I - Mục tiêu.
A - Tập đọc.
- Đọc đúng các từ ngữ: luôn miệng, vui lòng, nén nỗi. Hiểu nghĩa 1 số từ khó trong bài và nắm được cốt chuyện: tình cảm thiết tha gắn bó của các nhân vật trong câu chuyện với quê hương, với người thân qua giọng nói quê hương thân quen.
- Đọc trôi chảy toàn bài. Bộc lộ được tình cảm thái độ của từng nhân vật qua lời đối thoại trong câu chuyện.
- Thêm yêu quý quê hương, đất nước mình.
B - Kể chuyện.
- Dựa vào trí nhớ và tranh, kể lại được từng đoạn của câu chuyện.
- Biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung. Biết nhận xét lời kể của bạn.
- Có tình cảm thiết tha, gắn bó với quê hương.
II - Đồ dùng.
- Tranh minh hoạ bài tập đọc.
III - Các hoạt động dạy và học.
Tuần 10 Thứ hai ngày 7 tháng 11 năm 2005 tập đọc - kể chuyện Giọng quê hương I - Mục tiêu. A - Tập đọc. - Đọc đúng các từ ngữ: luôn miệng, vui lòng, nén nỗi... Hiểu nghĩa 1 số từ khó trong bài và nắm được cốt chuyện: tình cảm thiết tha gắn bó của các nhân vật trong câu chuyện với quê hương, với người thân qua giọng nói quê hương thân quen. - Đọc trôi chảy toàn bài. Bộc lộ được tình cảm thái độ của từng nhân vật qua lời đối thoại trong câu chuyện. - Thêm yêu quý quê hương, đất nước mình. B - Kể chuyện. - Dựa vào trí nhớ và tranh, kể lại được từng đoạn của câu chuyện. - Biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung. Biết nhận xét lời kể của bạn. - Có tình cảm thiết tha, gắn bó với quê hương. II - Đồ dùng. - Tranh minh hoạ bài tập đọc. III - Các hoạt động dạy và học. Tiết 1: Tập đọc. 1 - Kiểm tra bài cũ. 2 - Bài mới. a - Giới thiệu bài. b - Luyện đọc. - Giáo viên đọc mẫu toàn bài. - Hướng dẫn luyện đọc từng câu kết hợp luyện đọc từ phát âm sai. - Hướng dẫn luyện đọc từng đoạn. + Hướng dẫn ngắt nghỉ câu dài. + Giải nghĩa từ: đôn hậu, thành thực, bùi ngùi. - Yêu cầu học sinh đọc theo nhóm đôi. c - Tìm hiểu bài. - Đọc thầm đoạn 1 và cho biết: + Thuyên và Đồng cùng ăn trong quán với những ai? - Chuyện gì xẩy ra làm Thuyên và Đồng ngạc nhiên? - Vì sao anh thanh niên cảm ơn Thuyên và Đồng? - Những chi tiết nào nói lên tình cảm tha thiết của các nhân vật đối với quê hương? - Qua câu chuyện em nghĩ gì về giọng quê hương? - Cả lớp đọc thầm. - Đọc nối tiếp câu và luyện đọc lại từ phát âm sai. - Học sinh nối tiếp đọc đoạn. - Đặt câu với từ thành thực. - Học sinh đọc theo nhóm. -...cùng ăn với 3 người thanh niên. -...ba thanh niên đến gần xin được trả tiền hộ. - ...vì gợi cho anh thanh niên nhớ đến người mẹ. - Người trẻ tuổi lẳng lặng cúi đầu, đôi môi mím chặt lộ vẻ đau thương. - Giọng quê hương giúp những người cùng quê thêm gắn bó, gần gũi nhau hơn. Tiết 2: Tập đọc - Kể chuyện. 