Giáo án Các môn Lớp 3 - Tuần 16 - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Thị Tuyết

Giáo án Các môn Lớp 3 - Tuần 16 - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Thị Tuyết

- 2 HS nối tiếp nhau đọc bài : Nhà rông ở Tây Nguyên. Nhà rông thường dùng để làm gì?

- GV nhận xét, tuyên dương HS đọc và trả lời tốt các câu hỏi.

B.BÀI MỚI

1. Giới thiệu bài:

 GV đua tranh giới thiệu chủ điểm mới và nội dung bài học

2.Dạy bài mới

a. Luyện đọc

* GV đọc mẫu, HS theo dõi SGK.

* Hướng dẫn luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.

- Bước 1: Đọc từng câu.

 + HS nối tiếp nhau mỗi em đọc 1 câu đến hết bài.

 + GV phát hiện từ sai sửa lỗi phát âm cho HS: Lưu ý các từ có phụ âm l/n: ném bom, lạ, nườm nượp, lấp lánh, lăn tăn, lao, khéo léo, lo,

- Bước 2:

 + 3 HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài.

 + GV đưa câu văn dài hướng dẫn cách đọc, đọc câu văn dài và giải nghĩa 1 số từ khó có trong bài.

- Bước 3: Cả lớp đọc đồng thanh

b. Hướng dẫn tìm hiểu bài

* Đoạn 1 : 1 HS đọc đoạn 1

- Thành và Mến kết bạn vào dịp nào? ( từ ngày nhỏ, khi giặc Mĩ ném bom miền Bắc, gia đình Thành phải rời thành phố, sơ tán về quê Mến ở nông thôn)

GV: Thời kì những năm 1965 - 1973, giặc Mĩ ném bom phá hoại miền Bắc, nhân dân thủ đô và các thành phố , thị xã ở miền Bắc đều phải sơ tán về nông thôn, chỉ những người có nhiệm vụ mới ở lại.

 

doc 50 trang Người đăng hoaithuong212 Lượt xem 339Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Các môn Lớp 3 - Tuần 16 - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Thị Tuyết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 16
Thứ hai ngày 17 tháng 12 năm 2018
TẬP ĐỌC
ĐÔI BẠN
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 
- Hiểu nghĩa các từ: sơ tán, sao sa, công viên, tuyệt vọng. Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người ở nông thôn và tình cảm thuỷ chung của người thành phố với những người đã giúp mình lúc gian khổ, khó khăn.
- Kĩ năng đọc lưu loát, bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật. Phát âm chuẩn phụ âm l/n. Trả lời được câu hỏi 1, 2, 3, 4; HSKG trả lời được câu hỏi 5.
- Tự nhận thức bản thân. Xác định giá trị. Lắng nghe tích cực.
- Luôn yêu quý, sẵn sàng giúp đỡ bạn, hi sinh vì mọi người.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
- Tranh chủ điểm thành thị và nông thôn
-Bảng phụ ghi nội dung luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
A. KIỂM TRA BÀI CŨ
- 2 HS nối tiếp nhau đọc bài : Nhà rông ở Tây Nguyên. Nhà rông thường dùng để làm gì?
- GV nhận xét, tuyên dương HS đọc và trả lời tốt các câu hỏi.
B.BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài:
 GV đua tranh giới thiệu chủ điểm mới và nội dung bài học
2.Dạy bài mới
a. Luyện đọc
* GV đọc mẫu, HS theo dõi SGK.
* Hướng dẫn luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
- Bước 1: Đọc từng câu.
	+ HS nối tiếp nhau mỗi em đọc 1 câu đến hết bài.
	+ GV phát hiện từ sai sửa lỗi phát âm cho HS: Lưu ý các từ có phụ âm l/n: ném bom, lạ, nườm nượp, lấp lánh, lăn tăn, lao, khéo léo, lo, 
- Bước 2: 
	+ 3 HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài.
	+ GV đưa câu văn dài hướng dẫn cách đọc, đọc câu văn dài và giải nghĩa 1 số từ khó có trong bài.
- Bước 3: Cả lớp đọc đồng thanh
b. Hướng dẫn tìm hiểu bài 
* Đoạn 1 : 1 HS đọc đoạn 1
- Thành và Mến kết bạn vào dịp nào? ( từ ngày nhỏ, khi giặc Mĩ ném bom miền Bắc, gia đình Thành phải rời thành phố, sơ tán về quê Mến ở nông thôn)
GV: Thời kì những năm 1965 - 1973, giặc Mĩ ném bom phá hoại miền Bắc, nhân dân thủ đô và các thành phố , thị xã ở miền Bắc đều phải sơ tán về nông thôn, chỉ những người có nhiệm vụ mới ở lại.
- Lần đầu ra thị xã chơi, Mến thấy thị xã có gì lạ? ( có nhiều phố, phố nào cũng nhà ngói san sát, cái cao cái thấp không giống nhà ở quê; những dòng xe cộ đi lại nườm nượp; ban đêm đèn điện lấp lánh như sao sa.)
- Liên hệ thành phố và nông thôn ngày nay để học sinh thấy được sự phát triển của đất nước sau ngày giải phóng.
* Đoạn 2: 1 HS đọc đoạn 2
- Ở công viên có những trò chơi gì?( Ở công viên có cầu trượt,đu quay,có cả một cái hồ lớn) 
- Ở công viên Mến có hành động gì đáng khen? ( Mến nhảy xuống hồ cứu một em bé đang vùng vẫy tuyệt vọng)
- Qua hành động này, em thấy Mến đức tính gì đáng quý?( Mến dũng cảm và sẵn sàng cứu người ,bạn còn rất khéo léo trong khi cứu người)
- GV liên hệ, dặn HS cẩn thận khi tắm hoặc chơi ở hồ, ven sông.
* Đoạn 3: 1 HS đọc lớp trả lời câu hỏi 4
GVKL: Câu nói của người bố ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người sống ở làng quê - những người sẵn sàng giúp đỡ người khác khi có khó khăn, không ngần ngại khi cứu người.
-Tìm những chi tiết nói lên tình cảm thủy chung của gia đình Thành đối với những người đã giúp đỡ minh( Gia đình Thành đón Mến ra chơi....và những người dân quê)
- GV: Câu chuyện nói lên điều gì?( Câu chuyện cho ta thấy phẩm chất tốt đẹp của những người dân....với những người đã giúp đỡ mình)
- GV nêu nội dung của bài, nhiều học sinh nhắc lại.
3. Củng cố, dặn dò
- Em có suy nghĩ gì về cách sống ở làng quê hay thành phố?
GV liên hệ giáo dục HS.
- Nhận xét giờ học.
............................................................................................
TOÁN
TIẾT 76: LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 
- Biết làm tính và giải toán có hai phép tính.
- Rèn cách tính nhẩm và cách trình bày bài. HS làm được các BT1, 2, 3, 4 (cột 1, 2, 4). HSKG làm thêm cột 3, 5.
- Có ý thức cần cù chăm chỉ học tập
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
GV: Kẻ bài 4(77) ở bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
A. KIỂM TRA BÀI CŨ
- 2 HS làm BT 1a, c; 1 HS làm BT 4 (76), lớp làm vở nháp.
- GV nhận xét, chữa bài 
B. BÀI MỚI 
1. Giới thiệu bài 
2. Hướng dẫn làm bài tập 
* Bài 1(77)
- GV kẻ nội dung bài tập như SGK và yêu cầu HS nêu cách tìm thừa số, tích.
- HS nêu cách tìm và trình bày kết quả.
- GV củng cố lại cách tìm thừa số và tìm tích chưa biết 
* Bài 2(77)
- HS làm bảng con, bảng lớp về chia hết và chia có dư.
- GV yêu cầu HS nêu lại cách chia của từng phép chia và củng cố lại cách chia, nhấn mạnh về chia có dư.
* Bài 3(77)
- 1HS đọc đề bài, lớp theo dõi.
- GVđặt câu hỏi phân tích đề bài, yêu cầu HS tóm tắt bài toán.
- Muốn tìm cửa hàng còn lại bao nhiêu máy bơm ta cần tìm gì?
	+ Tìm số máy bơm đã bán?
	+ Lấy tổng số máy bơm trừ số máy bơm đã bán.
- 1 HS làm bảng lớp, cả lớp làm vở, thu một số bài, nhận xét và chữa bài.
- GV củng cố dạng toán giải bằng hai phép tính.
* Bài 4 (77)
- GV treo bảng phụ đã chép nội dung bài tập.
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “hái hoa”.
 ( HS nêu cách làm cột 1, 2, 4. HS khá giỏi làm thêm cột 3.)
- HS nêu kết quả, GV mở hoa và so sánh.
- GV củng cố dạng toán thêm, bớt một số đơn vị, gấp, giảm một số lần.
3. Củng cố, dặn dò - Muốn tìm thừa số, tích chưa biết ta làm thế nào? Muốn gấp,giảm,tăng,bớt đi một só lần ,một số đơn vị ta làm thế nào?
- Nhận xét giờ học. 
......................................................................................
 TẬP VIẾT
ÔN CHỮ HOA M
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 
- Viết đúng chữ hoa M (1 dòng), T, B (1 dòng) viết đúng tên riêng Mạc Thị Bưởi (1 dòng) và câu ứng dụng : Một cây ... hòn núi cao (1 lần) bằng cỡ chữ nhỏ. HS khá, giỏi viết toàn bài. 
- HS viết đúng chữ mẫu, đều nét và nối đúng quy định. Rèn kĩ năng phát âm chuẩn l/n. 
- Có ý thức giữ gìn VS - CĐ. Giáo dục HS sống đoàn kết, yêu thương mọi người.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
GV: chữ mẫu viết hoa M, T, B ; phấn màu
HS: bảng con , phấn
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
A.KIỂM TRA BÀI CŨ
HS viết bảng con: Lê Lợi, lựa lời.
GV nhận xét, củng cố cách viết hoa tên riêng.
B. BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài 
2.Dạy bài mới
a. Hướng dẫn viết trên bảng con 
* Hoạt động 1: Luyện viết chữ hoa 
- HS tìm các chữ hoa có trong bài: M, T, B.
- GV đưa ra chữ mẫu cho cả lớp cùng quan sát.
- HS nhắc lại cách viết các chữ hoa đó.
- GVnhắc lại cách viết, sau đó viết trên bảng lớp.
- HS theo dõi GV viết, sau đó viết trên bảng con.
* Hoạt động 2: Luyện viết từ ứng dụng
- HS đọc từ ứng dụng: Mạc Thị Bưởi
- GV giảng từ ứng dụng: Mạc Thị Bưởi quê ở Hải Dương - là một nữ du kích
- Từ ứng dụng có chữ cái nào được viết hoa? Chữ cái nào cao 1 ô li ?
- GV viết mẫu trên bảng lớp. HS theo dõi sau đó viết ở bảng con.
- GV nhận xét sửa sai.
* Hoạt động 3: Luyện viết câu ứng dụng
- HS đọc câu ứng dụng.
- HS nêu ngĩa câu ứng dụng, GVKL: Khuyên con người phải đoàn kết. Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh. (Luyện phát âm: HS đọc, phát hiện GV sửa lỗi phát âm l/n)
- HS viết bảng con: Một, Ba.
b. Hướng dẫn viết vở
- GV nêu yêu cầu cần viết trong vở tập viết.
- HS viết bài vào vở. GV quan sát tư thế ngồi viết, cách trình bày bài của HS.
c. Nhận xét, chữa bài :
- GV thu 1 số bài, nhận xét bài viết của HS.
3. Củng cố, dặn dò
- HS nhắc lại cách viết chữ M. Liên hệ GDHS tinh thần đoàn kết giúp đỡ nhau.
- GV nhận xét giờ học.
 ...............................................................................................
Tù nhiªn vµ x· héi
HOẠT ĐỘNG CÔNG NGHIỆP, THƯƠNG MẠI
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 
 - Kể tên một số hoạt động công nghiệp, thương mại của tỉnh (thành phố) nơi các em đang sống.
 - Nêu được ích lợi của các hoạt động công nghiệp, thương mại.
 - GDKNS: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Quan sát tìm kiếm thông tin vềcác
hoạt động công nghiệp và thương mại nơi mình sinh sống. Tổng hợp các thông liên
quan đến hoạt động công nghiệp và thương mại nơi mình sinh sống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Các hình trang 60, 61 trong SGK, tranh ảnh sưu tầm về chợ hoặc cảnh mua bán, một số đồ chơi, hàng hoá.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
A. KIỂM TRA BÀI CŨ
 ? Trình bày các hoạt động nông nghiệp ở nơi em đang sống?
 - HS + GV nhận xét.
B. BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài:
2.Dạy bài mới
* Hoạt động 1: Làm việc theo cặp
+ Mục tiêu: Biết được những hoạt động công nghiệp, thương mại ở tỉnh Trà Vinh nơi các em đang sống. Nêu ích lợi của các hoạt động công nghiệp trong đời sống. GDKNS: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin.
+ Cách tiến hành:
 - GV yêu cầu từng cặp học sinh kể cho nhau nghe về hoạt động công nghiệp ở nơi các em đang sống
 - GV yêu cầu một số cặp học sinh trình bày.
 - Nhận xét 
 - GV giới thiệu thêm một số hoạt động như : khai thác quặng kim loại, luyện thép, sản xuất lắp ráp ô tô, xe máy,  đều gọi là hoạt động công nghiệp.
* Hoạt động 2: Hoạt động theo nhóm
+ Mục tiêu: Biết được các hoạt động công nghiệp và ích lợi của hoạt động đó.
+ Cách tiến hành:
 - GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm quan sát 3 bức ảnh trong SGK và nêu tên một hoạt động, lợi ích đã quan sát trong hình.
 - GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
 - GV giới thiệu và phân tích về các hoạt động và sản phẩm từ các hoạt động đó như :
 + Khoan dầu khí cung cấp chất đốt và nhiên liệu để chạy máy 
 + Khai thác than cung cấp nhiên liệu cho các nhà máy, chất đốt sinh hoạt 
 + Dệt cung cấp vải, lụa 
 - GV kết luận: Các hoạt động như khai thác than, dầu khí, dệt .. gọi là hoạt động công nghiệp.
* Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm
+ Mục tiêu: Học sinh kể được tên một số chợ, siêu thị, cửa hàng và một số mặt hàng được mua bán ở đó. Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin.
+ Cách tiến hành:
 - GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm thảo luận theo yêu cầu trong SGK.
 - GV nêu gợi ý :
 + Những hoạt động mua bán như trong hình 4, 5 tr. 61 SGK được gọi là hoạt động gì?
 + Hoạt động đó các em nhìn thấy ở đâu?
 + Hãy kể tên một số chợ, siêu thị, cửa hàng ở quê em.
 - GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
 - GV kết luận : Các hoạt động mua bán được gọi là hoạt động thương mại.
* Hoạt động 4 : Chơi trò chơi bán hang
+ Mục tiêu : Học sinh kể được tên một số chợ, siêu thị, cửa hàng và một số mặt hàng được mua bán ở đó.
+ Cách tiến hành :
 - GV chia lớp thành 4 nhóm
 - GV đặt tình huống cho các nhóm chơi đóng vai, một người bán, một số người mua.
 - Một vài học sinh đóng vai 
3. Củng cố - dặn dò:
 - Hãy nêu các hoạt động thương mại  ... ân chơi có rất nhiều trò chơi bọn trẻ chúng em đứa nào cũng thích. Em rất yêu quê hương của mình và mong quê hương mình ngày càng giàu đẹp hơn.
TOÁN *
ÔN: CHIA SỐ CÓ BA CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ 
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 
- Ôn tập, củng cố chia số có ba chữ số cho số có một chữ số.
- Rèn kĩ năng thực hành chia và giải toán có liên quan đến phép chia.
- Học sinh có ý thức chăm chỉ cần cù học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : SGK, STK, bảng con
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC 
1.Kiểm tra bài cũ 
- 3 HS làm bảng lớp, lớp làm bảng con theo tổ: 675 : 5 409 : 6	362 : 5
- Chữa bài, GV nhận xét, đánh giá.
2.Dạy bài mới 
a. Giới thiệu bài
b. Hướng dẫn làm bài tập 
* Bài 1: Đặt tính và tính
972 : 6	740 : 4	425 : 8 	
- Học sinh đặt tính và tính vào bảng con, ba em làm bảng lớp, trình bày cách làm.
- Giáo viên nhận xét sửa sai. Củng cố cho HS cách thực hiện phép chia; phép chia hết, phép chia có dư.
* Bài 2 : Tìm X
X x 8 = 500 - 140	X x 7 = 49 x 5	192 : x = 72 : 9
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm X là số bị chia, số chia.
- Học sinh làm bài vào vở, 3 HS làm bảng lớp.
- GV nhận xét, chữa bài. Củng cố cách tìm số bị chia, số chia.
* Bài 3 : Bác Mai đem đi chợ 207 quả cam. Dọc đường bác bán số cam, Số cam còn lại bán ở chợ. Hỏi số cam bác bán ở chợ là bao nhiêu quả?
- HS đọc đề, phân tích bài toán, tóm tắt.
- 1 HS giải trên bảng lớp, cả lớp làm vở, chữa bài và nhận xét.
- GV hỏi để củng cố: Tìm một phần mấy của một số, chia số có 3 chữ số cho số có một chữ số trong giải toán, bài toán giải bằng hai phép tính,
* Bài 4: Dành cho HSKG
Mỗi bàn ăn xếp được nhiều nhất 6 người khách. Hỏi cần ít nhất bao nhiêu bàn để xếp hết 160 người khách?
- HS đọc đề, tự giải bài trên bảng lớp và vở, GV chấm, chữa bài và nhận xét.
- Lưu ý cách trình bày: 	Bài giải
Ta có : 160 : 6 = 26 (dư 4)
Số bàn có 6 người ngồi là 26 bàn, còn 4 người khách nữa nên cần có thêm 1 bàn nữa.
Vậy số bàn cần có ít nhất là: 26 + 1 = 27 (cái bàn)
Đáp số: 27 cái bàn
- GV hỏi để củng cố dạng toán chia còn dư trong giải toán có lời văn.
 3. Củng cố, dặn dò 
- HS nhắc lại kiến thức đã học. GV củng cố hệ thống bài học, nhận xét giờ học
to¸n
TiÕt 78:TÝnh gi¸ trÞ cña biÓu thøc
I) môc ®Ých yªu cÇu
 + BiÕt tÝnh gi¸ trÞ cña biÓu thøc d¹ng chØ cã c¸c phÐp tÝnh céng,phÐp trõ hoÆc chØ cã phÐp nh©n, phÐp chia.¸p dông ®­îc viÖc tÝnh gi¸ trÞ cña biÓu thøc vµo d¹ng bµi tËp ®iÒn dÊu =, >, <
 + NhËn xÐt gi¸ trÞ ®óng, sai cña biÓu thøc
II) §å dïng d¹y häc
 GV:ghi quy t¾c trªn b¶ng phô
 III) C¸c ho¹t ®éng d¹y häc
 1. KiÓm tra bµi cò: 
GV yªu cÇu HS ph¸t biÓu qui t¾c vÒ tÝnh gi¸ trÞ cña biÓu thøc cã céng trõ hoÆc nh©n chia
2HS ph¸t biÓu qui t¾c vµ tù lÊy vÝ dô -GV nhËn xÐt ®¸nh gi¸
 2. D¹y bµi míi
 a. Giíi thiÖu bµi:
 b. H­íng dÉn lµm bµi tËp
+ GVtreo b¶ng phô nªu quy t¾c 
 2HS ®äc l¹i quy t¾c, líp ®äc ®ång thanh
 GV ®­a ra vÝ dô 60+ 35 : 5
 HS nªu c¸ch tÝnh vµ lµm nh¸p, b¶ng líp, nhËn xÐt bµi lµm
 GV ch÷a bµi vµ chó ý HS c¸ch tr×nh bµy bµi
+GV ®­a ra tiÕp mét vÝ dô kh¸c 86 -10 x 4
 GV h­íng dÉn lµm t­¬ng tù vÝ dô 1
 HS lµm vë nh¸p vµ b¶ng líp
 HS nh¾c l¹i c¸ch tÝnh gi¸ trÞ cña biÓu thøc khi cã dÊu céng, trõ, nh©n, chia
 c. Thùc hµnh
Bµi 1(80)
 HS kh¸ giái lµm mÉu mét phÐp tÝnh
 3HS lªn b¶ng lµm, d­íi lµm b¶ng con theo d·y bµn
 GV hái l¹i c¸c tÝnh gi¸ trÞ cña tõng biÓu thøc
Bµi 2( 80)
 HS tù lµm ghi ®óng sai vµo « trèng, sau ®ã tr×nh bµy miÖng
 GV hái lÝ do t¹i sao l¹i ®iÒn dÊu ®ã vµo « trèng 
Bµi 3(80)
 1HS ®äc ®Ò bµi
 GV tãm t¾t bµi to¸n, ®Æt c©u hái ph©n tÝch ®Ò bµi
 HS tr¶ lêi c©u hái GV nªu sau ®ã lµm nh¸p vµ b¶ng líp
 GV hái cñng cè d¹ng to¸n gi¶i b»ng hai phÐp tÝnh
Bµi 4( 80) ( dµnh cho HS kh¸ giái)
 HS lµm vë GV thu ch÷a bµi vµ cñng cè d¹ng to¸n
3. Cñng cè dÆn dß:
 HS nh¾c l¹i c¸ch tÝnh gi¸ trÞ cña biÓu thøc
Ho¹t ®éng tËp thÓ
 M« ®un 7: tr«ng c©y trang trÝ gãc häc tËp
i. môc ®Ých yªu cÇu 
- HS biªt c¸ch trång vµ ch¨m sãc c©y trong ®Êt mµu,trang trÝ gãc häc tËp.
- RÌn luyÖn kÜ n¨ng khÐo lÐo cho häc sinh.
- Gãp phÇn h×nh thµnh thãi quen trång c©y , ch¨m sãc c©y yªu thiªn nhiªn,lèi sèng BVMT
, ii. ChuÈn bÞ 
- ®Êt, b×nh trång c©y, c©y con
iii. c¸c ho¹t ®éng d¹y häc 
1. ViÖc 1 GV giíi thiÖu chung vÒ ho¹t ®éng trång c©y trang trÝ gãc häc tËp ( 5 phót 2. ViÖc 2 : 
+ GV H­íng dÉn quy tr×nh
- Thao t¸c 1:Lµm s¹ch rÔ c©y
®èi víi nh÷ng c©y trång c¶ rÔ cÇn lo¹i bá ®Êt cò b¸m trªn rÔ c©y,c¾t bít c¸c rÔ dµi, sau ®ã lau kh«, ®èi víi c©y trång b»ng cµnh th× c¾t cµnh nhá võa trång vµo b×nh.
- Thao t¸c 2: Cho ®Êt mµu vµo b×nh, kho¶ng 1/3 chiÒu cao cña b×nh.
- Thao t¸c 3 : trångc©y: ®Æt c©y vµo gi÷a vµ lÊp ®Êt ®Çy.lo¹i ®Êt nµy cã thÓ nu«i c©y trong vßng 6 th¸ng .
- Thao tac 4 : t­íi n­íc cho c©y.Kh«ng ®æ n­íc trùc tiÕp mµ dïng b×nh phun,Tr¸nh ®Ó ¸nh n¾ng mÆt trêi chiÕu vµo trùc tiÕp.
CÇn ®Ó c©y ë chç tho¸ng, kh«ng ®Ó ë n¬i qu¸ nãng, phun n­íc ®ñ Èm
+ HS nh¾c l¹i quy tr×nh trång c©y
3 : ViÖc 3 : Trång c©y 
GV quan s¸t c¸c nhãm trång c©y
HS thùc hµnh
4. ViÖc 4 : Trao ®æi nhËn xÐt ®¸nh gi¸
- HS tr­ng bµy s¶n phÈm
- líp quan s¸t nhËn xÐt
- Nh¨c HS mang vÒ trang trÝ gãc häc tËp
4 NhËn xÐt dÆn dß :
 - GV nhËn xÐt giê häc,nh¾c häc sinh ý thøc trång c©y xanh gi÷ g×n m«i tr­êng
 ®¹o ®øc
 BIẾT ƠN THƯƠNG BINH LIỆT SĨ( TIÊT 1) 
.I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 
 - Thương binh, liệt sĩ là những người đã hi sinh xương máu vì Tổ Quốc. Chúng ta cần biết ơn, kính trọng những người thương binh, liệt sĩ.
 - Tôn trọng, biết ơn các thương binh liệt sĩ.
 - Sẵn sàng tham gia các hoạt động, phong trào đền ơn, đáp nghĩa, giúp đỡ các thương binh, liệt sĩ.
 - Phê bình, nhắc nhở những ai không kính trọng, giúp đỡ các cô chú thương binh, liệt sĩ.
 - GD kĩ năng: Trình bày suy nghĩ, thể hiện cảm xúc về những người đã hi sinh xương máu về Tổ quốc. Kĩ năng xác định giá trị về những người đã quên mình vì Tổ quốc.
 - Làm các công việc phù hợp để tỏ lòng biết ơn các cô chú thương binh, liệt sĩ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
 - Bảng phụ, phấn màu. Tranh vẽ minh họa truyện “Một chuyến đi bổ ích”.
 - Phiếu thảo luận nhóm, tranh ảnh và câu chuyện về các anh hùng (Kim Đồng, Lý Tự Trọng, Võ Thị Sáu, Trần Quốc Toản).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY_-HỌC
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài:
b. Nội dung:
* Hoạt động 1: Tìm hiểu câu chuyện: “Một chuyến đi bổ ích”.
+ Mục tiêu: HS hiểu nội dung câu chuyện khuyên chúng ta phải biết quan tâm giúp đỡ gia đình thương binh và liệt sỹ.
+ Cách tiến hành:
 - Yêu cầu: Các nhóm chú ý nghe câu chuyện và thảo luận trả lời 3 câu hỏi sau: (treo bảng phụ có ghi 3 câu hỏi)
 ? Vào ngày 27/7, các bạn học sinh lớp 3A đi đâu?
 ? Các bạn đến trại điều dưỡng để làm gì?
 ? Đối với các cô chú thương binh, liệt sĩ, chúng ta phải có thái độ như thế nào?
 - Kể chuyện, có tranh minh họa cho chuyện.
 - Tổng kết các ý kiến của các nhóm và kết luận: Thương binh, liệt sĩ là những người đã hi sinh xương máu vì Tổ Quốc. Vì vậy chúng ta phải biết ơn, kính trọng các anh hùng thương binh, liệt sĩ.
* Họat động 2: Thảo luận cặp đôi.
+ Mục tiêu: HS biết được công việc mình cần làm để giúp đỡ gia đình thương binh và liệt sỹ.
+ Cách tiến hành:
 - Yêu cầu học sinh thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi sau:
 ? Để tỏ lòng biết ơn, kính trọng đối cới cô chú thương binh, liệt sĩ chúng ta phải làm gì?
 - Ghi lại ý kiến của các nhóm lên bảng.
 - GV kết luận: Về các việc học sinh có thể làm để bày tỏ lòng biết ơn các thương binh, liệt sĩ.
* Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến.
+ Mục tiêu: HS biết được những hành vi nào đúng những hành vi nào sai để biết cách sử lý.
+ Cách tiến hành:
 - Yêu cầu các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi trong phiếu thảo luận.
	Phiếu thảo luận:
 Em hãy viết chữ Đ vào ô ¨ trước hành vi đúng, chữ S vào ô ¨ trước hành vi sai.
a). ¨ Ngày nghỉ cuối tuần, 3 bạn Mai, Nga, Vân đến nhà chú Hà là thương binh nặng giúp em Lan là con chú học bài.
b). ¨ Trêu đùa chú thương binh đang đi trên đường.
c). ¨ Vào thăm, tưới nước, nhổ cỏ mộ
các chú xấu xí và khác lạ.
e). ¨ của các liệt sĩ.
d). ¨ Xa lánh các chú thương binh vì trông Thăm mẹ của chú liệt sĩ, giúp bà quét nhà, quét sân.
 - Lắng nghe các nhóm trả lời và đưa ra kết luận.
 - Yêu cầu học sinh giải thích vì sao việc làm ở câu b và d lại sai.
 - GV kết luận: Bằng những việc làm đơn giản tường gặp, các em hãy cố gắng thực hiện để đền đáp công ơn của các thương binh, liệt sĩ.
3. Củng cố - dặn dò:
 - Để biết ơn những người thương binh liệt sĩ chúng ta phải làm gì?
 - GV liên hệ bác bảo vệ trường là một thương binh chúng ta cần làm gì để biết ơn bác
 - GV nhận xét giờ học, dặn dò HS.
LUYỆN TẬP
 LUYỆN VIẾT CHỮ ĐẸP BÀI 14
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- HS luyện viết chữ theo mẫu : chữ hoa X, cụm từ, câu ứng dụng
- HS viết đúng chữ mẫu, trình bày đúng hình thức thể thơ lục bát. Rèn kĩ năng phát âm chuẩn l/n.
- Có ý thức giữ gìn vở sạch, viết chữ đẹp. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV: chữ mẫu viết hoa HS : bảng con , phấn
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Kiểm tra bài cũ
- HS viết bảng con : U, Ư, V.
- GV nhận xét.
2. Dạy bài mới a. Giới thiệu bài
b. Hướng dẫn viết trên bảng con 
* Hoạt động 1: Luyện viết chữ hoa X
- HS nêu chữ hoa có trong bài. GV đưa ra chữ mẫu X cho cả lớp cùng quan sát.
- HS nhắc lại cách viết các chữ hoa đó.
- GVnhắc lại cách viết, sau đó viết trên bảng lớp.
- HS theo dõi GV viết, sau đó viết trên bảng con.
* Hoạt động 2: Luyện viết câu
HS đọc câu ứng dụng : Xuân qua, hè đến.
 Xấu đều hơn tốt lỏi.
 Xuân Việt Nam, xuân của lòng dũng cảm.
- GV giúp HS hiểu nghĩa của các câu.
- Từ ứng dụng có chữ cái nào được viết hoa? Chữ cái nào có độ cao 2 ô li rưỡi.
- GV viết mẫu trên bảng lớp. Rèn phát âm: lỏi, lòng.
- HS theo dõi sau đó viết ở bảng con : Xuân, xấu. GV nhận xét sửa sai.
* Hoạt động 3: Luyện viết câu thơ ứng dụng 
HS đọc câu ứng dụng : Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
 Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người. 
- GV giảng nội dung câu ứng dụng và hướng dẫn HS cách trình bày câu thơ lục bát, phát âm: nết. HS viết bảng con : Tốt, Xấu.
c. Hướng dẫn viết vở
- GV nêu yêu cầu cần viết trong vở luyện viết. HS viết bài vào vở.
- GV quan sát tư thế ngồi viết, cách trình bày bài của HS.
d. Nhận xét, chữa bài : GV nhận xét 1 số bài, nhận xét chung bài viết của HS.
3. Củng cố, dặn dò 	
- HS nhắc lại cách viết chữ X. - GV nhận xét tiết học.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_cac_mon_lop_3_tuan_16_nam_hoc_2018_2019_nguyen_thi_t.doc