I - Mục tiêu.
A - Tập đọc.
- Đọc đúng các từ, tiếng khó đọc: bok pa, lũ làng, mọc lên, lòng suối, làm rẫy,.Hiểu nghĩa 1 số từ khó, từ địa phương: bok, sao Rua,.nắm được cốt chuyện và ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi anh Núp và dân làng Kông Hoa đã lập nhiều thành tích trong kháng chiến chống Pháp.
- Đọc lưu loát, thể hiện được tình cảm, thái độ của nhân vật qua lời đối thoại.
- Thấy được lòng dũng cảm của người dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
B - Kể chuyện.
- Biết kể một đoạn của câu chuyện theo lời một nhân vật trong truyện.
- Rèn kĩ năng nói và nghe của học sinh.
- Cảm nhận được tình thân yêu nước của người dân Việt Nam.
Tuần 13 Thứ hai ngày 28 tháng 11 năm 2005 tập đọc - kể chuyện Người con của Tây Nguyên I - Mục tiêu. A - Tập đọc. - Đọc đúng các từ, tiếng khó đọc: bok pa, lũ làng, mọc lên, lòng suối, làm rẫy,...Hiểu nghĩa 1 số từ khó, từ địa phương: bok, sao Rua,...nắm được cốt chuyện và ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi anh Núp và dân làng Kông Hoa đã lập nhiều thành tích trong kháng chiến chống Pháp. - Đọc lưu loát, thể hiện được tình cảm, thái độ của nhân vật qua lời đối thoại. - Thấy được lòng dũng cảm của người dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp. B - Kể chuyện. - Biết kể một đoạn của câu chuyện theo lời một nhân vật trong truyện. - Rèn kĩ năng nói và nghe của học sinh. - Cảm nhận được tình thân yêu nước của người dân Việt Nam. II - Đồ dùng. - Tranh minh hoạ bài tập đọc. III - Các hoạt động dạy và học. Tiết 1: Tập đọc 1 - Kiểm tra bài cũ. - Học sinh đọc và trả lời câu hỏi liên quan đến nội dung bài: Luôn nghĩ đến Miền Nam. 2 - Bài mới. a - Giới thiệu bài. b - Luyện đọc. - Giáo viên đọc mẫu toàn bài. - Hướng dẫn luyện đọc từng câu kết hợp luyện đọc từ phát âm sai. - Hướng dẫn luyện đọc từng đoạn. + Hướng dẫn ngắt nghỉ câu dài. + Giải nghĩa một số từ khó: kêu, coi, Bok,... - Yêu cầu 3 học sinh đọc nối tiếp đoạn. c - Tìm hiểu bài. ? + Anh Núp được tỉnh cử đi đâu? + ở Đại hội về, anh Núp kể cho dân làng biết những gì? + Chi tiết nào cho thấy Đại hội rất khâm phục thành tích của dân làng Kông Hoa? + Đại hội tặng dân làng Kông Hoa những gì? + Khi xem những vật đó, thái độ của mọi người ra sao? - Cả lớp đọc thầm. - Học sinh đọc nối tiếp câu => luyện đọc từ phát âm sai. - Học sinh nối tiếp đọc đoạn. - Học sinh đọc cả bài. - ...đi dự đại hội thi đua. -...đất nước mình bây giờ rất mạnh cả nước... -...nhiều người chạy lên, đặt Núp trên vai, công kênh đi khắp nhà. -...một bộ quần áo bằng lụa của Bok Hồ, ảnh Bok Hồ vác cuốc đi làm rẫy,... - Mọi người.........nửa đêm. Tiết 2: Tập đọc - Kể chuyện. 1- Luyện đọc lại. - Giáo viên hướng dẫn luyện đọc hay đoạn 3. 