1- Luyện đọc lại. - Giáo viên hướng dẫn luyện đọc hay. + Đọc cá nhân. + Đọc theo vai 2- Kể chuyện. - Nêu yêu cầu của bài? - Hướng dẫn học sinh dựa vào tranh kể lại từng đoạn của câu chuyện. - Yêu cầu học sinh kể theo nhóm từng đoạn câu chuyện. - Tổ chức kể trước lớp toàn bộ chuyện. - Kể theo vai câu chuyện. - 3 học sinh tạo thành một nhóm, luyện đọc theo vai: người dẫn chuyện, Thuyên, anh thanh niên - Dựa vào tranh kể lại câu chuyện "Giọng quê hương". - Từng học sinh kể một đoạn theo tranh. - Học sinh kể nối tiếp đoạn theo nhóm. * Học sinh kể cá nhân. * Kể theo vai. 3 - Củng cố - Dặn dò. ? + Quên hương em có giọng đặc trưng riêng không? Khi nghe giọng nói quê hương mình, em cảm thấy thế nào? - Nhận xét giờ học. toán Thực hành đo độ dài I - Mục tiêu. - Biết dùng thước và bút để vẽ các đoạn thẳng có độ dài cho trước. - Biết cách đo độ dài, biết đọc kết quả đo. Biết dùng mắt ước lượng độ dài một cách tương đối chính xác. - Tự tin, hứng thú trong học toán. II - Đồ dùng : Thước mét. III - Các hoạt động dạy và học. 1 - Kiểm tra bài cũ. 2 - Bài mới. a - Giới thiệu bài. b - Bài tập Bài 1: ? + Nêu yêu cầu của bài. + Nêu độ dài từng đoạn thẳng? - Yêu cầu học sinh làm bài vào vở. - Nêu cách vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước? Bài 2: - Nêu yêu cầu chính của bài ? - Yêu cầu 1 học sinh thực hành => báo cáo kết quả làm việc. Bài 3: - Cho học sinh quan sát lại thước mét để có biểu tượng về độ dài 1 m. - Yêu cầu học sinh ước lượng độ dài của bức tường, của chân tường, của mép bảng. - Vẽ các đoạn thẳng có độ dài cho trước. - AB = 7 cm; CD = 12 cm;... - Học sinh làm bài. -...chấm 1 điểm trùng với điểm o chấm điểm thứ 2 trùng với số đo của đường thẳng. Nối 2 điểm => đường thẳng. -... đo độ dài một số vật. - Học sinh làm bài. - Có biểu tượng vững. - Học sinh báo cáo kết quả => thực hiện phép đo để kiểm tra lại. 3 - Củng cố - Dặn dò. - Nhận xét giờ học. chiều: chính tả Quê hương ruột thịt I - Mục tiêu. - Nghe viết chính xác, trình bày đúng bài "Quê hương ruột thịt" Biết viết hoa chữ đầu câu và tên riêng trong bài. - Viết đúng, đẹp bài chính tả. - Cẩn thận, sạch sẽ. Có ý thức giữ gìn vở sạch chữ đẹp. II - Đồ dùng: Bảng phụ ghi nội dung bài tập Tiếng Viêt. III - Các hoạt động dạy và học. 1- Kiểm tra bài cũ: ? + Tìm từ chứa tiếng bắt đầu bằng r, d, gi ? 2- Bài mới. a - Giới thiệu bài. b - Hướng dẫn viết chính tả. - Giáo viên đọc bài chính tả. ?+ Vì sao chị Sứ rất yêu quê hương mình? + Chỉ ra những chữ viết hoa trong bài? Vì sao? - Yêu cầu học sinh tìm từ khó viết và luyện viết từ khó. - Giáo viên đọc bài chính tả. * Giáo viên đọc soát lỗi. * Giáo viên chấm và nhận xét 1 số bài chấm. c- Hướng dẫn làm bài tập chính tả. - Hướng dẫn học sinh làm bài 2, bài 3a. - 2 học sinh đọc bài. Vì đó là nơi chị sinh ra và lớn lên... .....đó là tên riêng, chữ cái đầu câu. Học sinh tự tìm => luyện viết trong bảng con. - Học sinh viết bài vào vở. - Học sinh soát lỗi. * Học sinh làm bài. * Chữa bài, nhận xét. 3 - Củng cố - Dặn dò: Nhận xét giờ học. tiếng việt + Luyện đọc: Giọng quê hương I- Mục tiêu. - Đọc đúng các từ, tiếng dễ phát âm sai: nén nỗi xúc động, lẳng lặng, rớm lệ,...Hiểu được nội dung, ý nghĩa của câu chuyện: Câu chuyện cho thấy tình cảm gắn bó, thân thiết của các nhân vật trong câu chuyện với quê hương, với người thân qua giọng nói quê hương thân thuộc. - Đọc lưu loát toàn bài và bộc lộ được tình cảm, thái độ của từng nhân vật qua lời đối thoại. - Thêm yêu quê hương đất nước mình. II- Các hoạt động dạy và học. 1- ổn định tổ chức. 2- Hướng dẫn luyện đọc. - Luyện đọc đoạn. ?