Giáo án buổi sáng Các môn Lớp 3 - Tuần 1 - Năm học 2015-2016 - Tiên Thị Dung

Giáo án buổi sáng Các môn Lớp 3 - Tuần 1 - Năm học 2015-2016 - Tiên Thị Dung

*Luyện đọc

- GV đọc mẫu toàn bài, tóm tắt nội dung bài.

- Luyện đọc câu:

- Luyện đọc từng câu nối tiếp đến hết bài. GV theo dõi, chỉnh sửa.

- HS luyện đọc từ khó: hạ lệnh, làng, vùng nọ, nộp, lo sợ, làm lạ (Nếu HS đọc ngắt, nghỉ hơi chưa đúng, GV yêu cầu HS đọc lại )

- GV hướng dẫn HS luyện đọc câu ( BP):" Ngày xưa, cả làng phải chịu tội; Cậu bé kia làm ầm ĩ; Thằng bé này láo đẻ sao được”. HS đọc, nêu cách ngắt, nghỉ.

- Luyện đọc đoạn:

+ Lần 1: 3HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn trước lớp.

+ Lần 2: Kết hợp giải nghĩa từ: kinh đô, om sòm, trọng thưởng, lất phất, phụng phịu.

- HS đọc từng đoạn trong nhóm (nhóm 3). GV theo dõi hướng dẫn các nhóm đọc đúng.

+ Thi đọc giữa các nhóm trước lớp.

- Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 3 của bài. GV nhận xét.

- 1 HS đọc cả bài.

* Tìm hiểu bài

- HS đọc thầm bài, trả lời (4 câu hỏi SGK). GV tiểu kết, chốt ý. HS nhắc lại.

- HS đọc thầm đoạn 1, trả lời câu hỏi 1, 2 SGK.

=> Lệnh vua đưa ra vô lí.

- HS đọc thầm đoạn 2, thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi 3 SGK.

=> Cậu bé khiến vua cho là vô lí.

- HS đọc thầm đoạn 3, trả lời câu hỏi 4 SGK.

=> Cậu nghĩ cách hay đối đáp với vua.

 

doc 28 trang Người đăng hoaithuong212 Lượt xem 419Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án buổi sáng Các môn Lớp 3 - Tuần 1 - Năm học 2015-2016 - Tiên Thị Dung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
Soạn: 21/8 	 Dạy: Thứ hai ngày 24 tháng 8 năm 2015
TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN
Cậu bé thông minh (2 tiết)
I. Mục đích yêu cầu:
- HS đọc đúng toàn bài, hiểu nội dung bài: Ca ngợi sự thông minh, tài trí của cậu của cậu bé. Kể lại từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.
- HS đọc rành mạch, đúng tốc độ, nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật. Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa.
- Giáo dục HS học tập đức tính tốt của cậu bé thông minh.
II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ nội dung bài học, tranh minh hoạ từng đoạn của câu chuyện.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Tiết 1
1. Bài cũ: GV kiểm tra sách vở của HS, nhắc nhở HS ý thức học tập môn học.
2. Bài mới: 
2.1 Giới thiệu bài: GV giới thiệu 8 chủ điểm của SGK Tiếng Việt 3 tập 1, giới thiệu bài học.
 2.2 Nội dung: 
*Luyện đọc
- GV đọc mẫu toàn bài, tóm tắt nội dung bài.
- Luyện đọc câu:
- Luyện đọc từng câu nối tiếp đến hết bài. GV theo dõi, chỉnh sửa.
- HS luyện đọc từ khó: hạ lệnh, làng, vùng nọ, nộp, lo sợ, làm lạ(Nếu HS đọc ngắt, nghỉ hơi chưa đúng, GV yêu cầu HS đọc lại)
- GV hướng dẫn HS luyện đọc câu ( BP):" Ngày xưa, cả làng phải chịu tội; Cậu bé kialàm ầm ĩ; Thằng bé này láođẻ sao được”. HS đọc, nêu cách ngắt, nghỉ.
- Luyện đọc đoạn:
+ Lần 1: 3HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn trước lớp.
+ Lần 2: Kết hợp giải nghĩa từ: kinh đô, om sòm, trọng thưởng, lất phất, phụng phịu.
- HS đọc từng đoạn trong nhóm (nhóm 3). GV theo dõi hướng dẫn các nhóm đọc đúng.
+ Thi đọc giữa các nhóm trước lớp.
- Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 3 của bài. GV nhận xét.
- 1 HS đọc cả bài.
* Tìm hiểu bài
- HS đọc thầm bài, trả lời (4 câu hỏi SGK). GV tiểu kết, chốt ý. HS nhắc lại.
- HS đọc thầm đoạn 1, trả lời câu hỏi 1, 2 SGK.
=> Lệnh vua đưa ra vô lí.
- HS đọc thầm đoạn 2, thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi 3 SGK.
=> Cậu bé khiến vua cho là vô lí.
- HS đọc thầm đoạn 3, trả lời câu hỏi 4 SGK.
=> Cậu nghĩ cách hay đối đáp với vua.
- HS đọc thầm cả bài thảo luận và trả lời câu hỏi: 
+ Câu chuỵện này nói lên điều gì? 
- HS nêu câu trả lời, GV tiểu kết chốt nội dung bài (như phần kiến thức đã nêu), HS nhắc lại. GV liên hệ giáo dục HS chăm chỉ học tập trở thành người có ích cho đất nước.
Tiết 2
* Luyện đọc lại
- GV hướng dẫn HS đọc truyện theo vai, HS thi đọc trước lớp, GV cùng HS nhận xét bình chọn cá nhân (nhóm) đọc hay nhất.
- Chú ý hướng dẫn HS đọc thể hiện đúng nội dung bài.
* Hướng dẫn HS kể chuyện 
- GV hướng dẫn HS kể lại từng đoạn câu chuyện theo tranh.
- HS quan sát 3 tranh, nêu nội dung tranh (Quân lính đang làm gì? Thái độ của dân làng ra sao khi nghe lệnh này?....)
- 3 HS nối tiếp nhau kể lại 3 đoạn của câu chuyện.
- HS kể lại toàn bộ câu truyện (theo tranh hoặc kể lời kể của mình)
- GV hướng dẫn HS nhận xét, đánh giá: về nội dung, diễn đạt, giọng kể.
- GV cùng HS nhận xét, đánh giá.
+ Qua câu chuyện này em rút ra được bài học gì cho bản thân? 
- HS nêu, GV chốt ý nghĩa chuyện: Cần chăm chỉ học tập, rèn luyện để trở thành người có ích cho xã hội. HS nhắc lại, GV liên hệ giáo dục.
3. Củng cố, dặn dò: 
+ Cậu bé trong bài có phẩm chất gì đáng quý? Em cần học tập đức tính gì ở cậu bé?
- GV nhận xét giờ học, dặn dò HS.
 TOÁN
Đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số
I. Mục tiêu bài dạy:
- Củng cố cách đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số.
- Rèn kĩ năng đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số, sắp xếp các số theo đúng thứ tự, tìm được số lớn nhất, số bé nhất trong nhóm số.
- HS có ý thức tự giác làm bài, có phương pháp tự học.
II. Đồ dùng dạy học: phiếu học tập (bài 1)
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bài cũ: Nhắc nhở HS cách học tập môn Toán.
2. Bài mới: 2.1: Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
 2.2: Nội dung:
Bài 1(3): HS đọc bài, tự ghi chữ hoặc viết số thích hợp vào chỗ chấm vào phiếu học tập, 4 HS làm bảng lớp. GV cùng HS nhận xét chữa bài.
+ Nêu cách đọc, viết số có ba chữ số?
=> Củng cố cách đọc, viết các số có 3 chữ số.
Bài 2 (3): HS đọc bài, 2 HS làm bài bảng lớp, cả lớp làm bài giấy nháp.
- HS nhận xét về 2 dãy số này: Các số được viết theo thứ tự tăng dần,giảm dần. HS đọc lại các số trên dãy số.
Bài 3(3) 2 HS làm bài bảng lớp, cả lớp làm bài vở. 
+ GV nhận xét bài làm của HS vào vở: Nhận xét cụ thể về kết quả, cách trình bày bài,...(Nếu HS làm bài chưa đúng, GV yêu cầu HS đọc kĩ đề bài và làm lại vào vở...)
+ Nêu cách so sánh hai số có ba chữ số?
=> Củng cố cách so sánh các số có ba chữ số.
Bài 4: HS đọc bài, làm vở, bảng lớp. GV cùng HS nhận xét, chốt đáp án.
- HS nêu cách tìm số lớn nhất, số bé nhất.
=> Củng cố so sánh các số có ba chữ số và tìm ra số lớn nhất, số bé nhất.
Bài 5(3): 2HS lên bảng làm, lớp làm nháp, nhận xét.
- GV cùng HS nhận xét, chữa bài.
+ Muốn sắp xếp các số theo thứ tự đúng, em làm thế nào?
=> Củng cố cách sắp xếp các số theo thứ tự.
3. Củng cố, dặn dò:
+ Nêu cách so sánh các số có ba chữ số?
 - GV nhận xét giờ học, dặn dò.	
ĐẠO ĐỨC
Kính yêu Bác Hồ (tiết 1)
I. Mục tiêu bài dạy:
- Học sinh biết công lao to lớn của Bác Hồ đối với đất nước, dân tộc, biết được tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi và tình cảm của thiếu nhi đối với Bác Hồ.
- Học sinh thực hiện theo Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng.
- Giáo dục HS lòng kính yêu và biết ơn Bác Hồ.
II. Đồ dùng dạy học:
- Các tranh ảnh, bài thơ, bài hát, câu chuyện về Bác Hồ.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Bài cũ: Nhắc nhở HS cách học tập môn học.
2. Bài mới: 2.1: Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
 2.2: Nội dung
* Hoạt động 1: Tìm hiểu công lao to lớn của Bác Hồ đối với đất nước, dân tộc
Mục tiêu: Học sinh biết được Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại có công lớn đối với đất nước dân tộc; là người được nhân dân ta và nhân loại kính trọng và yêu quý.
+) Cách tiến hành: 
- Giáo viên chia nhóm, giao nhiệm vụ: Quan sát ảnh, tìm hiểu nội dung và đặt tên cho ảnh.
- Các nhóm cử đại diện đặt tên cho mỗi ảnh (Ảnh 1: Các cháu thiếu nhi thăm Bác ở Phủ Chủ tịch, ảnh 2: Bác Hồ vui múa hát cùng các cháu thiếu nhi, ảnh 3: Bác Hồ và cháu thiếu nhi, ảnh 4: Bác Hồ chia kẹo cho các cháu thiếu nhi ).
- GV đặt câu hỏi:
+ Bác Hồ sinh ngày tháng năm nào? (Ngày 19 tháng 5 năm 1890).
+ Quê Bác ở đâu? Bác có những tên gọi nào khác? (Làng Sen, Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An. Nguyễn Sinh Cung, Nguyễn Tất Thành) 
- Bác đã có công lao như thế nào đối với đất nước? (Lãnh đạo nhân dân làm cách mạng giành độc lập tự do cho dân tộc).
- Gv nhận xét, bổ sung.
=> GV tiểu kết: Bác Hồ hồi nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung. Bác sinh ngày 19 – 5 năm 1890. Quê Bác ở làng Sen, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta, là người có công lớn đối với đất nước, với dân tộc. Bác là vị Chủ tịch đầu tiên của dân tộc ta, người đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội ngày 2.9.1945. Trong cuộc đồi hoạt động cách mạng, Bác đã có nhiều tên gọi như Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh
- Nhân dân ta ai cũng yêu quý Bác đặc biệt là các cháu thiếu nhi và Bác cung luôn quan tâm, yêu quý các cháu.
* Hoạt động 2: Kể chuyện “Các cháu vào đây với Bác ”
Mục tiêu: Học sinh biết được tình cảm của thiếu nhi với Bác Hồ và những việc cần làm để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ.
+) Cách tiến hành:
- Giáo viên kể chuyện, đặt câu hỏi:
+ Tình cảm giữa Bác Hồ và các cháu thiếu nhi như thế nào? 
+ Thiếu nhi cần làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ? 
=> Kết luận: Các cháu thiếu nhi rất yêu quý Bác Hồ và Bác Hồ cũng yêu quý, quan tâm đến các cháu thiếu nhi.
Liên hệ: Để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ, thiếu nhi cần thực tốt Năm điều Bác Hồ dạy. 
* Hoạt động 3: Tìm hiểu về Năm điều dạy của Bác Hồ.
Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu và ghi nhớ nội dung Năm điều dạy của Bác 
+ Thảo luận cặp đôi: GV giao nhiệm vụ: 
- Mỗi nhóm tìm hiểu về một số biểu hiện cụ thể trong Năm điều dạy của Bác - Đại diện nhóm trình bày, lớp bổ sung.
- HS biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện Năm điều Bác Hồ dạy.
- Học sinh đọc lại “ Năm điều Bác Hồ dạy”.
- GV tiểu kết, liên hệ: HS cần thực hiện theo Năm điều Bác Hồ dạy.
3. Củng cố, dặn dò:
+ Nêu những hiểu biết của em về Bác Hồ?
- Nhận xét tiết học, dặn dò học sinh chuẩn bị bài sau. 
THỦ CÔNG
Gấp tàu thủy hai ống khói (tiết 1)
I. Mục tiêu: 
- HS biết cách gấp tàu thủy hai ống khói theo tranh quy trình.
- HS gấp được tàu thủy hai ống khói đúng theo tranh quy trình, các nếp gấp tương đối thẳng, tàu thủy tương đối cân đối. 
- GD HS lòng yêu thích lao động, rèn luyện đôi tay khéo léo.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Mẫu tàu thủy hai ống khói, tranh quy trình gấp tàu thuỷ hai ống khói.
 - Giấy thủ công, kéo thủ công.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Bài cũ: Nhắc nhở HS ý thức học tập môn học, đồ dùng cần chuẩn bị.
2. Bài mới: 2.1: Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
 2.2: Nội dung
* Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét.
- GV giới thiệu mẫu tàu thuỷ hai ống khói được gấp bằng giấy và yêu cầu học sinh quan sát, trả lời.
+ Tàu thuỷ có đặc điểm gì và hình dáng ra sao? (Tàu thuỷ có 2 ống khói ở giữa tàu, mỗi bên thành tàu có 2 hình tam giác giống nhau. Mũi tàu thẳng đứng)
- GV giải thích: Hình mẫu là đồ chơi gần giống như tàu thủy. Trong thực tế, tàu thuỷ hai ống khói được làm bằng sắt thép và có cấu tạo phức tạp hơn.
+ Trong thực tế, tàu thuỷ có tác dụng để làm gì? (Để chở khách, vận chuyển hàng hóa trên sông, biển)
* Hướng dẫn thao tác mẫu
- GV làm mẫu 1 lần từ đầu đến khi hoàn thành sản phẩm.
- GV hướng dẫn lần 2 vừa làm mẫu vừa hướng dẫn theo tranh quy trình.
- GV hướng dẫn tàu thủy hai ống khói gồm các bước:
+ Bước 1: Gấp, cắt tờ giấy hình vuông.
- HS nhắc lại cách cắt tờ giấy hình vuông.
- Học sinh gấp tờ giấy hình vuông.
+ Bước 2: Gấp lấy điểm giữa và 2 đường dấu gấp giữa hình vuông.
- Gấp tở giấy thành 4 phần bằng nhau để lấy tâm và 2 đường dấu gấp giữa hình vuông.
+ Bước 3: Gấp thành tàu thủy hai ống khói.
