Giáo án Các môn Lớp 3 - Tuần 21 đến 24 - Năm học 2015-2016

Giáo án Các môn Lớp 3 - Tuần 21 đến 24 - Năm học 2015-2016

- 5 HS đọc nối tiếp nhau đọc đoạn

- Nêu cách ngắt nghỉ và nhấn giọng

Lầu chỉ có hai pho tượng Phật,/ hai cái lọng,/ một bức trướng thêu ba chữ “Phật

trong lòng” / và một vò nước

Từ đó,/ ngày hai bữa,/ ông cứ ung dung bẻ dần tượng mà ăn.// Nhân được nhàn rỗi,/ ông mày mò quan sát,/ nhớ nhập tâm cách thêu và làmlọng.//

Thấy những con dơi xoè cánh chao đi/ chao lại như chiếc lá bay,/ ông liền ôm lọng nhảy xuống đất/ bình an vô sự.//

- 5 HS đọc nối tiếp nhau đọc đoạn

- HS giải nghĩa từ mới

- HS đọc theo nhóm 5

- Cả lớp đọc đồng thanh 1 lần

* HS đọc thầm đoạn 1, 2 + trả lời

- Trần Quốc Khái học cả khi đốn củi, lúc kéo vó tôm

- Ông đỗ tiến sĩ, trở thành vị quan to trong triều đình.

- Vua cho dựng lầu cao mời Trần Quốc Khái lên chơi, rồi cất thang xem ông làm thế nào?

* HS đọc Đ3,4

- Bụng đói ông đọc 3 chữ "Phật trong lòng", hiểu ý ông bẻ tay tượng phật nếm thử mới biết 2 pho tượng được năn bằng bột chè lam

 

doc 152 trang Người đăng hoaithuong212 Lượt xem 436Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Các môn Lớp 3 - Tuần 21 đến 24 - Năm học 2015-2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 21
 Ngày soạn: 16/ 1/ 2016
 Ngày dạy: Thứ hai ngày 18 tháng 1 năm 2016
BUỔI SÁNG
Tiết 1: Hoạt động tập thể
CHÀO CỜ TUẦN 21
Ngồi tập trung dưới sân trường
Tiết 2+ 3: Tập đọc - Kể chuyện
ÔNG TỔ NGHỀ THÊU
A. Mục đích yêu cầu
+ Tập đọc 
- Hiểu ND: Ca ngợi Trần Quốc Khái thông minh, ham học hỏi, giàu trí sáng tạo
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
- Trả lời được các câu hỏi cuối bài.
- GD: HS ham học hỏi, sáng tạo trong học tập.
+ Kể chuyện
- Kể lại được một đoạn của câu chuyện.
- HS khá giỏi biết đặt tên cho từng đoạn của câu chuyện.
- HS chú ý khi kể chuyện, biết sử dụng từ ngữ sáng tạo, biết sử dụng cử chỉ khi kể chuyện.
B. Chuẩn bị
- Gv: Bảng phụ, tranhminh hoạ. 
- HS: Vở bút.
- Hình thức: Lớp, nhóm, cá nhân.
- Phương pháp: Giảng giải, hỏi đáp, phân tích, luyện tập thực hành
C. Các hoạt động dạy học
I. Ổn định :
II. KTBC: 
- 2em đọc thuộc lòng bài Chú ở bên Bác Hồ và nêu nội dung bài.
- HS nhận xét.
III. Bài mới 
1. GTB.
2. Luyện đọc
- GV đọc diễn cảm toàn bài nêu cách đọc: Giọng kể chậm rãi, khoan thai chú ý nhận giọng ở các từ ngữ thể hiện sự thông minh, tài trí, bình tĩnh của Trần Quốc Khải.
- Hát
- Nghe
- Đọc từng câu 
- HS nối tiếp đọc từng câu + luyện phát âm: nhà Lê, lọng, chè lam, dỗ, nhàn rỗi
- Đọc từng đoạn trước lớp 
+ HD đọc theo câu dài
- 5 HS đọc nối tiếp nhau đọc đoạn
- Nêu cách ngắt nghỉ và nhấn giọng
Lầu chỉ có hai pho tượng Phật,/ hai cái lọng,/ một bức trướng thêu ba chữ “Phật 
trong lòng” / và một vò nước
Từ đó,/ ngày hai bữa,/ ông cứ ung dung bẻ dần tượng mà ăn.// Nhân được nhàn rỗi,/ ông mày mò quan sát,/ nhớ nhập tâm cách thêu và làmlọng.//
Thấy những con dơi xoè cánh chao đi/ chao lại như chiếc lá bay,/ ông liền ôm lọng nhảy xuống đất/ bình an vô sự.//
- Đọc từng đoạn trước lớp 
- 5 HS đọc nối tiếp nhau đọc đoạn
+ Hướng dẫn giải nghĩa từ
- HS giải nghĩa từ mới
- Đọc từng đoạn trong nhóm
- HS đọc theo nhóm 5
- Cả lớp đọc đồng thanh 1 lần 
3. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài 
* HS đọc thầm đoạn 1, 2 + trả lời
- Hồi nhỏ Trần Quốc Khái ham học hỏi như thế nào?
- Trần Quốc Khái học cả khi đốn củi, lúc kéo vó tôm
- Nhờ chăm chỉ học tập Trần Quốc Khái đã thành đạt như thế nào?
- Ông đỗ tiến sĩ, trở thành vị quan to trong triều đình.
- Khi Trần Quốc Khái đi sứ Trung Quốc, vua TQ đã nghĩ ra cách gì để thử tài sứ thần Việt Nam?
- Vua cho dựng lầu cao mời Trần Quốc Khái lên chơi, rồi cất thang xem ông làm thế nào?
* HS đọc Đ3,4
- Ở trên lầu cao, Trần Quốc Khái đã làm gì để sống?
- Bụng đói ông đọc 3 chữ "Phật trong lòng", hiểu ý ông bẻ tay tượng phật nếm thử mới biết 2 pho tượng được năn bằng bột chè lam
- Trần Quốc Khái đã làm gì để không bỏ phí thời gian?
- Ông mày mò quan sát 2 cái lọng và bức trướng thêu, nhớ nhập tâm cách thêu trướng và làm lọng.
- Trần Quốc Khái đã làm gì để xuống đất bình an vô sự?
- Ông bắt chước những con dơi, ông ôm lọng nhảy xuống đất bình an vô sự 
* HS đọc Đ5:
- Vì sao Trần Quốc Khái được suy tôn là ông tổ nghề thêu?
- Vì ông là người đã truyền dạy cho nhân dân nghề thêu .
- Nội dung câu chuyện nói điều gì? 
- Ca ngợi Trần Quốc Khái là người thông minh ham học hỏi.
4. Luyện đọc lại:
- GV đọc đoạn 3
- HS nghe 
- Hướng dẫn học sinh đọc đoạn 3
- 3 - 4 HS thi đọc đoạn văn.
- 1HS đọc cả bài 
- HS nhận xét 
- GV nhận 
Kể chuyện
1. GV nêu nhiệm vụ
- HS nghe 
2. Hướng dẫn học sinh kể chuyện 
* Đặt tên cho từng đoạn văn của câu chuyện 
- 2HS đọc yêu cầu + mẫu đoạn 1
* GV gọi HS nêu yêu cầu 
- 2HS đọc yêu cầu + mẫu đoạn 1
- GV nhắc HS đặt tên ngắn gọn, thể hiện đúng nội dung.
- HS đọc thầm, suy nghĩ, làm bài cá nhân
- GV gọi HS nêu 
- HS tiếp nối nhau nêu tên mình đã đặt cho Đ1, 2, 3, 4, 5.
- GV viết nhanh lên bảng những câu HS đặt đúng, hay.
VD: 
Đ1: Cậu bé ham học 
Đ2: Thử tài
Đ3: Tài trí của Trần Quốc Khái
- GV nhận xét 
Đ4: Xuống đất an toàn 
Đ5: Truyền nghề cho dân 
* Kể lại một đoạn của câu chuyện:
- Mỗi HS chọn 1 đoạn để kể lại 
- 5HS nối tiếp nhau thi kể 5 đoạn 
- HS nhận xét 
- GV nhận xét 
IV. Củng cố :
- Qua câu chuyện này em hiểu điều gì?
- 2HS nêu
V. Dặn dò:
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau
Điều chỉnh
Tiết 4: Toán 
LUYỆN TẬP
A. Mục tiêu
- Biết cộng nhẩm các số tròn nghìn, tròn trăm đều có 4 chữ số.
- Làm đúng các bài tập 1, 2, 3, 4 SGK
- Học sinh chú ý độc lập suy nghĩ khi làm bài tập.
B. Chuẩn bị
- Gv: Bảng phụ, phiếu học tập.
- HS: Vở bút.
- Hình thức: Lớp, nhóm, cá nhân.
- Phương pháp: Giảng giải, hỏi đáp, phân tích, luyện tập, thực hành
C. Các hoạt động dạy học 
I. Ổn định: 
II. KTBC: 
- Nêu qui trình cộng các số có đến 4 chữ số? 
- HS + GV nhận xét
III. Bài mới 
1. GTB.
2. Hướng dẫn học sinh cộng nhẩm các số tròn nghìn, tròn trăm.
Bài 1:
- GV viết lên bảng phép cộng 
- Hát
- 2HS
4000 + 3000
- HS quan sát
- GV yêu cầu HS tính nhẩm 
- HS tính nhẩm - nêu kết quả
4000 + 3000 = 7000
- GV gọi HS nêu lại cách tính?
- Vài HS nêu 
4 nghìn + 3 nghìn = 7 nghìn 
Vậy 4000 + 3000 = 7000 
- GV cho HS tự làm các phép tính khác rồi chữa bài. 
5000 + 1000 =6000
6000+ 2000 = 8000
4000 +5000 =9000
Bài 2:
- GV viết bảng phép cộng 
6000 + 500
- HS quan sát tính nhẩm 
- GV gọi HS nêu cách tính 
- HS nêu cách cộng nhẩm 
VD: 60 trăm + 5 trăm = 65 trăm 
- GV nhận xét 
Vậy 6000 + 500 = 6500 
- Các phép tính còn lại cho HS làm vào bảng con 
2000 + 400 = 2400
9000 + 900 = 9900
300 + 4000 = 4300
Bài 3:
- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập 
- 2HS nêu yêu cầu bài tập 
- HS làm bảng con.
2541 3348 4827 805
- GV sửa sai cho HS sau mỗi lần giơ 
4238 936 2634 6475
bảng
6779 6284 7461 7280
Bài 4:
- GV gọi HS nêu yêu cầu 
- 2HS nêu yêu cầu bài tập 
Tóm tắt 433l
- HS nêu cách làm - làm vào vở bài tập 
Bài giải:
Buổi sáng
Buổi chiều cửa hàng bán được là:
Buổi chiều ? 
433 x 2 = 864 (l)
Số lít dầu cửa hàng bán cả hai buổi được là: 
432 + 864 = 1296 (l)
- GV chữa bài
 Đáp số: 1296 (l)
IV. Củng cố :
- Nêu cách tính nhẩm các số tròn nghìn?
- 2HS
V. Dặn dò:
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
Điều chỉnh
BUỔI CHIỀU
Tiết 1: Đạo đức
ÔN TẬP: BIẾT ƠN THƯƠNG BINH, LIỆT SĨ
A. Mục đích yêu cầu
- Ôn tập bài thương binh liết sĩ 
- HS biết kính trong biết ơn và quan tâm, giúp đỡ các gia đình thương binh liệt sĩ ở địa phương bằng các việc phù hợp với khả năng của mình.
- HS Hs có thái độ tôn trọng, biết ơn các thương binh và gia đình liệt sĩ.
B. Đồ dùng dạy học:
- GV: Bài ôn.
- HS: VBT.
- Dự kiến các HĐDH: lớp, nhóm, cá nhân.
- Phương pháp: quan sát, đàm thoại
C. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
III. Bài ôn:
1. Hoạt động 1: Xem tranh và kể về những người anh hùng.
- Chia nhóm và phát cho mỗi nhóm 1 tranh (hoặc ảnh) của Trần Quốc Toản, Lý Tự Trọng, Võ Thị Sáu, Kim Đồng.
* GV tóm tắt lại gương chiến đấu hy sinh của các anh hùng liệt sĩ trên và nhắc nhở hs học tập theo các tấm gương đó.
2. Hoạt động 2: Báo cáo kết quả điều tra về hoạt động đên ơn đáp nghĩa các thương binh và gia đình liệt sĩ ở địa phương.
- GV nhận xét bổ sung và nhắc nhở hs tích cực ủng hộ tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa ở địa phương.
3. Hoạt động 3: Múa hát, kể chuyện, đọc thơ...về chủ đề biết ơn liệt sĩ.
- GV nhận xét tuyên dương HS đã thể hiện hay.
* KL chung: Thương binh, liệt sĩ là những người hy sinh xương máu vì Tổ quốc. Chúng ta cần ghi nhớ và đền đáp công ơn to lớn đó bằng những việc làm thiết thực của mình.
IV. Củng cố: 
- Chốt lại nội dung bài:
- Biết công lao của các thương binh liết sĩ đối với quê hương đất nước
- Kính trọng biết ơn va quan tâm, giúp đỡ các gia đình thương binh liệt sĩ ở địa phương bằng các việc phù hợp với khả năng của mình
V. Dặn dò:
- Học bài và chuẩn bị bài sau ôn tập.
- Nhận xét tiết học
- Hát
- Các nhóm nhận tranh ảnh và cho biết :
+ Người trong tranh hoặc ảnh là ai?
+ Em biết gì về gương chiến đấu hy sinh của người anh hùng liệt sĩ đó?
+ Hãy hát hoặc đọc một bài thơ về anh hùng liệt sĩ đó?
- Đại diện từng nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả điều tra tìm hiểu.
- Lớp nhận xét bổ sung.
- HS hát múa, đọc thơ, kể chuyện...
- Lớp nhận xét.
Điều chỉnh
Tiết 2: Ôn toán
CỘNG CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 10 000
A. Mục tiêu
- Giúp cho HS cách cộng các số trong phạm vi 10000.
- HS làm đúng các bài tập nâng cao trang 16.
- HS chú ý trong giờ học, làm đúng các bài tập.
B. Các hoạt động dạy học
I. Ổn định :
II. KTBC: 
III. Bài mới 
1. GTB
2. Hướng dẫn HS làm bài tập
- Hát
Bài 1: 
- Đối tượng 1: 2 phép tính đầu
- Đối tượng 2: 3 phép tính
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Tìm số thích hợp điền vào dấu *
- GV hướng dẫn cách làm 
+*39 * +*2* 3 + 45**
- GV chữa bài
 *1*4 2*3 * **23
 2*54 5067 8908
Bài 2: 
- Đối tượng 1: 2 cột đầu
- Đối tượng 2: 4 cột
- Gọi HS đọc yêu cầu
- 2 em đọc : Số
- GV hướng dẫn cách làm 
Số hạng
5734
7809
3547
709
- GV chữa bài
Số hạng
3548
 506
 738
8091
Tổng
Bài 3:
- Đối tượng 1: nêu được phép tính
- Đối tượng 2: nêu được lời giải + phép tính
- Một cửa hàng buổi sáng bán được 1564 lít xăng, buổi chiếu bán được nhiều hơn buổi sáng 128 lít xăng. Hỏi cả hai buổi đó, cửa hàng bán được bao nhiêu lít xăng?
 Giải
Buổi chiều bán được số l xăng là : 
 1654 + 128 = 1692 ( l )
Số lít xăng bán tất cả là :
 1654 + 1692 = 3256 ( l )
 Đáp số : 3256 l xăng
Bài 4: 
- Đối tượng 1: nêu được phép tính
- Đối tượng 2: nêu được lời giải + phép tính
- Hiện nay bố 42 tuổi. Hai năm trước tuổi con bằng 1/8 tuổi bố. Tính tuổi con hiện tại?
Bài giải
Tuổi bố hai năm trước là:
42 - 2 = 40 ( tuổi)
Tuổi con hai năm trước là:
40 : 8 = 5 ( tuổi)
Tuổi con hiên nay là:
5 + 2 = 7 ( tuổi)
 Đáp số: 7 tuổi
IV. Củng cố:
- Nhận xét tiết học
V. Dặn dò:
- Về nhà chuẩn bị bài sau
Tiết 3: Ôn tiếng việt
LUYỆN ĐỌC BÀI: NGƯỜI TRÍ THỨC YÊU NƯỚC
A. Mục đích yêu cầu
- Giúp cho HS cách đọc và trả lời câu hỏi bài Người trí thức yêu nước; viết điền dấu phấy vào chỗ thích hợp.
- HS làm đúng các bài tập 
- HS chú ý trong giờ học
B. Các hoạt động dạy học:
I. Ổn định: 
II. KTBC: 
III. Bài mới 
1. GTB
2. Hướng dẫn HS làm bài tập
- Hát
Bài 1: 
- Đối tượng 1: đọc đúng
- Đối tượng 2: đọc diễn cảm, trả lời câu hỏi
- Đọc bài Người ... g và Phong Sa Lỳ của nước CHDC ND Lào, phía bắc giáp với tỉnh Vân Nam Trung Quốc
- Mật độ dân số 37 người/ 1km2, với 21 dân tộc cùng sinh sống
+ Tổ 2: Gương anh hùng Hoàng Công Chất
- Những đổi mới: xây dựng cơ sở vật chất khang trang, đời sống nhân dân ấm vo hạnh phúc. Nhân dân các dân tộc tỉnh Lai Châu đang cố gắng xây dựng cuộc sống mới, nhiều nhà máy, xí nghiệp mọc lên
+ Tổ 3: giới thiệu tập thơ "Học Trò" của Trần Long
- Các tổ viên có thể bổ xung thêm
- Người dẫn chương trình tóm tắt, khái quát lại
c, Vui văn nghệ
- Hát tập thể, đơn ca.
- Kể chuyện
VII. Kết thúc hoạt động
- Nhận xét: Tuyên dương ý thức chuẩn bị của cả lớp đã cố gắng chuẩn bị hoạt động chu đáo, có hiệu quả, tuy nhiên về nội dung chưa phong phú. Mong ở hoạt động sau lớp sẽ chuẩn bị chu đáo hơn
- Người dẫn chương trình cảm ơn giáo viên chủ nhiệm và các bạn, tuyên bố kết thúc.
- Nhắc nhở hoạt động sau: "Nghe nói chuyện về ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam và ngày hội quốc phòng toàn dân" 
Điều chỉnh
 Ngày soạn: 24/2/2016
 Ngày dạy: Thứ sáu ngày 26 tháng 2 năm 2016
BUỔI SÁNG
Tiết 1: Toán
THỰC HÀNH XEM ĐỒNG HỒ
A. Mục tiêu
- Nhận biết được về htời gian (chủ yếu vê thời điểm). Biết xem đồng hồ, chính xác đến từng phút
- HS làm đúng các bài tập 1, 2, 3 SGK
- HS chú ý trong giờ học.
B. Chuẩn bị
- Gv: Đồng hồ, phiếu học tập. 
- HS: Vở bút.
- Hình thức: Lớp, nhóm, cá nhân.
- Phương pháp: Giảng giải, hỏi đáp, phân tích, luyện tập.
C. Các hoạt động dạy học
I. Ổn định: 
II. KTBC: 
- 1 ngày có bao nhiêu giờ?
- 1 giờ có bao nhiêu phút?
- HS + GV nhận xét.
III. Bài mới 
1. GTB
2. Hướng dẫn cách xem đồng hồ (trường hợp chính xác từng phút).
- GV yêu cầu HS quan sát H1 
- Hát
- HS quan sát 
+ Đồng hồ chỉ mấy giờ 
- 6h 10'
* Nêu vị trí của kim giờ và kim phút khi đồng hồ chỉ 6h 10'?
- Kim giờ chỉ qua số 9 một chút, kim phút chỉ đến số 2.
- Yêu cầu HS quan sát H2
- HS quan sát 
- Kim giờ và kim phút đang ở vị trí nào?
- Kim giờ đang ở quá vạch số 6 một chút vậy là hơn 6 giờ kim phút chỉ qua vạch số 2 được 3 vạch nhỏ.
- GV: Kim phút đi từ vạch nhỏ này - vạch nhỏ kia liền sau là được 1 phút.
- HS nghe
+ Vậy đồng hồ thứ 2 chỉ mấy giờ? 
- 6h 13'
- HS quan sát H3
+ Đồng hồ chỉ mấy giờ?
- 6 h 56'
+ Nêu vị trí của kim giờ và kim phút lúc đồng hồ chỉ 6h 56'?
+ Vậy còn thiếu mấy phút nữa là đến 7 giờ?
- 4 phút
- GV hướng dẫn HS đọc: 7 giờ kém 4'
- HS đọc
3. Thực hành
Bài 1: 
- GV gọi HS nêu yêu cầu
- 2 HS nêu yêu cầu bài tập 
- GV yêu cầu 2HS ngồi cạnh nhau cùng nhau quan sát đồng hồ và nêu giờ, có kèm theo nêu vị trí các kim đồng hồ từ mỗi thời điểm.
a. 2 giờ 9 phút
b. 5 giờ 16 phút
c. 11 giờ 21 phút
d. 9 giờ 34 phút hay 10 giờ kém 26 phút
e. 10 h 39 phút hay 11 giờ kém 26 phút
- GV nhận xét 
- HS nêu miệng nhận xét
 Bài 2: 
- GV gọi HS nêu yêu cầu 
- 2HS nêu yêu cầu bài tập
- GV đưa ra mặt đồng hồ 
- HS quan sát 
- HS lên bảng chỉnh kim phút để đúng với thời gian đã cho.
- HS nhận xét.
- GV nhận xét.
Bài 3:
- GV gọi HS nêu yêu cầu 
- 2HS nêu 
- GV cho HS lần lượt từng giờ ghi trong các ô vuông và chỉ định HS nêu chiếc đồng hồ đang chỉ ở giờ đó.
- HS nêu miệng:
3h 27' : B; 12 giờ rưỡi: G 1 h kém 10': C; 7 h 55' : A ; 5 h kém 23': E; 18h 8' : I 8h30' : H ; 9 h 19' : D
- HS nhận xét.
- GV nhận xét. 
IV. Củng cố: 
- Nêu lại nội dung bài?
V. Dặn dò: 
- Về nhà chuẩn bị bài sau.
Điều chỉnh
___________________________________________
Tiết 2: Tập làm văn
NGHE KỂ: NGƯỜI BÁN QUẠT MAY MẮN
A. Mục đích yêu cầu
- Nghe –kể lại được câu chuyện Người bán quạt may mắn.
- HS mạnh dạn tự nhiên khi kể, biết sử dụng cử chỉ nét mặt khi kể.
- HS chú ý trong giờ học, biết giúp đỡ người khác.
B. Chuẩn bị
- Gv: Bảng phụ, phiếu học tập. 
- HS: Vở bút.
- Hình thức: Lớp, nhóm, cá nhân.
- Phương pháp: Giảng giải, hỏi đáp, phân tích, luyện tập.
C. Các hoạt động dạy học
I. Ổn định: 
II. KTBC: 
- 2 em đọc bài văn viết tuần trước
- HS nhận xét.
III. Bài mới 
1. GTB
2. Hướng dẫn nghe - kể chuyện.
* Hướng dẫn chuẩn bị.
- Hát
- 1 HS đọc yêu cầu và gợi ý 
- GV treo tranh 
- HS quan sát tranh minh hoạ 
* GV kể chuyện.
- GV kể lần 1 
- HS nghe 
- GV giải nghĩa từ : lem luốc, ngộ nghĩnh 
- GV kể lần 2 và hỏi : 
+ Bà lão bán quạt gặp ai và phàn nàn điều gì? 
- Bà gặp ông vương Hi Chi, phàn nàn vì quạt bán ế .
+ Ông vương Hi Chi viết chữ nào vào những chiếc quạt để làm gì? 
- Ông đề thơ vào tất cả những chiếc quạt và tin rằng bằng cách ấy sẽ giúp được bà lão vì chữ ông đẹp nổi tiếng, nhận ra chữ ông mọi người sẽ mua quạt ,
+ Vì sao mọi người đua nhau đến mua quạt? 
- Vì mọi người nhận ra nétchữ, lời thơ của Vương Hi Chi 
- GV kể tiếp lần 3 
- HS nghe 
3. HS thực hành kể.
- HS kể theonhóm 3 
- GV theo dõi giúp đỡ các nhóm 
- GV gọi các nhóm thi kể 
- Đại diện các nhóm thi kể 
- GV hỏi : 
- HS nhận xét 
+ Qua câu chuyện này, em biết gì về vương Hi Chi? 
- HS phát biểu 
- Gv kết luận ( SGV ) 
- HS nghe 
- GV nhận xét, khen những HS kể hay nhất 
IV. Củng cố :
- Nhắc lại nội dung bài 
- Nhận xét giờ học
V. Dặn dò :
- Về nhà học bài chuẩn bị bài sau 
Điều chỉnh
Tiết 3: Mĩ thuật
GV CHUYÊN DẠY
Tiết 4: Tiếng anh
UNIT 15: DO YOU ANY TOYS? LESSON 1. TASK 4, 5, 6
Giáo viên bộ môn soạn giảng
BUỔI CHIỀU
Tiết 1: TN&XH
QUẢ
A. Mục đích yêu cầu
- Nêu được chức năng của quả đối với đời sống thực vật và ích lợi của quả đối với đời sống con người.
- Kể tên các bộ phận thường có của nột quả.
- HS yêu thích môn học
- GDMT: Biết bảo vệ các loại quả
B. Chuẩn bị.
- GV và HS sưu tầm các quả thật hoặc ảnh chụp các quả mang đến lớp
- HS: SGK, Tranh, vật thật
- Hình thức: cá nhân, nhóm, lớp
- Phương pháp: quan sát, dàm thoại
C. Các hoạt động dạy học
HĐ của thầy HĐ của trò
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3HS trả lời câu hỏi:
+ Nêu nhận xét về màu sắc, hình dạng, mùi hương của các loại hoa? Các bộ phận của hoa?
+ Hoa có chức năng và ích lợi gì?
- GV đánh giá.
III. Bài mới:
1. Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận.
Bước 1: Quan sát các hình trong SGK.
Bước 2: Quan sát các quả mang đến.
- Yêu cầu nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm tiếp tục thảo luận câu hỏi trên phiếu.
- Bước 3: Làm việc cả lớp.
- GVKL: Có nhiều loại quả chúng khác nhau về hình dạng độ lớn, màu sắc và mùi vị.
Mỗi quả thường có: vỏ, thịt, hạt.
2. Hoạt động 2: Thảo luận
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- GV nêu câu hỏi cho các nhóm trả lời:
+ Quả thường dùng để làm gì?
+ Hạt có chức năng gì?
Bước 2: Làm việc cả lớp.
* Kết luận về ích lợi của quả.
- Hát.
- 3 hs trả lời:
- Các loại hoa khác nhau về màu sắc, hình dạng, mùi hương. Mỗi bông hoa thường có cuống hoa, đài hoa, cánh hoa và nhị hoa.
- Hoa có chức năng sinh sản. Hoa được dùng để trang trí, làm nước hoa và làm nhiều việc khác.
- HS nhận xét.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát hình ảnh các quả có trong SGK trang 92, 93 và thảo luận theo gợi ý:
+ Chỉ nói tên và mô tả màu sắc, hình dạng, độ lớn của từng loại quả.
+ Trong số các quả đó, bạn đã ăn loại quả nào? Nói về mùi vị của quả đó?
- Nhóm trưởng điều khiển mỗi bạn lần lượt quan sát và giới thiệu quả của mình sưu tầm được theo gợi ý:
- Quan sát bên ngoài: nêu hình dạng, độ lớn, màu sắc của quả.
- Quan sát bên trong: Bóc hoặc gọt vỏ, nhận xét về vỏ quả xem có gì đặc biệt. Bên trong quả thường có những bộ phận nào? Chỉ phần ăn được của quả. Nếm thử để nói về mùi vị đó.
- Đại diện các nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung (mỗi nhóm trình bày 1 loại quả).
- HS làm việc theo nhóm
- Quả dùng để làm thức ăn như quả: su su, cà, bầu bí, quả để ăn tươi như dưa, cam, quýt, chuốiquả dùng để ép dầu như vừng, lạclàm mứt, đóng hộp. Hạt có chức năng so sánh.
- Đại diện các nhóm trình bày.
IV. Củng cố: 
- Cho HS làm bài tập củng cố viết tên các loại quả có hình dạng, kích thước tương tự vào bảng sau:
Hình dạng
Kích thước
Hình cầu
Hình trứng
Hình thuôn dài
Bé
To
Cam
Quýt
Bưởi
Lê - ki - ma
Hồng xiêm
Quả cóc
Chuối
Mướp
Bí đao
Mơ
Mận
Dâu
Dưa hấu
Bí ngô
Bí đao
V. Dặn dò
 - Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
Tiết 2: Luyện viết
MẶT TRỜI MỌC Ở ĐẰNG ...TÂY
A. Mục đích yêu câu
- Luyện viết chữ, trình bày đúng hình thức bài Mặt trăng mọc ở đằng....tây
- Viết đúng cỡ chữ, đẹp....
- HS rèn chữ đẹp, giữ vở sạch sẽ.
B. Chuẩn bị
- GV: Bảng lớp viết ND bài 
- HS: Vở, bút, SGK
- Hình thức: Lớp, nhóm, cá nhân,
- Phương pháp: Giảng giải, hỏi đáp, phân tích, luyện tập....	
C. Các hoạt động dạy học
I. Ổn định: 
II. KTBC:
III. Bài mới:
1. GT bài – ghi đầu bài.
2. Hướng dẫn viết
- Hướng dẫn HS nghe viết 
- Hát.
- 1HS đọc bài thơ 
- Bài văn cho em biết điều gì?
- HS trả lời: Ca ngợi tài ứng tác thơ của nhà thơ Pu- skin
- Hướng dẫn nhận xét chính tả .
- Viết hoa những chữ nào?
-Viết hoa chữ chữ đầu câu, tên riêng
- GV đọc Pu- skin. Ngộ nghĩnh, hãnh diện.thuở nhỏ...
- HS nghe, luyện viết vào bảng.
- GV yêu cầu HS nhìn SGK chép bài vào vở:
- GV hướng dẫn nhắc nhở HS viết bài 
- HS chú viết vào vở.
- GV đọc lại bài
- HS nghe – soát lỗi vào vở.
- GV thu bài 
- Tuyên dương bài viết đẹp.
IV. Củng cố: 
- Nhắc lại nội dung bài.
- Nhận xét tiết học 
V. Dặn dò: 
- Về nhà viết lại bài cho đẹp. 
Điều chỉnh
Tiết 3: Hoạt động tập thể 
SINH HOẠT TUẦN 24
A. Mục tiêu
- Nhận xét ưu khuyết điểm tuần qua của HS. 
- Phương hướng tuần tới 25
B. Nhận xét
1. Đạo đức:
- Đa số các em ngoan ngoãn lễ phép với thầy cô giáo và người lớn. Đoàn kết hoà nhã với bạn bè, không có hiện tượng đánh cãi nhau xảy ra.
2. Học tập
- Đã đi vào nề nếp học tập. Các em có ý thức đi học đều đúng giờ. Học bài và làm bài trước khi tới lớp. Có ý thức chuẩn bị đồ dùng đầy đủ 
- Có ý thức học tập tốt như: Nhi, Phong, Hoàng, Phương
- Còn một số em chưa chịu khó đi học như: Thênh, Hưng
- Chưa học và làm bài đầy đủ trong lớp chưa nghe giảng: Dũng
- Hay quên đồ dùng học tập: Việt Anh
3. Các hoạt động khác
- Thể dục: Có ý thức xếp hàng nhanh nhẹn tập tương đối đẹp
- Vệ sinh: Đã vệ sinh lớp học sạch sẽ. Cá nhân cần sạch sẽ hơn trước 
C. Phương hướng
- Duy trì nề nếp ra vào lớp, thi đua học tập tốt, học bài và làm bài đầy đủ trước khi tới lớp.
- Thi đua học tốt chuẩn bị thi cấp huyện TV, toán cấp trường, VSCĐ cấp huyện
- Thi đua nói lời hay làm việc tốt

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_cac_mon_lop_3_tuan_21_den_24_nam_hoc_2015_2016.doc