+ Đoạn 2 có lời của nhân vật nào? + Giọng của Thuyên cần đọc như thế nào? + Giọng của anh thanh niên đọc ra sao? + Giọng của anh thanh niên ở đoạn 3 đọc như thế nào? - Yêu cầu học sinh đọc theo vai toàn bộ câu chuyện. - Yêu cầu học sinh lên bảng kể lại câu chuyện dựa theo tranh. - Tổ chức kể chuyện theo vai. - Học sinh luyện đọc từng đoạn. -...anh thanh niên, Thuyên. -...giọng ngạc nhiên. -...giọng ngạc nhiên, hơi kéo dài ở cuối câu. -...giọng nghẹn ngào, xúc động. * Người dẫn chuyện. * Anh thanh niên. * Thuyên. - Học sinh lên bảng kể lại câu truyện. - Kể theo vai 3- Củng cố - Dặn dò. + Nhận xét giờ học. toán + Ôn Đề camét; Héc - tô - mét I- Mục tiêu. - Củng cố về mối quan hệ giữa dam với hm, giữa dam và hm với các đơn vị đo độ dài khác. - Rèn kỹ năng đổi số đo độ dài, kĩ năng thực hiện phép cộng, phép trừ các số đo độ dài. - Tự tin, hứng thú trong thực hành toán. II- Các hoạt động dạy và học. 1- ổn định tổ chức. 2- Hướng dẫn ôn tập. Bài 1: Điền số vào chỗ chấm. 6 km = ... m 70 cm = ...hm 6 hm = dam 50 dam = ... hm 5 m = ...dm 400 dam = ... km 4 dm = ... mm ... m = 3 dam ...mm = 1m ... dm = 10 cm Bài 2: Tính 56 km + 19 km 96 km : 3 125 m + 256 m 64 dam : 2 472 cm - 137 cm 42 km x 5 233 dam - 118 dam 96 hm : 6 Bài 3: Viết vào chỗ chấm 3 m 75 cm = ......cm 4m 5dm = .....dm 9 dm 8 cm = ......cm 7m 8dm < 7m....dm 9dm 18 mm = ...mm 2m 46cm >....m 46cm Bài 4: Tính độ dài đường gấp khúc. B 1dm D 18 dm 18 dm A C ? + Bài tập củng cố lại kiến thức gì? + Muốn tính độ dài đường gấp khúc làm như thế nào? - Đọc yêu cầu của bài. - Làm bài vào vở. - Nêu cách làm. - Học sinh làm bài vào vở. - 1 học sinh lên bảng làm bài. - Chữa bài - nhận xét. - Học sinh làm bài. - Nêu cách làm lần lượt từng phép tính. - Học sinh làm bài vào vở. - ... cách tính độ dài đường gấp khúc. -...tính tổng độ dài các cạnh. 3- Củng cố - Dặn dò: Nhận xét giờ học. Thứ ba ngày 8 tháng 11 năm 2005 tập đọc Quê hương - 79 I - Mục tiêu. - Đọc đúng các từ ngữ dễ phát âm sai: trèo hái, nón lá. Ngắt đúng nhịp (2/4 hoặc 4/2) ở từng dòng thơ, nghỉ hơi sau mỗi khổ thơ dài. Hiểu được ý nghĩa của bài thơ: Tình yêu quê hương là tình cảm rất tự nhiên và sâu sắc. Tình yêu quê hương làm người ta lớn lên. - Đọc đúng, nhanh. Bước đầu bộc lộ tình cảm qua giọng đọc. Học thuộc lòng bài thơ. - Thêm yêu quý quê hương, đất nước mình. II - Đồ dùng: - Tranh minh họa bài tập đọc. III - Các hoạt động dạy và học. 1 - Kiểm tra bài cũ: Học sinh đọc và trả lời câu hỏi bài "Giọng quê hương" 2 - Bài mới. a - Giới thiệu bài. b - Luyện đọc. - Giáo viên đọc mẫu toàn bài. - Hướng dẫn học sinh nối tiếp từng câu => hướng dẫn luyện đọc từ phát âm sai. - Hướng dẫn đọc từng khổ thơ. + Hướng dẫn ngắt nghỉ câu thơ. + Giải nghĩa một số từ khó: nón lá, cầu tre,... - Cả lớp đọc đồng thanh. c- Tìm hiểu bài. ?+ Đọc thầm 3 khổ đầu và trả lời câu hỏi 1? + Đọc khổ thơ cuối và trả lời câu hỏi 2? + Em hiểu ý 2 dòng thơ cuối như thế nào? d- Luyện đọc lại. Học thuộc lòng bài thơ. - Hướng dẫn học sinh đọc hay - thể hiện tình cảm qua giọng đọc. - Hướng dẫn học sinh đọc thuộc lòng bài thơ. - Học sinh đọc thầm. - Học sinh đọc nối tiếp từng câu thơ trong bài. - Học sinh đọc nối tiếp từng khổ thơ. - Học sinh đặt câu với từ: cầu tre, quê hương. - ... chùm khế ngọt, đường đi học rợp bướm..... -...vì nơi đó ta được sinh ra được nuôi dưỡng lớn khôn giống như người mẹ đã sinh và nuôi ta. ...nếu ai không nhớ, không yêu quê hương mình thì không thể thành người tốt được. - Học sinh luyện đọc hay bài thơ. - Học sinh học thuộc lòng bài thơ theo hướng dẫn của giáo viên. 3 - Củng cố - Dặn dò: Câu chuyện muốn gửi tới chúng ta thông điệp gì? - Nhận xét giờ học. toán Thực hành đo độ dài (tiếp) I- Mục tiêu. - Củng cố cách ghi kết quả đo độ dài. - Rèn kĩ năng đọc và viết số đo độ dài. So sánh các số đo độ dài. - Tự tin, hứng thú trong học toán. II- Đồ dùng. Thước mét và ê ke cỡ to. III- Các hoạt động dạy và học. 1- Kiểm tra bài cũ: - Vẽ đoạn thẳng có độ dài do em tự chọn? 2- Bài mới. a- Giới thiệu bài. b- Bài 1. - Nêu yêu cầu bài. - Yêu cầu học sinh đọc theo nhóm đôi. - Yêu cầu các nhóm đọc to. ? + Muốn biết bạn nào cao nhất làm như thế nào? + Cần so sánh như thế nào? + Vậy bạn nào thấp nhất? Bạn nào cao nhất? - Yêu cầu học sinh đọc lại chiều cao của các bạn theo thứ tự từ lớn => bé và từ bé => lớn. c- Bài 2: ? + Đọc yêu cầu của bài? Giáo viên phát cho học sinh tờ giấy. - Yêu cầu các tổ làm việc. - Tổ trưởng đọc kết quả số đo chiều cao của các bạn trong tổ và ... số nhóm? - Tương tự yêu cầu học sinh lấy 2 tấm bìa, mỗi tấm có 8 chấm tròn. - Hướng dẫn học sinh làm tương tự trên để lập phép chia 16 : 8 = 2. - Giáo viên tiến hành tương tự với 24 : 8 = 3. - Yêu cầu mỗi học sinh có thể tiến hành trên đồ dùng hoặc nhẩm => lập bảng chia 8. 2- Hướng dẫn học thuộc lòng bảng chia 8. - Giáo viên hướng dẫn học sinh học thuộc lòng bảng chia 8. 3- Thực hành. Bài 1. Tính nhẩm. - Yêu cầu học sinh nêu miệng lần lượt từng phép tính. Bài 2. - Yêu cầu học sinh làm bài vào vở. ? + Nhận xét gì các phép tính trong mỗi cột? Bài 3 - 4. - Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề toán => làm bài vào vở. Chú ý: Cần ghi đúng danh số ở mỗi bài tập. - Học sinh lấy trong bộ đồ dùng. -...1 lần. 8 x 1 = 8 -...1 nhóm. - 8 : 1 = 8 - Học sinh tiến hành => nêu phép chia tương ứng trong bảng chia 8. - Học sinh học thuộc bảng chia 8. - Học sinh nêu nối tiếp kết quả của bài. - Học sinh làm bài 2. - Mỗi phép tính nhân lập được 2 phép chia tương ứng. (Lấy tích chia thừa số này => được thừa số kia). - Học sinh làm bài vào vở. 4- Củng cố - Dặn dò. - Nhận xét giờ học. đạo đức Tích cực tham gia việc lớp việc trường I- Mục tiêu. - Hiểu thế nào là tích cực tham gia việc lớp việc trường và vì sao cần phải tích cực tham gia việc lớp, việc trường. - Tích cực tham gia các công việc của lớp, của trường. - Biết quý trọng các bạn tích cực làm việc lớp, việc trường. II- Đồ dùng. - Vở bài tập Đạo Đức. III- Các hoạt động dạy và học. 1- Hoạt động 1: Xử lý tình huống. * Học sinh biết thể hiện tính tích cực tham gia việc lớp, việc trường trong các tình huống cụ thể. - Giáo viên chia nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận xử lý một tình huống (vở bài tập đạo đức) 2- Hoạt động 2: Đăng kí tham gia làm việc lớp, việc trường. - Tạo cơ hội cho học sinh thể hiện sự tích cực tham gia làm việc lớp, việc trường. - Yêu cầu học sinh suy nghĩ và ghi ra giấy những việc lớp, việc trường mà các em có khă năng tham gia và mong muốn được tham gia. - Yêu cầu đại diện mỗi tổ đọc to các phiếu cho các lớp nghe. Kết luận: Tham gia làm việc lớp, việc trường vừa là quyền, vừa là bổ phận của học sinh. - Các nhóm thảo luận => đại diện nhóm lên trình bày. - Học sinh xác định những việc lớp, việc trường mà các em có khả năng tham gia => ghi ra giấy. 3- Củng cố - Dặn dò. - Nhận xét giờ học. Thứ sáu ngày 25 tháng 11 năm 2005 tập làm văn Nói - viết về cảnh đẹp đất nước I- Mục tiêu. - Dựa vào tranh (ảnh) về cảnh đẹp đất nước, học sinh nói, viết về cảnh đẹp đó. - Nói, viết rõ ràng, rõ ý, có cảm xúc về cảnh đẹp trong tranh ảnh sưu tầm. - Trau dồi vốn Tiếng Việt. II- Đồ dùng: - ảnh chụp cảnh biển Phan Thiết. - Mỗi học sinh sưu tầm 1 bức tranh (ảnh) nói về cảnh đẹp đất nước. III- Các hoạt động dạy và học. 1- Kiểm tra bài cũ. - Đọc 1 đoạn mà em thích trong bài "Vẽ quê hương" Vì sao? 2- Bài mới. a- Giới thiệu bài. b- Hướng dẫn làm bài tập Bài 1. ? + Nêu yêu cầu chính của bài. - Hướng dẫn học sinh nói về cảnh đẹp ở Phan Thiết theo 4 câu gợi ý. - Yêu cầu học sinh làm việc theo cặp - nói về cảnh đẹp trong tranh ảnh mà mình sưu tầm. - Yêu cầu học sinh lên nói về cảnh đẹp trong tranh ảnh của mình. Bài 2. - Yêu cầu học sinh viết những điều vừa nói vào vở bài tập Tiếng Việt. - Yêu cầu 1 số học sinh đọc bài viết của mình trước lớp. - Đọc nội dung bài. ......... - Đọc 4 câu gợi ý. - Học sinh nói về cảnh biển ở Phan Thiết. - Học sinh làm việc theo nhóm đôi. - Học sinh nói, học sinh khác nhận xét bổ sung. - Học sinh viết bài. - Học sinh đọc bài viết học sinh khác nhận xét, bổ sung. 3- Củng cố - Dặn dò. - Về nhà kể lại cảnh đẹp trong tranh ảnh cho người thân nghe. - Nhận xét giờ học. tập viết Ôn chữ hoa H I- Mục tiêu. - Củng cố cách viết chữ viết hoa H thông qua bài tập ứng dụng. Hàm Nghi Hải Vân bát ngát nghìn trùng Hòn Hồng sừng sững đứng trong Vinh Hàn - Viết đúng, đẹp tên riêng và câu ứng dụng. - Cẩn thận, sạch sẽ. Có ý thức giữ gìn vở sạch chữ đẹp. II- Đồ dùng: - Chữ hoa: H, N, V III- Các hoạt động dạy và học. 1- Kiểm tra bài cũ: - Học sinh viết Ghềnh Ráng, Ghé. 2- Bài mới. a- Giới thiệu bài. b- Hướng dẫn viết trên bảng con. * Luyện viết chữ hoa. - Yêu cầu học sinh