Giáo án Các môn Lớp 3 - Tuần 11 - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Thị Tuyết

Giáo án Các môn Lớp 3 - Tuần 11 - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Thị Tuyết

a. Luyện đọc

- GV đọc mẫu, HS theo dõi SGK và tranh SGK

 - GV giải thích nội dung tranh.

- Hướng dẫn luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.

* Bước 1: Đọc từng câu

 + HS nối tiếp nhau mỗi em đọc 1 câu đến hết bài.

 + GV phát hiện từ sai và chú ý HS cách đọc từ: Ê-ti-ô-pi-a, đồng thời sửa lỗi phát âm cho HS.

* Bước 2: Đọc từng đoạn trước lớp

 + HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài.

 + GV hướng dẫn cách đọc và giải nghĩa 1 số từ khó có trong bài: Ê-ti-ô-pi-a, cung điện, khâm phục.

* Bước 3: 1 HS đọc toàn bài

b. Hướng dẫn tìm hiểu bài

* Đoạn 1: 1 HS đọc, lớp theo dõi SGK.

GV nêu câu hỏi 1 (85)? (Vua mời họ vào cung, mở tiệc chiêu đãi, tặng nhiều vật quý - tỏ ý trân trọng và mến khách).

* Đoạn 2: HS đọc thầm và trả lời câu hỏi

- GV nêu câu hỏi 2 + 3 (85). HS trả lời. GV nhận xét, bổ sung.

- 3 HS đọc tiếp nối 3 đoạn của bài, trả lời câu hỏi 4 (làm việc cá nhân - nhận xét).

- GVKL: Câu chuyện nói lên người Ê-ti-ô-pi-a rất yêu quý mảnh đất thiêng liêng của mình.

 

