Giáo án giảng dạy Tuần 3 Khối 3

Giáo án giảng dạy Tuần 3 Khối 3

Tiết 2: Tập đọc:

 BẠN CỦA NAI NHỎ

I. Mục tiêu:

-Yêu cầu HS đọc liền mạch các từ, các cụm từ trong câu; ngắt nghỉ hơi đúng và rõ ràng.

- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Người bạn đáng tin cậy là sẵn lòng cứu người, giúp người. ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK )

II. Đồ dùng dạy học:

- Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK.

- Bảng phụ viết câu cần hướng dẫn HS luyện đọc.

III. Các hoạt động dạy học

 

doc 52 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 601Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án giảng dạy Tuần 3 Khối 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 3
Thứ hai ngày 20 tháng 9 năm 2010 
Tiết 1: CHÀO CỜ
Tiết 2: Tập đọc:
 BẠN CỦA NAI NHỎ
I. Mục tiêu:
-Yêu cầu HS đọc liền mạch các từ, các cụm từ trong câu; ngắt nghỉ hơi đúng và rõ ràng.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Người bạn đáng tin cậy là sẵn lòng cứu người, giúp người. ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK )
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK.
Bảng phụ viết câu cần hướng dẫn HS luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 HS lên bảng đọc nối tiếp bài: Làm việc thật là vui và trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới:
* GV giới thiệu bài và ghi đầu bài lên bảng.
* Luyện đọc:
- GV đọc mẫu toàn bài.( Lưu ý HS các đọc)
- Hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
a, Đọc nối tiếp từng câu.
- GV hướng dẫn HS đọc đúng các từ khó.
- GV theo dõi sửa sai cho HS.
b, Đọc từng đoạn trước lớp.
- GV chia đoạn.
- Huớng dẫn HS đọc câu dài.
- GVđọc trước sau đó gọi HS đọc.
- Gọi HS đọc nối tếp theo đoạn.
- Gọi HS đọc chú giải cuối bài.
c, Đọc từng đoạn trong nhóm.
- GV chia nhóm HS luyện đọc.
- GV theo dõi HS luyện đọc.
d, Thi đọc giữa các nhóm.
- Gọi các nhóm thi đọc.
- Gọi HS nhận xét.
e, Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 1, 2. 
4. Củng cố:
- Hôm nay chúng ta học tập đọc bài gì ?
- GV nhận xét giờ học.
5. Dặn dò:
- Về nhà luyện đọc lại bài và trả lời các câu hỏi ở cuối bài, chuẩn bị cho tiết học sau.
- 3 HS đọc bài, trả lời theo nội dung GV hỏi.
- Gọi HS đọc lại đầu bài.
- HS chú ý lắng nghe.
- Gọi HS đọc nối tiếp theo câu.
- HS đọc: Nai Nhỏ, chơi xa, chặn lối, lần khác, lão Hổ, lao tới, lo lắng, chút nào nữa.
- HS đọc: Sói sắp tóm được Dê Non / thì bạn con đã kịp lao tới, / dùng đôi gạc chắc khoẻ / húc Sói ngã ngửa. //
 - HS đọc.
 - HS đọc chú giải.
- Các nhóm luyện đọc.
- Các nhóm đọc theo yêu cầu của GV.
- HS nhận xét bạn đọc.
- HS đọc.
- Bài: Bạn của Nai Nhỏ.
- HS về luyện đọc và tập trả lời các câu hỏi ở cuối bài.
Tiết 3 Tập đọc:
 BẠN CỦA NAI NHỎ
I. Mục tiêu:
-Yêu cầu HS đọc liền mạch các từ, các cụm từ trong câu; ngắt nghỉ hơi đúng và rõ ràng.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Người bạn đáng tin cậy là sẵn lòng cứu người, giúp người. ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK )
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK.
Bảng phụ viết câu cần hướng dẫn HS luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1.Ổn định tổ chức:
 2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 4 HS đọc nối tiếp bài : Bạn của Nai Nhỏ.
- GV nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Ghi đầu bài lên bảng.
* Hướng dẫn HS tìm hiểu bài.
- GV nêu câu hỏi HS trả lời.
+ Nai Nhỏ xin phép cha đi đâu ?
+ Cha Nai Nhỏ nói gì ?
+ Nai Nhỏ đã kể cho cha nghe những hành động nào của bạn mình ?
+ Mỗi hành động của bạn Nai Nhỏ nói lên một điểm tốt của bạn ấy. Em thích nhất điểm nào ?
 - GV: Đặc điểm ‘ dám liều mình vì người khác” được nhiều HS tán thưởng nhất vì đó là đặc điểm của một người vừa dũng cảm, vùa tốt bụng.
+ Theo em, người bạn tốt là người như thế nào ?
- GV giúp các em phân tích: Có sức khoẻ là đáng quý – vì có sức khoẻ mới làm được nhiều việc. – Người sẵn lòng giúp người, cứu người là người bạn tốt, đáng tin cậy. Chính vì vậy, cha Nai Nhỏ chỉ yên tâm về bạn của con khi biết bạn con dám lao tới, dùng gạc chắc khoẻ húc Sói, cứu Dê Non.
- Qua bài tập đọc này em hiểu gì về ý nghĩa của câu chuyện ?
* Luyện đọc lại.
- Gọi HS đọc bài theo nhóm. ( 3 HS ) thi đọ toàn chuyện kiểu phân vai. ( người dẫn chuyện, Nai Nhỏ, cha Nai nhỏ.)
- GV nhận xét, cho điểm.
4. Củng cố:
- Hôm nay chúng ta học tập đọc bài gì ?
- Đọc xong câu chuyện em biết được vì sao cha Nai Nhỏ vui lòng cho con trai bé bỏng của mình đi chơi xa ?
- GV nhận xét giờ học.
5. Dặn dò:
- Về nhà lại bài để chuẩn bị cho tiết kể chuyện lần sau.
- 4 HS lên bảng đọc.
- HS nhận xét.
- Yêu cầu HS nhắc lại đầu bài.
+ Đi chơi xa cùng bạn.
+ Cha không ngăn cản con. Nhưng con hãy kể cho cha nghe về bạn của con.
+ Hành động 1: Lấy vai hích đỏ hòn đá to chặn ngang lối đi.
-- Hành động 2: Nhanh trí kéo Nai Nhỏ chạy khỏi lão Hổ đang rình sau bụi cây.
-- Hành động 3: Lao vào gã Sói, dùng gạc húc Sói ngã ngửa để cứu Dê Non.
+ HS trả lời theo suy nhĩ của các em.
+ HS suy nghĩ trả lời.
+ HS nghe.
- Ý nghĩa của câu chuyện là: Người bạn đáng tin cậy là người sẵn lòng cứu người, giúp người.
- HS thi đọc.
- HS nhận xét.
- Bạn của Nai Nhỏ.
- Vì cha của Nai Nhỏ biết con mình ssẽ đi cùng với một người bạn tốt, đáng tin cậy, dám liều mình giúp người, cứu người.
- HS về đọc lại bài.
Tiết 4: Thể dục:
 QUAY PHẢI, QUAY TRÁI – TRÒ CHƠI “ NHANH LÊN BẠN ƠI “
I. Mục tiêu:
- Ôn một số động tác đôi hình đội ngũ. Yêu cầu thực hiện động tác đúng đẹp hơn giờ trước.
- Học quay phải, quay trái. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối đúng kỹ thuật.
- Ôn trò chơi “ Nhanh lên bạn ơi “. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi đúng luật.
II. Địa điểm phương tiện: 
- Sân trường vệ sinh sạch sẽ. Chuẩn bị còi, kẻ ssân cho trò chơi “ Nhanh lên bạn ơi “.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Phần mở đầu:
- GV nhận lớp phổ biến nội dung tiết học.
- Ôn chào báo cáo và chúc GV khi bắt đầu giờ học.
- Chơi trò chơi: Diệt con vật có hại.
- GV nhận xét HS lượt chơi và chuyển sang phần cơ bẩn.
2. Phần cơ bản: 
* Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số.
- Cho lớp giải tán sau đó xếp thành 3 hàng dọc.( Tập 2 lần )
* Học quay trái, quay phải.
- GV làm mẫu và giải thích động tác, sau đó cho HS tập.
- Lần 1 và 2 tập chậm về tư thế của bàn chân ( có thể cho HS đếm 1 quay; 2 đưa chân sau về chân trước) Lần 3 và 4 nhịp hô nhanh hơn xen kẽ nhậnh xét và chỉ dẫn từng động tác cho HS uốn nắn.