2- Kể chuyện. - Nêu yêu cầu của bài? - Yêu cầu học sinh đọc đoạn văn mẫu. ? + Đoạn này kể nội dung của đoạn nào trong truyện? Được kể bằng lời của ai? + Ngoài anh hùng Núp, còn có thể kể lại truyện bằng lời của những nhân vật nào? - Khi kể cần xưng hô như thế nào? - Yêu cầu học sinh kể theo cặp. - Yêu cầu học sinh thi kể trước lớp. - Học sinh luyện đọc hay. - Các nhóm thi đọc đoạn 3. - Tập kể một đoạn của câu chuyện theo lời một nhân vật. - Học sinh đọc mẫu. -...nội dung đoạn 1, kể bằng lời của anh hùng Núp. -...người cán bộ, một người trong làng Kông Hoa. - Tôi, mình. - Học sinh kể theo nhóm đôi => kể trước lớp. 3 - Củng cố - Dặn dò. - Em biết được điều gì qua câu chuyện trên? - Nhận xét giờ học. toán So sánh số bé bằng một phần mấy số lớn I - Mục tiêu. - Biết cách so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn. - So sánh linh hoạt số bé bằng một phần mấy số lớn. - Tự tin, hứng thú trong học toán. II - Các hoạt động dạy và học. 1 - Nêu ví dụ. - Đoạn thẳng AB dài 2 cm, đoạn thẳng CD dài 6 cm. Hỏi độ dài đoạn thẳng CD gấp mấy lần độ dài đoạn thẳng AB. ? + Độ dài đoạn thẳng CD gấp? lần độ dài đoạn thẳng AB? + Hay độ dài đoạn thẳng AB bằng một phần mấy độ dài đoạn thẳng CD? + Muốn tìm độ dài đường thẳng AB bằng độ dài đường thẳng AB làm như thế nào? 2- Giới thiệu bài toán (SGK). Giáo viên nêu bài toán. - Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? Muốn biết tuổi con bằng một phần mấy tuổi mẹ làm như thế nào? - Yêu cầu học sinh làm bài vào giấy nháp. 3- Luyện tập. Bài 1. Nêu yêu cầu của bài? - Yêu cầu học sinh nhìn vào sách giáo khoa đặt đề toán theo hàng ngang? - Yêu cầu học sinh tìm hiểu đề toán => làm bài. Bài 2. - Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài toán => làm bài. Bài 3: - Nêu yêu cầu của bài? - Yêu cầu học sinh làm bài 3 vào vở => trả lời miệng. - Học sinh thực hiện phép chia: 6 : 2 = 3 (lần). - 3 lần. 6 : 2 = 3 (lần). => AB = CD. - Phải biết tuổi mẹ gấp mấy lần tuổi con. - 1 học sinh lên bảng làm. - Số lớn là 8. Số bé là 2. Số lớn gấp mấy lần số bé? Số bé = số lớn? - Học sinh làm bài vào vở. - Học sinh đọc đề toán. - Phân tích bài toán và nêu dạng toán. - Làm bài vào vở. - Học sinh đọc yêu cầu của bài.l - Nêu miệng kết quả bài toán 4 - Củng cố - Dặn dò. - Nhận xét giờ học. chiều: chính tả Đêm trăng trên Hồ Tây I - Mục tiêu. - Nghe viết chính xác, trình bày đúng bài "Đêm trăng trên Hồ Tây" Luyện đọc viết đúng một số chữ có vần khó (ưu/uyu). - Viết đúng, đẹp bài chính tả, trình bày bài viết rõ ràng, sạch sẽ. - Cẩn thận, sạch sẽ. Có ý thức giữ gìn vở sạch chữ đẹp. II - Đồ dùng: - Bảng phụ ghi nội dung các bài tập chính tả. III - Các hoạt động dạy và học. 1- Kiểm tra bài cũ: Học sinh viết một số từ: trung thành, chung sức, chông gai,... 2- Bài mới. a - Giới thiệu bài. b - Hướng dẫn viết chính tả. - Giáo viên đọc bài chính tả. ?+ Đêm trăng trên Hồ Tây đẹp như thế nào? + Bài viết có mấy câu? - Những chữ nào trong bài phải viết hoa? Vì sao? - Yêu cầu học sinh tìm từ dễ viết sai trong bài => hướng dẫn học sinh luyện viết. - Giáo viên đọc bài chính tả. * Đọc soát lỗi. * Giáo viên chấm và nhận xét 1 số bài chấm. c- Hướng dẫn làm bài tập chính tả. - Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài 2, bài 3a. - 2 học sinh đọc bài. Trăng toả sáng rọi... - 6 câu. ............ - Học sinh tự tìm và luyện viết vào bảng con. - Học sinh viết bài vào vở. - Học sinh soát lỗi. - Học sinh làm bài vào vở bài tập Tiếng Việt dưới sự hướng dẫn của giáo viên. 3 - Củng cố - Dặn dò: Nhận xét giờ học. tiếng việt + Luyện đọc: Người con của Tây Nguyên I- Mục tiêu. - Đọc đúng các từ dễ phát âm sai: bok pa, lũ làng, lòng suối, làm rẫy,... - Đọc lưu loát toàn bài. Thể hiện được tình cảm, thái độ của nhân vật qua lời đối thoại. - Giáo dục ý thức biết ơn những người đã lập nhiều thành tích trong cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta. II- Các hoạt động dạy và học. 1- ổn định tổ chức. 2- Hướng dẫn luyện đọc. - Hướng dẫn luyện đọc đoạn. - Giáo viên nhắc học sinh cần nghỉ hơi rõ sau các dấu câu, cụm từ thể hiện đúng cách nói của người dân tộc. + Yêu cầu học sinh đặt câu với từ: kêu, coi. + Tổ chức cho học sinh đọc từng đoạn theo nhóm. + Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh phần đầu đoạn 2. - Hướng dẫn luyện đọc diễn cảm đoạn 3. ? + Để đọc hay đoạn 3 cần đọc với giọng như thế nào? + Yêu cầu học sinh gạch chân dưới những từ cần nhấn giọng ở đoạn 3. + Yêu cầu một số học sinh đọc đoạn 3. + Thi đọc hay đoạn 3. - Yêu cầu học sinh kể lại câu chuyện bằng lời của nhân vật. - Học sinh luyện đọc 3 đoạn trong bài. * Đọc từng đoạn. * Đọc nối tiếp 3 đoạn. - Học sinh đặt câu. - Học sinh làm việc theo nhóm đôi. - Học sinh đọc từ "Núp đi...bao nhiêu". - 1 học sinh đọc đoạn 3. -...chậm rãi, trang trọng, cảm động. - Học sinh gạch chân từ trong sách giáo khoa. - Học sinh đọc. - Đại diện 3 dãy thi đọc hay đoạn 3. * Học sinh kể từng đoạn. * Kể toàn bộ câu chuyện theo lời của nhân vật "Núp" 3- Củng cố - Dặn dò. + Nêu ý nghĩa của câu chuyện? + Nhận xét giờ học. toán + Ôn: So sánh số bé bằng một phần mấy số lớn I- Mục tiêu. - Củng cố về dạng toán "So sánh số bé bằng một phần mấy số lớn" - Rèn kĩ năng làm tính và giải toán có lời văn thuộc dạng toán "So sánh số bé bằng một phần mấy số lớn" - Tự tin, hứng thú trong thực hành toán. II- Các hoạt động dạy và học. 1- ổn định tổ chức. 2- Hướng dẫn ôn tập. Bài 1: Viết vào ô trống. Số lớn Số bé Số lớn gấp mấy lần số bé Số bé bằng một phần mấy số lớn - Tìm hiểu yêu cầu của bài toán. - Đặt đề toán tướng ứng với mỗi hàng. - Làm bài vào vở. 15 3 32 8 49 7 35 5 64 8 24 4 Bài 2: Trong vườn có 5 cây dừa, số cây cam nhiều hơn cây dừa là 10 cây. Hỏi số cây dừa bằng một phần mấy số cây cam? Bài 3. a) giờ bằng bao nhiêu phút. b) 10 phút bằng một phần mấy giờ. c) 30 phút bằng một phần mấy của giờ? ? + 1 giờ bằng bao nhiêu phút? Bài 4: Hai thùng dầu nặng 64 lít. Thùng thứ nhất nặng 2 lít. Hỏi thùng dầu thứ hai nặng gấp mấy lần thùng dầu thứ nhất. - Đọc đề toán. - Xác định dạng toán. - Phân tích bài toán. - Làm bài vào vở. - Tìm hiểu yêu cầu của bài toán. -...60 phút. - Học sinh làm bài => nêu kết quả bài làm. - Đọc đề toán. - Phân tích đề toán. - Làm bài vào vở. 3- Củng cố - Dặn dò: - Ôn tập lại dạng toán nào đã học? - Nhận xét giờ học. Thứ ba ngày 29 tháng 11 năm 2005 tập đọc