doc 21 trang Người đăng hoaithuong212 Lượt xem 703Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Các môn Lớp 3 - Tuần 11 - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Thị Tuyết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 11
Thứ hai ngày 12 tháng 11 năm 2018
TẬP ĐỌC 
ĐẤT QUÝ, ĐẤT YÊU
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 
- Nắm được cách đọc các từ: Ê-ti-ô-pi-a. Hiểu nghĩa các từ: Ê-ti-ô-pi-a, cung điện, khâm phục. Hiểu nghĩa nội dung bài : Đất đai Tổ quốc là thứ thiêng liêng, cao quý nhất (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật, rèn kĩ năng phát âm chuẩn l/n. 
 - KNS: Xác định giá trị; giao tiếp; lắng nghe tích cực.
- Yêu quý, giữ gìn và bảo vệ Tổ Quốc. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
 Tranh SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
A. KIỂM TRA BÀI CŨ
- HS (2em) đọc bài : Thư gửi bà. Đức kể với bà những gì ?
- Qua bức thư, em thấy tình cảm của Đức đối với bà ở quê như thế nào?
- GV nhận xét, tuyên dương HS đọc và trả lời tốt các câu hỏi.
B. BÀI MỚI 
1. Giới thiệu bài
2. Dạy bài mới 
 a.. Luyện đọc 
- GV đọc mẫu, HS theo dõi SGK và tranh SGK
 - GV giải thích nội dung tranh.
- Hướng dẫn luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
* Bước 1: Đọc từng câu
	+ HS nối tiếp nhau mỗi em đọc 1 câu đến hết bài.
	+ GV phát hiện từ sai và chú ý HS cách đọc từ: Ê-ti-ô-pi-a, đồng thời sửa lỗi phát âm cho HS.
* Bước 2: Đọc từng đoạn trước lớp 
 + HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài.
	+ GV hướng dẫn cách đọc và giải nghĩa 1 số từ khó có trong bài: Ê-ti-ô-pi-a, cung điện, khâm phục.
* Bước 3: 1 HS đọc toàn bài
b. Hướng dẫn tìm hiểu bài 
* Đoạn 1: 1 HS đọc, lớp theo dõi SGK. 
GV nêu câu hỏi 1 (85)? (Vua mời họ vào cung, mở tiệc chiêu đãi, tặng nhiều vật quý - tỏ ý trân trọng và mến khách).
* Đoạn 2: HS đọc thầm và trả lời câu hỏi 
- GV nêu câu hỏi 2 + 3 (85). HS trả lời. GV nhận xét, bổ sung.
- 3 HS đọc tiếp nối 3 đoạn của bài, trả lời câu hỏi 4 (làm việc cá nhân - nhận xét).
- GVKL: Câu chuyện nói lên người Ê-ti-ô-pi-a rất yêu quý mảnh đất thiêng liêng của mình.
- Tìm nội dung bài ?
3. Củng cố, dặn dò 
- HS khá giỏi luyện đọc phân vai và diễn cảm câu chuyện. HS nêu nội dung câu chuyện. GV liên hệ GDHS
.- GV nhận xét tiết học. 
--------------------------------------------------------------------------------
 TOÁN
TIẾT 51: BÀI TOÁN GIẢI BẰNG HAI PHÉP TÍNH (tiếp)
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 
- Bước đầu biết giải và trình bày bài giải bài toán bằng hai phép tính. HS làm BT thực hành 1, 2, 3 (dòng 2 - không YC HS viết phép tính, chỉ yêu cầu trả lời); HSKG làm thêm BT 3(dòng 1).
- Rèn kĩ năng giải toán có lời văn bằng hai phép tính.
- GDHS ý thức tự giác học tập
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV: 
Chép bài 3 (51) ở bảng lớp
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
A. KIỂM TRA BÀI CŨ
- HS (1em) giải bài 3 (50), lớp nhận xét.
- GV nhận xét, củng cố cách làm.
 B. BÀI MỚI 
 1. Giới thiệu bài
 2. Dạy bài mới 
a. GV giới thiệu bài toán SGK
- GV đọc đề toán, 1 HS đọc lại đề bài. GV tóm tắt bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng như SGK.
- Phân tích đề bài :
	+ Bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì ?
	+ Muốn biết cả hai ngày cửa hàng bán được bao nhiêu xe đạp cần biết gì ?
	+ Làm thế nào để tính được số xe đạp ngày chủ nhật ?
	+ Tìm số xe đạp bán trong cả hai ngày?
- HS trả lời câu hỏi GV nêu. GV nêu câu hỏi để rút ra hai bước giải: 
	+ B1: Tìm số xe đạp bán trong ngày chủ nhật.
	+ B2: Tìm số xe đạp bán trong cả hai ngày.
- HS nhắc lại hai bước giải, 1 HS lên bảng giải, lớp làm vở nháp.
- HS+GV nhận xét, nhắc lại cách giải.
b. Thực hành 
* Bài 1 (51)
- 1 HS đọc đề bài. GV vẽ hình lên bảng, phân tích bài toán (như bài toán mẫu).
- HS trả lời câu hỏi GV nêu, sau đó giải bài toán ra nháp, bảng lớp.
- GV nhận xét bài và củng cố dạng toán.
* Bài 2 (51) 
- Học sinh đọc đề bài. Gọi HSKG phân tích đề bài và tóm tắt bài toán.
- GV hướng dẫn tương tự bài 1.Học sinh làm bài vào vở, một em làm bảng lớp.
- Giáo viên nhận xét, chữa bài.
* Bài 3(51)
- GV mở bảng đã chép nội dung bài tập dòng 2 và hướng dẫn HS làm.
- Giúp HS hiểu về gấp, bớt, thêm, giảm.
- HS cả lớp làm miệng bài tập dòng 2. 
- GV hỏi lại để củng cố cách làm.
3. Củng cố, dặn dò 
- HS nhắc lại các bước giải bài toán bằng hai phép tính.
- Gv nhận xét giờ
--------------------------------------------------------------------------------
 TẬP VIẾT
ÔN CHỮ HOA G (TIẾP)
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 
- Viết đúng chữ hoa G (1 dòng chữ Gh), R, Đ (1 dòng ): viết đúng tên riêng Ghềnh Ráng (1 dòng) và câu ứng dụng “ Ai về ...Loa Thành Thục Vương ” (1 lần) bằng cỡ chữ nhỏ. HS khá giỏi viết đúng và đủ các dòng.
- Luyện kĩ năng viết chữ đều, đẹp. 
- Giáo dục HS tính cẩn thận, óc thẩm mĩ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: chữ mẫu G, R, Đ từ ứng dụng, phấn màu. - HS : vở tập viết, bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 A. KIỂM TRA BÀI CŨ
- GV kiểm tra vở viết của HS
- HS nhắc lại tên từ và câu ứng dụng, viết bảng con : G, Ô, T, Ông Gióng,...
 B. BÀI MỚI 
1. Giới thiệu bài 
2.Dạy bài mới 
a. Hướng dẫn HS viết trên bảng con 
* Hoạt động1: Luyện viết chữ hoa
- GV đưa ra chữ mẫu G, R, Đ và yêu cầu HS so sánh các chữ với nhau.
- HS so sánh điểm giống và khác giữa các chữ. 
- GV viết mẫu chữ G, kết hợp nhắc lại cách viết.
- HS quan sát GV viết mẫu, sau đó viết bảng con. GV nhận xét, sửa sai.
- GV hướng dẫn viết chữ R, Đ tiến hành tương tự.
* Hoạt động 2: Viết từ ứng dụng 
- HS đọc từ ứng dụng.
- GV giảng từ ứng dụng: Ghềnh Ráng (còn gọi là Mộng Cầm, là một thắng cảnh ở Bình Định, cách Quy Nhơn 5km, có bãi tắm rất đẹp).
- HS tìm các chữ hoa có trong từ ứng dụng.
- GV viết mẫu trên bảng lớp. HS viết bảng con.
* Hoạt động 3: Viết câu ứng dụng
- HS đọc câu ứng dụng và nêu các chữ đựơc viết hoa, nêu độ cao của các chữ.
- GV giảng câu ứng dụng.
- GV hướng dẫn HS cách viết và viết mẫu trên bảng.
- HS viết ở bảng con : Ai, Ghé, Loa Thành, Thục Vương.
b. Hướng dẫn viết vở Tập viết 
- GV nêu yêu cầu từng phần cần viết như mục đích yêu cầu, nhắc nhở tư thế ngồi viết cho HS.
- HS viết bài vào vở
c. Nhận xét, chữa bài: 
- GV thu 5 - 7 bài , nhận xét bài viết của HS
3. Củng cố, dặn dò 
- HS nhắc lại cách viết các chữ vừa học.
 - GV nhận xét giờ học
---------------------------------------------------------------------------------------
 TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
THỰC HÀNH PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ HỌ HÀNG 
I. môc ®Ých,yªu cÇu
- Ph©n tÝch mèi quan hÖ hä hµng trong t×nh huèng cô thÓ. VÏ s¬ ®å hä néi, hä ngo¹i. Giíi thiÖu vÒ hä néi, hä ngo¹i.
- X­ng h« ®óng víi nh÷ng ng­êi trong hä néi, hä ngo¹i.
- Yªu quý vµ t«n träng nh÷ng ng­êi trong hä hµng
II. §å dïng d¹y häc
- HS: mang ¶nh hä néi, hä ngo¹i trong gia ®×nh
III. C¸c ho¹t ®éng d¹y häc 
A. KIỂM TRA BÀI CŨ
? Nh÷ng ng­êi trong hä néi gåm nh÷ng ai?
? Nh÷ng ng­êi trong hä ngo¹i gåm nh÷ng ai?
- GV nhËn xÐt ®¸nh gi¸
 B. BÀI MỚI 
1. Giíi thiÖu bµi
2. D¹y bµi míi
Ho¹t ®éng1: Khëi ®éng
+ Môc tiªu: T¹o kh«ng khÝ vui vÎ tr­íc giê häc
+ C¸ch tiÕn hµnh:
- GV nªu c¸ch ch¬i trß ch¬i vµ luËt ch¬i
- HS theo dâi gv nªu vµ nh¾c l¹i
- Ch¬i thö 1 lµn sau ®ã ch¬i thËt
Ho¹t ®éng2: Lµm viÖc víi SGK
+ Môc tiªu: NhËn biÕt mèi quan hÖ hä hµng qua tranh vÏ
+ C¸ch tiÕn hµnh:
B­íc 1: Lµm viÖc theo nhãm
- GV yªu cµu c¸c nhãm quan s¸t vµ tr¶ lêi c©u hái
- HS th¶o luËn theo nhãm ®«i quan s¸t h×nh 42(42) vµ tr¶ lêi c©u hái (43)
B­íc 2: Lµm viÖc c¶ líp
- §¹i diÖn c¸c nhãm tr×nh bµy kÕt qu¶ th¶o luËn, c¸c nhãm kh¸c nhËn xÐt vµ bæ sung
- GV kÕt luËn vÒ c¸c ý kiÕn ®óng
3. Cñng cè dÆn dß
- HS mang ¶nh ®Ó giíi thiÖu víi c¶ líp vÒ c¸c thµnh viªn trong hä néi vµ hä ngo¹i- GV nhËn xÐt giê häc.
TOÁN*
ÔN: THỰC HÀNH ĐO, ƯỚC LƯỢNG VÀ SO SÁNH ĐỘ DÀI
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Biết dùng thước và bút vẽ các đoạn thẳng có độ dài cho trước. Biết cách đo và đọc kết quả đo độ dài những vật gần gũi với HS như : độ dài cái bút, chiều dài mép bàn, chiều cao bàn học, độ dài gang tay, độ dài quyển sách, vở. Biết dùng mắt ước lượng độ dài tương đối chính xác.
- Rèn kĩ năng đo độ dài và ước lượng độ dài của 1 vật.
- Giáo dục HS tính chính xác, cẩn thận trong học tập. 
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV: Thước mét 
 HS: Thước thẳng
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. KIỂM TRA BÀI CŨ
- 3 HS làm trên bảng lớp, lớp làm vở nháp
	6m 3cm  7m	5m 6cm  5cm	5m 6cm  560cm
- Chữa bài, nhận xét, GV củng cố cách đổi các đơn vị đo độ dài.
 B. BÀI MỚI 
1. Giới thiệu bài 
2. Hướng dẫn làm bài tập 
* Bài 1 
- Vẽ đoạn thẳng AB có độ dài 8 cm, sau đó yêu cầu HS suy nghĩ, nêu cách vẽ.
- HS nêu từng cách vẽ của mình.
- GV nhận xét các cách vẽ trên, nhấn mạnh lại cách vẽ chính xác nhất.
- HS vẽ tiếp các đoạn thẳng có độ dài 4cm, 6cm, 12cm.
* Bài 2 
- Đo độ dài của bút chì, quyển sách, quyển vở, gang tay.
- GV yêu cầu các em suy nghĩ để nêu cách làm.
- HS thực hành để bút chì trước mặt thực hành đo. GV theo dõi giúp đỡ các em.
- HS đọc kết quả sau khi đo được.
- Các phần còn lại HS tự tiến hành đo sau đó nêu kết quả.
