Giáo án buổi sáng Các môn Lớp 3 - Tuần 19 - Năm học 2015-2016 - Tiên Thị Dung

Giáo án buổi sáng Các môn Lớp 3 - Tuần 19 - Năm học 2015-2016 - Tiên Thị Dung

- HS đọc thầm từng đoạn, trả lời các câu hỏi SGK.

+ Nêu những tội ác của giặc ngoại xâm đối với dân ta? Câu văn nào trong đoạn 1 cho thấy nhân dân ta rất căm thù giặc?

+ Em hiểu thế nào "oán hận ngút trời"?

+ Hai Bà Trưng có tài và có chí lớn như thế nào?

+ Vì sao Hai Bà Trưng khởi nghĩa? Hãy tìm những chi tiết nói lên khí thế của đoàn quân khởi nghĩa?

+ Vì sao bao đời nay nhân dân ta tôn kính Hai Bà Trưng?

- Sau mỗi đoạn GV tiểu kết chốt ý đoạn: Tội ác của giặc ngoại xâm; lòng yêu nước của Hai Bà Trưng; tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm của Hai Bà Trưng; sự tôn kính của nhân dân đối với Hai Bà Trưng. GV giải nghĩa thêm từ mới ở từng đoạn : ngọc trai, thuồng luồng (Đ1); nuôi chí (Đ2).

- HS nêu nội dung bài. GV chốt nội dung bài (như phần kiến thức đã nêu), một số HS nhắc lại.

=>HS biết thêm về vật sống dưới biển, qua đó giáo dục HS ý thức thức bảo vệ tài nguyên môi trường biển.

 Tiết 2

*Luyện đọc lại:

- GV hướng dẫn HS đọc đoạn 3 (đọc với giọng nhanh, hào hùng, mạnh mẽ; nhấn giọng những từ ngữ thể hiện khí phách của hai bà và khí thế hào hùng của đoàn quân khởi nghĩa)

 

