Giáo án tổng hợp Tuần 11 - Lớp 3 Môn Tiếng Việt

Giáo án tổng hợp Tuần 11 - Lớp 3 Môn Tiếng Việt

A. Tập đọc.

a) Kiến thức:

 - Nắm được nghĩa của các từ ngữ trong bài: êÂ- Ti- ô - pi - a., cung điện, khâm phục

 - Hiểu nội dung câu chuyện: Đất đai Tổ Quốc là những thứ thiên liêng, cao cả nhất.

b) Kỹ năng: Rèn Hs

 Đọc đúng các kiểu câu.

 Chú ý các từ ngữ các từ dễ phát âm sai: đất nước, mở tiệc, chiêu đãi, vật quý, trở về nước, hỏi, trả lời

 -Biết đọc truyện với giọng kể có cảm xúc; phân biệt lời dẫn truyện và lời nhân vật.

c) Thái độ: Giáo dục HS có tấm lòng yêu quý mảnh đất quêhương của mình.

B. Kể Chuyện.

- Hs biết sắp xếp các tranh minh họa trong SGK theo đúng thứ tự của câu chuyện.

- Dựa vào tranh kể được trôi chảy, mạch lạc câu chuyện Đất quý, đất yêu.

 - Biết theo dõi bạn kể, nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn.

 II/ Chuẩn bị:

* GV: Tranh minh họa bài học trong SGK.

 

doc 13 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 489Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án tổng hợp Tuần 11 - Lớp 3 Môn Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUầN 11 Thứ hai , ngày 25 tháng 10 năm 2010.
Tập đọc – Kể chuyện.
	Đất quý, đấy yêu.	
 I/ Mục tiêu:
A. Tập đọc.
Kiến thức: 
 - Nắm được nghĩa của các từ ngữ trong bài: êÂ- Ti- ô - pi - a., cung điện, khâm phục 
 - Hiểu nội dung câu chuyện: Đất đai Tổ Quốc là những thứ thiên liêng, cao cả nhất.
Kỹ năng: Rèn Hs
 Đọc đúng các kiểu câu.
 Chú ý các từ ngữ các từ dễ phát âm sai: đất nước, mở tiệc, chiêu đãi, vật quý, trở về nước, hỏi, trả lời 
 -Biết đọc truyện với giọng kể có cảm xúc; phân biệt lời dẫn truyện và lời nhân vật.
Thái độ: Giáo dục HS có tấm lòng yêu quý mảnh đất quêhương của mình.
B. Kể Chuyện.
Hs biết sắp xếp các tranh minh họa trong SGK theo đúng thứ tự của câu chuyện.
Dựa vào tranh kể được trôi chảy, mạch lạc câu chuyện Đất quý, đất yêu.
 - Biết theo dõi bạn kể, nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn.
 II/ Chuẩn bị:
* GV: Tranh minh họa bài học trong SGK.
Bảng phụ viết đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.B
	* HS: SGK, vở.
 III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát.
Bài cũ: Thư gửi bà.
Giới thiệu và nêu vấn đề:
	Giới thiệu bài – ghi tựa: 
 4. Phát triển các hoạt động.
HT -PP
	Việc thầy
	Việc trò	
* Hoạt động 1: Luyện đọc.
( 40’)
PP: Thực hành cá nhân, hỏi đáp, trực quan.
HT: Cá nhân, lớp, nhóm.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài 10’
PP: Đàm thoại, hỏi đáp, giảng giải, thảo luận.
HT: Cá nhân, lớp, nhóm.
* Hoạt động 3: Luyện đọc lại, củng cố. (8’) PP: Kiểm tra, đánh giá trò chơi.
HT: Cá nhân, lớp, nhóm.
* Hoạt động 4: Ke ồchuyện.
(20’)
PP: Quan sát, thực hành, trò chơi.
HT: Cánhân, lớp, nhóm.
- Mục tiêu: Giúp Hs bước đầu đọc đúng các từ khó, câu khó. Ngắt nghỉ hơi đúng ở câu dài.
-HS G-K: đọc đúng đoạn, cả bài.
-HS TB-Y: đọc đúng câu dài, đoạn.
*Gv đọc mẫu bài văn.Nêu cách đọc, lời nhân vật.
- Gv cho Hs xem tranh minh họa.	
Gv hướng dẫn Hs luyện đọc 
Gv mời Hs đọc từng câu, đoạn, cả bài
Gv cho Hs đọc từng đoạn trong nhóm.
Gv yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh .
- Mục tiêu: Giúp Hs nắm được cốt truyện, hiểu nội dung bài. Giải nghĩa từ ứng với nội dung từng đoạn
*HS G-K: hiểu và trả lời totỏ các câu 1,2,3,4.
*HS TB-Y: HS tự tiềm hiểu câu 1, 2 theo ý mình.GV giúp đỡ các câu 3,4.
- Hs đọc thầm đoạn từng đoạn và trả lời câu hỏi.
-Gv mời Hs giải thích từ mới: ê-ti-ôõ-pi-a, cung điện, khâm phục.
-Câu hỏi 1,2,3: HS trả lời cá nhân	
-Câu 4: HS thảo luận nhóm 2
- Gv chốt lại nội dung bài.
- Mục tiêu: HS G-K: đọc diễn cảm toàn bài theo lời của từng nhân vật
HS TB-Y: đọc đúng lời, câu văn.
- GV đọc diễn cảm lại đoạn 2.
- Gv hướng dẫn Hs đọc phân biệt lời dẫn truyện và lời các nhân vật
- Gv cho Hs thi đọc truyện đoạn 2, theo phân vai.
- Gv nhận xét, bình chọn bạn đọc hay nhất.
- Mục tiêu: Hs G-K: dựa vào tranh minh họa SGK . Hs biết sắp xếp các tranh đúng thứ tự, kể l ại được nội dung câu chuyện.
HS TB-Y: Quan sát tranh và kể dưới sự giúp đỡ của GV.
+ Bài tập 1:
- Gv cho Hs quan sát tranh minh họa câu chuyện.
- Gv yêu cầu Hs nhìn vào ứ các tranh trên bảng, sắp xếp lại theo đúng trình tự câu chuyện.
+ Bài tập 2:
- Từng cặp Hs nhìn tranh kể từng đoạn của câu chuyện .
- Gv mời 3 Hs tiếp nối nhau kể trước lớp 3 tranh.
- Một Hs kể toàn bộ lại câu chuyện.
- Gv nhận xét, công bố bạn nào kể hay.
-Hs lắng nghe.
-Hs xem tranh minh họa.
-Hs đọc từng câu, đoạn, cả bài.
-Hs đọc từng đoạn, đồng thanh..
HS thực hiện theo yêu cầu.
-Hs thảo luận nhóm đôi.