- HSKG lên đọc kết quả đo và sắp xếp các số đo đó theo thứ tự từ bé đến lớn.
* Bài 3 
- HS đọc yêu cầu của bài : ước lượng độ cao của bức tường, cửa ra vào, bảng lớp.
- GV hướng dẫn các em dùng mắt ước lượng các độ dài.
Chẳng hạn: Dựng chiếc thước mét thẳng đứng áp sát bức tường hoặc nằm theo chân tường để HS biết được độ cao của 1m khoảng ngần nào. Sau đó GV hướng dẫn HS dùng mắt định ra trên bức tường độ dài 1m.
- HS cả lớp thực hành sau đó đọc kết quả ước lượng. (Dùng thước mét kiểm tra độ chính xác)
- HSKG làm thêm ước lượng độ cao của một số cây bóng mát trước cửa lớp học.
- GV tuyên dương và khen ngợi, củng cố cách ước lượng 
3. Củng cố, dặn dò	
- GV nhấn mạnh lại cách đo độ dài, ước lượng độ dài. 
- GV nhận xét giờ học.
 TIẾNG VIỆT *
TẬP ĐỌC: CHÕ BÁNH KHÚC CỦA DÌ TÔI
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Nắm được nghĩa các từ: chõ, pha lê. Hiểu được ý nghĩa bài; Chõ bánh khúc thơm ngon của người dì - sản phẩm từ đồng quê - khiến tác giả thêm gắn bó với quê hương.
- Đọc đúng các từ khó ở trong bài, và giọng văn miêu tả.
- HS tôn trọng người lao động, biết giữ gìn bản sắc dân tộc Việt Nam, góp phần làm cho quê hương mình thêm giàu đẹp. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - GV chuẩn bị chiếc bánh khúc
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
A. KIỂM TRA BÀI CŨ
- 2 HS đọc thuộc lòng bài : Đất quý ,đất yêu .
- GV nhận xét, đánh giá
 B. BÀI MỚI 
1. Giíi thiÖu bµi
2. D¹y bµi míi
a. Luyện đọc
* Hoạt động 1: GV đọc mẫu, HS theo dõi SGK
* Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ
- Bước 1: Đọc từng câu
+ HS nối tiếp nhau mỗi em đọc 1 câu  ... hứ tự thực hiện tính giá trị biểu thức, 2 HS làm bài, lớp làm bảng con.
- Chữa bài, nhận xét cách thực hiện.
* Bài 3 (54)
- HS đọc đề bài, phân tích đề, học sinh khá giỏi tóm tắt bài toán trên bảng lớp.
- Giáo viên hướng dẫn, mỗi đoạn 8m, cắt 4 đoạn như thế là bao nhiêu m?
- Số m dây điện còn lại là bao nhiêu?
- HS giải bài toán vào vở.
- GV thu vở nhận xét, chữa bài.
* Bài 4 (54)
- Giáo viên treo bảng phụ đã chép bài 4
- Học sinh đọc đề bài, phân tích đề
- Giáo viên hướng dẫn HS làm bài, HS làm vào bảng con, một em làm bảng lớp.
- GV nhận xét, sửa sai cho HS. Lưu ý HS: 8 x 3 = 24; 3 x 8 = 24 và viết đúng vị trí của từng thừa số trong bài toán có lời văn.
- Củng cố kỹ năng tính nhẩm và tính chất giao hoán trong phép nhân.
3. Củng cố, dặn dò
- HS nhắc lại nội dung bài học, 1 số HS lấy ví dụ về tính chất giao hoán của phép nhân.
- GV nhận xét tiết học.
Thứ sáu ngày 16 tháng 11 năm 2018
TẬP LÀM VĂN
NÓI VỀ QUÊ HƯƠNG
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 
- Bước đầu biết nói về quê hương hoặc nơi mình đang ở theo gợi ý(BT2).
- Rèn kĩ năng nghe và hiểu nội dung câu chuyện (BT1). Dùng những từ ngữ gợi tả để bộc lộ tình cảm quê hương.
- Yêu quý, góp phần làm cho quê hương mình giàu đẹp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
GV: Một số tranh vẽ về quê hương
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
A. KIỂM TRA BÀI CŨ 