- Chia tổ luyện tập. – GV theo dõi uốn nắn HS.
- Thi đua giữa các tổ.
- GV nhận xét, đánh giá xem tổ nào thực hiện nhanh, đều, trật tự và đẹp. 
* Tập hợp đội hình hàng dọc, dóng hàng, điểm số, đứng nghiêm, nghỉ, quay trái, quay phải.
- GV chia tổ luyện tập tiếp.
- GV quan sát, uốn nắn HS.
- Thi đua giữa các tổ về nội dung vừa ôn.
* Chơi trò chơi: “ Nhanh lên bạn ơi “
- Nêu tên trò chơi nhắc lại cách chơi sau đó cho HS chơi thử 1 – 2 lần.
- Yêu cầu chia về các tổ chơi. – GV theo dõi. 
- Thi đua giữa các tổ, xem đội nào thắng cuộc.
3. Phần kết thúc:
- Đứng tại chỗ vỗ tay hát.
- GV và HS hệ thống nội dung giờ học.
- GV nhận xét giờ học.
- Về nhà ôn lại các động tác vừa học và chuẩn bị bài sau.
CHIỀU:	 Đạo đức 
GIỮ LỜI HỨA (T1) .
 I. Mục tiêu : 
- Học sinh biết : - Thế nào là giữ lời hứa? Vì sao phải giữ lời hứa. Biết giữ lời hứa với bạn bè và mọi người. Có thái độ quý trọng những người biết giữ lời hứa và không đồng tình với người hay thất hứa. Hiểu được ý nghĩa của việc giữa lời hứa. 
 II. Đồ dùng dạy học:
 - Truyện tranh chiếc vòng bạc, phiếu minh họa dành cho hoạt động 1 và 2 (2 tiết) các tấm bìa xanh đỏ trắng .
 III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS trả lời câu hỏi: Vì sao thiếu niên chúng ta phải kính yêu Bác Hồ ? 
- GV nhận xét, đánh giá.
3.Bài mới: 
ª Hoạt động 1: Thảo luận truyện “Chiếc vòng bạc"
- Kể chuyện kèm theo tranh minh họa.
- Mời từ 1 – 2 HS đọc lại.
Yêu cầu cả lớp cùng thảo luận. 
- Bác Hồ đã làm gì khi gặp lại em bé sau hai năm đi xa?
- Em bé và mọi người trong truyện cảm thấy thế nào trước việc làm của Bác? Việc làm của Bác thể hiện điều gì?
- Qua câu chuyện em có thể rút ra điều gì?
- Thế nào là giữ lời hứa? Người biết giữ lời hứa sẽ được mọi người đánh giá như thế nào?
* Kết luận: Tuy bận nhiều công việc nhưng Bác Hồ không quên lời hứa với một em bé, dù đã qua một thời gian dài. Việc làm của Bác khiến mọi người rất cảm động và kính phục.
ª Hoạt động 2: Xử lí tình huống 
- Chia lớp thành các nhóm và yêu cầu các nhóm xử lí một trong hai tình huống dưới đây:
- Lần lượt nêu ra từng tình huống như SGV yêu cầu HS giải quyết.
- Đại diện từng nhóm lên báo cáo.
- Yêu cầu cả lớp thảo luận.
- Em có đồng tình với ý kiến của nhóm bạn không ? Vì sao ?
* Kết luận: SGV. 
ªHoạt động 3: Tự liên hệ 
- Yêu cầu HS tự liên hệ:
+ Thời gian qua em có hứa với ai điều gì không? Em có thực hiện được điều đã hứa không? Vì sao?
+ Em thấy thế nào khi thực hiện được (không được) điều đã hứa?
- Nhận xét khen những HS biết giữ lời hứa. 
 4. Củng cố:
 - Giáo dục HS ghi nhớ và thực theo bài học. 
- GV nhận xét đánh giá tiết học.
5.Dặn dò: 
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
- Gọi HS trả lời.
-HS theo dõi và kết hợp quan sát tranh.
- Lớp lắng nghe và trả lời câu hỏi 
- Cả lớp thảo luận theo yêu cầu GV Bác Hồ đã không quên lời hứa với một em bé . "Một chiếc vòng bạc mới"
- Mọi người rất cảm động và kính phục trước việc làm của Bác.
- Chúng ta cần phải giữ đúng lời hứa.
- Giữ lời hứa là thực hiện đúng lời của mình đã nói. Đã hứa hẹn với người khác.
- Sẽ được mọi người tin cậy và noi theo.
- Các nhóm thảo luận theo tình huống. 
- Tình huống1: Tân cần sang nhà bạn học như đã hứa hoặc tìm cách báo cho bạn: Xem phim xong sẽ sang học với bạn khỏi chờ.
- Tình huống 2: Thanh cần dán và trả lại chuyện cho Hằng và xin lỗi bạn. Cần phải giữ lời hứa vì giữ lời hứa là tự trọng và tôn trọng người khác.
- Đại diện các nhóm lên báo cáo lớp trao đổi nhận xét.
- Lần lượt từng HS đứng lên nêu sự liên hệ của bản thân đối với việc giữ đúng lời hứa.
- Các em khác nhận xét đánh giá và bổ sung ý kiến . 
- HS đọc câu tục ngữ trong SGK.
- Về nhà học thuộc bài và áp dụng bài học vào cuộc sống hàng ngày.
- Về nhà học bài.
 Tin:
 GIÁO VIÊN CHUYÊN DẠY 
 Mĩ thuật:
 GIÁO VIÊN CHUYÊN DẠY 
 Thứ ba ngày 21 tháng 9 năm 2010
 Tiết 1: Thể dục 
 TẬP HỢP HÀNG NGANG, DÓNG HÀNG ĐIỂM SỐ 
 I. Mục tiêu : 
 - Biết cách tập hợp hàng ngang, dóng thẳng hàng ngang, điểm số quay phải, quay trái đúng cách. Đi vượt chướng ngại vật thấp.
 - Biết cách chơi và tham gia chơi các trò chơi một cách chủ động. 
 II. Địa điểm phương tiện : 
 - Sân bãi chọn nơi thoáng mát, bằng phẳng, vệ sinh sạch sẽ sân, tập đảm bảo an toàn luyện tập. Chuẩn bị còi, kẻ sân cho trò chơi 
 III. Các hoạt động dạy học:
1/Phần mở đầu :
- GV nhận lớp phổ biến nội dung tiết học .
- Dưới sự điều khiển và hướng dẫn của lớp trưởng lớp tập hợp theo GV yêu cầu . 
- Hướng dẫn  ... ười bệnh sang người khỏe mạnh qua đường hô hấp.
+ Bệnh lao làm cho sức khỏe giảm sút có thể bị chết nếu không chữa kịp thời 
- Các nhóm làm việc theo yêu cầu của GV
- Lần lượt đại diện từng nhóm lên báo cáo kết quả, các nhóm khác bổ sung.
+ Những việc làm và hoàn cảnh gây cho ta bị mắc bệnh lao phổi như: Hút thuốc lá, lao động nặng nhọc, sống nơi ẩm thấp 
+ Những việc làm và hoàn cảnh giúp tránh bệnh lao phổi: Tiêm phòng bệnh lao khi mới sinh, làm việc vừa sức, nhà ở thoáng mát.
+ Không nên khạc nhổ bừa bãi .
- HS tự liên hệ:
- Để tránh bị mắc bệnh lao mỗi chúng ta nên: Luôn quét dọn vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, không hút thuốc lá, làm việc nghỉ ngơi điều độ, mở cửa cho ánh nắng mặt trời chiếu vào nhà.
- HS nêu bài học (SGK)
- Phân nhóm, nhận tình huống, thảo luận đóng vai.
- Các nhóm xung phong lên trình diễn trước lớp 
- Cả lớp theo dõi, nhận xét- tuyên dương.
- Nhiều em nhắc lại.
- Học sinh về nhà áp dụng những điều đã học vào cuộc sống hàng ngày 
- Xem trước bài: Máu và cơ quan tuần hoàn 
---------------------------------------------
Tiết 5:	 Âm nhạc: 
HỌC BÀI HÁT: BÀI CA ĐI HỌC .
A/ Mục tiêu : - Học sinh biết tên bài hát, tác giả và nội dung bài hát. Nhớ và hát thuộc ,hát đúng lời 1 của bài hát . Giáo dục tình cảm gắn bó với mái trường kính trọng thầy cô giáo và yêu thương bạn bè.
B/ Đồ dùng dạy học : - Giáo viên : - Hát thuộc bài hát “ Bài ca đi học “chính xác với tính chất vui tươi, trong sáng. Băng nhạc bài hát và máy nghe.Tranh ảnh minh họa cho bài hát .
C/ Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra các đồ dùng liên quan tiết học mà học sinh chuẩn bị 
- Nhận xét phần bài cũ .
2.Bài mới: *) Giới thiệu bài:
- Bài “ Bài ca đi học “
- Giáo viên ghi tựa bài lên bảng ,
*Hoạt động 1 : Dạy hát bài ca đi học ( lời 1)
- Giáo viên giới thiệu về bài hát về hình ảnh mô tả cảnh buổi sáng học sinh đến trường trong niềm vui cùng bạn bè .
- Cho học sinh xem bức tranh minh họa nghe băng nhạc bài hát .
- Hướng dẫn học sinh đọc đồng thanh lời 1 .
- Giáo viên treo bảng phụ đã chép sẵn bài hát cho học sinh đọc lời bài hát .
- Hát mẫu bài một lần sau đó lần lượt tập cho học sinh hát từng câu nối tiếp cho đến hết lời 1 của bài .
- Giáo viên đếm phách để học sinh hát cho đều .
- Hướng dẫn học sinh hát xong câu 3 cho hát lại câu 1 
- Dạy xong lời 1 cho học sinh vừa hát vừa vỗ tay theo tiết tấu lời ca .
* Luyện tập : Cho học sinh hát lại 3 -4 lần .
- Giáo viên chia lớp thành 3 hoặc 4 nhóm yêu cầu các nhóm hát nối tiếp từng câu .
*Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm :
- Hướng dẫn học sinh thể hiện đúng tính chất của bài hành khúc .
- Chia lớp thành hai nhóm .
- Yêu cầu một nhóm hát một nhóm gõ đệm theo tiết tấu .
 3) Củng cố - Dặn dò:
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
- Dặn về nhà học bài và tập hát cho thuộc lời 1bài hát .
-Các tổ trưởng lần lượt báo cáo về sự chuẩn bị các dụng cụ học tập của các tổ viên tổ mình .
- Lớp theo dõi giới thiệu bài 
- Hai học sinh nhắc lại tựa bài 
- Học sinh nhắc lại tên bài hát “ Bài ca đi học “
- Lắng nghe giáo viên giới thiệu kết hợp quan sát tranh minh họa để nắm được ý nghĩa cũng như về nội dung của bài hát .
- Cả lớp cùng đọc đồng thanh lời 1 của bài hát để nhớ và thuộc lời dưới sự hướng dẫn của giáo viên .
- Lớp lắng nghe bài hát qua băng một lượt .- Sau đó học sinh có thể tập hát bài hát bài hát theo từng câu tiếp nối cho đến hết lời 1 của bài .
- Khi hát kết hợp vỗ tay theo phách hoặc giậm chân theo nhịp đếm của giáo viên để hát bài hát được đều .
- Chú ý vừa hát vừa vỗ tay theo hướng dẫn .
- Lớp tập hát lại lời 1 của bài hát từ 3 - 4 lần 
- Lớp tiến hành chia 4 nhóm hát nối tiếp nhau mỗi nhóm hát một câu cho đến hết lời 1 của bài hát 
- Hát rõ ràng, nhấn vào phách mạnh ở đầu nhịp 2/4 với tốc độ vừa phải .
- Lớp chia ra hai nhóm lần lượt một nhóm hát nhóm kia gõ đệm sâu đó đổi lại .
-Cả lớp vừa hát vừa gõ đệm theo tiết tấu .
-Về nhà tự ôn cho thuộc bài hát xem trước bài hát tiết sau 
 Ngày giảng: Thứ năm, ngày 17 tháng 9 năm 2009
 Tiết 2: 	 Toán : 
XEM ĐỒNG HỒ (TT)
 A/ Mục tiêu : - Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào các số từ 1 đến 12 và đọc được theo 2 cách. 
 B/ Đồ dùng dạy học: - Mặt đồng hồ bằng bìa, đồng hồ để bàn (loại chỉ có một kim ngắn và một kim dài), đồng hồ điện tử. 
 C/ Hoạt động dạy - học:	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1.Bài cũ : GV vặn kim đồng hồ, gọi HS đọc giờ - phút tương ứng.
 2.Bài mới: 
a) Giới thiệu bài: 
b) Khai thác:
* Giáo viên tổ chức cho học sinh cách xem đồng hồ và nêu thời điểm theo hai cách: 
- Vặn kim đồng hồ trên mô hình trùng với số giờ, phút ở hình vẽ SGK rồi gọi HS đọc.
+ Còn mấy phút nữa thì đến 9 giờ?
- Gọi HS đọc cách 2, GV sửa chữa.
- KL: Vậy có thể nói: 8 giờ 35 phút hay 9 giờ kém 25 phút đều được.
- Tương tự yêu cầu học sinh xác định giờ ở hai tranh tiếp theo .
- Củng cố cho học sinh nêu về cách gọi thông thường khi kim dài chưa vượt qua số 6 thì nêu cách 1 nếu kim dài vượt quá số 6 thì nêu cách 2 
 c) Luyện tập:
-Bài 1: - Yêu cầu tự quan sát mẫu để hiểu yêu cầu của bài. 
-Yêu cầu học sinh tự làm bài. 
-Yêu cầu HS trả lời lần lượt theo từng đồng hồ trong tranh rồi chữa bài.
Bài 2 : - Gọi học sinh nêu yêu cầu bài 
-Yêu cầu lớp thực hiện trên mặt đồng hồ bằng bìa.
- Yêu cầu vài em nêu nêu vị trí kim phút trong từng trường hợp tương ứng.
- Gọi 1 số cặp HS nhận xét chéo nhau.
- Nhận xét chung về bài làm của học sinh 
- Giáo viên nhận xét đánh giá
Bài 4 : Xem tranh trả lời câu hỏi.
- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm ba.
+ Nhận xét bài làm của học sinh và tuyên dương các nhóm trả lời tốt.
3) Củng cố - Dặn dò:
*Nhận xét đánh giá tiết học 
- 3HS đọc giờ, phút theo yêu cầu của GV. 
- Cả lớp theo dõi, nhận xét.
Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu bài
- Lớp quan sát trên mô hình đồng hồ.
- 2HS đọc: 8 giờ 35 phút.
- Còn thiếu 25 phút nữa thì đến 9 giờ.
- HS đọc cách 2: 9 giờ kém 25 phút.
- 3 đến 5 HS đọc các thời điểm ở các đồng hồ tiếp theo bằng 2 cách:
+ Tranh 2: 8 giờ 45 phút (9 giờ kém15 phút)
+ Tranh 3: 8 giờ 55 phút (9 giờ kém 5 phút) 
- Cả lớp thực hiện làm mẫu ý 1.
- Cả lớp tự làm bài.
- 4 em lần lượt trả lời, cả lớp nhận xét bổ sung.
- 2 em nêu đề bài.
- Lớp thực hành quay kim đồng hồ bằng bìa để có các giờ tưong ứng như :
a/ 3 giờ 15 phút; b/ 9 giờ kém 10 phút; c/ 4 giờ kém 5 phút.
- Quan sát và nhận xét chéo nhau 
- Một em nêu yêu cầu bài 
- Cả lớp cùng thực hiện theo nhóm ba.
- Quan sát tranh
- Thảo luận: - Các nhóm trình bày, lớp theo dõi bổ sung ý kiến của các nhóm bạn. 
* Ví dụ: 
+ H 1: Bạn Minh thức dậy lúc mấy giờ?
+ H 2: Bạn Minh thức dậy lúc 6 giờ 15 phút
+ H 3: Quay kim đồng hồ đến 6 giờ 15 phút.
- Vài học sinh nhắc lại nội dung bài 
- Về nhà tập tiếp tục tập xem đồng hồ. 
Ngày soạn: 7/9/2009
Ngày giảng: Thứ sáu, ngày 18 tháng 9 năm 2009
---------------------------------------------------------
Tiết 3: 	 Tự nhiên xã hội: 
MÁU VÀ CƠ QUAN TUẦN HOÀN
A/ Mục tiêu : - Sau bài học học sinh: Chỉ đúng các bộ phận của cơ quan tuần hoàn trên hình vẽ hoạc mô hình. 
- Nêu được chức năng của cơ quan tuần hoàn: vận chuyển máu đi nuôi các cơ quan của cơ thể. 
B/ Đồ dùng dạy học : Các hình trang 14 và 15 SGK. 
C/ Hoạt động dạy học:	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
-Nêu nguyên nhân dẫn đến bệnh lao phổi ?
-Hằng ngày em phải làm gì để giữ vệ sinh tránh mắc bệnh lao phổi ?
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
2.Bài mới:
 *) Giới thiệu bài:
 “ Máu và cơ quan tuần hoàn “
 *Hoạt động 1: quan sát và thảo luận .
-Bước 1 : Làm việc theo nhóm:
- Yêu cầu các nhóm quan sát các hình 1, 2, 3 trang 14 SGK và thảo luận các câu hỏi sau: 
- Bạn đã bị đứt tay hay trầy da bao giờ chưa? Khi bị đứt tay bạn nhìn thấy gì ở vết thương?
- Khi máu mới bị chảy ra khỏi cơ thể là chất lỏng hay đặc?.
- Quan sát máu ở hình 2 bạn thấy máu có mấy phần ? Đó là những phần nào ? 
 - Huyết cầu đỏ có hình dạng như thế nào? Có chức năng gì ?
- Cơ quan vận chuyển máu đi khắp cơ thể có tên là gì ?
Bước 2 : Làm việc cả lớp 
- Gọi đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả thảo luận trước lớp.
- Cả lớp nhận xét bổ sung .
* Giáo viên kết luận sách giáo viên .
*Hoạt động 2: làm việc với SGK.
- Bước 1: làm việc theo cặp 
-Yêu cầu hai em ngồi gần nhau quan sát hình 4 trang 15 SGK, lần lượt 1 bạn hỏi- 1 bạn trả lời các câu hỏi: 
- Chỉ trên hình vẽ đâu là tim ? đâu là các mạch máu?
- Dựa vào hình vẽ hãy mô tả tim trong lồng ngực?
- Em hãy chỉ vị trí tim trên lồng ngực của mình ?
-Bước 2 : Làm việc cả lớp 
- Giáo viên gọi một số cặp học sinh lên trình bày kết quả thảo luận 
* GV kết luận:Cơ quan tuần hoàn gồm có tim và các mạch máu 
- Bài học SGK
* Hoạt động 3: Chơi trò chơi tiếp sức 
- Hướng dẫn học sinh cách chơi 
- Yêu cầu học sinh cầm phấn mỗi em viết tên một bộ phận trên cơ thể có máu đi qua.
- GV nhận xét, kết luận và tuyên dương đội thắng cuộc.
 3) Củng cố - Dặn dò:
- Gọi học sinh nhắc lại nội dung bài học.
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
- Dặn về nhà học và xem trước bài mới .
- Hai học sinh lên bảng trả lời câu hỏi 
- Cả lớp lắng nghe giới thiệu bài 
- Vài học sinh nhắc lại tựa bài.
- Lớp tiến hành làm việc theo nhóm thảo luận trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên .
- Học sinh nêu đã có lần bị đứt tay
- Từ vết thương ta thấy có máu chảy ra .
- Máu ban đầu mới chảy từ cơ thể ra là một chất lỏng.
- Máu là một chất màu đỏ có hai phần. Đó là huyết tương và huyết cầu.
- Huyết cầu có dạng tròn màu đỏ có chức năng nuôi cơ thể.
- Cơ quan vận chuyển máu đi nuôi cơ thể gọi là cơ quan tuần hoàn .
- Lần lượt đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả thảo luận .
-Lớp theo dõi nhận xét bổ sung.
- Từng cặp quan sát tranh và làm việc theo yêu cầu của GV.
- Bức tranh 4 : Học sinh lên chỉ vị trí của tim trên hình vẽ .
- Học sinh dựa vào tranh để mô tả vị trí của tim trong lồng ngực .
- Lần lượt từng cặp học sinh lên trình bày. 
- Hai em nhắc lại.
- Nêu bài học.
- Lớp chia thành hai đội có số người bằng nhau lên thực hiện trò chơi tiếp sức: Lần lượt từng em trong mỗi đội lên bảng viết tên 1 bộ phận của cơ thể có các mạch máu đi qua.
-Hai học sinh nhắc lại bài học.
-Hai học sinh nêu nội dung bài học .
-Về nhà học bài và xem trước bài mới 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an 3 tuan 3.doc