- Hs giải nghĩa từ, đặt câu
-Đại diện các nhóm phát biểu suy nghĩ của mình.
Hs lắng nghe.
-Mỗi nhóm thi đọc truyện theo phân vai.
-Hs nhận xét.
-Hs quan sát tranh minh hoạ câu chuyện.
-HS thực hiện theo yêu cầu.
Từng cặp Hs kể từng đoạn của câu chuyện. 
-Ba Hs thi kể chuyện.
-Một Hs kể toàn bộ lại câu chuyện.
-Hs nhận xét.
5. Tổng kềt – dặn dò.
Chuẩn bị bài: Vẽ quê hương.
Nhận xét bài học.
	Rút kinh nghiệm: 
Tuần:11 Thứ năm , ngày 28 tháng 10 năm 2010.
Tập viết
Bài: Gh – Ghềnh Ráng .
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: Giúp Hs củng cố cách viết chữ hoa G Viết tên riêng “Ghềnh Ráng” bằng chữ nhỏ. Viết câu ứng dụng bằng chữ nhỏ.
Kỹ năng: Rèn Hs viết đẹpR, đúng tốc độ, khoảng cách giữa các con chữ, từ và câu đúng.
Thái độ: Có ý thức rèn luyện chữ giữ vở.
II/ Chuẩn bị:	* GV: Mẫu viết hoa G.
	 Các chữ Ghềnh ráng và câu tục ngữ viết trên dòng kẻ ô li.
 * HS: Bảng con, phấn, vở tập viết.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát.
Bài cũ:
- Gv kiểm tra HS viết bài ở nhà.
Một Hs nhắc lại từ và câu ứng dụng ở bài trước.
Gv nhận xét bài cũ.
Giới thiệu và nê vấn đề.
	Giới thiệu bài + ghi tựa.
Phát triển các hoạt động:
Ht -PP
Việc thầy
Việc trò
* Hoạt động 1: Giới thiệu chữ G hoa(5’)
PP: Trực quan, vấn đáp.
HT: Cá nhân, lớp.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs viết trên bảng con.(5’)
PP: Quan sát, thực hành.
HT: Cá nhân, lớp. 
* Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs viết vào vở tập viết. (20’)
PP: Thực hành, trò chơi
HT: Cá nhân, lớp.
* Hoạt động 3: Chấm chữa bài.
(5’)
PP : Kiểm tra đánh giá, trò chơi. 
HT: Cá nhân, lớp, nhóm.
- Mục tiêu: Giúp cho Hs nhận biết cấu tạo và nét đẹp chữ Gh.
- Gv treo chữừ mẫu cho Hs quan sát.
- Nêu cấu tạo chữ Gh	
- Mục tiêu: Giúp Hs viết đúng các con chữ, hiểu câu ứng dụng.
Luyện viết chữ hoa.
Gv cho Hs tìm các chữ hoa có trong bàiG: 
 R, A, Đ, L, T, V. 
- Gv viết mẫu, kết hợp với việc nhắc lại cách viết từng chữ.
- Gv yêu cầu Hs viết chữ “G, K” vào bảng con.
Hs luyện viết từ ứng dụng.
- Gv gọi Hs đọc từ ứng dụng: 
 Ghềnh Ráng.
 - Gv giới thiệu: Ghềnh ráng còn gọi là Mộng Cầm một thắng cảnh ở Bình Định, nơi đây có bãi tắm rất đẹp.
- Gv yêu cầu Hs viết vào bảng con.
Luyện viết câu ứng dụng.
Gv mời Hs đọc câu ứng dụng.
 Ai về đến huyện Đông Anh.
Ghé xem phong cảnh Loa Thành Thục Vương.
- Gv giải thích câu ca dao: Bộc lộ niềm tự hào về di tích lịch sử loa thành. Đựơc xây theo hình vòng xoắn như trôn ốc, từ thời An Dương Vương, tức Thục Phán, cách đây hàng nghìn năm.
- Mục tiêu: Giúp Hs viết đúng con chữ, trình bày sạch đẹp vào vở tập viết.
- Gv nêu yêu cầu HS viết theo yêu cầu.
- Gv theo dõi, uốn nắn.
- Nhắc nhở các em viết đúng nét, độ cao và khoảng cách giữa các chữ.
- Mục tiêu: Giúp cho Hs nhận ra những lỗi còn sai để chữa lại cho đúng.
- Gv thu từ 5 đến 7 bài để chấm.
- Gv nhận xét tuyên dương một số vở viết đúng, viết đẹp.
- Trò chơi: Thi viết chữ đẹp.
- Cho học sinh viết tên một địa danh có chữ cái đầu câu là Gh. Yêu cầu: viết đúng, sạch, đẹp.
- Gv công bố nhóm thắng cuộc.
-Hs quan sát.
-Hs nêu.
-Hs tìm.
-Hs quan sát, lắng nghe.
-Hs viết các chữ vào bảng con.
-Hs đọc: tên riêng Ghềnh Ráng..
-Một Hs nhắc lại.
-Hs viết trên bảng con.
-Hs đọc câu ứng dụng:
-Hs viết trên bảng con các chữ: Ai nghé, Đông Anh, Loa Thành, Thục Vương.
.
-Hs nêu tư thế ngồi viết, cách cầm bút, để vở.
-Hs viết vào vở
-Đại diện 2 dãy lên tham gia.
-Hs nhận xét.
Tổng kết – dặn dò.
Về luyện viết thêm phần bài ở nhà.
Chuẩn bị bài: ôn chữ hoa G (tiếp theo).
Nhận xét tiết học.
	Rút kinh nghiệm:
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

TUầN 11 Thứ ba , ngày 26 tháng 10 năm 2010.
Chính tả
Nghe – viết: Tiếng hò trên sông.
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: 
- Nghe và viết chính xác, trình bày đúng bài “ Tiếng hò trên sông” .
- Biết viết hoa chữ đầu câu và tên riêng trong bài, ghi đúng các dấu câu. 
Kỹ năng: Làm đúng bài tập chính tả, tìm tiếng chứa vần ong/oong điền vào chỗ trống. Tìm đúng những từ có chứa tiếng s/x, ươn/ương.
Thái độ: Giáo dục Hs có ý thức rèn chữ, giữ vỡ .
II/ Chuẩn bị:
	* GV: Bảng phụ viết BT3.	 
 * HS: VBT, bút.
II/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát.
Bài cũ: Quê hương.
Giới thiệu và nêu vấn đề.
	Giới thiệu bài + ghi tựa. 
Phát triển các hoạt động:
HT -PP
Việc thầy
Việc trò
* Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs nghe - viết.
(23’)
PP: Phân tích, thực hành.
HT: Cá nhân, lớp.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs làm bài tập.
(7’)
PP: Kiểm tra, đánh giá, trò chơi.
HT: Cá nhân, lớp, nhóm.
- Mục tiêu: Giúp Hs nghe - viết đúng bài chính tả vào vở.
Gv hướng dẫn Hs chuẩn bị.
- Gv đọc toàn bài viết chính tả.
 - Gv yêu cầu HS đọc lại bài viết.
- Gv hướng dẫn Hs nhận xét. Gv hỏi:
 + Điệu hò chèo thuyền của chị Gái gợi cho tác giả nghĩ đến những ai?
 + Bài chính tả có mấy câu? 
 + Nêu các tên riêng trong bài?
- Gv hướng dẫn Hs tìm từ ngữ em viết sai?
Điệu hò, ; tiếng, ; chèo thuyền ; bến bờ 
Gv đọc cho Hs viết bài vào vở.
- Gv đọc cho Hs viết bài.
Gv chấm chữa bài.
- Gv yêu cầu Hs tự chữa lỗi bằng bút chì.
- Gv chấm vài bài (từ 5 – 7 bài).
- Gv nhận xét bài viết của Hs.
- Mục tiêu: Giúp Hs tìm các tiếng có vần ong/oong điền vào chỗ trống.
+ Bài tập 2: 
- GV tổ chức cho HS chơi “ Điền âm vần”
- GV cho các tổ thi làm bài, phải đúng và nhanh.
- Gv mời đại diện từng tổ lên đọc kết quả .
- Gv nhận xét, chốt lại.
+ Bài tập 3:
- Gv cho Hs thi tìm các từ theo từng nhóm.
- Gv nhận xét, tuyên dương.
- Gv chốt lại.
-Hs lắng nghe.
- Hs đọc lại bài viết.
-HS trả lời
+Có 4 câu.
+Gái, Thu Bồn.
-Hs luyện viết bảng con
-Học sinh nêu tư thế ngồi.
-Học sinh viết vào vở.
-Học sinh soát lại bài.
-Hs tự chưã lỗi.
-Các nhóm thi đua điền từ.
-Đại diện từng tổ trình bày bài làm của mình.
-Hs nhận xét.
-Hs đọc yêu cầu đề bài.
-Hs thi tìm từ theo từng nhóm.
-Hs cả lớp nhận xét.
-Cả lớp sửa bài vào VBT.
Tổng kết – dặn dò.
Về xem và tập viết lại từ khó.
Chuẩn bị bài: Vẽ quê hương.
Nhận xét tiết học.
	Rút kinh nghiệm:--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ... -HS thực hiện theo yêu cầu
của GV.
- HS phát biểu ý kiến
- HS nhận xét.
-Hs giải thích từ.
-Hs đọc thuộc tại lớp từng khổ thơ.
-4 Hs đọc 4 khổ thơ.
-Hs nhận xét.
-3 Hs đọc thuộc cả bài thơ.
Hs nhận xét.
Tổng kết – dặn dò.
Về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ.
Chuẩn bị bài: Nắng phươngNam.
Nhận xét tiết học.
	Rút kinh nghiệm:
TUầN 11 Thứ tư , ngày 27 tháng 10 năm 2010.
Luyện từ và câu 
Từ ngữ về quê hương. ôõn tập câu Ai làm gì?
I/ Mục tiêu: 
Kiến thức: 
- Mở rộng và hệ thống hóa vốn từ về Quê hương.
- Củng cố mẫu câu Ai làm gì?
Kỹ năng: Biết cách làm các bài tập đúng trong VBT.
Thái độ: Giáo dục Hs rèn chữ, giữ vở.
II/ Chuẩn bị: 	
 * GV:. Bảng phụ viết BT1.
	 Bảng lớp viết BT3.
 * HS: Xem trước bài học, VBT.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát.
Bài cũ: So sánh, dấu chấm.
Giới thiệu và nêu vấn đề.
	Giới thiệu bài + ghi tựa.
Phát triển các hoạt động.
HT -PP
Việc thầy
Việc trò
* Hoạtđộng 1: Hướng dẫn các em làm bài tập (15’)
PP: Trực quan, thảo luận, giảng giải, thực hành.
HT: Cá nhân, lớp, nhóm.
* Hoạtđộng 2: Thảoluận.
(25’)
PP: Thảo luậnT, thực hành.
HT: Cá nhân, lớp. 
- Mục tiêuGiúp HS mở rộng vốn từ: Quê hương.
* HS G_K: Biết chọn từ theo nhóm thích hợp, giải thích cách làm.
*HS TB-Y: GV giúp đỡ.
. Bài tập 1: 
-GV cho HS làm bài vào VBT .
- Gv mời Hs chia sẻ cùng bạn trong nhóm?
- GV yêu cầu hS nêu kết quả?
- Gv nhận xét, chốt lời giải đúng.
Chỉ sự vật ờ quê hương: cây đa, dòng sông, con đò, mái đình, ngọn núi, phố phường.
Chỉ tình cảm đối với quê hương: gắn bó, nhớ thương, yêu quý, thương yêu, bùi ngùi, tự hào.
. Bài tập 2:
- Gv cho Hs làm bài cá nhân.
- HS chia sẻ với bạn cùng bàn
- Gv hướng dẫn các em giải nghĩa những từ gian sơn: sông núi, dùng để chỉ đất nước..
- Sau đó Gv cho 3 Hs lần lượt đọc lại đoạn văn với sự thay thế các từ khác nhau.
- Gv nhận xét, chốt lại.
- Mục tiêu: HS G-K: ôn lại mẫu câu Ai làm gì? Biết đặt và trả lời câu hỏi.
HS TB-Y: quan sát và lặp lại.Tìm và đặt đúng 1-2 câu.
. Bài tập 3: 
- Gv mời hs đọc yêu cầu đề bài.
- Gv yêu cầu Hs làm bài.
- Gv mời hai Hs lên bảng làm.
- Gv nhận xét chốt lới giải đúng.
. Bài tập 4
- GV mời Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Gv nhắc các em rằng với mỗi từ đã cho, các em có thể đặt được nhiều câu
- Gv yêu cầu Hs làm bài cá nhân. Viết nhanh vào vở các câu văn đặt được.
- Gv gọi vài Hs đứng lên đọc các câu mình đặt được.
- Gv nhận xét, chốt lại
+ Bác nông dân đang cày ruộng.
+ Em trai tôi chơi bóng đá ngoài sân.
+ Những chú gà con đang mổ thóc trên sân.
+ Đàn cá bơi lội tung tăng dưới ao.
-HS thực hiện.
 - HS thảo luận trong nhóm
 Hs lên bảng sửa bài.
-Hs nhận xét.
-Hs chữa bài đúng vào VBT.
-HS làm VBT
-Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả.
-Hs lắng nghe.
 -3 Hs đọc.
-Hs chữa bài vào VBT.
-Hs đọc yêu cầu đề bài.
-Hs làm bài vào VBT
-2 Hs lên bảng làm
-Hs nhận xét.
-Hs sửa bài vào VBT.
-Hs đọc yêu cầu của đề bài.
-Hs lắng nghe.
-Hs làm bài vào vở.
-Hs đứng lên phát biểu.
-Hs nhận xét.
-Hs chữ bài đúng vào vở.
Tổng kết – dặn dò.
Về tập làm lại bài: 
Chuẩn bị: . ôn tập về từ chỉ hoạt động trạng thái. So sánh.
Nhận xét tiết học.
	Rút kinh nghiệm:
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
TUầN 11 Thứ năm , ngày 28 tháng 10 năm 2010.
Chính tả
Nhớ – viết : Vẽ quê hương.
I/ Mục tiêu:
a) Kiến thức: Nhớ - viết chính xác, trình bày đúng một đoạn của bài “Vẽ quê hương”
 b) Kỹ năng: Làm đúng các bài tập những tiếng có âm vần dễ lẫn: ươn / ương. 
c) Thái độ: Giáo dục Hs có ý thức rèn chữ, giữ vở.
II/ Chuẩn bị:
	* GV: Bảng phụ viết BT2.
 * HS: VBT, bút.
II/ Các hoạt động:
1) Khởi động: Hát.
 2) Bài cũ: “ Tiếng hò trên sông hậu”.
3) Giới thiệu và nêu vấn đề.
	Giới thiệu bài + ghi tựa.
4) Phát triển các hoạt động:
HT -PP
Việc thầy
Việc trò
* Hoạt động 1: Hướng dẫn Hs chuẩn bị. (23’)
PP: Hỏi đáp, phân tích, thực hành.
HT: Cá nhân, lớp.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs làm bài tập.
(8’)
PP: Kiểm tra, đánh giá, thực hành, trò chơi.
HT: Cá nhân, lớp.
- Mục tiêu: Giúp Hs tự nhớ và viết đúng bài vào vở.
Gv hướng dẫn Hs chuẩn bị.
Gv đọc một đoạn thơ trong bài Vẽ quêhương.
Gv mời HS đọc thuộc lòng lại khổ thơ sẽ viết.
- Gv hướng dẫn Hs nắm nội dung và cách trình bày đoạn thơ. 
- Gv hướng dẫn các em tìm những từ dễ viết sai. 
*Hs nhớ và viết bài vào vở.
 - Gv cho Hs ghi đầu bài, nhắc nhở cách trình bày.
 - Hs đọc lại 1 lần đoạn thơ trong SGK để ghi nhớ. 
 - Gv yêu cầu Hs gấp SGK, tự nhớ lại đoạn thơ và viết bài.
Gv chấm chữa bài.
 - Gv yêu cầu Hs tự chữa lỗi bằng bút chì.
- Gv chấm vài bài (từ 5 – 7 bài).
- Gv nhận xét bài viết của Hs.
- Mục tiêu: Giúp Hs làm đúng bài tập trong VBT.
+ Bài tập 2: 
Phần b)
- Gv cho 1 Hs nêu yêu cầu của đề bài.
- Gv yêu cầu Hs cả lớp làm vào VBT.
- Gv mời 2 Hs lên bảng làm.
- Gv nhận xét, chốt lời giải đúng.
-Hs lắng nghe.
-Hai Hs đọc lại.
-Hs viết ra bảng con
-Học sinh nêu tư thế ngồi, cách cầm bút, để vở.
-Học sinh viết bài vào vở.
-Học sinh soát lại bài.
-Hs tự chữa bài.
-
1 Hs đọc. 
Cả lớp đọc thầm theo.
-Cả lớp làm vào VBT.
-Hai Hs lên bảng làm.
-Hs nhận xét.
Cả lớp chữa bài vào VBT.
5. Tổng kết – dặn dò.
Về xem và tập viết lại từ khó.
Những Hs viết chưa đạt về nhà viết lại.
Chuẩn bị: Chiều trên sông Hương.
Nhận xét tiết học.
	Rút kinh nghiệm:-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
TUầN 11 Thứ sáu , ngày 29 tháng 10 năm 2010.
Tập làm văn
Nghe kể: Tôi có đọc đâu. Nói về quê hương.
 I/ Mục tiêu:
Kiến thức: Giúp Hs
- Hs nghe nhớ những chi tiết chính để kể lại đúng nội dung chuyện vui “Tôi có đọc đâu!”. 
- Biết nói về quê hương của mình.
Kỹ năng: - Lời kể chuyện vui, rõ, tác phong mạnh dạn, tự nhiên.
Thái độ: - Giáo dục Hs biết rèn chữ, giữ vở.
 II/ Chuẩn bị:	
 * GV: Bảng lớp viết sẵn gợi ý kể chuyện (BT1).
 Bảng phụ viết sẵn gợi ý về quê hương (BT2).
 * HS: VBT, bút.
 III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát.
Bài cũ: 
- Gv gọi 3 Hs đọc lại lá thư đã viết (tiết TLV tuần 10).
- Gv nhận xét bài cũ.
Giới thiệu và nêu vấn đề.
	Giới thiệu bài + ghi tựa.
Phát triển các hoạt động:
HT -PP
Việc thầy
Việc trò
* Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập 1. (15’)
PP: Quan sát, thực hành.
HT: Cá nhân, lớp, nhóm.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs làm bài tập 2.
(20’)
PP: Hỏi đáp, giảng giải, thực hành.
HT: Cá nhân, lớp, nhóm.
- Mục tiêu: HS G-K: nghe và kể đúng nội dung câu chuyện.Biết nêu nhận xét qua câu chuyện và qua lời kể của nhân vật.
HS TB-Y: biết nêu đúng nội dung từng câu gợi ý.
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu của bài và gợi ý.
- Gv kể chuyện (Giọng vui, dí dỏm).
- Kể xong lần 1. 
- Gv gọi Hs đọc phần gợi ý câu chuyện?
-GV cho HS trao đổi phần câu hỏi gợi ý?
+ Người viết thư thấy mấy người bên cạnh làm gì?
+ Người viết thư viết thêm vào thư điều gì?
+ Người bên cạnh kêu lên như thế nào?
- Gv cho từng cặp Hs kể chuyện cho nhau nghe.
- Gv mời 4 –5 Hs nhìn gợi ý và kể lại trên bảng.
- Gv hỏi: Câu chuyện buồn cười chỗ nào?
Mục tiêu: HS G-K: Nói về quê hương bằng tình cảm tha thiết, lời văn chân thật.
HS TB-Y: biết nói về quê hương của mình theo câu hỏi gợi ý.
Gv gọi Hs đọc yêu cầu đề bài.
Em chọn nói về nơi nào?
- Gv nói thêm: Quê hương là nơi em sinh ra, lớn lên, nơi ông bà, cha mẹ, anh em đang sinh sống. Nếu em biết ít về quê hương, em có thể kể về nơi em ở cùng cha mẹ.
- Gv hướng dẫn Hs nhìn những câu hỏi gợi ý:
Quê em ở đâu?
Em yêu nhất cảnh vật gì ở quê hương?
Cảnh vật đó có gì đáng nhớ.
Tình cảm của em với quê hương như thế nào?
- Gv yêu cầu Hs tập nói theo cặp.
- Sau đó Gv yêu cầu Hs xung phong trình bày nói trước lớp.
- Gv nhận xét, tuyên dương những Hs nói về quê hương của mình hay nhất.
-Hs đọc yêu cầu của bài.
-Hs lắng nghe.
- HS đọc
+Ghé mắt đọc trộm thư của mình.
+Xin lỗi. Mình không viết tiếp được nữa, vì hiện có người đang đọc trộm thư.
+Không đúng! Tôi có đọc trộm thư của anh đâu.
-Từng cặp Hs kể chuyện cho nhau nghe.
-4 –5 Hs kể lại câu chuyện.
-Hs trả lời.
-Hs đọc yêu cầu đề bài
- HS nêu ý kiến.
-Hs lắng nghe.
-Hs tự trả lời.
-Hs nói theo cặp.
-Hs xung phong nói trước lớp.
-Hs nhận xét.
5 Tổng kết – dặn dò5
Về nhà bài viết nào chưa đạt về nhà sửa lại.
Chuẩn bị bài: Nói, viết về cảnh đẹp đất nước.
Nhận xét tiết học.
	Rút kinh nghiệm:
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • doctieng viet tuan 11.doc