- 3 HS đọc lá thư giờ trước của mình. Để gửi thư, em cần ghi ở ngoài như thế nào?
- GV nhận xét, bổ sung.
B. BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài:
- HS quan sát một số tranh vẽ cảnh quê hương, GV giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn làm bài tập 
- HS đọc yêu cầu của đề bài.
- GV đưa ra một số tranh vẽ về quê hương và giới thiệu qua nội dung các bức tranh đó, sau đó giải thích: Quê hương là nơi em sinh ra, lớn lên, nơi ông bà cha mẹ, họ hàng em sinh sống. Ai cũng có quê hương, nơi đó có thể ở nông thôn, thành phố, hoặc em có thể kể nơi em ở.
- HS trao đổi theo nhóm đôi, dựa vào các câu hỏi gợi ý đó để nói về quê hương:
	+ Quê em ở đâu?
	+ Em yêu nhất cảnh vật gì ở quê hương? 
	+ Cảnh vật đó có gì đáng nhớ?
	+ Tình cảm của em với quê hương như thế nào?
- Đại diện một số nhóm trình bày miệng:
	+ HS trình bày từng ý như gợi ý, lớp nhận xét và bổ sung.
	+ Một số trình bày miệng toàn bài, lớp nhận xét về nội dung, cách diễn đạt, sử dụng từ ngữ, 
	+ GV nhận xét, chỉnh sửa câu văn cho HS.
- HS bình chọn những bạn nói về quê hương hay nhất.
3. Củng cố, dặn dò 
- GV nhận xét tiết học, liên hệ GDHS yêu quý, góp phần làm cho quê hương mình giàu đẹp.
TOÁN
TIẾT 55: NHÂN SỐ CÓ BA CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Biết đặt tính và tính nhân số có ba chữ số với số có một chữ số.
- Nhân theo đúng thứ tự từ phải sang trái, vận dung trong giải bài toán có phép nhân. HS làm BT thực hành 1, 2(cột a), 3, 4; HSKG làm thêm BT 2(b)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - HS bảng con
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
A. KIỂM TRA BÀI CŨ
- 3 HS đọc thuộc bảng nhân 8, GV hỏi về kết quả bất kì của một phép nhân trong bảng. 
- 2 HS làm tính: 32 x 3	23 x 4 	
So sánh sự giống và khác nhau khi thực hiện 2 phép nhân? (Phép nhân một không nhớ, phép nhân 2 có nhớ sang hàng chục) 
- GV nhận xét, tuyên dương HS.
B.BÀI MỚI 
1. Giới thiệu bài
2.D¹y bµi míi 
a. Hướng dẫn thực hiện phép nhân số có ba chữ số với số có một chữ số
* Hoạt động 1: Giới thiệu phép nhân 123 x 2
- GV viết bảng phép nhân 123 x 2. 
- 2 HS đọc phép nhân
- GV yêu cầu HS đặt tính theo cột dọc, 1 HS làm bảng lớp, cả lớp làm vở nháp.
- HSKG thực hiện phép tính và tính kết quả sau đó nêu cách tính, GV ghi bảng
GV hướng dẫn tương tự như nhân số có hai chữ số
 123	* 2 nhân 3 bằng 6, viết 6.
 x 2	* 2 nhân 2 bằng 4, viết 4.
 	 246 * 2 nhân 1 bằng 2, viết 2.
	123 x 2 = 246
- 5 HS nhắc lại cách nhân, nhận xét -
- GV kết luận: Đây là phép nhân không có nhớ
b. Hoạt động 2: Giới thiệu phép nhân: 326 x 3
- GV hướng dẫn tương tự ví dụ 1. HS thực hiện, lớp nhận xét.
- 5 HS nhắc lại cách nhân. 
- HS nhận xét và so sánh sự giống và khác nhau giữa 2 phép nhân
- GV kết luận: Đây là phép nhân có nhớ từ hàng đơn vị sang hàng chục. 
b. Thực hành 
* Bài 1 (55) 
- Làm bảng con, 5HS làm bảng lớp, ở dưới các em làm theo dãy bàn.
- HS trình bày cách đặt tính và thực hiện phép tính.
- Lớp nhận xét.
- GV củng cố cách nhân không nhớ.
* Bài 2(55)
- GV hướng dẫn làm tương tự làm bài 1
- GV củng cố cách nhân có nhớ.
* Bài 3 (55)
- 1 HS đọc đề toán 
- GV đặt câu hỏi để HS phân tích đề bài.
- HS tóm tắt đề, 1 HS làm bảng lớp, cả lớp làm vở, thu nhËn xÐt một số bài
* Bài 4 (55) 
- GV ghi bảng, HS nêu thành phần tên gọi trong phép tính.
- Nêu cách tìm số bị chia, số chia?
- 2 HS làm bảng lớp, cả lớp làm vở, GV nhËn xÐt một số bài, chữa bài.
- GV hỏi để tìm thành phần chưa biết trong phép tính.
3. Củng cố, dặn dò
- HS nêu lại cách nhân số có ba chữ số với số một chữ số (có nhớ và không nhớ). 
 - GV nhận xét giờ học.
-------------------------------------------------------------------------
tù nhiªn vµ x· héi
Thùc hµnh: Ph©n tÝch vµ vÏ s¬ ®å mèi quan hÖ hä hµng (tiÕp) 
I. môc ®Ých, yªu cÇu
- VÏ ®­îc s¬ ®å hä néi, hä ngo¹i, giíi thiÖu cho mäi ng­êi biÕt vÒ hä néi, hä ngo¹i. 
- X­ng h« ®óng víi nh÷ng ng­êi trong hä néi, hä ngo¹i
- BiÕt yªu quý mäi ng­êi trong hä hµng néi ngo¹i
II. §å dïng d¹y häc
 - GV: b¶ng phô vÏ s¬ ®å SGK trang 43
III. C¸c ho¹t ®éng d¹y häc :
A. KIỂM TRA BÀI CŨ
 ? H·y kÓ tªn nh÷ng ng­êi thuéc hä néi, hä ngo¹i?
	- HS (2 em) tr¶ lêi
	- GV nhËn xÐt ®¸nh gi¸
B. BÀI MỚI
1. Giíi thiÖu bµi :
2. D¹y bµi míi
Ho¹t ®éng1: VÏ s¬ ®å mèi quan hÖ hä hµng
+ Môc tiªu: BiÕt vÏ s¬ ®å mèi quan hÖ hä hµng
+ C¸ch tiÕn hµnh:
B­íc 1: H­íng dÉn
- GV treo b¶ng phô ®· vÏ s¬ ®å bµi tËp
- HS quan s¸t h×nh vÏ
- GV yªu cÇu HS nªu tªn c¸c con trong gia ®i×nh
- HS tr¶ lêi
- GV giíi thiÖu c¸c thµnh viªn trong gia ®×nh b¹n Hoa
B­íc 2: Lµm viÖc c¸ nh©n
- GV yªu cÇu c¸c em vÏ c¸c thµnh viªn trong gia ®×nh
- Tõng HS vÏ vµ ®iÒn tªn c¸c thµnh viªn trong gia ®i×nh cña m×nh vµo VBT
- GV nhËn xÐt tuyªn d­¬ng	
Ho¹t ®éng 2: Ch¬i trß ch¬i xÕp h×nh	
+ Môc tiªu: Cñng cè mèi quan hÖ hä hµng	
+ C¸ch tiÕn hµnh: 
- Tõng HS giíi thiÖu tr­íc líp c¸c thµnh viªn trong gia ®×nh m×nh
- GV h­íng dÉn nÕu HS giíi thiÖu ch­a hay	 
3. Cñng cè dÆn dß
- GV liªn hÖ: h»ng ngµy em th­êng gióp ®ì bè mÑ nh÷ng c«ng viÖc g×?
- GV nhËn xÐt, gi¸o dôc HS .
-------------------------------------------------------------------------------
LUYỆN TẬP
LUYỆN VIẾT CHỮ ĐẸP: BÀI 10: CHỮ HOA O, Ô, Ơ
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 
- HS luyện viết chữ theo mẫu : chữ hoa O, Ơ, Ô, Q -, cụm từ, câu.
- HS viết đúng chữ mẫu, trình bày đúng hình thức thể thơ lục bát. 
- Có ý thức giữ gìn vở sạch, viết chữ đẹp. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV: chữ mẫu viết hoa 
HS : bảng con , phấn
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
A. KIỂM TRA BÀI CŨ
- HS viết bảng con : L, S.
- GV nhận xét.
B. BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài
2. D¹y bµi míi
a. Hướng dẫn viết trên bảng con 
* Hoạt động 1: Luyện viết chữ hoa O, Ô, Ơ, Q
- HS nêu chữ hoa có trong bài. GV đưa ra chữ mẫu O cho cả lớp cùng quan sát.
- HS nhắc cách viết các chữ hoa đó. GVnhắc cách viết, sau đó viết trên bảng lớp.
- HS theo dõi GV viết, sau đó viết trên bảng con.
- Chữ Ơ, Ô, Q : Tiến hành tương tự.
* Hoạt động 2: Luyện viết câu
HS đọc câu ứng dụng : Ở hiền gặp lành
	 Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài.
- Từ ứng dụng có chữ cái nào được viết hoa? Chữ cái nào có độ cao 2 ô li rưỡi.