Vàm Cỏ Đông I - Mục tiêu. - Đọc đúng các từ ngữ: dòng sông, xuôi dòng, nước chảy,... Ngắt nhịp đúng các câu thơ. Hiểu nghĩa của các từ trong bài: Vàm Cỏ Đông, ăm ắp...Hiểu được nội dung của bài thơ: Thấy vẻ đẹp của sông Vàm Cỏ Đông => thấy được tình yêu quê hương của tác giả. - Đọc trôi chảy được toàn bài thơ với giọng tình cảm, tha thiết. - Thêm yêu quý quê hương, đất nước mình. II - Đồ dùng: - Tranh minh hoạ bài tập đọc. III - Các hoạt động dạy và học. 1 - Kiểm tra bài cũ: Học sinh đọc và trả lời câu hỏi bài "Người con của Tây Nguyên" 2 - Bài mới. a - Giới thiệu bài. b - Luyện đọc. - Giáo viên đọc mẫu toàn bài. - Hướng dẫn luyện đọc câu => luyện đọc một số từ khó hoặc phát âm sai. - Hướng dẫn luyện đọc đoạn. * Hướng dẫn cách ngắt nghỉ câu thơ. * Giải nghĩa một số từ khó: Vàm Cỏ Đông, ăm ắp,... - Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh bài thơ. c- Tìm hiểu bài. - Câu thơ nào thể hiện tình cảm của tác giả đối với dòng sông? - Dòng sông Vàm Cỏ đông có những nét gì đẹp? - Vì sao tác giả ví con sông quê mình như dòng sữa mẹ? d- Luyện đọc lại - Học thuộc bài thơ. - Giáo viên hướng dẫn học sinh học thuộc bài thơ. - Học sinh luyện đọc câu và luyện đọc một số từ dễ phát âm sai. - Học sinh đọc nối tiếp đoạn. - Học sinh đọc đồng thanh. - Anh mãi gọi...Ơi Vàm Cỏ Đông. - Trên sông Vàm Cỏ Đông bốn mùa soi từng mảnh mây trời; gió đưa ngọn dừa phe phẩy; bóng dừa lồng trên sóng nước chơi vơi. - Vì dòng sông đưa nước về nuôi dưỡng ruộng lúa, vườn cây. Dòng sông ăm ắp nước như dòng sữa yêu thương của mẹ. - Học sinh học thuộc lòng bài thơ. 3 - Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét giờ học. toán Luyện tập - 62 I- Mục tiêu. - Củng cố về thực hiện so sánh số lớn gấp mấy lần số bé, số bé bằng một phần mấy số lớn. - Rèn kỹ năng thực hành s ... g giềng. II- Đồ dùng : III- Các hoạt động dạy và học. 1- Hoạt động 1 : Giới thiệu các tư liệu đã sưu tầm được về chủ đề bài học. Mục tiêu: Nâng cao nhận thức, thái độ cho học sinh về tình làng, nghĩa xóm. - Yều cầu học sinh trưng bày tranh vẽ, bài thơ, ca dao, tục ngữ mà các em đã sưu tầm được. - Yêu cầu từng học sinh lên trình bày trước lớp. 2- Hoạt động 2: Đánh giá hành vi. Mục tiêu: Đánh giá những hành vi, việc làm đối với hàng xóm, láng giềng. - Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm về các hành vi, việc làm có trong vở Bài tập Đạo đức - bài tập 3. - Yều cầu học sinh tự liên hệ theo các việc làm trên. 3- Hoạt động 3: Xử lý tình huống và đóng vai. Mục tiêu: Có khả năng ra quyết định và ứng xử đúng đối với hàng xóm láng giềng trong 1 số tình huống phổ biến. - Yêu cầu học sinh thảo luận từng tình huống mỗi nhóm 1 tình huống => đóng vai. - Yêu cầu cả lớp thảo luận về cách ứng xử trong từng tình huống. - Học sinh trưng bày. - Học sinh trình bày miệng. - Các nhóm thảo luận => báo cáo kết quả trước lớp. - Học sinh liên hệ bản thân. - Các nhóm đóng vai và trình bày trước lớp. - Học sinh đưa ra ý kiến cá nhân. 4- Củng cố - Dặn dò: - Yêu cầu học sinh đọc phần kết luận chung. - Nhận xét giờ học. Thứ sáu ngày 16 tháng 12 năm 2005 Tập làm văn Nghe kể: Giấu cày. Giới thiệu về tổ em I - Mục tiêu. - Nghe nhớ lại để kể đúng nội dung truyện vui "Giấu cày" Viết một đoạn văn giới thiệu về tổ em. - Kể được câu chuyện "Giấu cày" với giọng kể vui, khôi hài. Viết đoạn văn chân thực, câu văn rõ ràng. - Trau dồi vốn Tiếng Việt. II- Các hoạt động dạy và học. 1- Kiểm tra bài cũ: - Kể lại truyện vui "Tôi cũng như bác". - Giới thiệu về tổ em. 2- Bài mới. a- Giới thiệu bài b- Hướng dẫn làm bài tập. Bài 1. - Nêu yêu cầu của bài? - Giáo viên kể toàn bộ câu chuyện. ? + Giáo viên hỏi theo hệ thống câu hỏi gợi ý có trong sách giáo khoa. - Yêu cầu 1 học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện. - Yêu cầu học sinh kể theo cặp. - Yêu cầu một số học sinh lên kể lại câu chuyện. Bài 2: - Yêu cầu chính của bài số 2 là gì? - 1 Học sinh lên bảng giới thiệu về tổ của mình dựa theo các gợi ý và kể miệng ở tiết trước. - Yêu cầu cả lớp viết bài vào vở. - 1 số học sinh đọc bài viết của mình. 3- Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Học sinh lắng nghe. - Học sinh trả lời câu hỏi. - Học sinh kể. - Học sinh làm việc theo nhóm đôi. - Học sinh nêu yêu cầu. - Học sinh giới thiệu về tổ của mình. - Cả lớp làm bài. - Học sinh khác nhận xét, bổ sung. tập viết Ôn chữ hoa L I- Mục tiêu. - Củng cố cách viết chữ hoa L thông qua bài tập ứng dụng. Lê lợi. Lời nói chẳng mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau - Viết đúng mẫu, đẹp chữ hoa, tên riêng và câu ứng dụng. - Cẩn thận, sạch sẽ. Có ý thức giữ gìn vở sạch chữ đẹp. II- Đồ dùng. Mẫu chữ viết hoa: L. III- Các hoạt động dạy và học. 1- Kiểm tra bài cũ: - Học sinh viết: Yết Kiêu, Khi. 2- Bài mới. a- Giới thiệu bài. b- Hướng dẫn viết chữ hoa trên bảng con. * Luyện viết chữ hoa. - Yêu cầu học sinh tìm các chữ hoa có trong bài? - Yêu cầu học sinh nêu lại quy trình viết chữ L. - Giáo viên viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết. * Luyện viết từ ứng dụng: Lê Lợi. Giáo viên giới thiệu về tiểu sử vị anh hùng Lê Lợi. - Yêu cầu học sinh nhận xét về số lượng chữ, chiều cao, khoảng cách các chữ trong từ ứng dụng. - Hướng dẫn luyện viết vào bảng con. * Luyện viết câu ứng dụng. + Em hiểu câu tục ngữ muốn nói gì? - Hướng dẫn học sinh viết vào bảng con: Lời nói, Lựa lời. c- Hướng dẫn học sinh viết vào vở Tập Viết. - Yêu cầu học sinh viết bài vào vở. d- Giáo viên chấm và nhận xét một số bài chấm. - L. - Học sinh nêu. - Nghe, quan sát. - Học sinh nhận xét. - Học sinh luyện viết từ ứng dụng. - Học sinh đọc câu ứng dụng. -...khuyên chúng ta khi nói năng với mọi người phải biết lựa chọn lời nói, làm cho người nói chuyện với mình thấy dễ chịu và hài lòng. - Học sinh luyện viết vào bảng con. - Học sinh viết bài vào vở Tập viết. 3- Củng cố - Dặn dò. - Nhận xét giờ học. toán Luyện tập - 76 I- Mục tiêu. - Củng cố về nhân chia số có 3 chữ số với số có 1 chữ số (bước đầu làm quen với cách chia ngắn gọn). - Rèn kỹ năng tính chia và giải toán có 2 phép tính. - Tự tin, hứng thú trong học toán. II- Hoạt động dạy và học. 1- Kiểm tra bài cũ. - Tự nghĩ 1 phép tính nhân có 1 thừa số chưa biết? Tìm thừa số đó? 2 - Bài mới. a- Giới thiệu bài. b- Hướng dẫn làm bài. Bài 1. - Hướng dẫn học sinh làm bài vào bảng con. Bài 2: - Giáo viên nêu phép tính 948 : 4 = ? - Yêu cầu một học sinh nêu cách tính. - Yêu cầu học sinh làm lần lượt từng phép tính vào bảng con. Bài 3 - 4. - Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề bài 3 => làm bài vào vở. - Giáo viên tóm tắt đề toán bài 4 sau đó yêu cầu học sinh đặt đề toán theo tóm tắt. + Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài toán => làm bài vào vở. Bài 5. - Nêu yêu cầu của bài? - Yêu cầu học sinh làm bài vào vở. ? + Nêu cách tính? + Bài toán củng cố kiến thức gì? + Muốn tính độ dài đường gấp khúc làm như thế nào? 3- Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Học sinh đặt tính, tính trên bảng con và nêu cách thực hiện lần lượt từng phép tính. - Học sinh nêu cách tính ngắn gọn. - Học sinh làm bài vào bảng con. - Học sinh tìm hiểu đề => làm bài vào vở. - Học sinh đặt đề toán theo tóm tắt. - Học sinh làm bài vào vở. - Tính độ dài đường gấp khúc. - Học sinh làm bài vào vở. .......... - Tính độ dài đường gấp khúc. ........... chính tả Nhà rông ở Tây Nguyên I- Mục tiêu. - Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài "Nhà rông ở Tây Nguyên". - Viết đẹp, sạch sẽ bài chính tả. Làm đúng bài tập điền vào chỗ trống cặp vẫn dễ lẫn ưi / ươi. Tìm những tiếng có thể ghép với các tiếng có âm đầu hoặc vần dễ lẫn: s / x (ât / âc). - Cận thận, sạch sẽ. Có ý thức giữ vở sạch chữ đẹp. II. Đồ dùng: - Bảng phụ ghi nội dung bài tập chính tả. III- Các hoạt động dạy và học. 1- Kiểm tra bài cũ: - Yêu cầu học sinh viết: mũi dao, con muỗi, bò sát,... 2- Bài mới. a- Giới thiệu bài. b- Hướng dẫn học sinh nghe - viết. - Giáo viên đọc bài chính tả. ? + Gian đầu nhà rông được trang trí như thế nào? ? + Đoạn văn gồm? câu? + Những chữ nào trong đoạn văn dễ viết sai chính tả? - Hướng dẫn học sinh luyện viết 1 số từ dễ viết sai. - Giáo viên đọc bài chính tả. * Giáo viên đọc soát lỗi. * Chấm và nhận xét một số bài chấm. c- Hướng dẫn làm bài tập chính tả. - Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài 2 và bài 3a vào vở bài tập Tiếng Việt. 3- Củng cố - Dặn dò. - Nhận xét giờ học. - 2 học sinh đọc bài chính tả. -...đó là nơi thần làng: có một giỏ mây đựng hòn đá thần treo trên vách... -... 3 câu. - Học sinh tự tìm. - Học sinh luyện viết vào bảng con. - Học sinh viết bài vào vở. - Học sinh làm bài vào vở bài tập Tiếng việt theo hướng dẫn của giáo viên. chiều: tiếng việt + Tập làm văn: Viết giới thiệu về tổ em. I- Mục tiêu. - Dựa vào gợi ý kể được và viết lại những hoạt động của tổ trong tháng vừa qua. - Rèn kỹ năng viết thành câu, đủ ý, dùng từ đúng và sở dụng dấu câu hợp lý. - Giáo dục ý thức yêu trường, yêu lớp của mình. II- Các hoạt động dạy và học. 1- ổn định tổ chức. 2- Hướng dẫn viết về tổ mình. - Đề bài: Hãy viết một đoạn văn ngắn