- Đặt tờ giấy hình vuông lên mặt bàn, mặt kẻ ở phía trên. Gấp lần lượt 4 đỉnh của hình vuông vào sao cho 4 đỉnh tiếp giáp tại 1 điểm và các cạnh của hình vuông phải nằm trên đường  ... HS kể lại từng đoạn câu chuyện theo tranh.
- HS quan sát tranh, nêu nội dung tranh.
- 5HS nối tiếp nhau kể lại 5 đoạn của câu chuyện (nếu HS lúng túng GV hướng dẫn quan sát kể theo nội dung tranh).
- 1HS kể lại toàn bộ câu truyện theo tranh, kể bằng lời kể của mình.
- GV hướng dẫn HS nhận xét, đánh giá: về nội dung, diễn đạt, giọng kể.
- Khen ngợi, động viên những HS có lời kể sáng tạo.
3. Củng cố, dặn dò: 
+ Qua câu chuyện này, em thấy mỗi bạn có điểm gì đáng khen? 
- GV nhận xét giờ học, dặn dò HS chuẩn bị bài sau. 
TOÁN
Trừ các số có ba chữ số (có nhớ một lần)
I- Mục tiêu bài dạy:
- HS biết cách thực hiện phép trừ các số có ba chữ số (có nhớ một lần ở hàng chục hoặc hàng trăm). 
- Rèn kĩ năng trừ các số có ba chữ số (có nhở một lần), giải toán có một phép trừ.
- Giáo dục HS chăm chỉ học toán.
II- Đồ dùng dạy học: phiếu học tập (bài 1).
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1- Bài cũ: HS lên bảng làm bài 3 (6)
2- Bài mới: 2.1: Giới thiệu bài:
	2.2: Nội dung:
* Giới thiệu phép trừ các số có 3 chữ số có nhớ một lần
- GV đưa ra 2 ví dụ: 541 - 127 và 627 - 143, HS làm bảng lớp, làm bảng con, nêu cách đặt tính và thực hiện tính.
- GV cùng HS nhận xét, chỉnh sửa cách tính. HS nhắc lại.
- GV nhận xét, đưa ra cách thực hiện:
1 không trừ được 7, lấy 11 trừ 7 được 4, viết 4 nhớ 1.
2 thêm 1 bằng 3, 4 trừ 3 bằng 1 viết 1 
5 trừ 1 bằng 4 viết 4. 
 +
- Tương tự đối với 627 - 143
7 trừ 3 bằng 4, viết 4.
2 không trừ được 4, lấy 12 trừ 4 bằng 8, viết 8 nhớ 1.
1 thêm 1 bằng 2, 6 trừ 2 bằng 4, viết 4.
 484 
- HS so sánh với các phép trừ đã học, lấy ví dụ về phép từ các số có ba chữ số có nhớ 1 lần.
- GV tiểu kết, lưu ý (HS trừ các số có 3 chữ số có nhớ 1 lần).
* Luyện tập: 
Bài 1(7): HS nêu yêu cầu bài.
- 1HS làm bảng lớp, lớp làm phiếu học tập, nhận xét, bổ sung. (HS nêu cách tính trừ các số; HS nhắc lại)
=> Củng cố trừ các số có ba chữ số (có nhớ một lần).
Bài 2(7): HS nêu yêu cầu bài. HS làm bài vào vở, 3 HS làm bảng lớp, nêu cách thực hiện phép trừ.
- GV cùng HS nhận xét, chỉnh sửa.
=> Củng cố cách đặt tính và thực hiện trừ có nhớ 1 lần.
Bài 3(7): HS đọc bài, tự phân tích, ghi tóm tắt, làm vở, bảng lớp.
- GV quan sát, hướng dẫn HS còn lúng túng tóm tắt, cách trình bày bài giải.
- GV nhận xét: đáp án, cách trình bày bài
=> Củng cố về giải toán có lời văn.
Bài 4(7): HS đọc bài, GV ghi tóm tắt, HS nhìn tóm tắt đặt đề toán.
- 1 HS lên bảng, lớp làm nháp.
- GV cùng HS nhận xét, sửa sai.
=> Củng cố về giải toán có lời văn.
3. Củng cố, dặn dò: 
+ Lấy ví dụ về phép trừ các số có ba chữ số có nhớ 1 lần và thực hiện tính vào bảng con?
- GV nhận xét giờ học, dặn dò HS chuẩn bị bài sau.
ĐẠO ĐỨC
Kính yêu Bác Hồ (tiết 2)
I. Mục tiêu bài dạy:
- Củng cố về công lao to lớn của Bác Hồ với đất nước, dân tộc; tình cảm của Bác Hồ với thiếu nhi và tình cảm của thiếu nhi với Bác Hồ.
- HS thực hiện theo Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng.
- Giáo dục HS lòng kính yêu và biết ơn Bác Hồ.
II. Đồ dùng dạy học: Tranh ảnh, các bài hát về Bác Hồ.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Bài cũ: Bác Hồ sinh vào ngày tháng năm nào? Quê Bác ở đâu?
2. Bài mới: 
 2.1 Giới thiệu bài
 2.2 Nội dung
* Hoạt động 1: Thực hành Năm điều Bác Hồ dạy
+ Mục tiêu: HS tự đánh giá việc thực hiện Năm điều Bác Hồ dạy của bản thân.
- Tổ chức cho HS thảo luận thao cặp.
- Giáo viên phân nhóm học sinh, giao nhiệm vụ và nêu câu hỏi:
+ Em đã thực hiện được những điều nào ttrong năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng?
+ Điều nào em chưa thực hiện tốt? Vì sao?
+ Em dự định sẽ làm những gì trong thời gian tới?
- HS thảo luận, đại diện trả lời trước lớp.
- GV nhận xét, chốt ý đúng.
* Hoạt động 2: Trình bày tranh ảnh, câu chuyện bài thơ về Bác Hồ
+ Mục tiêu: Biết thêm thông tin về Bác Hồ, tình cảm giữa Bác Hồ và thiếu nhi.
- GV nêu yêu cầu.
- HS hát, kể chuyện đọc thơ, trình bày các kết quả sưu tầm về Bác Hồ.
- GV nhận xét, tuyên dương HS sưu tầm được nhiều tranh ảnh về Bác Hồ và giới thiệu cho các em một số tư liệu khác, liên hệ.
* Hoạt động 3: Trò chơi phóng viên
+ Mục tiêu: Củng cố lại bài học.
- HS thay nhau làm phóng viên phỏng vấn các bạn trong lớp qua một số câu hỏi giáo viên ghi bảng.
- GV nhận xét nhóm thực hiện linh hoạt nhất.
=> Kết luận: Bác Hồ là vị lãnh tụ của dân tộc Việt Nam, để tỏ lòng kính yêu và biết ơn Bác thiếu nhi phải thực hiện tốt năm điều Bác Hồ dạy.
- 3, 4 HS nhắc lại.
- GV liên hệ GDHS nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện tốt Năm điều Bác Hồ dạy.
3. Củng cố, dặn dò:
+ Bác Hồ sinh vào ngày tháng, năm nào? Em cần làm gì để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ?
- GV nhận xét tiết học, dặn dò học sinh chuẩn bị bài sau.
 THỦ CÔNG
Gấp tàu thủy hai ống khói (tiết 2)
I. Mục tiêu bài dạy
- Củng cố cách gấp tàu thủy hai ống khói.
- HS gấp được tàu thủy hai ống khói đúng theo tranh quy trình, các nếp gấp tương đối thẳng, tàu thủy tương đối cân đối. 
- GD HS lòng yêu thích lao động, rèn luyện đôi tay khéo léo.
II. Đồ dùng dạy học: Mẫu tàu thủy hai ống khói, tranh quy trình gấp tàu thuỷ hai ống khói.
 - Giấy thủ công, kéo thủ công.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
2. Bài mới: 2.1: Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
 2.2: Nội dung
* Thực hành gấp tàu thủy hai ống khói
- GV yêu cầu HS lên thao tác gấp tàu thủy hai ống khói theo các bước đã hướng dẫn ở tiết 1.
- HS nhận xét nhắc lại quy trình gấp tàu thủy hai ống khói (GV treo tranh quy trình lên bảng)
+ Bước 1: Gấp, cắt từ giấy hình vuông.
+ Bước 2: Gấp lấy điểm giữa và hai đường dấu gấp giữa hình vuông.
+ Bước 3: Gấp thành tàu thủy hai ống khói.
- GV gợi ý cho HS cách dán tàu thủy vào vở và cách trang trí cho đẹp.
- HS thực hành cá nhân, GV theo dõi chung, giúp đỡ HS yếu.
- GV nhắc nhở HS cách cầm và sử dụng kéo, thu gon giấy vụn vứt thùng rác.
* Trưng bày sản phẩm.
- HS trưng bày sản phẩm lên bàn, GV cùng HS nhận xét các sản phẩm được trưng bày.
- GV nhận xét, đánh giá các sản phẩm HS gấp được, tuyên dương các sản phẩm gấp đúng, đẹp; GV nhắc nhở HS thu gọn giấy vụn vứt vào thùng rác.
3. Củng cố, dặn dò: + Nêu các bước gấp tàu thuỷ hai ống khói? Trong thực tế, tàu thuỷ dùng để làm gì?
- GV liên hệ HS bảo vệ môi trường, bảo vệ chủ quyền biển đảo, nhận xét giờ học, dặn HS chuẩn bị bài sau.
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Vệ sinh hô hấp
I. Mục tiêu bài dạy:
- HS biết những việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh cơ quan hô hấp.
- HS giữ sạch vệ sinh mũi, họng và nêu lợi ích của việc tập thở buổi sáng.
- Giáo dục HS có ý thức giữ gìn vệ sinh mũi, họng.
II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Bài cũ: Tại sao nên thở bằng mũi mà không nên thở băng miệng?
2. Bài mới: 
 2.1 Giới thiệu bài
 2.2 Nội dung
*Hoạt động 1: Ích lợi của việc thể dục buổi sáng.
Mục tiêu: Nêu được lợi ích của việc thể dục buổi sáng.
+) Cách tiến hành: 
- HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi:
+ Hình 1 các bạn đang làm gì?
+ Thể dục buổi sáng có lợi gì?
+ Hàng ngày chúng ta phải làm gì để giữ sạch mũi, họng?
- GV nhận xét, nhắc nhở HS có thói quen tập thể dục buổi sáng và có ý thức giữ vệ sinh mũi, họng.
* Hoạt động 2: Những việc nên làm và những việc không nên làm
 Mục tiêu: Kể ra những việc nên làm và những việc không nên làm để giữ vệ sinh cơ quan hô hấp.
+) Cách tiến hành: 
- HS quan sát tranh, thảo luận theo cặp, trả lời câu hỏi: 
+ Chỉ và nói tên các việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh cơ quan hô hấp?
+ Việc làm của các bạn có lợi hay có hại đối với cơ quan hô hấp?
- Đại diện các nhóm trả lời, GV nhận xét, chốt.
+ Kể tên những việc nên làm và có thể làm được để bảo vệ cơ quan hô hấp?
+ Nêu những việc các em có thể làm ở nhà và xung quanh để giữ bầu không khí trong lành?
- GV nhận xét, chốt ý đúng. 
- Liên hệ giáo dục: Thực hiện tốt vệ sinh tai mũi họng, bảo vệ môi trường.
3. Củng cố, dặn dò: + Em cần làm gì để bảo vệ bầu không khí trong lành?
- GV nhận xét tiết học, dặn dò học sinh chuẩn bị bài sau.
TUẦN 1:
Soạn: 21/8 	Dạy: Thứ sáu ngày 22 tháng 8 năm 2014
SINH HOẠT TẬP THỂ
Sinh hoạt lớp
I. Mục tiêu bài dạy: 
- HS nắm được những mặt cần khắc phục trong tuần học qua. Nắm được nội quy, quy định của lớp, của trường đề ra và phướng hướng hoạt động của tháng an toàn giao thông. 
- Rèn cho HS kĩ năng thực đúng nền nếp quy định, có tinh thần trách nhiệm, đề ra kế hoạch tuần sau.
- Có ý thức phê và tự phê, tích cực tham gia sinh hoạt tập thể, tinh thần làm chủ tập thể.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Kiểm tra đồ dùng học tập của HS.
- GV kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập của HS trong lớp.
2. Nội quy của của trường lớp.
- Thời gian học ở trường.
- Nêu nội quy của lớp học (như bản nội quy lớp học đã xây dựng)
3. Nhận xét đánh giá kết quả của lớp trong tuần qua: (nêu ưu điểm, hạn chế)
 +) HS nhận xét
 - Từng tổ trưởng nhận xét về tổ mình.
 - Ban cán sự lớp lần lượt nhận xét chung hoạt động của cả lớp.
 - Cá nhân phát biểu ý kiến.
 +) GV nhận xét chung:
* Về đạo đức: Chăm ngoan, lễ phép, kính trọng các thầy cô giáo và người lớn tuổi, luôn luôn đoàn kết giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn, mạnh dạn bày tỏ ý kiến của mình trước lớp, trước đông người.
* Về nề nếp:
- Đi học đều, đúng giờ, mặc đồng phục đúng quy định.
- Chấp hành tốt luật an toàn giao thông. 
- Không ăn quà vặt và mua đồ chơi.
* Về học tập:
- Có đầy đủ các loại SGK, vở viết, đồ dùng học tập. 
- Trong giờ học chú ý nghe giảng bài, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài, bên cạnh đó vẫn có bạn nói leo, làm việc riêng, chưa tự giác làm bài như Trúc.
* Về lao động vệ sinh: Tham gia đầy đủ, tích cực trong các buổi lao động vệ sinh, biết và vận động các bạn quét dọn, giữ vệ sinh lớp học sạch sẽ, không vứt rác bừa bãi,..
4. Kế hoạch tuần 2
- Thực hiện tốt tháng an toàn giao thông, duy trì tốt nề nếp quy định của trường, lớp
- Đảm bảo giờ giấc ra vào lớp, đi học chuyên cần, chăm chỉ, tự giác ôn bài ở nhà đầy đủ trước khi đến lớp. Ở lớp tích cực phát biểu, xây dựng bài.
- Thực hiện tốt “Đôi bạn học tập”để giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
* Sinh hoạt văn nghệ: HS tổ chức sinh hoạt văn nghệ: múa, hát, kể chuyện, đọc thơ.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_cac_mon_lop_3_tuan_1_nam_hoc_2015_2016_tien_thi_dung.doc