- GV viết mẫu trên bảng lớp.
- HS theo dõi sau đó viết ở bảng con : Ở, Ở
- GV nhận xét sửa sai.
* Hoạt động 3: Luyện viết câu thơ ứng dụng 
HS đọc câu ứng dụng : 
 Qua đình ngả nón trông đình
	Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu.
- GV giảng nội dung câu ứng dụng và HD HS cách trình bày câu thơ lục bát.
- HS viết bảng con : Qua, Đình
b. Hướng dẫn viết vở
- GV nêu yêu cầu cần viết trong vở luyện viết.
- HS viết bài vào vở. GV quan sát tư thế ngồi viết, cách trình bày bài của HS.
c. Chữa bài- nhận xét : 
- GV thu 1 số bài , nhận xét bài viết của HS.
3. Củng cố, dặn dò 
- HS nhắc lại cách viết chữ.
- Nhắc tư thế ngồi viết, cách trình bày bài của HS
- GV nhận xét giờ học.
Nhận xét của Ban giám hiệu
SINH HOẠT
KIỂM ĐIỂM NỀ NẾP HỌC TẬP
PHÁT ĐỘNG THI ĐUA CHÀO MỪNG NGÀY 20 – 11 (tiếp)
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 
- Đánh giá nề nếp học tập trong tuần và đề ra phương hướng cho tuần tới. Tiếp tục phát động thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
- Có thói quen thực hiện tốt nội quy trường, lớp. Tích cực hưởng ứng đợt thi đua.
- HS có ý thức tự giác thực hiện nội quy, quy định của trường lớp.
II. NỘI DUNG 
1Chủ tịch hội đồng tự quản báo cáo tình hình hoạt động của lớp trong tuần vừa qua.
.- Trưởng ban học tập lên nhận xét đánh giá tình hình học tập của lớp trong tuần
 - Trưởng ban sức khỏe lên nhận xét đánh giá tình hình của lớp trong tuần
- Trưởng ban quyền lợi lên nhận xét đánh giá tình hình của lớp trong tuần
 - Chủ tịch hội đồng tự quản nhận xét chung
- Các thành viên nhận xét thành viên tổ mình và tổ bạn
2. GV nhận xét ưu khuyết điểm trong tuần về các mặt sau :
* Ưu điểm
- Ý thức truy bài đầu giờ: Lớp duy trì tương đối tốt nề nếp truy bài đầu giờ.
- Nề nếp học tập trong lớp: Tập trung nghe giảng, hăng hái xây dựng bài
- Có ý thức học tập và chuẩn bị bài chu đáo có chất lượng: 
- Ý thức thi đua trong tuần: Duy trì và thực hiện tốt “Đôi bạn cùng tiến” giúp đỡ nhau trong học tập ở giờ ra chơi, đầu giờ vào lớp có hiệu quả. Điển hình là cặp đôi: 
- Không có HS mua đồ ăn Trung Quốc ngoài cổng trường, thực hiện đúng ATGT, biết vệ sinh thân thể, tiết kiệm năng lượng.
* Hạn chế
- Một số cá nhân HS chưa nghiêm túc trong giờ truy bài.
- Chuần bị bài, sách vở chưa đầy đủ: 
- Chữ viết chưa đẹp, trình bày bài chưa khoa học:
3. Bình bầu thi đua :
- Bình thi đua giữa các tổ.
- Bình chọn cá nhân xuất sắc 
III. PHƯƠNG HƯỚNG TUẦN SAU
- Khắc phục nhược điểm, phát huy ưu điểm.
- Tiếp tục phát huy phong trào vở sạch chữ đẹp và tham gia tích cực hoạt động để lập thành tích chào mừng ngày 20/11.
- Chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
- Duy trì và phát huy hơn nữa ý thức truy bài đầu giờ và thể dục giữa giờ.
- Thi đua giờ học tốt, ngày học tốt của cá nhân và tập thể để lập thành tích chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
- Chuẩn bị tốt nề nếp,trang trÝ líp. Thực hiện đúng luật ATGT. 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_cac_mon_lop_3_tuan_11_nam_hoc_2018_2019_nguyen_thi_t.doc