doc 32 trang Người đăng hoaithuong212 Lượt xem 543Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án buổi sáng Các môn Lớp 3 - Tuần 19 - Năm học 2015-2016 - Tiên Thị Dung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 19
Soạn: 1/1 	 	Dạy: Thứ hai ngày 4 tháng 1 năm 2016
TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN
Hai Bà Trưng (2 tiết)
I. Mục đích yêu cầu:
- HS đọc đúng toàn bài, hiểu nội dung câu chuyện: “Ca ngợi tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm của hai bà trưng và nhân dân ta.” Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.
- HS đọc rõ ràng, rành mạch, đọc đúng tốc độ; ngắt, nghỉ hơi đúng. Bước đầu biết thay đổi giọng phù hợp với diễn biến của câu chuyện, có kĩ năng kể chuyện.
- Giáo dục HS tình yêu quê hương, đất nước; lòng tự hào dân tộc; tình cảm đoàn kết với mọi người xung quanh.
II. Đồ dùng dạy học: Tranh vẽ nội dung bài.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Tiết 1
1. Bài cũ: Kết hợp bài mới.
2. Bài mới: 2.1: Giới thiệu bài:
 2.2: Nội dung:
*Luyện đọc:
- GV đọc mẫu toàn bài, tóm tắt nội dung bài.
- Luyện đọc câu:
+ HS đọc từng câu nối tiếp đến hết bài. GV nhận xét, chỉnh sửa. 
+ HS luyện đọc từ khó: ruộng nương, lên rừng, thuở xưa, lập mưu;
+ HS đọc một số câu: Bấy giờ, / ở huyện Mê Linh có hai người con gái tài giỏi là Trưng Trắc và Trưng Nhị.// Cha mất sớm, / nhờ mẹ dạy dỗ, / hai chị em đều giỏi võ nghệ và nuôi chí giành lại non sông. // (HS đọc, nêu cách ngắt nghỉ hơi. HS đọc lại.).
- Luyện đọc đoạn:
+ Lần 1: 4 HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn trước lớp. 
+ Lần 2: Luyện đọc kết hợp giải nghĩa một số từ ngữ khó trong từng đoạn (giặc ngoại xâm, đô hộ, trẩy quân, ). HS đặt câu với từ: phấn khích
+ HS đọc từng đoạn trong nhóm (nhóm 4). GV theo dõi, hướng dẫn các nhóm đọc đúng.
+ 2 nhóm thi đọc trước lớp. GV cùng HS nhận xét, tuyên dương.
- 1 HS đọc toàn bài.
* Tìm hiểu bài
- HS đọc thầm từng đoạn, trả lời các câu hỏi SGK.
+ Nêu những tội ác của giặc ngoại xâm đối với dân ta? Câu văn nào trong đoạn 1 cho thấy nhân dân ta rất căm thù giặc?
+ Em hiểu thế nào "oán hận ngút trời"?
+ Hai Bà Trưng có tài và có chí lớn như thế nào? 
+ Vì sao Hai Bà Trưng khởi nghĩa? Hãy tìm những chi tiết nói lên khí thế của đoàn quân khởi nghĩa? 
+ Vì sao bao đời nay nhân dân ta tôn kính Hai Bà Trưng? 
- Sau mỗi đoạn GV tiểu kết chốt ý đoạn: Tội ác của giặc ngoại xâm; lòng yêu nước của Hai Bà Trưng; tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm của Hai Bà Trưng; sự tôn kính của nhân dân đối với Hai Bà Trưng. GV giải nghĩa thêm từ mới ở từng đoạn : ngọc trai, thuồng luồng (Đ1); nuôi chí (Đ2). 
- HS nêu nội dung bài. GV chốt nội dung bài (như phần kiến thức đã nêu), một số HS nhắc lại.
=>HS biết thêm về vật sống dưới biển, qua đó giáo dục HS ý thức thức bảo vệ tài nguyên môi trường biển.
 Tiết 2 
*Luyện đọc lại:
- GV hướng dẫn HS đọc đoạn 3 (đọc với giọng nhanh, hào hùng, mạnh mẽ; nhấn giọng những từ ngữ thể hiện khí phách của hai bà và khí thế hào hùng của đoàn quân khởi nghĩa)
- 3 HS thi đọc đoạn văn trước lớp. GV cùng HS nhận xét, bình chọn cá nhân đọc hay, tuyên dương.
* Hướng dẫn HS kể chuyện:
- HS nêu yêu cầu bài. HS quan sát, nêu nội dung từng tranh.
- HS tập kể lại câu chuyện theo nhóm. GV theo dõi, hướng dẫn nhóm HS kể.
- Đại diện 1 số HS nối tiếp nhau thi kể trước lớp từng đoạn câu chuyện. 2 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
- GV hướng dẫn HS nhận xét, đánh giá: về nội dung, diễn đạt, giọng kể. 
- GV cùng HS nhận xét, đánh giá.
+ Qua câu chuyện này em rút ra được bài học gì cho bản thân? (HS nêu). GV nhận xét, nêu ý nghĩa câu chuyện. (Dân tộc Việt Nam ta có truyền thống chống giặc ngoại xâm bất khuất từ bao đời nay. Phụ nữ Việt Nam rất anh hùng, bất khuất, tiêu biểu là Hai Bà Trưng). HS nhắc lại ý nghĩa câu chuyện.
3.Củng cố, dặn dò: 
+ Câu chuyện này giúp các em hiểu được điều gì?
- GV nhận xét giờ học, dặn dò HS chuẩn bị bài sau. 
TOÁN
Các số có bốn chữ số
I.Mục tiêu bài dạy : 
- HS nhận biết các số có bốn chữ số (trường hợp các chữ số đều khác 0); biết đọc, viết các số có bốn chữ số.
- HS đọc, viết đúng các số có bốn chữ số, nêu được giá trị theo vị trí của các chữ số theo vị trí của nó ở từng hàng; nhận ra thứ tự của các số trong nhóm các số có bốn chữ số (trường hợp đơn giản).
II. Đồ dùng dạy học: Các tấm bìa có 100, 10, 1 ô vuông.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bài cũ: HS đọc số từ 990-> 999, nhận xét, tuyên dương.
2. Bài mới: 2.1: Giới thiệu bài:
 2.2: Nội dung:
* Giới thiệu số có bốn chữ số.
- HS lấy một tấm bìa như SGK rồi quan sát, nhận xét để biết mỗi tấm bìa có 10 cột, mỗi cột có 10 ô vuông, mỗi tấm bìa có 100 ô vuông.
- HS lấy và xếp các nhóm tấm bìa rồi nhận xét để biết: mỗi tấm bìa có 100 ô vuông, nhóm 1 có 10 tấm bìa, vậy nhóm 1 có 1000 ô vuông,=> Như vậy trên hình vẽ có 1000, 400, 20 và 3 ô vuông.
- HS quan sát bảng các hàng, từ hàng đơn vị đến hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn. GV hướng dẫn HS nhận xét.
- GV nêu, ghi bảng: Số gồm 1 nghìn, 4 trăm, 2 chục, 3 đơn vị có cách viết là: 1423, đọc là: Một nghìn bốn trăm hai mươi ba.(HS đọc lại)
- HS quan sát rồi nêu: Số này là số có mấy chữ số? Kể từ trái sang phải: chữ số 1 chỉ một nghìn, chữ số 4 chỉ bốn trăm, chữ số 2 chỉ 2 chục, chữ số 3 chỉ 3 đơn vị. HS chỉ vào từng chữ số và nêu lại.
- HS tự lấy ví dụ về số có bốn chữ số, nêu giá trị của các chữ số.
=> Củng cố cho HS cách đọc, viết các số có 4 chữ số.
* Luyện tập
Bài 1(92): (BP) HS nêu yêu cầu bài. GV hướng dẫn mẫu như SGK, HS làm bài miệng. GV cùng HS nhận xét, chữa bài.
=> Củng cố cách viết, đọc số có bốn chữ số.
Bài 2(92): HS nêu yêu cầu bài, HS lên bảng, lớp làm nháp.
- GV nhận xét, chữa bài. HS đọc lại các số có trong bài và nêu giá trị của từng chữ số có trong mỗi số đó.
+ Số 9174 là số có mấy chữ số? Hãy đọc số đó?
=>Củng cố cách viết, đọc số có bốn chữ số.
Bài 3: - HS nêu yêu cầu bài.
- 3 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vở. (HS làm phần a, b); HS nào làm xong làm thêm phần c). GV nhận xét một số bài về cách trình bày, kết quả...Nếu HS làm chưa đúng, GV hướng dẫn HS làm lại vào vở.
- GV cùng HS chữa bài.
 + HS nhận xét về thứ tự của các số trong từng dãy số.
 + HS đọc lại từng dãy số nhiều lần, nêu cách đọc số.
=> Củng cố về thứ tự của các số có bốn chữ số trong dãy số.
3.Củng cố, dặn dò: - HS lấy ví dụ về số có bốn chữ số và đọc số?
 - GV nhận xét giờ học, dặn dò HS.
 ĐẠO ĐỨC
Đoàn kết với thiếu nhi quốc tế
I. Mục tiêu bài dạy:
- HS biết được thiếu nhi trên thế giới đều là anh em, bạn bè, chúng ta phải đoàn kết giúp đỡ nhau không phân biệt màu da, chủng tộc, ngôn ngữ...
- HS tích cực tham gia các hoạt động đoàn kết hữu nghị với thiếu nhi quốc tế phù hợp với khả năng do trường, lớp tổ chức, giúp đỡ bạn thiếu nhi nước ngoài.
- Giáo dục HS quý mến, tôn trọng các bạn thiếu nhi đến từ các dân tộc khác nhau.
 II. Đồ dùng dạy học: 
- Tranh, ảnh liên quan nội dung bài học.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu 
1. Bài cũ: 
+ Các bài hát về tình hữu nghị giữa thiếu nhi Việt Nam với thiếu nhi quốc tế.
+ Tranh ảnh về cuộc giao lưu với thiếu nhi quốc tế.
2. Bài mới: 
 2.1 Giới thiệu bài: 
 2.2 Nội dung
* Hoạt động 1: Phân tích thông tin
 Mục tiêu: : HS biết những biểu hiện của tình đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi quốc tế. HS hiểu trẻ em được quyền tự do kết giao bạn bè.
- HS quan sát các tranh vẽ về các hoạt động hữu nghị giữa thiếu nhi Việt Nam với thiếu nhi quốc tế, tìm hiểu nội dung, ý nghĩa các hoạt động đó?
- HS thảo luận theo cặp, đại diện lên trình bày trước lớp, HS nhận xét, bổ sung, GV nhận xét tổng kết ý kiến.
=> GV kết luận: Các ảnh trên cho thấy tình đoàn kết hữu nghị giữa các thiếu nhi trên thế giới, thiếu nhi Việt Nam cũng có những hoạt động thể hiện tình hữu nghị với thiếu nhi các nước khác. Đó cũng là quyền của trẻ em được tự do kết giao với bạn bè khắp thế giới.
+ Liên hệ: Em đã bao giờ tham gia giao lưu với trẻ em quốc tế chưa? Nếu em được tham gia giao lưu với thiếu nhi quốc tế, em sẽ làm gì để thể hiện sự đoàn kết với thiếu nhi quốc tế?
* Hoạt động 2: Kể tên những việc làm thể hiện tinh thần đoàn kết với thiếu nhi thế giới
Mục tiêu: HS biết được những việc cần làm để tỏ tình đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi quốc tế.
- GV chia nhóm và yêu cầu các nhóm thảo luận, liệt kê những việc có thể làm để thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi quốc tế.
- Các nhóm thảo luận và trình bày kết quả, HS nhận xét, bổ sung, GV nhận xét, đánh giá.
- GV Liên hệ GDKNS: Cần tích cực tham gia các phong trào để ủng hộ, giúp đỡ hay kết bạn với các bạn thiếu nhi trên thế giới.
=> GV kết luận: Để thể hiện tình hữu nghị, đoàn kết với thiếu nhi quốc tế chúng ta có thể tham gia các hoạt động như: kết nghĩa với thiếu nhi quốc tế, tìm hiểu cuộc sống và học tập của thiếu nhi các nước khác, tham gia các cuộc giao lưu...
* Hoạt động 3: Đóng vai
 Mục tiêu: HS biết thêm về nền văn hóa, cuộc sống học tập của các bạn thiếu nhi trên thế giới.
- GV yêu cầu 5 HS đóng vai là 5 thiếu nhi của của các nước: Việt Nam, Nhật, Nam Phi, Cu- ba, Pháp.
- HS các nước sẽ giới thiệu đôi nét về văn hóa của đất nước dó, về cuộc sống học tập, về mong ước của trẻ em nước đó.
- Sau khi HS mỗi nước giới thiệu xong thì HS cả lớp có thể hỏi các câu hỏi và giao lưu cùng với HS đó.
=> Kết luận: Thiếu nhi các nước tuy khác nhau về màu da, ngôn ngữ, điều kiện sống,... nhưng giống nhau là đều yêu quê hương, yêu hoà bình ghét chiến tranh, đều có quyền được sống, được đối xử bình đẳng.
- GV Liên hệ GDKNS: Cần đoàn kết hữu nghị với thiếu nhi khắp mọi miến đất nước không phân biệt đối xử.
3. Củng cố dặn dò
+ HS hát bài hát về thiếu nhi.
- GV tổng kết toàn bài, nhận xét tiết học, dặn dò HS.
CHÍNH TẢ (Tập – chép ) Dạy 2D
Chuyện bốn mùa
I .Mục đích yêu cầu:
- HS chép đúng bài “Chuyện bốn mùa” (từ Xuân làm cho  đâm chồi nảy lộc.) Phân biệt l/n.
- HS viết đúng tốc độ, trình bày đúng đoạn văn xuôi; phân biệt đúng l/n.
- Giáo dục HS yêu cảnh đẹp quê hương đất nước qua 4 mùa xuân, hạ, thu, đông; có ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên.
II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh họa nội dung đoạn chính tả.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
1. Bài cũ: - 2HS viết bảng lớp, lớp viết bảng con: lông vàng mát dịu, sáng ngời.
 - 1HS tự tìm tiếng có phụ âm đầu tr/ch viết bảng, GV cùng HS chữa bài.
2. Bài mới: 2.1. Giới thiệu bài: 
 2.2. Nội dung:
* Hướng dẫn HS tập chép. 
- GV đọc toàn bài, HS theo dõi, lắng nghe. 
 ... tiết học, dặn dò HS chuẩn bị bài sau.
TUẦN 20
Soạn: 8/1 	 	Dạy: Thứ hai ngày 11 tháng 1 năm 2016
TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN
Ở lại với chiến khu (2 tiết)
I. Mục đích yêu cầu:
- HS đọc đúng toàn bài, hiểu nội dung câu chuyện: “Ca ngợi tinh thần yêu nước, không quản ngại khó khăn, gian khổ của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc kháng chiến chống Pháp trước đây.” Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo gợi ý.
- HS đọc rõ ràng, rành mạch; ngắt, nghỉ hơi đúng, bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật (người chỉ huy, các chiến sĩ nhỏ tuổi). Rèn kĩ năng kể chuyện. 
- Giáo dục HS tinh thần yêu nước, chăm chỉ học tập và rèn luyện để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
II. Đồ dùng dạy học: tranh minh hoạ nội dung bài
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Tiết 1
1. Bài cũ: HS chọn đọc 2 đoạn bài “Báo cáo kết quả tháng thi đua “Noi gương chú bộ đội” và trả lời câu hỏi về nội dung đoạn, 1HS đọc toàn bài, nêu nội dung bài.
2. Bài mới: 2.1: Giới thiệu bài:
 2.2: Nội dung:
* Luyện đọc:
- GV đọc mẫu toàn bài, HS theo dõi.
+ Luyện đọc câu:
- HS đọc từng câu nối tiếp đến hết bài. GV theo dõi, chỉnh sửa.
- HS luyện đọc từ khó: một lượt, ánh lên, yên lặng, lên tiếng,
- GV hướng dẫn luyện đọc câu khó (BP): “Những lời van xin.rơi nước mắt”. HS đọc, nêu cách đọc.
+ Luyện đọc đoạn:
 Lần 1: Luyện đọc kết hợp giải nghĩa một số từ ngữ trong từng đoạn (trung đoàn trưởng, lán, tây, Việt gian, thống thiết, Vệ quốc quân,). HS đặt câu với từ: phấn khích
 Lần 2: 4 HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn trước lớp. 
- HS đọc từng đoạn trong nhóm (nhóm 4). GV theo dõi, hướng dẫn các nhóm đọc đúng.
- 1 nhóm đọc trước lớp. GV cùng HS nhận xét, tuyên dương.
- HS đọc đồng thanh đoạn 4 của bài, GV theo dõi, nhận xét.
- 1 HS đọc toàn bài.
*Tìm hiểu bài
- HS đọc thầm từng đoạn, trả lời các câu hỏi.
+ Trung đoàn trưởng gặp các chiến sĩ nhỏ tuổi để làm gì? Vì sao nghe ông nói, “ai cũng thấy cổ họng mình nghẹn lại”? Vì sao Lượm và các bạn không muốn về nhà? Lời nói của Mừng có gì đáng cảm động? Tìm hình ảnh so sánh ở câu cuối bài? Sau mỗi đoạn GV tiểu kết chốt ý đoạn: Đề nghị của trung đoàn trưởng; Các chiến sĩ nhỏ xin ở lại; lời hứa của chỉ huy; Tiếng hát giữa rừng đêm. 
+ Qua câu chuyện này, em hiểu điều gì về các chiến sĩ vệ quốc đoàn nhỏ tuổi? (HS nêu). GV chốt nội dung bài (như phần kiến thức đã nêu), một số HS nhắc lại.
- GV liên hệ giáo dục HS lòng yêu nước, chăm chỉ học tập và rèn luyện để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
 Tiết 2 
* Luyện đọc lại:
- GV hướng dẫn HS đọc đoạn 2 (cách ngắt nghỉ; nhấn giọng những từ ngữ: lặng đi, nghẹn lại;... đọc với giọng xúc động, thể hiện thái độ sẵn sàng chịu đựng gian khổ, kiên quyết sống chết cùng chiến khu của các chiến sĩ nhỏ tuổi)
- 3 HS thi đọc đoạn văn trước lớp. HS thi đọc cả bài văn. GV cùng HS nhận xét, bình chọn cá nhân đọc hay, tuyên dương.
* Hướng dẫn HS kể chuyện:
- HS nêu yêu cầu bài.
- GV hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi gợi ý ở đoạn 1. HS kể mẫu đoạn1 trước lớp. GV – HS theo dõi, nhận xét.
- HS tập kể lại câu chuyện theo nhóm 4. GV theo dõi, hướng dẫn nhóm HS kể.
- Đại diện 1 số HS nối tiếp nhau thi kể trước lớp từng đoạn câu chuyện. 2 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
=> Sau mỗi lần kể GV hướng dẫn HS nhận xét, đánh giá: về nội dung, diễn đạt, giọng kể. Khen ngợi, động viên những HS có lời kể sáng tạo.
+ Qua câu chuyện, em biết thêm được điều gì? (HS nêu). GV nhận xét, nêu ý nghĩa câu chuyện (Các chiến sĩ nhỏ tuổi rất yêu nước, không quản ngại khó khăn, sẵn sàng hi sinh vì tổ quốc. Chúng ta cần yêu quý, kính trọng, biết ơn và tự hào về họ).
- HS nhắc lại ý nghĩa câu chuyện.
3.Củng cố, dặn dò: + Qua câu chuyện này, em hiểu thêm điều gì về các chiến sĩ nhỏ tuổi? Em cần làm gì để góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước?
 - GV nhận xét giờ học, dặn dò HS chuẩn bị bài sau. 
TOÁN
Điểm ở giữa. Trung điểm của đoạn thẳng
I. Mục tiêu bài dạy : 
- HS biết điểm ở giữa hai điểm cho trước, trung điểm của một đoạn thẳng.
- HS xác định đúng điểm ở giữa hai điểm cho trước, trung điểm của đoạn thẳng, ba điểm thẳng hàng.
II. Đồ dùng dạy học: bộ đồ dùng học toán.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bài cũ: 2 HS kẻ đoạn thẳng, đường thẳng, phân biệt đoạn thẳng và đường thẳng.
2. Bài mới: 2.1: Giới thiệu bài:
 2.2: Nội dung: 
* Giới thiệu điểm ở giữa, trung điểm của đoạn thẳng.
- GV chia đoạn thẳng HS đã vẽ ở phần bài cũ thành 2 phần và điền tên các điểm đã chia là: A, O, B. HS quan sát.
- GV giới thiệu: A, O, B là 3 điểm thẳng hàng. O là điểm ở giữa hai điểm A và B. HS nhắc lại.
- HS tự lấy ví dụ về 3 điểm thẳng hàng, điểm ở giữa hai điểm cho trước.
=> GV củng cố cách nhận biết điểm ở giữa. (nằm giữa hai điểm cho trước)
- HS lên bảng vẽ tiếp một đoạn thẳng, sau đó chia đoạn thẳng thành hai phần bằng nhau, điền tên và đọc tên các đoạn thẳng có trên hình vẽ. HS nhận xét: Hình vẽ trên có hai đoạn thẳng.
- 1 HS lên bảng đo độ dài từng đoạn thẳng, đọc số đo từng đoạn.
+ Hai đoạn thẳng này có độ dài như thế nào? (bằng nhau)
- GV nhận xét, kết luận: (như phần bài học SGK). HS nhắc lại.
- HS nhắc lại thế nào là điểm ở giữa, trung điểm của đoạn thẳng.
=> GV củng cố về điểm ở giữa, trung điểm của đoạn thẳng.
*Luyện tập.
Bài 1 (98): HS nêu yêu cầu bài. HS làm miệng, GV - HS nhận xét. GV chốt câu trả lời đúng.