giới thiệu về tổ và hoạt động của tổ mình trong tháng vừa qua. - Hướng dẫn tìm hiểu đề bài. - Yêu cầu học sinh đọc lại 3 câu gợi ý trong sách giáo khoa trang 120. - Hường dẫn học sinh giới thiệu về tổ của mình theo từng câu gợi ý. - Yêu cầu học sinh dựa vào những điều vừa kể để viết lại một đoạn văn theo yêu cầu của đề bài. - Yêu cầu học sinh đọc bài làm của mình. - Giáo viên chấm bài viết của học sinh. - Học sinh tìm hiểu đề văn. - Học sinh đọc các câu gợi ý. * Trả lời lần lượt theo từng câu gợi ý. * Giới thiệu về tổ mình theo nhóm đôi (1 học sinh nói - 1 học sinh nghe và bổ sung, nhận xét sau đó đổi lại). * Trình bày trước lớp lời giới thiệu về tổ mình. - Học sinh viết bài. - Học sinh đọc bài làm. - Học sinh khác nhận xét, bổ sung. 3- Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét giờ học. thể dục + Hoàn thiện bài thể dục phát triển chung I- Mục tiêu. - Tiếp tục hoàn thiện bài thể dục phát triển chung. Chơi trò chơi "Đua ngựa". - Yêu cầu học thuộc bài thể dục và thực hiện các động tác tương đối chính xác. Tham gia trò chơi một cách chủ động. - Giáo dục ý thức tập TDTT thường xuyên. II- Địa điểm, phương tiện: Sân trường sạch sẽ, còi. III- Các hoạt động dạy và học. 1- Phần mở đầu. - Giáo viên phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học. - Tổ chức cho học sinh chạy chậm theo 1 hàng dọc xung quanh sân tập. - Tổ chức trò chơi "Chui qua hầm" 2- Phần cơ bản. - Ôn tâp hợp hàng ngang, dóng hàng điểm số. * Hoàn thiện bài thẻ dục phát triển chung. - Yêu cầu cả lớp tập liên hoàn cả 8 động tác. - Chia tổ tập theo hình thức thi đua. - Chơi trò chơi "Đua ngựa" 3- Phần kết thúc. - Yêu cầu học sinh đứng tại chỗ thả lỏng, sau đó vỗ tay và hát. - Hệ thống và nhận xét giờ học. - Học sinh lắng nghe. - Học sinh chạy trong một phút. - Cả lớp chơi trong trò chơi. - Cả lớp cùng thực hiện dưới sự điều khiển của giáo viên. - Học sinh tập 8 động tác 1 lần 4 x 8 nhịp. * Các tổ tập theo sự điều khiển của tổ trưởng. * Mỗi tổ cử 5 bạn lên biểu diễn thi đua bài thể dục. - Học sinh chơi trò chơi dưới sự hướng dẫn của giáo viên. - Học sinh vỗ tay, hát trong 1 phút. sinh hoạt lớp Tuần 15 I- Kiểm điểm công tác tuần 15. a- Ban cán sự lớp lên nhận xét một số tình hình chung diễn biến trong tuần. b- Giáo viên tổng kết chung công tác trong tuần: - ý thức học bài và làm bài trước khi đến lớp có tiến bộ. - Tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt tập thể, múa hát sân trường. - Một số học sinh còn nói tục trong khi giao tiếp với bạn bè. - Do thời tiết có sự thay đổi, trời rét đậm nên một số học sinh đi học muộn như: Việt Đức, Phương Thảo, Huy Hiếu. II- Phương hướng phấn đấu. - Khắc phục những vấn đề còn tồn tại trong tuần và phát huy những ưu điểm đã đạt được. - Nghiêm cấm hiện tượng nói tục khi giao tiếp với bạn. - Tích cực rèn chữ và giữ vở sạch chữ đẹp. - Học kiến thức kết hợp ôn tập để chuẩn bị thi định kỳ lần 2. III- Chương trình văn nghệ. - Lớp phó văn thể lên điều khiển chương trình văn nghệ của lớp.
Tài liệu đính kèm: