Giáo án Các môn Khối 3 - Tuần 4 - Năm học 2020-2021

Giáo án Các môn Khối 3 - Tuần 4 - Năm học 2020-2021

a. GV đọc mẫu toàn bài:

 - Giáo viên đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng nhẹ nhàng, tình cảm. Lưu ý giọng đọc cho HS.

 b. Học sinh đọc nối tiếp từng câu kết hợp luyện đọc từ khó

- GV theo dõi HS đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của HS.

c. Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó:

- Luyện đọc câu khó, HD ngắt giọng câu dài:

+ Thần Chết chạy nhanh hơn gió / và chẳng bao giờ trả lại những người lão đã cướp đi đâu.//

+ Tôi sẽ chỉ đường cho bà,/ nếu bà ủ ấm tôi.//

+ Tôi sẽ giúp bà, nhưng bà phải cho tôi đôi mắt.// Hãy khóc đi,/ cho đến khi đôi mắt rơi xuống!//

+ Làm sao ngươi có thể tìm đến tận nơi đây ?//

+ Vì tôi là mẹ.// Hãy trả con cho tôi.//

- GV kết hợp giảng giải thêm

 

docx 49 trang Người đăng hoaithuong212 Lượt xem 540Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Các môn Khối 3 - Tuần 4 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 4:
Thứ hai ngày 28 tháng 9 năm 2020
TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN (2 TIẾT):
NGƯỜI MẸ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Hiểu nghĩa của các từ trong bài: mấy đêm ròng, thiếp đi, khẩn khoản, lã chã.
 	- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Người mẹ rất yêu con.Vì con, người mẹ có thể làm tất cả (Trả lời được các câu hỏi SGK).
- Cùng các bạn dựng lại từng đoạn câu chuyện theo cách phân vai.
2. Kỹ năng: 
- Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn (hớt hải, khẩn khoản,). Ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu câu và giữa các cụm từ. Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật với lời người dẫn chuyện.
- Rèn kỹ năng kể chuyện và kỹ năng nghe. 
3. Thái độ: Thấy được tình cảm của những người mẹ dành cho con cái, từ đó biết trân trọng, yêu thương và kính trọng mẹ.
4. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ,...
*GDKNS:
- Ra quyết định, giải quyết vấn đề. 
- Tự nhận thức, xác định giá trị cá nhân.
II.CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng: 
- GV: Tranh minh họa bài đọc SGK, bảng phụ viết sẵn câu văn dài. 
- HS: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm. 
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 1. Hoạt động khởi động (3 phút)
- Cả lớp hát bài: Mẹ yêu
- Kết nối nội dung với bài học.
- Giới thiệu bài - Ghi tên bài.
- HS hát bài: Mẹ yêu.
- Học sinh nghe giới thiệu, mở SGK
2. HĐ Luyện đọc (20 phút)
*Mục tiêu:
- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
* Cách tiến hành: 
 a. GV đọc mẫu toàn bài:
 - Giáo viên đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng nhẹ nhàng, tình cảm. Lưu ý giọng đọc cho HS. 
 b. Học sinh đọc nối tiếp từng câu kết hợp luyện đọc từ khó
- GV theo dõi HS đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của HS.
c. Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó:
- Luyện đọc câu khó, HD ngắt giọng câu dài: 
+ Thần Chết chạy nhanh hơn gió / và chẳng bao giờ trả lại những người lão đã cướp đi đâu.//
+ Tôi sẽ chỉ đường cho bà,/ nếu bà ủ ấm tôi.//
+ Tôi sẽ giúp bà, nhưng bà phải cho tôi đôi mắt.// Hãy khóc đi,/ cho đến khi đôi mắt rơi xuống!//
+ Làm sao ngươi có thể tìm đến tận nơi đây ?//
+ Vì tôi là mẹ.// Hãy trả con cho tôi.//
- GV kết hợp giảng giải thêm
d. Đọc toàn bài:
* Nhận xét, đánh giá, chuyển hoạt động.
- HS lắng nghe
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp câu trong nhóm. 
- Nhóm báo cáo kết quả đọc trong nhóm.
- Luyện đọc từ khó do HS phát hiện theo hình thức: Đọc mẫu (M4) => Cá nhân (M1) => Cả lớp (hớt hải, khẩn khoản,)
- HS chia đoạn (4 đoạn như SGK)
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc từng đoạn trong nhóm.
- Nhóm báo cáo kết quả đọc đoạn trong nhóm.
- Đọc phần chú giải (cá nhân). 
- 1 nhóm đọc nối tiếp 4 đoạn văn trước lớp.
- Đại diện 4 nhóm đọc nối tiếp 4 đoạn văn trước lớp.
- 2 HS (M4) nối tiếp nhau đọc toàn bài.
3. HĐ tìm hiểu bài (15 phút):
* Mục tiêu: Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Người mẹ rất yêu con.Vì con, người mẹ có thể làm tất cả.
* Cách tiến hành: Làm việc cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Chia sẻ trước lớp
- GV yêu cầu 1 HS đọc to 4 câu hỏi cuối bài.
- GV hỗ trợ TBHT lên điều hành lớp chia sẻ kết quả trước lớp. 
+ Người mẹ đã làm gì để bụi gai chỉ đường cho bà?
+ Người mẹ đã làm gì để hồ nước chỉ đường cho bà?
+ Thái độ của thần chết như thế nào khi nhìn thấy bà mẹ?
+ Người mẹ trả lời như thế nào? 
+ Chọn ý đúng nhất nói lên nội dung câu chuyện? 
*GV chốt ND: Câu chuyện ca ngợi người mẹ rất yêu con. Vì con, người mẹ có thể làm tất cả.
- 1 HS đọc 4 câu hỏi cuối bài.
- Nhóm trưởng điều hành nhóm mình thảo luận để trả lời các câu hỏi (thời gian 3 phút).
- ...Ôm ghì bụi gai vào lòng để sưởi ấm cho nó...
- Bà mẹ khóc đến nỗi đôi mắt theo dòng lệ rơi xuống hồ, hóa thành 2 viên ngọc
- Ngạc nhiên không thể hiểu vì sao người mẹ có thể tìm đến tận nơi mình ở
- ...Người mẹ có thể làm được tất cả vì con.... 
- Ý C: Người mẹ có thể hi sinh tất cả vì con.
4. HĐ Luyện đọc lại - Đọc diễn cảm (15 phút)
*Mục tiêu: Học sinh đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết.
*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp
- Yêu cầu HS nêu lại cách đọc của các nhân vật.
- GV nhận xét chung - Chuyển HĐ
- 1 HS M4 đọc mẫu toàn bài.
- Xác định các giọng đọc có trong câu chuyện 
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc phân vai.
+ Phân vai trong nhóm
+ Luyện đọc phân vai trong nhóm.
- Thi đọc phân vai trước lớp: Các nhóm thi đọc phân vai trước lớp
- Lớp nhận xét.
5. HĐ kể chuyện (15 phút)
* Mục tiêu: 
- HS dựng lại từng đoạn câu chuyện theo cách phân vai nhân vật: Người dẫn chuyện, Thần Đêm Tối, bụi gai, hồ nước, Thần Chết.
- Hiểu nội dung và ý nghĩa câu chuyện.
* Cách tiến hành:
a. GV nêu yêu cầu của tiết kể chuyện
 b. Hướng dẫn HS kể chuyện:
- Câu hỏi gợi ý:
c. HS kể chuyện trong nhóm
d. Thi kể chuyện trước lớp:
* Lưu ý: 
- M1, M2: Kể đúng nội dung.
- M3, M4: Kể có ngữ điệu 
* GV đặt câu hỏi chốt nội dung bài: 
+ Câu chuyện nói về ai?
+ Qua truyện đọc này, em hiểu gì về tấm lòng người mẹ? 
+ Em học được gì từ câu chuyện này?
- Lắng nghe
- Học sinh đọc thầm các câu hỏi trong từng đoạn để tìm hiểu yêu cầu của bài.
- Nhóm trưởng điều khiển:
- Luyện kể cá nhân
- Luyện kể nối tiếp đoạn trong nhóm.
- Các nhóm thi kể nối tiếp đoạn trước lớp.
- Lớp nhận xét.
- HS trả lời theo ý đã hiểu.
- HS trả lời theo ý đã hiểu khi tìm hiểu bài.
- Nhiều Hs trả lời.
6. HĐ ứng dụng (1 phút):
7. Hoạt động sáng tạo (1 phút)
- Về kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- VN tìm đọc các câu chuyện có cùng chủ đề. Luyện đọc trước bài: Ông ngoại. 
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TOÁN:
TIẾT 16: LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Củng cố kĩ năng cộng trừ, nhân chia đã học, vẽ hình theo hình mẫu. 
- Giải bài toán nhiều hơn. 
- Củng cố về cách tìm thành phần chưa biết.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tính toán và kĩ năng giải toán.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán. 
4. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.
*Bài tập cần làm: Làm BT 1, 2, 3, 4.
II.CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng:	
- GV: SGK, phiếu học tập.
- HS: SGK, bảng con.
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề. 
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HĐ khởi động (5 phút) :
- TC: Truyền điện (Nêu kết quả của các phép tính trong bảng nhân chia đã học)
- Tổng kết – Kết nối bài học
- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng.
- HS cả lớp tham gia chơi
- Lắng nghe.
- Mở vở ghi bài.
2. HĐ thực hành (25 phút):
* Mục tiêu: 
- Củng cố kĩ năng cộng trừ, nhân chia đã học, vẽ hình theo hình mẫu. 
- Giải bài toán nhiều hơn. 
- Củng cố về cách tìm thành phần chưa biết.
* Cách tiến hành: 
Bài 1: (Cá nhân - Cặp - Lớp)
- GV củng cố cách cộng, trừ.
Bài 2: (Cá nhân - Cặp - Lớp)
+ Muốn tìm thành phần chưa biết ta làm thế nào?
- GVKL: Muốn tìm thừa số chưa biết ta lấy tích chia cho thừa số đã biết; Tìm SBC = thương nhân với số chia.
Bài 3: (Cặp đôi - Lớp)
Bài 4: (Cá nhân – Cặp – Lớp)
- GV chốt kiến thức về giải bài toán nhiều hơn.
Bài 5: (BT chờ - Dành cho đối tượng hoàn thành sớm)
- GV kiểm tra, đánh giá riêng từng em
- Học sinh đọc và làm bài cá nhân.
- Chia sẻ trong cặp.
- Chia sẻ kết quả trước lớp:
 415 234 356 728 
+ 415 +423 - 156 - 245
 830 657 200 483
- Học sinh lắng nghe.
- HS làm cá nhân. 
- Chia sẻ cặp đôi.
- Chia sẻ kết quả trước lớp:
 x 4 = 32 : 8 = 4
 = 32 : 3 = 4 x 8
 = 8 = 32
- Học sinh trả lời.
- Học sinh làm việc cặp đôi. 
- Chia sẻ kết quả trước lớp:
 a) 5 x 9 + 27 = 45 + 27
 = 72
 b) 80 : 2 – 13 = 40 – 13
 = 27
- HS làm cá nhân. 
- Chia sẻ cặp đôi.
- Chia sẻ kết quả trước lớp:
Thùng thứ hai nhiều hơn thùng thứ nhất số lít dầu là:
160 – 125 = 35 (l)
 Đ/S: 35 lít dầu
- HS tự làm bài rồi báo cáo sau khi hoàn thành.
3. HĐ ứng dụng (4 phút) 
4. HĐ sáng tạo (1 phút) 
- Về xem lại bài đã làm trên lớp. Trình bày lại bài giải của bài 4
- Tìm và phân biệt các bài toán về nhiều hơn, ít hơn.
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ ba ngày 29 tháng 9 năm 2020
CHÍNH TẢ (Nghe – viết):
NGƯỜI MẸ
PHÂN BIỆT d/gi/r, ân/âng
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Nghe viết đúng bài chính tả; Trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng BT(2) a/b, hoặc BT(3) a/b.
2. Kĩ năng: Biết viết hoa chữ cái đầu câu và tên riêng. Viết đúng các dấu câu: Dấu chấm, phẩy, hai chấm.
3. Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, yêu thích chữ Việt.
4. Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II.CHUẨN BỊ :
1. Đồ dùng:	
- GV: Bảng phụ viết nội dung  ... phương hướng tuần tới.
- GD HS có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau. 
- Biết được truyền thống nhà trường.
- Thực hiện an toàn giao thông khi đi ra đường.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Nắm được ưu – khuyết điểm của HS trong tuần
- HS: Chủ tịch Hội đồng tự quản và các Trưởng ban chuẩn bị ND báo cáo.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH:
1. Lớp hát tập thể
2. Lớp báo cáo hoạt động trong tuần:
- 4 Trưởng ban lên nhận xét các thành viên trong tổ và xếp loai từng thành viên.
- Tổ viên các tổ đóng góp ý kiến.
- Lớp trưởng lên nhận xét chung các ban.
- GV nhận xét chung:
 + Nề nếp:
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 + Học tập: 	
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
3. Phương hướng tuần sau: 
- Tiếp tục thi đua: Học tập tốt, thực hiện tốt nề nếp, vâng lời thầy cô, nói lời hay làm việc tốt.
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
4. Lớp văn nghệ - múa hát tập thể.
..............................................................................................................................................................
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI (TIẾT 1):
BÀI 7: HOẠT ĐỘNG TUẦN HOÀN
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Biết nghe nhịp đập của tim, đếm nhịp đập của mạch.
2. Kĩ năng: Chỉ được đường đi của máu trong sơ đồ vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ.
3. Thái độ: GD HS ý thức học tập đúng đắn.
4. Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL nhận thức môi trường, NL tìm tòi và khám phá.
*GDKNS: 
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thơng tin.
- Kĩ năng ra quyết định.
*GDBVMT:
- Biết một số hoạt động của con người đã gây ơ nhiễm bầu khơng khí, có hại đối với cơ quan tuần hoàn.
- Học sinh biết một số việc làm có lợi, có hại cho sức khỏe.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng:	
- GV: Hình minh hoạ trang 16,17 SGK (phóng to).
- HS: SGK
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề. 
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HĐ khởi động (5 phút)
+ Máu được chia thành mấy phần, kể ra?
+ Huyết cầu đơ có hình dạng và nhiệm vụ như thế nào?
+ Cơ quan tuần hoàn có nhiệm vụ gì? Nêu các bộ phận của cơ quan này?
- Kết nối kiến thức - Giới thiệu bài mới - Ghi đầu bài lên bảng
- HS hát bài: Tập thể dục buổi sáng.
- Trả lời.
- Lắng nghe – Mở SGK.
2. HĐ khám phá kiến thức (25 phút)
*Mục tiêu: Biết nghe nhịp đập của tim, đếm nhịp đập của mạch.
*Cách tiến hành:
Hoạt động 1: Thực hành nghe, đếm nhịp tim, mạch.
* Mục tiêu: Thực hành nghe, đếm nhịp tim, mạch.
* Cách Tiến hành: 
- Yêu cầu HS quan sát và trả lời câu hỏi:
+ Các bạn trong hình đang làm gì?
- Yêu cầu HS thực hành nghe, đếm nhịp tim, mạch của nhau trong 1 phút.
- Yêu cầu HS thực hiện theo nội dung thực hành trang 16.
- Gọi HS đọc nội dung cần biết trang 16.
*GVKL: Đặt tay vàota có thể nghe và đếm được nhịp đập của tim.
Hoạt động 2: Sơ đồ các vòng tuần hoàn.
* Mục tiêu: Chỉ được đường đi của máu trong sơ đồ vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ.
* Cách Tiến hành: 
- Treo tranh sơ đồ vòng tuần hoàn.
+ Chỉ động mạch, tĩnh mạch và mao mạch trên sơ đồ?
+ Có mấy vòng tuần hoàn?
+ Chỉ và nói đường đi của máu trong vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ?
- Yêu cầu HS nêu nhiệm vụ của động mạch, mao mạch, tĩnh mạch.
* GVKL: Hoạt động của vòng tuần hoàn...
- Tổ chức cho HS thi vẽ vòng tuần hoàn.
- Tuyên dương HS có tinh thần hợp tác tốt trong nhóm. 
- Làm việc cá nhân.
- Nghe nhịp tim và bắt mạch cho nhau.
- 2 HS ngồi cùng bàn thực hành.
- Thực hành và báo cáo kết quả trước lớp.
- Vài HS đọc.
+ Ta có thể nghe và đếm được nhịp đập của tim.
- Quan sát tranh.
- 3 HS lên bảng.
- Có 2 vòng tuần hoàn
- 3 HS lần lượt lên bảng trình bày, lớp nhận xét.
- Học sinh trả lời:
+ Động mạch: đưa máu từ tim đi khắp cơ thể.
+ Tĩnh mạch: đưa máu từ các cơ quan của cơ thể về tim.
+ Mao mạch: nối động mạch với tĩnh mạch.
- ND trang 17/ SGK.
- HS vẽ ra giấy A4
- Đánh giá sản phẩm đúng, đẹp và nhanh.
3. HĐ ứng dụng (5 phút
4. HĐ sáng tạo (5 phút)
- Ghi nhớ nội dung bài học. 
- Xem trước bài Vệ sinh cơ quan tuần hoàn.
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI (TIẾT 2):
BÀI 8: VỆ SINH CƠ QUAN TUẦN HOÀN
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Hiểu và biết được mức độ làm việc của tim ở trẻ con, người lớn, lúc chơi đùa, lúc nghỉ ngơi.
2. Kĩ năng: Biết và thực hiện được những việc nên và không nên làm để bảo vệ tim mạch.
3. Thái độ: GD HS có ý thức làm theo những việc nên làm vừa sức với bản thân để bảo vệ cơ quan tuần hoàn.
4. Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL nhận thức môi trường, NL tìm tòi và khám phá.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng:	
- GV: Phiếu học tập, tranh ảnh. Giấy khổ to, bút dạ.
- HS: SGK
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm. 
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HĐ khởi động (5 phút)
- Kết nối kiến thức - Giới thiệu bài mới - Ghi đầu bài lên bảng.l
- HS hát bài: Giơ tay lên nào.
- Mở SGK.
2. HĐ khám phá kiến thức (25 phút)
* Mục tiêu: Hiểu và biết được mức độ làm việc của tim ở trẻ con, người lớn, lúc chơi đùa, lúc nghỉ ngơi. Biết và thực hiện được những việc nên và không nên làm để bảo vệ tim mạch.
*Cách tiến hành:
Hoạt động 1: Tìm hiểu hoạt động của tim.
* Mục tiêu: Hiểu và biết được mức độ làm việc của tim ở trẻ con, người lớn, lúc chơi đùa, lúc nghỉ ngơi.
* Cách Tiến hành: 
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, viết ra giấy những hiểu biết về hoạt động của tim.
+ Trong hoạt động tuần hoàn, bộ phận nào co bóp, đẩy máu đi kháp cơ thể?
+ Cơ thể sẽ chết nếu bộ phận nào ngừng làm việc?
- Hãy so sánh nhịp tim của em khi vừa học xong tiết thể dục với một tiết học bình thường; so sánh nhịp tim người lớn với nhịp tim trẻ em.
*Kết luận: Tim luôn hoạt động, khi ta vận động, nhịp đập của tim nhanh hơn mức bình thường, nêu vui chơi quá sức tim bị mệt. Cần phải bảo vệ tim.
Hoạt động 2: Nên và không nên
* Mục tiêu: Biết và thực hiện được những việc nên và không nên làm để bảo vệ tim mạch.
* Cách Tiến hành: 
- Yêu cầu HS quan sát tranh SGK /19, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:
+ Các bạn trong tranh đang làm gì?
+ Theo em, các bạn làm như thế là nên hay không nên để bảo vệ tim mạch? Vì sao?
+ Chỉ và nói đường đi của máu trong vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ?
- Yêu cầu HS nêu nhiệm vụ của động mạch, mao mạch, tĩnh mạch.
+ Em đã làm gì để bảo vệ tim mạch?
* Kết luận: Để bảo vệ tim mạch cần sống vui vẻ, ăn uốg điều độ đủ hất, không sử dụng chất kích thích,...
- Thảo luận nhóm đôi
- Ghi ra giấy, đại diện nhóm trình bày kết quả trước lớp.
- Tim
- Tim ngừng đập.
- Vài HS nêu kết quả so sánh, lớp nhận xét.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
- Quan sát, thảo luận nhóm 4, cử đại diện trình bày
+ H2: ném bóng, nên làm, tốt cho tim mạch.
+ H3: Chăm sóc cây, nên làm, việc làm rất phù hợp.
+ H4: Bạn nhỏ vác gỗ nặng, không nên, ảnh hưởng xấu đến tim mạch.
+ H5: Ăn uống đủ chất dinh dưỡng, nên
+ H6: Không nên, kích thích không tốt đến tim mạch.
- Tùy cá nhân HS.
- Học sinh nêu.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh nghe, ghi nhớ.
3. HĐ ứng dụng (4 phút)
4. HĐ sáng tạo (1 phút)
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi “Nếu...thì”.
- Về nhà xem lại bài, ghi nhớ nội dung bài học.
- Học sinh tham gia chơi.
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_cac_mon_khoi_3_tuan_4_nam_hoc_2020_2021.docx