớp làm vào vở.
- Nhận xét, chữa bài.
- Hs nêu yêu cầu bài tập
- Hs nghe hướng dẫn
- Cả lớp làm bài vào SGK, 2 Hs lên bảng
- Nhận xét, chữa bài.
Bảng nhóm
Kế hoạch bài dạy
Môn : Chính tả Thứ 3 ngày 4 tháng 5 năm 2010
Tuần : 34
Nghe viết : Thì thầm
I. Mục tiêu: 
- Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng bài thơ Thì thầm.
- Viết đúng tên một số nước Đông Nam á.
- Làm đúng bài tập phân biệt tiếng có âm đầu và vần dễ lẫn: tr/ch; dấu hỏi / dấu ngã. Giải đúng câu đố.
II. Đồ dùng:
- Bảng nhóm, tranh giải câu đố.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi chú
5’
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gv đọc cho Hs viết: hoa sen, xen kẽ, ngôi sao, xôn xao,...
- Gv nhận xét, ghi điểm.
- 2 Hs lên bảng, lớp viết bảng con.
2’
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
- Gv nêu mục tiêu, ghi đầu bài.
- Hs theo dõi và ghi tên bài vào vở.
9'
2. Hướng dẫn viết chính tả:
a) Hướng dẫn học sinh chuẩn bị:
- Gv đọc bài viết.
- Gọi Hs đọc lại
- Hs theo dõi 
- 2 Hs đọc lại.
Tìm hiểu ND và cách trình bày.
+ Bài thơ cho thấy các sự vật, con vật đều biết trò chuyện, thìthầm với nhau. Đó là những sự vật, con vật nào?
+ Tìm những từ khó, dễ viết sai chính tả?
+ Gió thì thầm với lá, lá thì thầm với cây, hoa thì thầm với ong bướm, trời thì thầm với sao, sao trời tưởng im lặng hoá ra cũng thì thầm với nhau,... 
- Hs tập viết tiếng khó: lá, ong bướm, trời, sao,... 
- 2 Hs viết bảng lớp
Gv nhận xét sửa sai, phân biệt chính tả
12'
b) Hs viết bài:
- Lưu ý Hs ngồi đúng tư thế, cầm bút đúng
- Gv đọc thong thả từng ý, từng cụm từ cho Hs viết.
- Soát bài
- Hs ngồi đúng
- Hs viết bài
- Hs soát bài
c) Chấm, chữa bài, nhận xét
3. Làm bài tập chính tả:
6’
 Bài 2 Đọc và viết đúng tên một số nước Đông Nam á.:
- Gọi1 Hs đọc yêu cầu.
- Yêu cầu Hs trao đổi nhóm và viết vào vở.
- Gv chốt lời giải đúng: 
Ma-lai-xi-a; Mi-an-ma, Phi-líp-pin, Thái Lan, Xinh-ga-po..
* Gv củng cố cách viết tên riêng nước ngoài: Viết hoa các chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó, trừ tên Thái Lan (viết như tên riêng Việt Nam, vì latf phiên âm Hán Việt), các từ còn lại đều có gạch nối giữa các tiếng trong mỗi tên.
Bài 3: Điền vào chỗ trống, Giải câu đố:
- Gọi1 Hs đọc yêu cầu.
- Yêu cầu Hs thảo luận nhóm và làm bài.
- Gv nhận xét, chốt lời giải đúng:
 trước, trên
Giải đố: cái chân
- 1 Hs đọc yêu cầu.
- Hs làm bài, 1 Hs làm bảng phụ
- Lớp nhận xét, chữa bài.
- 1 Hs đọc yêu cầu.
- Hs làm bài, giải đố.
- Lớp nhận xét, chữa bài.
bảng phụ
1’
C- Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
Kế hoạch bài dạy
Môn: Toán	 	
Tiết : 167	
Bài : Ôn tập về đại lượng
I. Mục tiêu: Giúp Hs :
- Ôn tập, củng cố về các đơn vị đo của các đại lượng đã học ( độ dài, khối lượng, thời gian, tiền Việt Nam).
- Rèn kĩ năng làm tính với các số đo theo các đơn vị đo đại lượng đã học.
- Củng cố về giải các bài toán có liên quan đến các đại lượng trên.
II. Đồ dùng giảng dạy:
- Bảng nhóm, mô hình đồng hồ,...
III. Các hoạt động daỵ học chủ yếu :
Tg
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của ... 2 dòng.
- Viết câu ứng dụng: 2 lần.
- Yêu cầu Hs viết bài.
- Gv nhắc nhở học sinh ngồi đúng tư thế, chú ý các em viết đúng nét, độ cao và khoảng cách giữa các chữ. 
4. Chấm chữa bài:
- Giáo viên chấm 5 á 7 bài.
- Nhận xét để cả lớp rút kinh nghiệm.
C. Củng cố, dặn dò:
? Hôm nay chúng ta học viết bài gì?
? Chữ hoa đó gồm mấy nét, cao mấy li, rộng mấy li? 
- Hs viết bảng con, 2 Hs viết bảng lớp
- Hs nêu: N, A, M, V,...
- Hs quan sát chữ mẫu.
- Hs quan sát và trả lời.
- Hs quan sát
- 1 Hs lên bảng, lớp viết bảng con.
- Hs theo dõi hướng dẫn
- Hs viết bảng con.
ơ
á 3 Hs đọc.
- Hs viết bảng con.
- Cả lớp viết bài vào vở.
- Hs theo dõi nhận xét của Gv.
Chữ mẫu
Từ mẫu
Kế hoạch bài dạy
Môn: Tự nhiên - Xã hội 	 
Tiết: 68
Bài: Bề mặt lục địa (tiếp)
I. Mục tiêu:
 Sau bài học, Hs có khả năng:
- Nhận biết được núi, đồi, đồng bằng, cao nguyên.
- Nhận ra sự khác nhau giữa núi, đồi, giữa cao nguyên và đồng bằng.
BVMT: Biết các loại địa hình trên Trái Đất bao gồm: núi, sông, biển.là thành phần tạo nên môi trường sống của con người và các sinh vật. 
- Có ý thức giữ gìn môi trường sống của con người.
II. Đồ dùng:
- Tranh SGK, 
- Giấy bút vẽ
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi chú
5’
A. Kiểm tra bài cũ:
- Mô tả bề mặt lục địa?
- Gv nhận xét, đánh giá.
- 2 Hs lên bảng.
B. Bài mới:
2’
1. Giới thiệu bài: 
- Gv nêu mục tiêu, yêu cầu tiết học, ghi đầu bài.
- Hs theo dõi và ghi tên bài vào vở.
2 . Các hoạt động:
9’
 Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm.
* Mục tiêu: 
- Nhận biết được núi, đồi.
- Nhận ra sự khác nhau giữa núi và đồi.
8’
8’
 * Cách tiến hành:
- Gv chia nhóm, phân công nhóm trưởng quản lí và hướng dẫn nhóm quan sát.
- Giao nhiệm vụ cho cả lớp: Quan sát hình 1, 2 (SGK / 130) và hoàn thành bảng sau:
Núi
Đồi
Độ cao
cao
thấp
Đỉnh
nhọn
tương đối tròn
Sườn
dốc
thoải
Hoạt động 2: Thực hành theo nhóm.
* Mục tiêu:
- Nhận biết được đồng bằng và cao nguyên.
- Nhận ra sự giống và khác nhau giữa đồng bằng và cao nguyên.
* Cách tiến hành:
- Gv hướng dẫn Hs quan sát hình 3, 4, 5 – SGK/131 và trả lời câu hỏi:
+ So sánh độ cao giữa đồng bằng và cao nguyên.
+ Bề mặt đồng bằng và cao nguyên giống nhau ở điểm nào?
- Cử đại diện nhóm trình bày trước lớp.
* Kết luận: Đồng bằng và cao nguyên đều tương đối bằng phẳng, nhưng cao nguyên cao hơn đồng bằng và có sường dốc.
Hoạt động 3: Vẽ mô tả đồi, núi, đồng bằng, cao nguyên.
* Mục tiêu:
- Giúp Hs nắm vững , khắc sâu các biểu tượng về đồi, núi, đồng bằng, cao nguyên.
- Tạo hứng thú trong học tập.
* Cách tiến hành:
- Gv yêu cầu Hs vẽ mô tả về đồi, núi, đồng bằng, cao nguyên.
 - Các nhóm tự trao đổi và vẽ sau đó dán bài trên bảng.
* Kết luận:
- Gv nhận xét các nhóm hoạt động.
- Các nhóm nhận nhiệm vụ 
- Hs thực hành quan sát và ghi chép nội dung thảo luận.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
- Hs quan sát thực hành.
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp.
- Hs tham gia vẽ theo nhóm.
- Các nhóm trình bày kết quả trên bảng. Lớp nhận xét, đánh giá thi đua xem nhóm nào vẽ đẹp, nhanh và đúng là thắng cuộc.
Tranh SGK, 
Tranh SGK
Giấy, bút vẽ
3'
 C- Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Thực hiên tốt ND bài học
Kế hoạch bài dạy
Môn: Tập làm văn Thứ 6 ngày 7 tháng 5 năm 2010
Tiết: 33
Bài : Ghi chép sổ tay
I. Mục tiêu:
 - Rèn kỹ năng nghe – kể: Nghe đọc từng mục trong bài: Vươn tới các vì sao, nhớ được nội dung, nói lại được thông tin về chuyến bay đầu tiên của con người vào vũ trụ, người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng, người Việt Nam đầu tiên bay vào vũ trụ.
- Rèn kĩ năng viết: Tiếp tục rèn luyện cách ghi vào sổ tay những ý chính cơ bản nhất trong các bài vừa nghe.
II. Đồ dùng dạy học: 
- ảnh SGK.
III. Các hoạt động dạy học: 
Thời gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi chú
5’
1’
12’
15’
2'
A. Kiểm tra bài cũ :
- Gv nhận xét bài tập làm văn trong tiết trước.
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài:
- Gv giới thiệu và nêu mục tiêu của bài
2. Hướng dẫn làm bài tập :
Bài tập 1: 
- Gọi Hs đọc yêu cầu của BT.
- Xác định yêu cầu bài.
- Gv chia lớp thành các nhóm, yêu cầu các nhóm quan sát kĩ từng bức tranh, đọc tên tàu vũ trụ và tên hai nhà du hành vũ trụ.
- Yêu cầu Hs chuẩn bị sẵn giấy bút và chăm chú nghe để ghi lại được chính xác những con số, tên riêng.
- Gv đọc chậm rãi từng nội dung.
* Thảo luận:
+ Ngày tháng năm nào Liên Xô phóng thành công tàu vũ trụ Phương Đông 1 ?
+ Ai là người bay trên con tàu đó ?
+ Con tàu bay mấy vòng quanh trái đất?
+ Ngày nhà du hành vũ trụ Am-xtơ-rông được tàu vũ trụ A-pô-lô đưa lên mặt trăng là ngày nào?
+ Anh hùng Phạm Tuân tham gia chuyến bay vũ trụ trên tàu Liên hợp của liên Xô năm nào?
- Gv nhận xét, đánh giá. 
Bài tập 2: Viết lại...
- Đọc yêu cầu bài tập.
- Gv lưu ý: Hãy viết lại nội dung từng tin ( chỉ ghi những ý chính).
- Gv theo dõi, giúp đỡ Hs yếu.
- Chấm chữa một số bài. Nhận xét.
C. Củng cố, dặn dò : 
- Gv nhận xét và biểu dương những Hs học tốt.
- Dặn Hs thường xuyên ghi chép những thông tin thú vị và bổ ích thường xuyên vào sổ tay.
- Hs nghe và ghi bài vào vở.
- 1 Hs đọc yêu cầu bài tập
- Các nhóm quan sát và đọc.
- Hs lắng nghe và ghi nhanh ra giấy những thông tin vừa nghe.
- Đại diện nhóm trả lời:
+ Ngày 12 / 4 / 1961
+ Ga-ga-rin
+ 1 vòng
+ Ngày 21 / 7 / 1969
+ Năm 1980
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- Hs đọc và xác định yêu cầu.
- Hs thực hành viết.
- Vài Hs đọc trước lớp.
- Lớp nhận xét về lời văn; cách dùng từ ,...
ảnh
Kế hoạch bài dạy
Môn: Toán	 	
Tiết : 170	
 Bài : Ôn tập về giải toán
I. Mục tiêu: Giúp Hs :
- Rèn kĩ năng giải bài toán có hai phép tính.
II. Đồ dùng giảng dạy:
- Bảng nhóm, ...
III. Các hoạt động daỵ học chủ yếu :
Tg
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Ghi Chú
5’
1’
7’
7’
8’
5’
2’
A. Ktra bài cũ:
- Nêu quy tác tính chu vi, diện tích hình vuông, hình chữ nhật?
- Gv nhận xét ghi điểm. 
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài :
- Gv giới thiệu nội dung ôn tập.
2. Luyện tập:
 Bài 1: 
- Yêu cầu Hs đọc đề bài.
- Bài tập yêu cầu gì?
+Hướng dẫn Hs :
 Tính số dân năm ngoái: 
Tính số dân năm nay:
- Yêu cầu Hs làm bài.
- Gv nhận xét, chốt kết quả đúng.
Bài giải: 
Số dân của xã năm ngoái là:
5236 + 87 = 5323 (người)
Số dân của xã năm nay là:
5323 + 75 = 5398 (người)
 Đáp số: 5398 người
* Củng cố: Cách trình bày bài giải toán có lời văn
Bài 2: 
- Yêu cầu Hs đọc đề bài.
- Tìm hiểu yêu cầu bài tập:
- Yêu cầu Hs làm bài.
- Gv nhận xét, chốt kết quả đúng.
Bài giải:
Số áo đã bán là:
1245 : 3 = 415 (cái áo)
Số áo còn lại là:
1245 – 415 = 830 (cái áo)
 Đáp số: 830 cái áo
* Củng cố: Kĩ năng giải bài toán bằng hai phép tính.
Bài 3: 
- Đọc yêu cầu bài tập và xác định yêu cầu.
- Hướng dẫn Hs tìm cách giải bài toán.
- Yêu cầu Hs làm bài.
- Gv nhận xét, chốt kết quả đúng.
Bài giải
Số cây đã trồng là:
20 500 : 5 = 4 100 (cây)
Số cây còn phải trồng theo kế hoạch là:
20 500 – 4 100 = 16 400 (cây)
 Đáp số: 16 400 cây
* Củng cố: Cách giải bài toán có lời văn.
Bài 4:
- Yêu cầu Hs đọc đề bài.
- Hướng dẫn hs thực hiện tính giá trị của từng biểu thức , sau đó đối chiếu kết quả và chọn đáp án.
Đáp án: a) Đúng
 b) Sai
 c) Đúng
* Củng cố: Tính giá trị của biểu thức.
C. Củng cố, dặn dò:
- Gv chốt nội dung ôn tập.
- Nhận xét tiết học.
- 1 Hs lên bảng.
- Nhận xét, chữa bài
- Hs ghi tên bài vào vở.
- Hs đọc và xác định yêu cầu bài tập
- 2 Hs lên bảng thực hiện.
- Cả lớp làm vào vở.
- Lớp nhận xét, chữa bài.
- Hs đọc và tìm hiểu yêu cầu.
- 1 Hs nêu lại.
- Hs làm vào vở, 2 Hs lên bảng.
- Nhận xét, chữa bài.
- Hs đọc yêu cầu của bài tập.
-2 Hs làm bảng phụ, cả lớp làm bài.
- Nhận xét, chữa bài.
- Hs đọc yêu cầu, thực hành tính và ghi kết quả.
- Lớp làm vào SGK, 1 Hs làm bảng phụ
- Kiểm tra chéo, nhận xét.
Bảng nhóm
Kế hoạch bài dạy
Môn : Chính tả	
Tiết : 34
Nghe viết:	Dòng suối thức
I. Mục tiêu:
- Nghe và viết chính xác, trình bày đúng, đẹp bài thơ Dòng suối thức.
- Làm đúng các bài tập điền vào chỗ trống các tiếng có âm, dấu thanh dễ lẫn: ch/tr hoặc dấu hỏi / dấu ngã.
- GD Hs viết cẩn thận, nắn nót, chính xác
II. Đồ dùng:
- Bảng nhóm,...
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi chú
5’
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gv đọc cho Hs viết: Ma-lai-xi-a; Mi-an-ma, Phi-líp-pin, Thái Lan, Xinh-ga-po..
- Gv nhận xét và cho điểm
-1 Hs viết bảng lớp, cả lớp viết nháp
2’
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
- Gv nêu mục tiêu, ghi đầu bài.
- Hs theo dõi và ghi tên bài 
2. Hướng dẫn viết chính tả:
8’
a) Hướng dẫn học sinh chuẩn bị:
- Gv đọc bài viết.
- Gọi 2 Hs đọc bài thơ.
- Cả lớp đọc đồng thanh.
- Tìm hiểu ND và cách trình bày.
- Hs nghe và theo dõi 
- 2 Hs đọc. 
- Cả lớp đọc đồng thanh.
+ Tác giả tả giấc ngủ của muôn vật trong đêm như thế nào?
+ Trong đêm, dòng suối thức để làm gì?
+ Những chữ nào trong bài cần viết hoa?
+ Trong bài có những chữ nào dễ viết sai?
+ Mọi vật đều ngủ: ngôi sao ngủ với bầu trời, em bé ngủ với tiếng bà à ơi, gió ngủ ở tận thung xa
+ Suối thức để nâng nhịp cối giã gạo, cối lợi dụng sức nước ở miền núi.
+ Các chữ đầu bài, đầu câu...
+ Hs viết: ngôi sao, nằm ngủ, thung xa, la đà, lượn quanh,..
- Gv nhận xét sửa sai, phân biệt chính tả
- Hs viết nháp.
- 2 Hs viết bảng lớp
12’
b) Học sinh viết bài:
- Lưu ý Hs ngồi đúng tư thế
- Gv đọc thong thả từng ý, từng cụm từ cho Hs viết.
- Soát bài
- Hs ngồi đúng
- Hs viết bài
- Hs soát bài
c) Chấm, chữa bài, chữa bài
6’
3. Làm bài tập chính tả:
 Bài 2 Tìm các từ:
- Gọi1 Hs đọc yêu cầu.
- Yêu cầu Hs thảo luận theo nhóm và điền vào vở
- Gv chốt lời giải đúng: 
vũ trụ, chân trời ,...
- Gọi 5 Hs đọc lại bài tập.
 * Củng cố: Phân biệt chính tả ch/tr
Bài 3 (a) Điền vào chỗ trống:
- Gọi1 Hs đọc yêu cầu.
- Yêu cầu Hs thảo luận theo nhóm và điền vào vở
- Gv chốt lời giải đúng: 
trời, trong, trong, chớ, chân, trăng, trăng ,...
* Củng cố: Phân biệt chính tả ch/tr
- 1 Hs đọc yêu cầu.
- Các nhóm thi làm bài.
- Các nhóm trình bày bài
- Nhận xét, chữa bài.
- 5 Hs đọc.
- 1 Hs đọc yêu cầu.
- Các nhóm thi làm bài.
- Các nhóm trình bày bài
- Nhận xét, chữa bài.
- 5 Hs đọc.
bảng nhóm
bảng nhóm
2’
C- Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 34.doc