Giáo án các môn lớp 3 (chuẩn kiến thức kĩ năng) - Tuần 3

Giáo án các môn lớp 3 (chuẩn kiến thức kĩ năng) - Tuần 3

I. MỤC TIÊU

A - Tập đọc

1. Đọc thành tiếng

· Biết nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phâm biệt lời của nhân vật với lời dẫn chuyện.

2. Đọc hiểu

· Hiểu được ý nghĩa của câu chuyện : Anh em phải biết nhường nhịn, yêu thương lẫn nhau (trả lời được các câu hỏi 1,2,3,4).

B - Kể chuyện

· Kể lại được từng đoạn dựa theo các gợi ý .

 

doc 41 trang Người đăng Van Trung90 Lượt xem 1234Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 3 (chuẩn kiến thức kĩ năng) - Tuần 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 3
Thứ 2 ngày 31 tháng 8 năm 2009
TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN
CHIẾC ÁO LEN
 (2 tiết)
I. MỤC TIÊU
A - Tập đọc
1. Đọc thành tiếng
Biết nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phâm biệt lời của nhân vật với lời dẫn chuyện.
2. Đọc hiểu
Hiểu được ý nghĩa của câu chuyện : Anh em phải biết nhường nhịn, yêu thương lẫn nhau (trả lời được các câu hỏi 1,2,3,4).
B - Kể chuyện
Kể lại được từng đoạn dựa theo các gợi ý .
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Tranh minh hoạ bài tập đọc (phóng to nếu có thể).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
TẬP ĐỌC
1 . Ổn định tổ chức (1’)
2 . Kiểm tra bài cũ (5’)
Hai, ba hs đọc bài Cô giáo tí hon và trả lời các câu hỏi1 và 2 trong SGK.
GV nhận xét, cho điểm.
3 . Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Giới thiệu chủ điểm và bài mới (1’)
- Yêu cầu HS mở SGK trang 19 và đọc tên chủ điểm của tuần.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp Mái ấm.
- Em hiểu thế nào là Mái ấm ?
- HS tự do phát biểu ý kiến.
- Giới thiệu : Trong tuần 3, 4 chúng ta sẽ được học những bài tập đọc nói về những người thân yêu cùng sống dưới mái nhà ấm áp của mỗi người. Bài tập đọc mở đầu của chủ đề là Chiếc áo len.
Hoạt động 1 : Luyện đọc (31’)
Mục tiêu : 
- Đọc đúng các từ ngữ dễ phát âm sai đã nêu ở phần mục tiêu. Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài.
Cách tiến hành : 
a) Đọc mẫu
- GV đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng nhẹ nhàng, tình cảm. 
- Theo dõi GV đọc mẫu.
Chú ý : 
+ Giọng mẹ : bối rối khi nói với Lan, cảm động khi nói với Tuấn.
+ Giọng Lan : phụng phịu làm nũng.
+ Giọng Tuấn : nhỏ nhẹ, thì thào nhưng dứt khoát, mạnh mẽ thuyết phục.
b) Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
- Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn.
- Yêu cầu HS đọc từng câu trong mỗi đoạn.
- HS tiếp nối đọc bài. Mỗi HS đọc 1 câu.
- Theo dõi HS đọc và chỉnh sửa lỗi phát âm nếu HS mắc lỗi.
- Sửa lỗi phát âm theo hướng dẫn của GV. Các từ dễ phát âm sai, nhầm đã giới thiệu ở phần mục tiêu.
- Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc từng câu, đọc từ đầu cho đến hết bài.
- Nối tiếp nhau đọc lại bài, mỗi HS đọc 1 câu.
- Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó.
- Đọc từng đoạn trong bài theo hướng dẫn của GV.
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1 của bài.
- 1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm, 
- Theo dõi HS đọc và hướng dẫn HS ngắt giọng câu khó đọc.
- Tập ngắt giọng đúng (nếu cần) khi đọc câu :
 Aùo có dây kéo ở giữa/ lại có cả mũ để đội khi có gió lạnh/ hoặc mưa lất phất.// 
- Hướng dẫn HS đọc các đoạn còn lại tương tự như đọc đoạn 1.
- Lần lượt tập đọc các đoạn 2, 3, 4. Chú ý các lời thoại của nhân vật.
- Khi 1 HS đọc xong đoạn 2, 3 GV cho cả lớp dừng lại để tìm hiểu từ bối rối, thì thào . Có thể yêu cầu HS đặt câu với các từ này.
- Tìm hiểu nghĩa của các từ bối rối, thì thào. (Đọc thầm phần chú giải). 1 HS đọc thành tiếng phần chú giải.
- Yêu cầu 4 HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp, mỗi HS đọc 1 đoạn.
- 4 HS tiếp nối nhau đọc bài, cả lớp theo dõi bài trong SGK.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.
- Đọc bài theo nhóm. HS cùng nhóm theo dõi để nhận xét và chỉnh s][ar cách đọc cho nhau.
- Chia HS thành các nhóm nhỏ, mỗinhóm khoảng 4 HS và yêu cầu các HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS tìm hiểu bài (6’)
Mục tiêu : 
 HS hiểu nội dung của truyện
Cách tiến hành : 
- GV gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp.
- 1 HS đọc, cả lớp cùng theo dõi SGK.
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1.
- Đọc thầm.
- Mùa đông năm nay như thế nào ?
- Mùa đông năm nay đến sớm và buốt lạnh.
- Vì mùa đông đến sớm và lạnh buốt nên những chiếc áo len là vật rất cần và dược mọi người chú ý. Hãy tìm những hình ảnh trong bài cho thấy chiếc áo len của bạn Hoà rất đẹp và tiện lợi.
- HS phát biểu ý kiến theo tinh thần xung phong. Câu trả lời đúng là : Chiếc áo có màu vàng rất đẹp, có dây kéo ở giữa, có mũ để đội khi có gió lạnh hay trời mưa và rất ấm.
- Yêu cầu HS đọc thầm tiếp đoạn 2 và trả lời câu hỏi : Vì sao Lan dỗi mẹ ?
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm. Trả lời : Vì em muốn mua một chiếc áo như của Hoà nhưng mẹ bảo không thể mua được chiếc áo đắt tiền như vậy.
- Yêu cầu HS đọc đoạn 3 và trả lời câu hỏi : Khi biết em muốn có chiếc áo len đẹp mà mẹ lại không đủ tiền mua, Tuấn nói với mẹ điều gì ?
- Cả lớp đọc thầm đoạn 3 và trả lời : Tuấn nói với mẹ hãy dành tiền mua áo cho em Lan. Tuấn không cần thêm áo vì Tuấn khoẻ lắm. Nếu lạnh, Tuấn sẽ mặc nhiều áo ở bên trong.
- Tuấn là người như thế nào ?
- Tuấn là người con thương mẹ, người anh biết nhường nhịn em.
- Yêu cầu HS đọc tiếp đoạn 4 và hỏi : Vì sao Lan ân hận ?
- HS thảo luận nhóm để tìm câu trả lời :
+ Lan ân hận vì đã làm cho mẹ phải buồn.
+ Lan ân hận vì thấy mình quá ích kỷ không nghĩ tới anh trai.
+ Lan ân haanj vì thấy anh trai yêu thương và nhường nhịn cho mình.
- Em có suy nghĩ gì về bạn Lan trong câu chuyện này ? (GV giúp HS phát hiện thấy Lan là cô bé ngây thơ (thấy bạn có áo đẹp, em cũng muốn có và đòi mẹ phải mua cho mình chiếc áo như thế) nhưng em cũng rất ngoan khi mình rất ích kỷ, làm mẹ buồn, em nhận ra lỗi và sửa lỗi ngay.) 
- HS xung phong phát biểu ý kiến.
- Yêu cầu HS cả lớp suy nghĩ để tìm tên khác cho câu chuyện.
- HS tự do phát biểu ý kiến, khi phát biểu cần giải thích rõ vì sao em lại đặt tên đó cho câu chuyện. Ví dụ : Ba mẹ con vì đó là các nhân vật trong truyện; người anh tốt bụng vì câu chuyện ca ngợi sự thương yêu, nhường nhịn của người anh dành cho em gái; Chuyện của Lan vì câu chuyện kể về bạn Lan...
Hoạt động 3 : Luyện đọc lại (5’)
Mục tiêu
 Đọc trôi chảy được toàn bài, bước đầu biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với diễn biến của câu chuyện.
Cách tiến hành : 
- GV chia HS thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm có 4 HS và yêu cầu đọc lại bài theo vai trong nhóm của mình.
- Mỗi HS trong nhóm nhận một trong các vai : người dẫn chuyện, Lan, mẹ Lan, Tuấn, sau đó luyện đọc bài theo nhóm.
- Tổ chức cho 3 đến 4 nhóm thi đọc trước lớp.
- Các nhóm thi đọc, cả lớp theo dõi để chọn nhóm đọc hay nhất.
- Tuyên dương nhóm đọc tốt, có thể cho điểm 
KỂ CHUYỆN
Hoạt động 4 : Xác định yêu cầu (1’)
- Gọi 1 đến 2 HS đọc yêu cầu của bài.
- Dựa vào các gợi ý dưới đây kể lại từng đoạn truyện chiếc áo len theo lời của Lan.
- Kể theo lời của Lan là kể như thế nào ?
- Là kể bằng cách nhập vai vào Lan, kể bằng lời của Lan nên khi kể cần xưng hô là tôi, mình hoặc em.
Hoạt động 5 : Hướng dẫn HS kể chuyện (19’)
Mục tiêu : 
- Dựa vào gợi ý trong SGK, kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện. Khi kể biết phối hợp cử chỉ, nét mặt và giọng điệu phù hợp với diễn biến nội dung của câu chuyện.
- Biết tập trung theo dõi lời kể của bạn và nhận xét lời kể của bạn.
Cách tiến hành :
Kể mẫu đoạn 1
-Treo bảng phụ có viết sẵn các nội dung gợi ý và yêu cầu HS đọc gợi ý của đoạn1.
- 2 HS lần lượt đọc trước lớp.
- Nội dung của đoạn 1 là gì, nội dung cần thể hiện qua mấy ý, nêu cụ thể nội dung của từng ý ?
- Đoạn 1 nói về Chiếc áo đẹp, cần kể rõ 3 ý : Mùa đông năm nay rất lạnh, chiếc áo len của banbj Hoà rất đẹp và rất ấm; Lan đòi mẹ mua cho mình chiếc áo giống như chiếc áo của bạn Hoà.
- Yêu cầu HS dựa vào gợi ý để kể lại đoạn 1 của câu chuyện.
-1 HS khá kể trước lớp.
Kể theo nhóm
- Chia HS thành các nhóm nhỏ, mối nhóm có 4 HS và yêu cầu các nhóm HS tiếp nối nhau kể truyện trong nhóm, mỗi HS kể một đoạn.
- Từng HS kể trước nhóm, các bạn trong nhóm theo dõi và giúp đỡ nhau trong quá trình bạn kể.
Kể toàn bộ câu chuyện
- Yêu cầu 1 đến 2 nhóm kể chuyện trước lớp.
- 1 đến 2 nhóm thực hành kể trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét như hướng dẫn như tiết kể chuyện tuần 1.
- Nhận xét phần trình bày của từng nhóm.
Hoạt động cuối : Củng cố, dặn dò(3’)
- GV hỏi : Theo con câu chuyện Chiếc áo len muốn khuyên chúng ta điều gì ?
- HS tự do phát biểu ý kiến : 
+ Anh em phải biết nhường nhịn yêu thương nhau.
+ Không nên đòi bố, mẹ mua những thứ mà gia đình không có điều kiện.
+ Khi có lỗi phải biết nhận và sửa lỗi.
- Em thích nhất đoạn nào trong truyện ? Vì sao ?
- HS tự do phát biểu ý kiến.
- Tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài.
TOÁN
Tiết 11 ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC
I/ MỤC TIÊU
 Giúp HS :
- Tính độ dài đường gấp khúc, chu vi hình tam giác chu vi hình tứ giác.
II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ (5’)
- HS lên bảng làm bài 
- Nhận xét, chữa bài và cho điểm HS .
2. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
* Giới thiệu bài
- GV nêu mục tiêu giờ học và ghi tên bài lên bảng
- Nghe giới thiệu
* Hoạt động 1 : Luyện tập - Thực hành 
Bài 1 - Gọi HS đọc y/c phần a
- 1 HS đọc y/c phần a
- Muốn tính độ dài đường gấp khúc ta làm như thế nào ?
 - Ta tính tổng độ dài các đoạn thẳng của đường gấp khúc đó.
- Đường gấp khúc ABCD có mấy đoạn thẳng ? Đó là những đoạn thẳ ... S kể thành câu.
2.3. Hướng dẫn viết đơn xin nghỉ học
- Gọi HS đọc yêu cầu bài 2.
- Treo bảng phụ viết sẵn mẫu đơn và yêu cầu HS đọc mẫu đơn.
- Hỏi: Đơn xin nghỉ hoc gồm những nội dung gì? GV nghe HS trả lời và ghi lên bảng. Nếu HS chưa nêu đủ những nội dung của đơn thì GV nêu cho đủ.
- Gọi 1 đến 2 HS làm miệng trước lớp, chú ý nội dung lí do xin nghỉ học phải đúng với sự thật.
- Nhận xét bài miệng của 2 HS, sau đó yêu cầu HS cả lớp viết đơn vào vở hoặc vào mẫu đã photo.
- Chấm điểm 1 số HS , số còn lại thu để chấm sau.
3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Nhận xét tiết học, tuyên dương những HS chú ý tham gia xây dựng bài, nhắc nhở những HS còn chưa chú ý trong giờ học.
- Dặn dò HS về nhà:
+ Viết đoạn văn khoản 4 đến 5 câu kể về gia đình em.
+ Ghi nhớ mẫu đơn xin phép nghỉ học.
+ Chuẩn bị bài sau.
- Hãy kể về gia đình em với một người bạn em mới quen.
- Nghe hướng dẫn của GV. Một số HS trả lời câu hỏi của GV. Ví dụ, HS có thể kể:
Gia đình mình có 4 người, bố, mẹ, em bé và mình. Bố mình là bộ đội nên thường xuyên vắng nhà. Mẹ mình là bác sĩ ở bệnh viện huyện. Mẹ rất hiền và yêu các con. Em bé của mình năm nay mới lên 3 tuổi. Mình rất thích những ngày bố được nghỉ, vì lúc đó cả nhà được quay quần vui vẻ bên nhau. Mình yêu gia đình của mình.