tìm các chữ hoa trong bài viết từng chữ. - Yêu cầu học sinh tập viết chữ H, N, V. - Luyện viết từ ứng dụng. - Giáo viên giới thiệu về tiểu sử của vua Hàm Nghi. - Yêu cầu học sinh tự viết từ ứng dụng. * Luyện viết câu ứng dụng. - Giáo viên giải thích nội dung của câu ca dao? - Yêu cầu học sinh viết vào bảng con các chữ : Hải Vân, Hòn Hồng. c- Hướng dẫn viết vào vở. - Giáo viên yêu cầu học sinh viết vào vở tập viết. - Giáo viên chấm và nhận xét 1 số bài chấm. - H, N, V. - Học sinh luyện viết vào bảng con. - Học sinh đọc từ ứng dụng. - Học sinh luyện viết vào bảng con. - Học sinh đọc câu ứng dụng. - Học sinh viết vào bảng con. - Học sinh viết vào vở. 3- Củng cố - Dặn dò. - Nhận xét giờ học. toán Luyện tập - 60 I- Mục tiêu. - Học thuộc bảng chia 8. - Vận dụng bảng chia 8 để làm bài tập. - Tự tin, hứng thú trong học toán. II- Các hoạt động dạy và học. 1- Kiểm tra bài cũ. 2- Bài mới. a- Giới thiệu bài. b- Luyện tập. Bài 1: Tính nhẩm. - Yêu cầu học sinh làm miệng. ? + Các phép tính trong mỗi cặp có điều gì? - Yêu cầu học sinh làm vở. ? + Nhận xét 2 phép tính trong mỗi cột? Bài 2: - Yêu cầu học sinh làm bài vào vở. ? + Bài tập củng cố lại kiến thức gì? Bài 3: - Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề toán => làm bài vào vở. Bài 4: - Nêu yêu cầu của bài? ? + Muốn tìm số ô vuông cần làm gì? - Yêu cầu học sinh làm bài vào vở. 3 - Củng cố - Dặn dò. Nhận xét giờ học. - Học sinh nối tiếp nêu kết quả. - Tích chia thừa số này => thừa số kia. - Số bị chia giống nhau, số chia lớn hơn thì thương lớn. - Ôn lại bảng chia 8. - Học sinh làm bài vào vở. - Cần đếm tổng số ô vuông. chính tả Cảnh đẹp non sông I- Mục tiêu. - Nghe viết chính xác 4 câu ca dao cuối trong bài "Cảnh đẹp non sông". - Trình bày đúng các câu thơ thể lục bát, thể song thất. Luyện viết đúng 1 số tiếng chứa âm đầu, vần dễ lẫn (tr, ch, ac, at). - Cẩn thận, sạch sẽ. Có ý thức giữ gìn vở sạch chữ đẹp. II- Đồ dùng: - Bảng phụ ghi nội dung bài tập chính tả. III- Các hoạt động dạy và học. 1- Kiểm tra bài cũ. - Học sinh viết: moóc, chăm chỉ, trùng trùng, chợt thấy. 2- Bài mới. a- Giới thiệu bài. b- Hướng dẫn viết chính tả. - Giáo viên đọc bài chính tả. ? + Bài chính tả có những tên riêng nào? + Ba câu ca dao thể lục bát trình bày như thế nào? - Yêu cầu học sinh tìm 1 số từ dễ viết sai có trong bài => luyện viết. - Giáo viên đọc bài chính tả. - Giáo viên đọc soát lỗi. Chấm và nhận xét một số bài chấm. c- Hướng dẫn làm bài tập chính tả. - Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài 2a vào vở bài tập Tiếng Việt. - 2 học sinh đọc bài chính tả. -...Hải Vân, Hồng, Hàn, Nhà Bè,... -...dòng 6 chữ cách lề 2 ô, dòng 8 chữ cách lề 1 ô. - Học sinh tự tìm và luyện viết vào bảng con. - Học sinh viết bài vào vở. - Học sinh soát lỗi. - Học sinh làm bài vở bài tập Tiếng Việt. 3- Củng cố - Dặn dò. - Nhận xét giờ học. chiều tiếng việt + Viết về cảnh đẹp đất nước I- Mục tiêu. - Dựa vào 1 bức tranh hay 1 tấm ảnh để kể về một cảnh đẹp ở nước ta. - Rèn kỹ năng duy tư, đặt câu đúng, biểu lộ được tình cảm với cảnh vật, với quê hương đất nước. - Mở rộng vốn từ, trau dồi vốn Tiếng Việt. II- Các hoạt động dạy và học. 1- ổn định tổ chức. 2- Hướng dẫn học sinh viết về cảnh đẹp đất nước. - Yêu cầu học sinh quan sát vào bức tranh, ảnh về cảnh đẹp đất nước đã chuẩn bị. Dựa vào những câu hỏi gợi ý để cảm nhận về vẻ đẹp của cảnh đẹp được đề cập trong ảnh. - Yêu cầu học sinh chuyển những điều vừa nói thành một đoạn văn khoảng 5 - 6 câu. * Cần lưu ý về cách dùng từ, đặt câu trong đoạn văn. - Yêu cầu học sinh đọc bài làm của mình. + Tổ chức cho học sinh nhận xét, bổ sung bài làm của bạn sao cho hoàn chỉnh. - Học sinh nói miệng về cảnh đẹp trong tranh, ảnh của mính. - Học sinh khác, nhận xét, bổ sung bài nói của bạn. - Học sinh viết bài. - Học sinh đọc bài làm. - Học sinh khác bổ sung. 3- Củng cố - Dặn dò. - Nhận xét giờ học. thể dục + Hoàn thiện động tác nhảy của bài thể dục I- Mục tiêu. - Ôn lại động tác nhảy của bài thể dục phát triển chung. - Yêu cầu thực hiện các động tác của bài thể dục tương đối chính xác. - Giáo dục ý thức thường xuyên luyện tập TDTT. II- Phương tiện, địa điểm. - Sân trường sạch sẽ, còi. III- Các hoạt động dạy và học. 1- Phần mở đầu. - Phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học. - Tổ chức cho học sinh chạy chậm thành vòng tròn. 2- Phần cơ bản. - Ôn lại động tác nhảy của bài thể dục phát triển chung. - Ôn lại 7 động tác đã học của bài thể dục phát triển chung. - Chơi trò chơi "Ném trúng đích" 3- Phần kết thúc. - Tổ chức vỗ tay và hát. - Hệ thống bài. - Nhận xét giờ học. - Học sinh chạy xung quanh sân trong 2 phút. - Tập theo lớp với đội hình 4 hàng ngang. - Tập theo tổ dưới sự chỉ đạo của tổ trưởng. - Học sinh tập theo lớp dưới sự điều kiển của giáo viên. - Tập theo tổ mỗi lần 2 x 8 nhịp. - Các tổ thi đua tập. Tổ nào tập đúng, đều và đẹp => lớp biểu dương. - Học sinh chơi trò chơi theo hướng dẫn của giáo viên. sinh hoạt lớp Tuần 12 I- Kiểm điểm công tác tuần 12. a- Lớp trưởng lên nhận xét các vấn đề chung diến biến trong tuần. b- Lớp phó học tập lên nhận xét về vấn đề học tập của lớp trong tuần. c- Ba tổ trưởng nhận xét về tổ mình phụ trách. d- Giáo viên: + Nề nếp của lớp trong giờ truy bài tương đối tốt. + Thực hiện tốt qui định của nhà trường về vấn đề mặc đồng phục tất cả các buổi trong tuần. + Tham gia đầy đủ, tốt các buổi múa hát tập thể sân trường. + Hiện tượng đi học muộn lại tiếp diễn, đặc biệt vào giờ truy bài đầu buổi sáng: Tuyền, Việt Đức. + Một số học sinh ý thức kém trong quá trình xếp hàng ra về: Tiến, Tuyền, Tuấn Anh. II- Phương hướng phấn đấu. + Khắc phục những vấn đề còn tồn tại trong tuần và phát huy những ưu điểm đã đạt được. + Tuyên dương khen thưởng những học sinh chăm học, có tiến bộ trong học tập. + Tích cực tham gia việc chăm sóc cây xanh do nhà trường phát động. III- Chương trình văn nghệ. - Lớp phó văn thể lên điều khiển chương trình văn nghệ của lớp.
Tài liệu đính kèm: