Giáo án các môn khối 3 - Tuần 3 - Trường TH Thạnh Trị 2

Giáo án các môn khối 3 - Tuần 3 - Trường TH Thạnh Trị 2

 I.Mục đích yêu cầu:

 A.TẬP ĐỌC:

1.Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :Chú ý đọc đúng các tiếng: lạnh buốt , lất phất , phụng phịu , bối rối .Biết nghỉ hơi sau các dấu chấm , dấu phẩy , giữa các cụm từ .Biết đọc phân biệt lời nhân vật với lời người dẫn chuyện .Biết nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả , gợi cảm : lạnh buốt , ấm ơi là ấm , bối rối , phụng phịu , dỗi mẹ , thì thào ,

2.Rèn kĩ năng đọc hiểu:

 _ Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài

 _ Nắm được diễn biến câu chuyện

 _ Hiểu ý nghĩa câu chuyện :Anh em phải biết nhường nhịn,thương yêu,quan tâm đến nhau

 B.KỂ CHUYỆN:

 

doc 35 trang Người đăng Van Trung90 Lượt xem 1041Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 3 - Tuần 3 - Trường TH Thạnh Trị 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẬP ĐỌC
CHIẾC ÁO LEN
 Ngày thực hiện: 
 I.Mục đích yêu cầu:
 A.TẬP ĐỌC: 
1.Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :Chú ý đọc đúng các tiếng: lạnh buốt , lất phất , phụng phịu , bối rối .Biết nghỉ hơi sau các dấu chấm , dấu phẩy , giữa các cụm từ .Biết đọc phân biệt lời nhân vật với lời người dẫn chuyện .Biết nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả , gợi cảm : lạnh buốt , ấm ơi là ấm , bối rối , phụng phịu , dỗi mẹ , thì thào ,
2.Rèn kĩ năng đọc hiểu:
 _ Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài 
 _ Nắm được diễn biến câu chuyện 
 _ Hiểu ý nghĩa câu chuyện :Anh em phải biết nhường nhịn,thương yêu,quan tâm đến nhau 
 B.KỂ CHUYỆN:
 1. Học sinh biết nhập vai kể lại từng đoạn của câu chuyện theo lời của nhân vật Lan : Biết thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung,biết phối hợp lời kể với điệu bộ nét mặt 
 2.Biết đánh giá nhận xét lời kể của bạn , kể tiếp được lời bạn .
 II.Chuẩn bị :
 1.Giáo viên :Tranh minh hoạ bài học. Bảng phụ viết gợi ý kể từng đoạn của câu chuyện :Chiếc áo len 
 2.Học sinh : Sách giáo khoa . 
III.Hoạt động lên lớp
 1.Khởi động: Hát bài hát
 2.Kiểm tra bài cũ :Gọi 2 học sinh đọc bài : Cô giáo tí hon .
 Đoạn 1 ( Bé kẹp . . cô )Các bạn nhỏ trong bài chơi trò gì ?
 Đoạn 2 : Còn lại tìm những hình ảnh ngộ nghĩnh, đáng yêu của đám học trò
 3.Bài mới : 
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
­Giới thiệu bài: Dưới mỗi mái nhà, chúng ta có những người thân và bao tình cảm ấm áp. Câu chuyện: Chiếc áo len kể cho chúng ta nghe về tình cảm mẹ con, tình anh em dưới một mái nhà .
­Hoạt động 1 : Luyện đọc 
_Giáo viên đọc toàn bài : Giọng nhẹ nhàng, tình cảm .
­Hoạt động 2 :Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc, kết hợp giải nghĩa 
+Đọc từng câu 
_ Giáo viên sửa lỗi phát âm cho học sinh 
+Đọc từng đoạn trước lớp 
_ Giáo viên theo dõi giọng đọc và giải nghĩatừ :lất phất : 
_ Giáo viên theo dõi giọng đọc và giải nghĩa từ :bối rối 
_Giải nghĩa từ : thì thào
_Đặt câu với từ : ân hận 
+Đọc từng đoạn trong nhóm .
_ Giáo viên theo dõi và hướng dẫn các nhóm đọc đúng 
 _Gọi học sinh đọc lại liên tiếp 4 em để thấy rõ 4 đoạn
+Học sinh đọc đoạn 1 :
_Ở miền Bắc thời tiết 4 mùa rất rõ rệt, vào mùa đông cái lạnh như thấm sâu vào tận xương. Em hãy tìm từ thể hiện điều đó ?
_Ngoài cái lạnh thấm vào tận xương còn có mưa lất phất.
_Vì sao bạn Lan lại thích chiếc áo len của bạn Hoà ?
_Khi thấy chiếc áo len của bạn Hoà, Lan đã nói gì với mẹ ?
 +Chuyển:Lan muốn có một chiếc áo như bạn, nhưng Lan giận mẹ khi lời đề nghị của của mình không được mẹ đáp ứng. 1 học sinh đọc đoạn 2 cho chúng ta xem thái độ của mẹ như thế nào .?.
- Mẹ tỏ thái độ như thế nào khi Lan muốn có một chiếc áo như vậy? 
 _ Vì sao Lan dỗi mẹ ? 
+Chuyển:Lan rất thích chiếc áo và muốn mẹ mua nhưng không được nên Lan giận mẹ và vờ ngủ, chúng ta tiếp đọan 3 để xem tình thương của người thân trong gia đình dành cho Lan.
_Gạch dưới những câu nói của anh Tuấn để tỏ tình thương của anh đối với em ?
_Giáo viên cho học sinh đọc các câu nói đó, chú ý giọng Tuấn thì thào và mạnh mẽ với ý thuyết phục.
_Mẹ cảm động và trả lời anh Tuấn qua giọng nói và cử chỉ như thế nào ?
_Chuyển:Khi nghe anh nói như vậy Lan cảm thấy xấu hổ, ân hận và muốn chuộc lỗi ra sao ?Chúng ta cùng các bạn đọc đoạn 4
_Vì sao Lan ân hận và muốn xin lỗi mẹ và anh ?
_Học sinh trả lời và giáo viên chốt:
_Các em đọc thầm lại toàn bài và tìm một tên khác cho truyện .
+Tóm ý :Cuối cùng thì Lan cũng nhận ra điều không phải của mình và muốn xin lỗi mẹ.
 _Các em có đòi ba, mẹ mua những thứ đắt tiền không ?
­Hoạt động 3 : Luyện đọc lại 
 _Các nhóm thi đọc truyện theo vai .
 _Cả lớp và giáo viên nhận xét, bình chọn nhóm đọc hay 
 KỂ CHUYỆN 
1.Giới thiệu bài:Chúng ta vừa học xong tiết tập đọc, bây giờ các bạn sẽ kể lại câu chuyện dựa vào các câu hỏi gợi ý trong sách giáo khoa
­Hoạt động 4 : Hướng dẫn học sinh kể chuyện
*Đoạn 1: Giáo viên viết câu hỏi gợi ý trong sách giáo khoa để học sinh kể đoạn 1
_Giáo viên và cả lớp nhận xét.
_Học sinh đại diện nhóm thi kể truyện đoạn 2, 3, 4.
_Giáo viên nhận xét và tuyên dương nhóm
_ Học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện theo lời của Lan
_Giáo viên và học sinh nhận xét 
_ Học sinh nghe giáo viên giới thiệu bài và quan sát tranh minh hoạ chủ điểm .
_Học sinh theo dõi, lắng nghe giáo viên đọc
_ Học sinh nối tiếp nhau đọc từng câu .