- Làm việc theo nhóm.
- Một số HS trình bày, cả lớp theo dõi để nhận xét.
- Dựa vào mẫu dưới đây, hãy viết một lá đơn xin nghỉ học.
- HS cả lớp đọc thầm.
- HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến, mỗi HS chỉ cần nêu một nội dung. Chú ý nêu đúng theo trình tự viết đơn.
Đơn xin nghỉ đọc có các nội dung:
+ Quốc hiệu và tiêu ngữ.
+ Địa điểm, ngày, tháng, năm viết đơn.
+ Tên đơn: Đơn xin phép nghỉ học.
+ Tên của người nhận đơn.
+ Người viết đơn tự giới thiệu tên, lớp.
+ Nêu lí do viết đơn.
+ Nêu lí do xin phép nghỉ học.
+ Lời hứa của người viết đơn.
+ Ý kiến và chữ kí của gia đình HS.
+ Chữ kí và họ tên người viết đơn.
- 1 đến 2 HS trình bày, cả lớp theo dõi để nhận xét, rút kinh nghiệm trước khi làm bài.
- Viết đơn, sau đó 1 số HS trình bày đơn của mình trước lớp. HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
TOÁN
Tiết 15 LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
 Giúp HS :
- Biết xem giờ (chính xác đến 5 phút) 
-Biết xác định , của một nhóm đồ vật
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ (5’)
- HS lên bảng làm bài 1, 2, 3 /18 (VBT) 
- Nhận xét, chữa bài và cho điểm HS .
2. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
 * Hoạt động 1 : Luyện tập - Thực hành 
Bài 1 - Y/c HS suy nghĩ tự làm bài, sau đó y/c 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau
- HS cả lớp làm vào vở bài tập
- Chữa bài và cho điểm HS
Bài 2 - Y/c HS đọc tóm tắt, sau đó dựa vào tóm tắt để HS đọc thành đề toán 
- Mỗi chiếc thuyền chở được 5 người. Hỏi 4 chiếc thuyền như vậy chở được tất cả bao nhiêu người ?
- Y/c HS suy nghĩ và tự làm bài
- 1HS lên bảng, HS cả lớp làm vào vở
 Giải :
Bốn chiếc thuyền chở được số người là :
 5 x 4 = 20 (người)
 Đáp số : 20 người
Bài 3- Y/c HS quan sát hình vẽ phần a và hỏi : Hình nào đã khoanh vào 1 phần 3 số quả cam? Vì sao ?
- Hình 1 đã khoanh vào 1 phần 3 số quả cam. Vì có tấtcả 12 quả cam, chia thành 3 phần bằng nhau thì mỗi phần có 4 quả cam, hình 1 đã khoanh vào 4 quả cam
- Hình 2 đã khoanh vào 1 phần mấy số quả cam? Vì sao ?
- Hình 2 đã khoanh vào 1 phần 4 số quả cam, vì có tất cả 12 qủa cam, chia thành 4 phần bằng nhau thì mỗi phần được 3 quả cam, hình b đã khoanh vào 3 quả cam
- Y/c HS tự làm phần b và chữa bài .
Bài 4- Viết lên bảng 4 x 74 x 6
- Hỏi : Điền dấu gì vào chỗ trống ? Vì sao ?
- Điền dấu > vào chỗ trống vì 4 x 7 = 28, 4 x 6 = 24 mà 28 > 24
- Y/c HS tự làm các phần còn lại của bài.
- 3 HS làm bảng, HS cả lớp làm vở
- Chữa bài và cho điểm HS
 * Hoạt động cuối : Củng cố, dặn dò (5’)
- Y/c HS về nhà luyện tập thêm về xem đồng hồ, về các bảng nhân chia đã học.
- Nhận xét tiết học
TH Ể D ỤC
BÀI 6: ƠN ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ -TRỊ CHƠI “TÌM NGƯỜI CHỈ HUY”
I. MỤC TIÊU:
-Ơn tập hợp đội hình hàng ngang, hàng dọc, dĩng hàng, điểm số,quay phải quay trái.
 - Ơn trị chơi “Tìm người chỉ huy.”
II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN 
 -Địa điểm: trên sân trường. vệ sinh nơi tập, đảm bảo an tồn tập luyện. 
 - Phương tiện: chuẩn bị 1 cịi, kẻ sân chơi trị chơi. 
III.NéI DUNG Vµ PH¦¥NG PH¸P L£N LíP
Nội dung
Cách thức tổ chức các hoạt động
1. Phần mở đầu(5 phút)
-Nhận lớp
-Chạy chậm
 -Khởi động các khớp 
- Giậm chân đếm theo nhịp 
- Trị chơi “Làm theo hiệu lệnh”
 -Tại chỗ vỗ tay hát.
 2. Phần cơ bản (26 phút)
 - Ơn tập hợp hàng ngang, dĩng hàng, điểm số,quay phải quay trái.
-Trị chơi vận động 
-Trị chơi “Tìm người chỉ huy.”
 3. Phần kết thúc (4 phút )
-Thả lỏng cơ bắp, đi chậm vịng quanh sân 
-Củng cố,
-Nhận xét 
 -Dặn dị
GV phổ biến nội dung yêu cầu giờ học 
GV điều khiển HS chạy 1 vịng sân 
GV hơ nhịp khởi động cùng HS
Cán sự lớp hơ nhịp, GV giúp đỡ 
G nêu tên trị chơi, tổ chức cho HS chơi.
Quản ca cho lớp hát một bài
GV nêu tên động tác, sau đĩ hơ nhịp cho HS tập G kiểm tra uốn nắn cho các em. 
HS tập theo nhĩm, các nhĩm trưởng điều khiển HS nhĩm mình 
GV đi giúp đỡ sửa sai.
HS trong nhĩm thay nhau làm chỉ huy
GV nêu tên trị chơi, giải thích cách chơi , luật chơi. 
GV chơi mẫu HS quan sất cách thực hiện
HS đọc vần điệu,chơi thử theo nhĩm
GV điều khiển giúp đỡ 
HS từng tổ lên chơi thử G giúp đỡ sửa sai cho từng HS 
GV quan sát nhận xét biểu dương tổ thắng và chơi đúng luật .
Cán sự lớp hơ nhịp thả lỏng cùng HS
đi một vịng sân.
HS + GV củng cố nội dung bài.
GV nhận xét giờ học, nhắc nhở một số điều mà HS chưa nắm được.
 GV ra bài tập về nhà.
HS ơn đi đều, và đi kiễng gĩt 
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
MÁU VÀ CƠ QUAN TUẦN HOÀN
I/ MỤC TIÊU:
HS chỉ đúng vị trí cac bộ phận của cơ quan tuần hoàn trên tranh vẽ hoặc mô hình.
II/ CHUẨN BỊ:
* GV: Hình trong SGK tran g 13, 14.
	* HS: SGK, vở.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Bài cũ: Bệnh lao phổi
 - Gv gọi 2 Hs lên trả lời câu 2 câu hỏi:
 + Nguyên nhân gây nên bệnh lao phổi?
 + Nêu biện pháp phòng chống? 
 - Gv nhận xét.
Giới thiệu và nêu vấn đề:
	Giới thiiệu bài – ghi tựa: 
 4. Phát triển các hoạt động.
* Hoạt động 1: Làm việc với SGK.
- Mục tiêu: Trình bày được sơ lược về thành phần của máu và chức năng của huyết cầu đỏ. Nêu được chức năng của cơ quan tuần hoàn.
. Cách tiến hành.
Bước 1: Làm việc theo nhóm .
- Gv yêu cầu Hs quan sát các hình trang 14 SGK.
- Các nhóm lần lược trả lời câu hỏi:
+ Các em có bị đứt tay bao giờ chưa? Khi bị đứt tay hoặc bị trầy da bạn nhìn thấy gì ở vết thương?
+ Theo các em , khi máu mới bị chảy ra khỏi cơ thể, máu là chất lỏng hay đặc?
+ Quan sát máu đã được chống đông, em thấy máu chia làm mấy phần? Đó là những phần nào?
+ Huyết cầu đỏ có hình dạng như thế nào? Nó có chức năng gì?
+Cơ quan vận chuyển máu đi khắp cớ thể có tên là gì?
- Gv nhận xét.
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Mỗi nhóm trình bày một câu. Các nhóm khác bổ sung
- Gv chốt lại: 
+ Máu là một chất lỏng màu đỏn, gồm có 2 phần: huyết tương và huyết cầu
+ Có nhiều loại huyết cầu, quan trọng nhất là huyết cầu đỏ, hình dạng như cái đĩa lõn hai mặt. Chức năng mang khí ôxi đi nuôi cơ thể.
+ Cơ quan vận chuyển máu đi khắp cơ thể gọi là cơ quan tuần hoàn.
* Hoạt động 2: Làm việc với SGK.
- Mục tiêu: Kể được tên các bộ phận của cơ quan tuần hoàn.
Các bước tiến hành.
Bước 1 : Làm việc theo cặp.
- Gv yêu cầu Hs quan sát các hình 4 SGK trang 14, lần lượt một bạn hỏi, một bạn trả lời.
+ Chỉ trên hình vẽ đâu là tim, đâu là các mạch máu ?
+ Dựa vào hình vẽ, mô tả vị trí của tim trong lồng ngực?
+ Chỉ vị trí của tim trên lồng ngực của mình?
- Gv chốt lại.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Gv gọi một số cặp Hs lên trình bày. Nhóm khác bổ sung
- Gv chốt lại.
=> Cơ quan tuần hoàn gồm có tim và mạch máu.
* Hoạt động 3: Chơi trò chơi tiếp sức.
- Mục tiêu: Hiểu được mạch máu đi tới mọi cơ quan của cơ thể.
- Gv chia Hs thành 2 đội có số người bằng nhau
- Hai đội thi viết tên 1 bộ phận của cơ thể có mạch máu đi tới. Đội nào viết nhiều hơn thì thắng cuộc. 
- Gv nhận xét.
PP: Thảo luận nhóm.
Hs quan sát hình trong SGK
Hs từng nhóm thảo luận và trả lời các câu hỏi.
Đại diện từng nhóm lên trả lời.
Hs nhận xét.
Đại diện các nhóm lên trả lời.
Nhóm khác bổ sung.
Hs lắng nghe.
PP: Luyện tập, thực hành, thảo luận.
Hs quan sát hình trong SGK.
Hs trao đổi với nhau.
Hs làm việc theo nhóm.
Hs nhận xét.
Đại diện mỗi nhóm trình bày.
PP: trò chơi
Hs lên tham gia trò chơi.
Hs nhận xét
5 .Tổng kết – dặn dò.
Về xem lại bài.
Chuẩn bị bài sau: Hoạt động tuần hoàn.
Nhận xét bài học.
sinh ho¹t líp TuÇn 03
I/Mơc tiªu:
Giĩp h/s biÕt nhËn xÐt, ®¸nh gi¸ t×nh h×nh thùc hiƯn nỊ nÕp tuÇn 03
N¾m b¾t kÕ ho¹ch tuÇn 4.
II/C¸c HD chđ yÕu: 
H§1: NhËn xÐt ®¸nh gi¸ nỊ nÕp tuÇn 03
TC cho líp tr­ëng nhËn xÐt ®¸nh gi¸ viƯc thùc hiƯn nỊ nÕp tuÇn 03
GV nhËn xÐt chung: 
§i häc : ®Çy ®đ, ®ĩng giê. - XÕp hµng: cßn chËm, ån
Sinh ho¹t 15': nghiªm tĩc . - TDGG: cßn lén xén, ch­a ®Ịu
VS líp: s¹ch sÏ. - VS chuyªn:cßn chËm , ch­a s¹ch
Lµm bµi: ch­a ®©ú ®đ. - ý thøc b¶o vƯ cđa c«ng: tèt
Mét sè em ch­a tham gia quyªn gãp tđ s¸ch dïng chung.
*TC xÕp lo¹i thi ®ua tuÇn 03
H§2: KÕ ho¹ch tuÇn 04
Thùc hiƯn kÕ ho¹ch cđa nhµ tr­êng triĨn khai.

Tài liệu đính kèm:

  • docKE HOACH BAI HOC LOP 3BTUAN 3.doc