Giáo án Các môn Lớp 3 - Tuần 19 đến 24 - Nại Thị Kim Biến

Giáo án Các môn Lớp 3 - Tuần 19 đến 24 - Nại Thị Kim Biến

-Hai Bà Trưng (GD kĩ năng sống)

-Hai Bà Trưng

-Các số có bốn chữ số

-Đòan kết với thiếu nhi Quốc tế (T1) (Tích hợp GDBVMT –Liên hệ). (GD kĩ năng sống)

-( Nghe –viết ) : Hai Bà Trưng

-Báo cáo kết quả bộ đội (GD kĩ năng sống)

-Luyện tập

-Nhân hóa .Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Khi nào?

-Ôn chữ hoa: N (TT)

-Các số có bốn chữ số (TT)

-Trò chơi :Thỏ nhảy

-(Nghe –viết ) : Trần Bình Trọng

-Các số có bốn chữ số (TT)

-Vệ sinh môi trường (TT). (GD kĩ năng sống)

-Cắt ,dán chữ cái đơn giản

-Ôn ĐHĐN- Trò chơi:”Thỏ nhảy”

-(N –k) :Chàng trai làng Phù Ủng(GD kĩ năng sống)

-Số 10.000 –Luyện tập

-Vệ sinh môi trường (TT) (GD kĩ năng sống)

 

doc 149 trang Người đăng hoaithuong212 Lượt xem 484Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Các môn Lớp 3 - Tuần 19 đến 24 - Nại Thị Kim Biến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 19
LỊCH BÁO GIẢNG
Thứ ngày
Thứ tự
Tiết 
PPCT
Môn
Tên bài dạy
Hai
9/1/2012
1
55
Tập đọc
-Hai Bà Trưng (GD kĩ năng sống)
2
56
Kể chuyện
-Hai Bà Trưng
3
91
Toán
-Các số có bốn chữ số
4
19
Đạo đức
-Đòan kết với thiếu nhi Quốc tế (T1) (Tích hợp GDBVMT –Liên hệ). (GD kĩ năng sống)
Ba
10/1/2012
1
37
Chính tả
-( Nghe –viết ) : Hai Bà Trưng
2
57
Tập đọc
-Báo cáo kết quảbộ đội (GD kĩ năng sống)
3
92
Toán
-Luyện tập 
Tư
11/1/2012
1
19
Luyện từ và câu
-Nhân hóa .Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Khi nào?
2
19
Tập viết
-Ôn chữ hoa: N (TT)
3
93
Toán
-Các số có bốn chữ số (TT) 
 5
37
Thể dục
-Trò chơi :Thỏ nhảy
Năm
12/1/2012
1
38
Chính tả
-(Nghe –viết ) : Trần Bình Trọng
2
94
Toán
-Các số có bốn chữ số (TT)
3
37
TN-XH
-Vệ sinh môi trường (TT). (GD kĩ năng sống)
 4
19
Thủ công
-Cắt ,dán chữ cái đơn giản
 5
 38
 Thể dục
-Ôn ĐHĐN- Trò chơi:”Thỏ nhảy”
Sáu
13/1/2012
1
10
Tập làm văn
-(N –k) :Chàng trai làng Phù Ủng(GD kĩ năng sống)
2
95
Toán
-Số 10.000 –Luyện tập
3
36
TN-XH
-Vệ sinh môi trường (TT) (GD kĩ năng sống)
4
19
Hát
5
19
SHL+HĐNGLL
Thứ hai 
Tập đọc –Kể chuyện
Hai Bà Trưng
 I/ Mục tiêu : 
 *Tập đọc:
 -Biết ngắt nghỉ hơi đúng ,sau các dấu câu ,giữa các cụm từ ;bước đầu biết với giọng phù hợp với diễn biến của truyện.
 -Hiểu ND :Ca ngợi tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm của Hai Bà Trưng và nhân dân (Trả lời các câu hỏi trong SGK).
 *Kể chuyện: Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa hình thức bài văn xuôi. 
 * Giáo dục kĩ năng sống : Giáo dục HS biết đến những công lao to lớn của các vị anh hùng chống giặc ngoại xâm.Biết đưa ra những câu hỏi có tính tư duy sáng tạo về các anh hùng. 
 II/ ĐDDH : - Tranh ảnh minh họa truyện trong SGK.
 - Bảng phụ viết sẵn đoạn 3 để hướng dẫn luyện đọc.
 III/ Các hoạt động dạy học :
 Nội dung
 Phương pháp
1/ Mở đầu: Giới thiệu 7 chủ điểm của SGK.
- Cho HS quan sát tranh minh họa chủ điểm Bảo vệ Tổ quốc.
2/ Dạy bài mới: 
a) Giới thiệu bài : Cho HS quan sát và miêu tả những hình ảnh trong tranh minh họa bài đọc.
b) Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài: 
* Đọc diễn cảm tồn bài.
* Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu đoạn 1:
- Yêu cầu HS đọc tiếp nối 4 câu trong đoạn, giáo viên theo dõi sửa lỗi phát âm.
- Mời 2 em đọc cả đoạn trước lớp. 
- Giải nghĩa từ: giặc ngoại xâm, đô hộ.
(thuồng luồng: vật dữ ở nước, hình giống con rắn, hay hại người - theo truyền thuyết).
- Yêu cầu từng cặp luyện đọc đoạn 1.
- Yêu cầu cả lớp đọc đông thanh đoạn 1.
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm lại đoạn 1 và trả lời câu hỏi :
- Mời 2 em đọc lại đoạn văn .
* Luyện đọc tìm hiểu nội dung đoạn 2:
- Mời HS tiếp nối đọc 4 câu của đoạn 2.
- Mời hai em đọc cả đoạn trước lớp.
- Giúp HS hiểu nghĩa từ : nuôi chí ( mang, giữ, nung nấu một ý chí, chí hướng).
- Yêu cầu từng cặp luyện đọc đoạn .
- Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh đoạn 2. 
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm lại đoạn 2 và trả lời câu hỏi :
- Yêu cầu HS đề xuất cách đọc. 
- Mời hai học sinh thi đọc đoạn văn.
- Nhận xét, tuyên dương.
* Luyện đọc tìm hiểu nội dung đoạn 3: 
- Mời HS tiếp nối đọc 8 câu của đoạn 3.
- Mời 2HS đọc cả đoạn trước lớp.
- Hướng dẫn tìm hiểu nghĩa từ : giáp phục , Luy Lâu, trẩy quân, phấn khích .
- Yêu cầu từng cặp luyện đọc đoạn 3.
- Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh đoạn 3. 
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm lại và trả lời câu hỏi .
- Mời 2HS thi đọc lại đoạn văn.
* Luyện đọc tìm hiểu nội dung đoạn 4: 
- Mời HS tiếp nối đọc 4 câu của đoạn 4 .
- Mời 2 em đọc cả đoạn trước lớp.
- Hướng dẫn tìm hiểu nghĩa từ “thành trì “- Yêu cầu từng cặp luyện đọc đoạn 4 .
- Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh.
- Yêu cầu HS đọc thầm lại đoạn văn và TLCH: 
- Mời 2HS thi đọc lại đoạn văn.
 c) Luyện đọc lại : 
- Đọc diễn cảm đoạn 3.
- Mời 3 em thi đọc lại đoạn văn.
- Mời 1HS đọc cả bài văn. 
- Nhận xét, tuyên dương em đọc hay nhất .
 ­) Kể chuyện : 
* .Giáo viên nêu nhiệm vu.
* Hướng dẫn HS kể từng đoạn câu chuyện theo tranh: 
- Yêu cầu HS quan sát lần lượt từng tranh trong SGK.
- Gọi 1HS khá kể mẫu một đoạn câu chuyện. dự
- Mời 4 em tiếp nối nhau kể 4 đoạn câu chuyện trước lớp 
- Yêu cầu 1HS kể lại cả câu chuyện.
- Nhận xét tuyên dương em kể hay nhất .
 3) Củng cố dặn dò : 
- Dặn về nhà học bài xem trước bài “ Bộ đội về làng” 
- Lắng nghe.
- Quan sát và phân tích tranh minh họa.
- Lớp theo dõi lắng nghe GV đọc bài.
- 4 em đọc nối tiếp 4 câu trong đoạn 1.
- 2 em đọc cả đoạn trước lớp.
- Tìm hiểu từ mới (SGK). 
- Từng cặp luyện đọc đoạn 1 trong bài.
- Cả lớp đọc ĐT.
- Lớp đọc thầm lại đoạn 1.
+ Nêu những tội ác của giặc ngoại xâm đối với dân ta ?
- Chúng thẳng tay chém giết dân lành, cướp hết ruộng nương, ... Lòng dân ốn hận ngút trời.
+ Ở đoạn 1 ta nên đọc như thế nào ?
- 2 em đọc lại đoạn 1 của bài. 
- 4 em đọc nối tiếp 4 câu trong đoạn.
- 2HS đọc cả đoạn trước lớp. 
- Từng cặp luyện đọc đoạn 2.
- Lớp đọc đồng thanh.
+ Hai Bà Trưng có tài và có chí lớn như thế nào?
- Rất giỏi võ nghệ, nuôi chí giành lại non sông
- 2 em thi đọc lại đoạn 2 của bài. 
- 8 em đọc nối tiếp 8 câu trong đoạn. 
- 2 em đọc cả đoạn trước lớp. 
- Tìm hiểu các từ mới (SGK).
- Từng cặp luyện đọc đoạn 3 trong bài.
- Lớp đọc đồng thanh đoạn 3 .
- Cả lớp đọc thầm và trả lời.
+ Vì sao Hai Bà Trưng khởi nghĩa ?
-Vì Hai Bà yêu nước,thương dân, căm thù giặc đã giết hại ông Thi Sách và gây bao tội ác với nhân dân ta.
+ Tìm những chi tiết nói lên khí thế của quân khởi nghĩa ?
- Hai Bà Trưng mặc giáp phục thật đẹp, bước lên bành voi rất oai phong, ...
- 2 em thi đọc lại đoạn 3 của bài. 
- 4 em đọc nối tiếp 4 câu trong đoạn 4.
- 2HS đọc cả đoạn trước lớp. 
- Từng cặp luyện đọc.
- Lớp đọc đồng thanh đoạn 4 .
- Cả lớp đọc thầm trả lời câu hỏi .
+ Kết quả cuộc khởi nghĩa như thế nào ?
- Kết quả thành trì của giặc sụp đổ. Tô Định trốn về nước. Đất nước sạch bóng quân thù.
+ Vì sao bao đời nay nhân dân ta tôn kính Hai Bà Trưng ?
- Vì Hai Bà Trưng đã lành đạo ND giải phóng đất nước, là 2 vị anh hùng chống giặc đầu tiên 
Trong lịch sử nước nhà.
- 2HS thi đọc lại 4.
- Lắng nghe giáo viên đọc mẫu .
- 3 em thi đọc lại đoạn 3 của bài .
- 1HS đọc cả bài văn .
- Lớp theo dõi nhận xét, bình chọn bạn đọc hay nhất .
- Lớp quan sát các tranh minh họa.
- 1 em khá kể mẫu đoạn 1 câu chuyện.
- Lần lượt mỗi lần 4 em kể nối tiếp theo 4 đoạn của câu chuyện.
- Một em kể lại tồn bộ câu chuyện trước lớp. 
- Lớp theo dõi, bình chọn bạn kể hay nhất.
- Câu chuyện giúp em hiểu được điều gì ?
- Dân tộc VN ta có truyền thống chống giặc ngoại xâm bất khuất từ bào đời nay.
Toán
Các số có bốn chữ số
 I/ Mục tiêu 
 - Nhận biết các số có 4 chữ số ( trường hợp các chữ số đều khác 0 ).
 - Bước đầu biết đọc ,viết các số có bốn chữ số và nhận ra giá trị của các chữ số theo vị trí của nó ở từng hàng . 
 -Bước đầu nhận ra thứ tự các số trong một nhóm các số có 4 chữ số (trường hợp đơn giản)
 II/ĐDDH: HS có các tấm bìa, mỗi tấm bìa có 100, 10, 1 ô vuông.
 III/Các hoạt động dạy - học:
 Nội dung
 Phương pháp
1)Bài cũ:Nhận xét bài thi HKII
2)Bài mới:
 a) Giới thiệu bài: 
b) Giới thiệu số có 4 chữ số .
- Giáo viên ghi lên bảng số : 1423
- Yêu cầu HS lấy ra 10 tấm bìa, mỗi tấm bìa có 100 ô vuông rồi xếp thành 1 nhóm như SGK. 
- GV đính lên bảng.
- Yêu cầu hS lấy tiếp 4 tấm bìa như thế, xếp thành nhóm thứ 2.
- GV đính lên bảng.
- Yêu cầu HS lấy 2 cột, mỗi cột có 10 ô vuông, xếp thành nhóm thứ 3.
- Yêu cầu HS lấy tiếp 3 ô vuông, xếp thành nhóm thứ 4.
- Gọi HS nêu số ô vuông của từng nhóm.
- GV ghi bảng như SGK.
 1000 400 20 3
- GV nêu : Số gồm 1 nghìn , 4 trăm , 2 chục và 3 đơn vị viết là: 1423 ; đọc là : "Một nghìn bốn trăm hai mươi ba" .
- Yêu cầu nhiều em chỉ vào số và đọc số đó. 
- Nêu: 1423 là số có 4 chữ số, kể từ trái sang phải : chữ số 1 chỉ 1 nghìn, chữ số 4 chỉ 4 trăm, chữ số 2 chỉ 2 chục, chữ số 3 chỉ 3 đơn vị.
- Chỉ bất kì một trong các chữ số của số 1423 để HS nêu tên hàng.
b) Luyện tập:
Bài 1: - Gọi học sinh nêu bài tập 1.
- Yêu cầu HS quan sát mẫu - câu a.
- Mời 1 em lên bảng viết số.
- Gọi 1 số em đọc số đó.
- Yêu cầu HS tự làm câu b. sau đó gọi HS nêu miệng kết quả. 
- Nhận xét đánh giá.
Bài 2: - Gọi học sinh nêu bài tập 2. 
- Mời một em lên bảng giải bài.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
Bài 3 
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài 3. 
- Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở. 
- Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài.
3) Củng cố - Dặn dò:
- Yêu cầu HS viết số có 4 chữ số rồi đọc số đó.
- Nhận xét đánh giá tiết học. 
- Dặn về nhà học và xem lại các BT đã làm .
- HS lấy các tấm bìa rồi xếp thành từng nhóm theo hướng dẫn của GV.
- HS nêu số ô vuông của từng nhóm: Mỗi tấm bìa có 100 ô vuông, nhóm thứ nhất có 10 tấm bìa sẽ có 1000 ô vuông. Nhóm thứ hai có 4 tấm bìa vậy nhóm thứ hai có 400 ô vuông. Nhóm thứ 3 có 20 ô vuông còn nhóm thứ tư có 3 ô vuông.