_ Học sinh nối tiếp nhau đọc 4 đoạn trong bài .
_1 HS đọc đoạn 1 .
_Hạt mưa nhỏ rơi rất nhẹ theo chiều gió 
 _1 học sinh đọc đoạn 2 
_Học sinh dựa sách giáo khoa trả lời
_1 học sinh đọc đoạn 3 .
_1 học sinh đọc đoạn còn lại 
_4 học sinh trong nhóm đọc nối tiếp từng đoạn 
_ Học sinh đọc đoạn 1, cả lớp đọc thầm theo 
_ Lạnh buốt .(Rất lạnh )
-_Vì áo rất ấm, đẹp có dây kéo và cả mũ để đội
 _Lan muốn có chiếc áo giống như bạn Hòa
 _1 học sinh đọc đoạn 2, cả lớp đọc thầm theo.
 _Mẹ bối rối nói chiếc áo ấy đắt bằng 2 chiếc áo của anh em con .
 _Vì mẹ nói rằng không thể mua chiếc áo đắt tiền như vậy nên bạn hờn dỗi mẹ
 _1 học sinh đọc đoạn 3, cả lớp theo dõi
 _ Mẹ ơi . . . áo đâu
 _ Con khoẻ lắm . . . . bên trong
_Học sinh đọc các câu nói của anh Tuấn
_Giọng trầm, cử chỉ âu yếm của người mẹ
_1 học sinh đọc đoạn 4, cả lớp theo dõi
_Vì em đã làm mẹ buồn
_Vì em thấy mình chưa nghĩ đến anh
_Vì cảm động trước tấm lòng yêu thương của mẹ
_Vì cảm động trước sự nhường nhịn của anh. 
_ Học sinh đọc toàn bài và tìm một tên khác cho truyện :
_Cô bé ngoan
_Cô bé biết ân hận 
_Hai học sinh tiếp nối đọc lại toàn bài 
_ Học sinh nghe giáo viên giới thiệu
_ Học sinh kể theo nhóm dựa vào gợi ý trong sách giáo khoa
_ Học sinh nhận xét
_ 1,2 học sinh xung phong kể lại câu chuyện
 4 .Củng cố :_Học sinh phát biểu : Cậu chuyện trên giúp em hiểu ra điều gì ? VD 
+ Giận dỗi mẹ như bạn Lan là không nên 
+ Không nên ích kỉ, chỉ nghĩ đến mình .
+ Trong gia đình , phải biết nhường nhịn , quan tâm đến người thân 
+ Không được làm bố mẹ lo buồn khi đòi hỏi những thứ bố mẹ không thể mua được 
 5. Dặn dò:_Bài nhà: Giáo viên yêu cầu học sinh tập kể lại câu chuyện vừa học cho bạn bè và người thân ở nhà.
 _ Chuẩn bị bài : Quạt cho bà ngủ
TẬP ĐỌC
QUẠT CHO BÀ NGỦ
 Ngày thực hiện: 
 I.Mục đích yêu cầu:
 1.Rèn kĩ năng đọc thành tiếng : lim dim , chích choè , vẫy quát .Biết ngắt đúng nhịp giữa các dòng thơ ,nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ 
 2.Rèn kĩ năng đọc hiểu :Nắm được nghĩa và biết cách dùng từ mới ( thiu thiu ) được giải nghĩa ở sau bài học.Hiểu tình cảm thương yêu , hiếu thảo của bạn nhỏ trong bài thơ đối với bà 
 3.Học thuộc lòng bài thơ 
 II.Chuẩn bị :
 1.Giáo viên:Tranh minh hoạ bài học trong sách. Bảng viết những khổ thơ cần hướng dẫn học sinh luyện đọc và học thuộc .
 2.Học sinh : Sách giáo khoa
 III.Hoạt động lên lớp:
 1.Khởi động: Hát bài hát
 2.Kiểm tra bài cũ: Giáo viên gọi 2 học sinh tiếp nối nhau kể lại câu chuyện :
 Chiếc áo len. Câu chuyện khuyên em điều gì ? Giáo viên nhận xét ghi điểm . 
 3.Bài mới : 
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
­Giới thiệu bài: Tiết hôm nay các em học bài thơ :Qụat cho bà ngủ.Qua bài thơ này các em sẽ thấy tình cảm hiếu thảo của một bạn nhỏ với bà của mình.
­Hoạt động 1 : Hướng dẫn học sinh luyện đọc 
 a) Giáo viên đọc mẫu toàn bài 
 b)Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ .
+Đọc từng dòng thơ:
_ Giáo viên theo dõi và hướng dẫn các em đọc đúng từ .
+Đọc từng khổ thơ :
_Giáo viên theo dõi nhắc nhở các em ngắt nhịp dúng trong các khổ thơ 
_Giáo viên giúp học sinh hiểu nghĩa các từ mới : Thiu thiu
 +Đọc từng khổ thơ trong nhóm 
­ Hoạt động 2:Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài . 
_Bạn nhỏ trong bài thơ đang làm gì ? 
_Cảnh vật trong nhà ngoài vườn như thế nào ?
_Bà mơ thấy gì ?
_Vì sao nhà thơ đoán bà mơ thấy hương thơm từ tay cháu quạt ? 
_Qua bài thơ em thấy tình cảm của cháu với bà như thế nào ? 
­ Hoạt động 3 :Học thuộc lòng bài thơ 
_ Giáo viên hướng dẫn học sinh học thuộc lòng tại lớp từng khổ, cả bài thơ theo cách xoá dần từng dòng , từng khổ thơ 
_ Học sinh nghe giáo viên giới thiệu bài .
_ Học sinh đọc tiếp nối nhau , mỗi em đọc 2 dòng thơ 
 _ Học sinh nối tiếp nhau đọc 4 khổ thơ
_ Học sinh giải nghĩa từ theo sách 
_3 nhóm đọc tiếp nối 3 khổ thơ.
Cả lớp đọc đồng thanh khổ thứ tư
_Cả lớp đọc thầm bài thơ và trả lời câu hỏi .
_Bạn nhỏ trong bài thơ đang quạt cho bà ngủ .
_Mọi vật đều im lặng như đang ngủ, ngấn nắng ngủ thiu thiu trên tường, cốc chén nằm im , hoa cam, hoa khế ngoài vườn chín lặng lẽ .Chỉ có một chú chích choè đang hót .
 +Bà mơ thấy cháu đang quạt hương thơm tới
_Vì bà yêu cháu 
_Vì ngôi nhà đầy hương thơm của hoa cam, hoa khế
_Qua bài thơ em thấy tình cảm của cháu rất hiếu thảo , yêu thương ,chăm sóc bà .
_Học sinh đọc thầm lại cả bài thơ 
_ Học sinh thi đọc thuộc lòng từng khổ, cả bài thơ .
 4 .Củng cố :_Giáo viên nhận xét tiết học . 
 5 .Dặên dò: _Bài nhà: Về nhà học thuộc, tập đọc diễn cảm
 _Chuẩn bị bài : Chú ... a : C
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
SO SÁNH - DẤU CHẤM
Ngày thực hiện: 
 I.Mục đích yêu cầu
 1.Tìm được những hình ảnh so sánh trong các câu thơ, câu văn . Nhận biết các từ chỉ sự so sánh trong những câu đó 
 2.Ôn luyện dấu chấm : Điền đúng dấu chấm vào chỗ thích hợp trong đoạn văn chưa đánh dấu chấm
 II.Chuẩn bị :
 1.Giáo viên: Bốn băng giấy, mỗi băng ghi một ý của bài tập1
 Bảng phụ viết nội dung đoạn văn củabài tập 3 
 2.Học sinh : Sách giáo khoa và vở .
III.Hoạt động lên lớp:
 1.Khởi động: Hát bài hát
 2.Kiểm tra bài cũ : Học sinh tự đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong các câu sau :
 _ Chúng em là măng non của đất nước 
 _ Chích bông là bạn của trẻ em . 
 3.Bài mới : 
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
­Giới thiệu bài :Tiết hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu những hình ảnh so sánh trong câu thơ và điền dấu chấm.
­Hoạt động : Hướng dẫn học sinh làm bài tập : 
+Bài tập 1: Học sinh đọc yêu cầu
_ Giáo viên dán 4 băng giấy lên bảng , mời 4 học sinh lên bảng thi làm bài đúng nhanh .
_ Cả lớp và giáo viên nhận xét, chốt lại lời giải đúng :
a)Mắt hiền sáng tựa vì sao 
b)Hoa xao xuyến nở như hoa từng chùm c)Trời là cái tủ ướp lạnh / Trời là cái bếp lò nung
d)Dòng sông là một đường trăng lung linh đất vàng . 
+Bài tập 2 : Học sinh đọc yêu cầu của bài.
_ Cả lớp và giáo viên nhận xét , chốt lại lời giải đúng 
+Bài tập 3 :Học sinh đọc yêu cầu của bài . 
_ Giáo viên nhắc cả lớp đọc kĩ đoạn văn để chấm câu cho đúng.Mỗi câu phải nói chọn ý. Nhớ viết hoa lại những chữ đứng đầu câu. 
_ Giáo viên mời 1 học sinh lên bảng sửa bài. 
_ Ca ûlớp và giáo viên nhận xét , chốt lại lời giải đúng . 
_ Học sinh nghe giáo viên giới thiệu bài .
_ Một học sinh đọc toàn văn yêu cầu của bài . Cả lớp theo dõi trong sách giáo khoa.
_ Học sinh đọc lần lượt từng câu thơ . Mỗi em cầm bút gạch dưới những hình ảnh so sánh trong từng câu thơ , câu văn .
_Cả lớp làm bài vào vở
 _ Một học sinh đọc yêu cầu của bài
_Cả lớp đọc thầm lại câu thơ, câu văn ở bài tập1,viết ra nháp những từ ngữ chỉ sự so sánh trong các câu thơ , văn .
_Cả lớp làm bài vào vở theo lời giải đúng : tựa,như,là,là,là 
_ Một học sinh đọc yêu cầu của bài 
_Học sinh nêu miệng bài tập .
_ Học sinh sửa bài trong vở
 4. Củng cố :_Vài học sinh nhắc lại những nội dung vừa học :Tìm những hình ảnh so sánh và từ chỉ sự so sánh ,ôn luyện về dấu chấm .Giáo viên nhận xét tiết học . 
 5. Dặn dò: _Bài nhà: Yêu cầu học sinh xem lại các bài tập đã làm
 _Chuẩn bị bài : Mở rộng vốn từ : Gia đình 
ÂM NHẠC
BÀI CA ĐI HỌC
 Ngày thực hiện: 
 I.Mục đích yêu cầu : 
 1.Kiến thức:Học sinh biết tác giả của bài hát là nhạc sĩ Phan Trần Bảng
 2.Kĩ năng : Học sinh hát đúng giai điệu, hát đồng đều, hoà giọng và thuộc lời 1 
 3.Thái độ :Giáo dục học sinh kính trọng thầy cô, yêu quý bạn bè và gắn bó mái trường 
 II.Chuẩn bị :
 1.Giáo viên :Băng nhạc , máy nghe , sách hát .
 2.Học sinh : Vở bài hát 
II.Hoạt động lên lớp :
 1.Khởi động: Hát bài hát
 2.Kiểm tra bài cũ : Cả lớp hát bài hát : Quốc ca Việt Nam 
 3.Bài mới :
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
­Giới thiệu bài :Tiết hôm nay chúng ta tập hát bài: Bài ca đi học .
­Hoạt động 1 : Giáo viên dạy bài hát
_ Giáo viên cho học sinh quan sát tranh và đặt câu hỏi :
_Trong tranh vẽ cảnh gì ?
_Các bạn đi học trong khung cảnh nào 
*Giáo viên kết luận :Đó là cảnh tới trường của các em được nhạc sĩ Phan Trần Bảng kể lại trong bài hát : Bài ca đi học mà chúng ta sẽ học hôm nay .
_ Giáo viên cho học sinh nghe băng nhạc bài : Bài ca đi học 
_ Giáo viên cho học sinh đọc đồng thanh lời 1 
_Giáo viên hát mẫu từng câu sau đó dùng đàn đánh lại giai điệu cho học sinh nghe rồi hát theo cho đến hết .
_ Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, lần lượt mỗi nhóm hát một câu nối tiếp nhau, chính xác và nhịp nhàng 
_ Chia từng dãy bàn hoặc từng nhóm học sinh luân phiên hát từng câu.
­Hoạt động 2 : Hát kết hợp gõ đệm 
_ Cho cả lớp vừa hát vừa gõ đệm theo nhịp 
+Chú ý :Giúp học sinh ngắt giọng , nhấn vào phách mạnh ở đầu nhịp 2/4 với tốc độ vừa phải , thể hiện tính chất hành khúc vui tươi , trong sáng của bài hát 
_Chia lớp thành hai nhóm , một nhóm hát , một nhóm gõ đệm theo phách .
_ Cả lớp vừa hát vừa gõ đệm theo tiết tấu .
_ Học sinh nghe giáo viên giới thiệu bài .
_Cảnh các bạn học sinh đang đi học . 
_Buổi sáng có mặt trời mọc, có đàn bướm bay có con chim đậu trên cành cây 
_ Học sinh nghe băng .
 _ Học sinh đọc lời 1 .
 _ Học sinh nghe hát theo sự hướng dẫn của giáo viên .
_ Học sinh chia thành nhóm để hát
nối tiếp.
_ Học sinh vừa hát vừa gõ đệm theo nhịp .
_ Học sinh chia thành hai nhóm để thực hiện.
4. Củng cố : _Nhận xét đánh giá tiết học . Giáo viên khen những học sinh hát đúng , gõ đệm đúng, nhắc nhở một số em chưa tập trung học hát 
5. Dặn dò: _Bài nhà: Học sinh về nhà học thuộc lời 1 của bài hát 
 _Chuẩn bị bài : Bài ca đi học ( Lời 2 )
ĐẠO ĐỨC
GIỮ LỜI HỨA
Ngày thực hiện: 
 I.Mục đích yêu cầu:
1.Kiến thức :Thế nào là giữ lời hứa .Vì sao ta cần phải giữ lời hứa 
2.Kĩ Năng : Học sinh biết giữ lời hứa với bạn bè và mọi người 
3.Thái độ : Học sinh có thái độ quý trọng những người biết giữ lời hứa và không đồng tình với những người hay thất hứa .
 II.Chuẩn bị :
 1.Giáo viên : Tranh minh hoạ:Chiếc vòng bạc .
 2.Học sinh : Vở bài tập Đạo đức 3
III.Hoạt động lên lớp :
 1.Khởi động: Hát bài hát
 2.Kiểm tra bài cũ: Giáo viên gọi 3 em đọc lại Năm điều Bác Hồ dạy 
 3.Bài mới :
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
­Giới thiệu :Tiết hôm nay chúng ta học bài: Giữ lời hứa .
­Hoạt động 1 : Học sinh thảo luận truyện : Chiếc vòng Bạc
*Mục tiêu : Học sinh biết được thế nào là giữ lời hứa và ý nghĩa của việc giữ lời hứa .
*Cách tiến hành :Giáo viên kể chuyện 
_ Giáo viên yêu cầu 2 học sinh đọc lại truyện .
_ Giáo viên yêu cầu nhóm nhỏ thảo luận các câu hỏi sau :
_Bác Hồ đã làm gì khi gặp lại em bé sau 2 năm đi xa ?
_ Em bé và mọi người trong truyện cảm thấy như thế nào trước việc làm của Bác ?
_Việc làm củaBác thể hiện điều gì ?
_ Qua câu truyện trên , em có thể rút ra điều gì ?
_ Thế nào là giữ lời hứa ?
_ Người biết giữ lời hứa sẽ được mọi người đánh giá như thế nào ?
+Giáo viên kết luận: Qua câu chuyện trên, chúng ta thấy cần phải giữ đúng lời hứa .Giữ lời hứa là thực hiện đúng lời mình nói , đã hứa hẹn với người khác . Người biết giữ lời hứa sẽ được mọi người quý trọng , tin cậy và noi theo 
­Hoạt động 2 : Xử lý tình huống 
*Mục tiêu :Học sinh biết được vì sao cần giữ lời hứa và cần làm gì nếu không thề giữ lời hứavới người khác 
*Cách tiến hành :
_ Giáo viên chia lớp thành các nhóm và giao cho mỗi nhóm xử lý một trong hai tình huống dưới đây 
+Tình huống 1 : Tân hẹn chiều chủ nhật sang nhà Tiến giúp bạn học toán .Nhưng khi Tân vừa chuẩn bị thì trên tivi lại chiếu phim hoạt hình rất hay Theo em , bạn Tâm có thể ứng xử thế nào trong tình huống đó ?
Nếu làTân, em sẽ chọn cách ứng xử nào?Vì sao ? 
_Em có đồng tình với cách giải quyết của nhóm bạn không? Vì sao ? _ Theo em , Tiến sẽ nghĩ gì khi không thấy Tâm sang nhà mình học như đã hứa ? 
_Cần làm gì khi không thể thực hiện được điều mình đã hứa với người khác ?
+Giáo viên kết luận : Tân cần sang nhà bạn học như đã hứa hoặc tìm cách báo cho bạn xem phim xong sẽ sang học cùng bạn , để bạn khỏi chờ 
_Tiến sẽ cảm thấy không vui, không hài lòng, không thích , có thể mất lòng tin khi bạn không giữ đúng lời hứa với mình 
_ Cần phải giữ lời hứa vì giữ lời hứa là tự trọng và tôn trọng người khác 
_Khi vì một lí do gì đó , em không thực hiện được lời hứa em cần phải xin lỗi họ và giải thích rõ lí do 
­Hoạt dộng 3 : Tự liên hệ 
*Mục tiêu : Học sinh biết tự đánh giá việc giữ lời hứa của bạn thân 
* Cách tiến hành :
_Giáo viên nêu yêu cầu liên hệ : Thời gian vừa qua em có hứa với ai điều gì không ? Em có thực hiện được lời đã hứa không ? Vì sao ?
_ Giáo viên nhận xét, khen những học sinh dã biết giữ lời hứa và nhắc nhở 
_Hướng dẫn thực hành :Thực hiện giữ lời hứa với bạn bè và mọi người .
_Sưu tầm các gương biết giữ lời hứa của bạn bè trong lớp . 
_ Học sinh nghe giáo viên giới thiệu bài .
_ Học sinh theo dõi giáo viên kể chuyện .
_2 học sinh đọc lại truyện .
_Cả lớp thảo luận nhóm .
_ Học sinh trả lời, cả lớp tham gia nhận xét cách trả lời của các bạn .
_ Học sinh chú ý lắng nghe giáo viên kết luận .
 _Lớp thành lập nhóm để xử lí tình huống . 
_Các nhóm thảo luận và đại diện các nhóm trình bàytình huống.
_Cả lớp tham gia đóng góp ý kiến và nhận xét .
_ Học sinh tự liên hệ 
_ Học sinh tự liên hệ 
 4 .Củng cố :_Giữ lời hứa là thực hiện đúng điều mình đã nói , đã hứa hẹn . Người biết giữ lời hứa sẽ được mọi người tin cậy và tôn trọng .
 5 .Dặn dò: _Bài nhà: Xem lại bài học và thực hiện giữ đúng lời hứa với mọi người. 
 _Chuẩn bịbài : Giữ lời hứa ( Tiết 2 ) .

Tài liệu đính kèm:

  • docLop 3 Tuan 3(1).doc