+ Hàng đơn vị có 3 đơn vị.
+ Hàng chục có 2 chục.
+ Có 4 trăm.
+ Có 1 nghìn.
- Nhắc lại cấu tạo số và cách viết, cách đọc số có bốn chữ số .
- HS chỉ vào từng chữ số rồi nêu lại (từ hàng nghìn đến đơn vị rồi ngược lại. 
- Cả lớp quan sát mẫu.
+ Nếu coi 1 là một đơn vị thì hàng đơn vị có mấy đơn vị ?
+ Nếu coi 10 là một chục thì hàng chục có mấy chục ?
+ Nếu coi 100 là một trăm thì hàng trăm có mấy trăm ?
+ Nếu coi 1000 là một nghìn thì hàng nghìn có mấy nghìn ?
+ Có 4 nghìn.
+ có 2 trăm.
+ Có 3 chục.
+ Có 1 đơn vị.
- 1 em lên bảng viết số, lớp bổ sung: 4231
- 3 em đọc số: " Bốn nghìn hai trăm ba mươi mốt".
- 3 em nêu miệng kết quả, lớp bổ sung.
+ Hàng nghìn có mấy nghìn ?
+ Hàng trăm có mấy trăm ?
+ Hàng chục có mấy chục ?
+ Hàng đơn vi có mấy đơn vị ?
- Một em đọc đề bài 2 .
- Một học sinh lên bảng làm bài.
- Nhận xét chữa bài trên bảng.
- Một học sinh đọc đề bài 3.
- Cả lớp thực hiện vào vở.
- 1HS lên bảng chữa bài, lớp nhận xét bổ sung.
a) 1984; 1985 ; 1986; 1987; 1988; 1989
b) 2681; 2682 ; 2683; 2684 ; 2685 ; 268
- 2 em lên bảng viết số và đọc số.
Đạo đức
Đoàn kết thiếu nhi quốc tế (tiết 1)
 I/ Mục tiêu : 
 -Bước đầu biết thiếu nhi trên thế giới đều là anh em ,bạn bè, cần phải đồn kết giúp đỡ lẫn nhau ,không phân biệt dân tộc ,màu da ,ngôn ngữ,
 -Tích cực tham gia vào các hoạt động đồn kết hữa nghị với thiếu nhi quốc tế phù hợp với khả năng d ... - GV nhận lớp phổ biến nội dung tiết học. 
- Yêu cầu lớp thực hiện bài thể dục phát triển chung 2 lần x 8 nhịp 
- Chạy chậm theo một hàng dọc xung quanh sân tập. 
- Trò chơi "Đứng ngồi theo hiệu lệnh".
2/ Phần cơ bản :
* Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân: 
- Điều khiển cho cả lớp ôn lại động tác nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân.
- Lớp tập hợp theo đội hình 4 hàng ngang, thực hiện mô phỏng các động tác so dây, trao dây, quay dây sau đóp cho học sinh chụm hai chân tập nhảy không có dây rồi có dây một lần. 
- Giáo viên chia lớp về từng tổ để luyện tập.
- Giáo viên đến từng tổ nhắc nhớ động viên học sinh tập. 
- Thi đua giữa các tổ bằng cách đếm số lần nhảy liên tục có thể phân từng cặp người nhảy người đếm số lần cho đến cuối cùng ai nhảy được nhiều lần hơn thi chiến thắng.
* Học trò chơi “Ném bóng trúng đích“:
- Nêu tên trò chơi hướng dẫn cho học sinh cách chơi.
- Yêu cầu học sinh tập hợp thành 2 đội có số người bằng nhau 
- Cho một nhóm ra chơi làm mẫu, đồng thời giải thích cách chơi.
- Học sinh thực hiện chơi trò chơi thử một lượt.
- Sau đó cho chơi chính thức.
- Nhắc nhớ đảm bảo an tồn trong luyện tập và trong khi chơi và chú ý một số trường hợp phạm qui.
- Các đôị không được đứng đối diện với nhau để ném và cự li phải đúng quy định không nên đứng quá gần sẽ gây nguy hiểm cho những bạn nhặt bóng.
3/ Phần kết thúc:
- Yêu cầu học sinh làm các thả lỏng.
- Đi chậm xung quanh vòng tròn vỗ tay và hát. 
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học. 
- Dặn dò học sinh về nhà ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân. 
5 phút
12phút 
8 phút
5 phút
§ § § § § § § 
§ § § § § § § § § § § § § § 
§ § § § § § § 
 GV
Thứ Sáu 
Tập làm văn
Nghe - kể: Người bán quạt may mắn
 I/Mục tiêu:
 -Nghe – kể lại được câu chuyện Người bán quạt may mắn.
II/ ĐDDH : Tranh trong SGK. 
 Bảng lớp viết 3 câu hỏi gợi ý câu chuyện.
 III/ Các hoạt động dạy –học:	
Nội dung
Phương pháp
1. Kiểm tra bài cũ:
-Gọi 3HS đọc bài làm tuần trước "Kể lại buổi biểu diễn nghệ thuật em đã được xem".
- Nhận xét chấm điểm.
2.Bài mới:
a) Giới thiệu bài :
b) Hướng dẫn nghe - kể chuyện :
Bài tập 1 : 
- Gọi 2 học sinh đọc yêu cầu bài tập và gợi ý.
- Yêu cầu HS quan sát tranh minh họa và đọc các câu hỏi gợi ý đã viết sẵn trên bảng.
- GV kể chuyện lần 1:
- Giáo viên kể chuyện lần 2, lần 3.
- Yêu cầu HS tập kể.
+ HS tập kể theo nhóm 3.
+ Mời đại diện 2 nhóm thi kể lại câu chuyện trước lớp.
+ Mời đại diện các nhóm lên thi kể. 
- Nhận xét, tuyên dương .
3.Củng cố -dặn dò:
- Về nhà luyện kể lại câu chuyện. 
- 3 em đọc bài làm của mình.
- Lớp theo dõi.
- 2 học sinh đọc yêu cầu bài tập và gợi ý.
- Lớp quan sát tranh trao minh họa. 
- Lắng nghe giáo viên kể chuyện.
+ Bà lão bán quạt gặp ai và phàn nàn điều gì?
-Bà gặp ông Vương Hi Chi và phàn nàn quạt bán ể ấm nên chiều hôm nay cả nhà không có cơm ăn.
+ Ông Vương Chi Hi viết chữ vào những chiếc quạt để làm gì ?
-Ông đề thơ vào các chiếc quạt vì ông tin rằng bằng cách ấy sẽ giúp bà lão bán hết quạt.
+ Vì sao mọi người đua nhau đến mua quạt ?
-Vì chữ ông đẹp nổi tiếng nên mọi người đua nhau mua quạt.
- Lắng nghe nhớ nội dung câu chuyện để kể lại.
- HS tập kể chuyện theo nhóm.
- Các nhóm cử đại diện lên bảng thi kể.
- Cả lớp theo dõi nhận xét và bình chọn bạn nói hay nhất.
+ Qua câu chuyện này em biết gì về Vương Hi Chi? 
-Là người có tài và nhân hậu, biết cách giúp đỡ những người nghèo khổ.
+ Em biết thêm nghệ thuật gì qua câu chuyện trên? 
-Người viết chữ đẹp cũng là nghệ sĩ - có tên gọi là nhà thư pháp.
.
Toán
Thực hành xem đồng hồ
 I/ Mục tiêu: 
 -Nhận biết được về thời gian (chủ yếu là về thời điểm ). Biết xem đồng hồ ,chính xác đến từng phút.
 II/ ĐDDH : Mặt đồng hồ treo tường thật.
III/ Các hoạt động dạy –học:
Nội dung
Phương pháp
1.Bài cũ :
- Gọi 2HS lên bảng, yêu cầu viết các số: bốn, sáu, tám, mười chín, mười một, hai mươi mốt bằng chữ số La Mã.
- Nhận xét ghi điểm. 
2.Bài mới: 
a) Giới thiệu bài: 
b) Dạy bài mới:
* Hướng dẫ cách xem đồng hồ (chính xác đến từng phút):
- Cho HS quan sát mặt đồng hồ và giới thiệu cấu tạo mặt đồng hồ.
- Yêu cầu HS nhìn vào tranh vẽ đồng hồ thứ nhất - SGK và hỏi:
- Yêu cầu HS nhìn vào tranh vẽ đồng hồ thứ hai, xác định kim giờ, kim phút và TLCH: 
- Tương tự như vậy với tranh vẽ đồng hồ thứ 3. 
- GV quay trên mặt đồng hồ nhựa, cho HS đọc gờ theo 2 cách. 
* Luyện tập:
 Bài 1: - Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập 1.
- Mời một em làm mẫu câu a
- Yêu cầu cả lớp tự làm bài.
- Gọi HS nêu kết quả.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
Bài 2:- Gọi học sinh nêu bài tập 2.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Mời ba học sinh lên bảng chữa bài. 
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
Bài 3:
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu bài.
- Yêu cầu cả lớp thực hiện vào VBT.
- Chấm vở một số em, nhận xét chữa bài.
- Giáo viên nhận xét đánh giá
3.Củng cố - ặn dò:
- GV quay giờ trên mô hình đồng hồ và gọi HS đọc.
- Về nhà tập xem đồng hồ.
- Hai em lên bảng viết các số La Mã.
- Lớp theo dõi nhận xét bài bạn.
- Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu.
- Cả lớp quan sát mặt đồng hồ và theo dõi GV giới thiệu.
- Lần lượt nhìn vào từng tranh vè đồng hồ rồi trả lời:
- Yêu cầu HS nhìn vào tranh vẽ đồng hồ thứ nhất - SGK và hỏi:
+ Đồng hồ chỉ mấy giờ ?
-Đồng hồ chỉ 6 giờ 10 phút. 
+ Đồng hồ chỉ mấy giờ ?
_6 giờ 13 phút.
-6 giờ 56 phút hay 7 giờ kém 4 phút.
- Cả lớp quan sát xác định vị trí của từng kim và trả lời về số giờ.
- 1 em đọc yêu cầu bài tập.
- 1HS làm mẫu câu A - đồng hồ chỉ 2 giờ 10 phút.
- Cả lớp làm bài.
- 5 em nêu kết quả, lớp nhận xét bổ sung:
 A. 2giờ 10 phút B. 5 giờ 16 phút
 C. 11giờ 21 phút D. 9 giờ 39 phút 
 E. 10 giờ 39 phút G. 16 giờ kém 3 phút.
- Một em đọc đề bài 2 (Đặt thêm kim phút để đồng hồ chỉ 9 giờ 7 phút ; 12 giờ 34 phút; 4 giờ kém 13 phút) 
- Cả lớp làm trên hình vẽ đồng hồ.
- Ba em lên bảng chữa bài, lớp nhận xét bổ sung.
- Một em đọc yêu cầu bài tập ( Nối theo mẫu)
- Cả lớp thực hiện vào vở.
- 2 em đọc số giờ do GV quay.
Tự nhiên xã hội
Quả
 I/ Mục tiêu: 
 -Nêu được chức năng của quả đối với đời sống của thực vật và ích lợi của quả đối với đời sống con người .
 -Kể tên các bộ phận thường có của 1 quả.
 *Rèn kĩ năng sống : Biết quan sát và so sánh để tìm ra sụ khác nhau về đặc điểm bên ngoài của một số loài quả.Biết được chức năng ,ích lợ của quả đối với đời sống thực vật ,con người .
II/ ĐDDH : Một số quả thật 
III/ Các hoạt động dạy –học:
Nội dung
Phương pháp
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra bài “Hoa“
- Gọi 2 học sinh trả lời nội dung.
- Nhận xét đánh giá. 
2.Bài mới 
a) Giới thiệu bài: 
* Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận. 
Bước 1 : Thảo luận theo nhóm 
- Chia nhóm, yêu cầu các nhóm quan sát các hình trong SGK trang 91, 92 và các loại quả sưu tầm được và thảo luận các câu hỏi sau:
Bước 2: - Yêu cầu nhóm trưởng điều khiển mỗi bạn lần lượt quan sát và giới thiệu quả của mình sưu tầm được theo gợi ý:
Bước 2:
 - Yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
- Giáo viên kết luận: sách giáo khoa. 
* Hoạt động 2: Thảo luận theo nhóm
 Bước 1: 
- Yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm đôi các câu hỏi sau: 
Bước 2: 
- Mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- GV kết luận, ghi bảng.
- Gọi HS đọc lại KL và ghi nhớ. 
3.Củng cố - dặn dò:
- Về nhà học bài và xem trước bài mới. 
- 2HS trả lời câu hỏi:
+ Nêu đặc điểm và chức năng của hoa?
+ Hoa được dùng để làm gì ? cho ví dụ?
- Lớp theo dõi.
- Các nhóm thảo luận. 
 + Chỉ, nói tên và mô tả màu sắc, hình dáng độ lớn của từng loại quả ? 
-Chỉ vào hình để nêu tên và đặc điểm từng loại quả : cam hình trứng kích thước nhỏ có màu xanh khi chín có màu vàng. Chuối hình thuôn dài nhỏ màu xanh khi chín màu vàng. Dưa hấu tròn to màu xanh khi chín màu xanh sẫm, cam có vị chua ngọt mùi thơm, chuối vị ngọt có mùi thơm, dưa hấu ngọt mát, ít có mùi 
+ Trong số những loại quả đó em đã ăn những loại quả nào ? Hãy nói về mùi vị của quả đó ?
+ Hãy chỉ vào hình vẽ và nói tên từng bộ phận của 1 quả. Ta thường ăn bộ phận nào của quả?
- Chỉ vào hình để nêu tên từng bộ phận của quả.
+ Nêu màu sắc, hình dạng, độ lớn của quả.
+ Bóc vỏ, quan sát bên trong có những bộ phận nào ? Chỉ phần ăn được của quả. Nếm thử và cho biết mùi vị của quả đó ?
- Bóc vỏ quả ra quan sát bên trong để nêu đặc điểm bên trong của quả.
- Học sinh nếm và trả lời về vị của từng loại quả.
- Đại diện các nhóm lên báo cáo về đặc điểm của loại quả mà nhóm mình quan sát kĩ.
- Từng cặp quan sát các hình 92 và 93 sách giáo khoa và dựa vào thực tế cuộc sống để nêu ích lợi của quả.
+ Quả thường được dùng để làm gì ? Nêu ví dụ?
+ Quan sát hình 92 – 93 cho biết loại quả nào dùng để ăn tươi còn loại quả nào dùng để chế biến làm thức ăn ?
+ Hạt có chức năng gì?
- Đại diện một số cặp trình bày kết quả thảo luận.
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung: 
+Kể tên những loại quả được dùng để ăn tươi, những loại quả được dùng để chế biến làm thức ăn.
+ Quả dùng để ăn, làm thuốc, làm thức ăn, làm si rô, làm mứt, kẹo bánh, phân bón 
+ Hạt có chức năng duy trì nòi giống cho cây.
- Cả lớp theo dõi bình chọn nhóm thắng cuộc.
- Để ăn tươi như : cam, dưa hấu, xồi, đu đủ, mít ... Chế biến thức ăn như : Thơm, mít, bí,
SINH HOẠT LỚP CUỐI TUẦN 24
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
I/Mục tiêu:
 -Giúp HS nắm được các mặt hoạt động trong qua .
 -GDHS lễ phép với người lớn ,thân thiên với bạn bè.
 * Giúp HS củng cố lại những kiến thức đã học trong tuần.
 II/ Sinh hoạt lớp:	 
 -Lớp trưởng nhận xét các hoạt động của lớp trong tuần qua về các mặt cho GV chủ nhiệm :
1/Học tập :
 -Đa số các bạn trong học bài và làm bài đầy đủ
 2/Vệ sinh :
 -Tổ trực nhật trực sạch sẽ .quét sân sạch ,biết đổ nước vào bình và chậu hoa.
 3/.Nề nếp :
 -Xếp hàng ra vàolớp nhanh nhẹn .
 -Tập thể dục giữa giờ nghiêm túc .
 4/Chuyên cần:
 -Đa số các bạn trong lớp đi học đầy đủ,không đi học trể.
 *Khuyết điểm:
 Tổ :3,4 
 III/Kế hoạch tuần tới
-Thi đua học tốt, thực hiện tốt nội qui của lớp của trường. 
-Phân công trực nhật.
- Viết chữ đúng mẫu, trình bày bài viết sạch đẹp.
- Nhắc nhở giữ gìn vệ sinh thân thể, áo quần sạch sẽ. Giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập cẩn thận.
- Trước khi đi học xem lại thời khóa biểu để mang đúng, đủ sách vở, đồ dùng học tập các môn học.
-Nhắc nhở HS yếu đi học phụ đạo.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_cac_mon_lop_3_tuan_19_den_24_nai_thi_kim_bien.doc
  • docBIA.doc