+ Điểm N là điểm ở giữa hai điểm nào?
=> Củng cố cách nhận biết điểm ở giữa, trung điểm của đoạn thẳng.
Bài 2 (98): HS đọc bài, thảo luận theo cặp. Đại diện một vài nhóm trình bày trước lớp.
- GV cùng HS nhận xét, chốt câu trả lời đúng.
=> Củng cố cách nhận biết điểm ở giữa, trung điểm của đoạn thẳng.
Bài 3(98): HS nêu yêu cầu bài, HS làm vở. 1 HS lên bảng đọc, chỉ tên trung điểm của từng đoạn thẳng, giải thích. GV cùng HS nhận xét, chốt câu trả lời đúng.
+ Nêu các điểm thẳng hàng?
=> Củng cố cách nhận biết trung điểm của đoạn thẳng.
3. Củng cố, dặn dò: 
+ HS lên kẻ một đoạn thẳng MN và xác định trung điểm của đoạn thẳng đó?
- GV nhận xét giờ học, dặn dò HS chuẩn bị bài sau. 
 ĐẠO ĐỨC
Đoàn kết với thiếu nhi quốc tế (tiết 2)
I. Mục tiêu bài dạy:
- HS biết thiếu nhi trên thế giới đều là anh em, bạn bè, đoàn kết với thiếu nhi quốc tế không phân biệt màu da, ngôn ngữ..
- HS tích cực tham gia các hoạt động đoàn kết thiếu nhi quốc tế, giúp đỡ thiếu nhi nước ngoài.
- Giáo dục học sinh đoàn kết với thiếu nhi quốc tế.
 II. Đồ dùng dạy học: 
- Các bài hát, mẩu chuyện về tình hữu nghị giữa thiếu nhi Việt Nam với thiếu nhi quốc tế.
- Tranh ảnh về các cuộc giao lưu với thiếu nhi quốc tế.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu 
1. Bài cũ: Tại sao phải đoàn kết với thiếu nhi quốc tế?
2. Bài mới: 
 2.1 Giới thiệu bài: 
 2.2 Nội dung
* Hoạt động1: Thảo luận nhóm
Mục tiêu: Tạo cơ hội cho HS thể hiện quyền được bày tỏ ý kiến, được thu nhận thông tin, được tự do kết giao bạn bè.
- HS trình bày các tranh ảnh, tư liệu đã sưu tầm được.
- Các nhóm thảo luận, đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV tổng kết, đánh giá câu trả lời của học sinh.
=> GV nhận xét, tuyên dương HS trình bày tốt và sưu tầm được nhiều tư liệu về chủ đề bài học.
+ Liên hệ: Em đã bao giờ được giao lưu với thiếu nhi quốc tế chưa? Nếu được tham gia, em sẽ làm gì để thể hiện sự đoàn kết với thiếu nhi quốc tế?
* Hoạt động 2: Viết thư bày tỏ tình đoàn kết, hữu nghị với bạn bè quốc tế.
Mục tiêu: HS biết thể hiệo tình cảm hữu nghị với thiếu nhi quốc tế qua nội dung thư.
- HS thảo luận nhóm đôi về nội dung bức thư.
- GV hướng dẫn thảo luận:
 + Viết thư cho bạn ở nước nào? 
 + Nội dung thư sẽ viết gì?
- Đại diện các nhóm trỡnh bày trước lớp,
=> GV biểu dương nhóm có nội dung thư hay.
- GV Liên hệ GDKNS: Cần tích cực tham gia các phong trào để ủng hộ, giúp đỡ hay kết bạn với các bạn thiếu nhi trên thế giới.
ª Hoạt động 3: Bày tỏ tình cảm, hữu nghị với thiếu nhi quốc tế
*Mục tiêu: Củng cố nội dung bài học.
- GV tổ chức cho HS hát, đọc thơ, kể chuyện.... về tình đoàn kết thiếu nhi quốc tế.
- GV nhận xét, tuyên dương HS tích cực tham gia.
=> Kết luận chung: Thiếu nhi các nước tuy khác nhau về màu da, ngôn ngữ, điều kiện sống,... nhưng giống nhau là đều yêu quê hương, yêu hoà bình, ghét chiến tranh, đều có quyền được sống, được đối xử bình đẳng.
- GV Liên hệ GDKNS: Cần đoàn kết hữu nghị với thiếu nhi khắp mọi miến đất nước không phân biệt đối xử.
3. Củng cố, dặn dò
- HS nhắc lại nội dung bài, liên hệ về tình đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi quốc tế.
- GV tổng kết toàn bài, nhận xét tiết học, dặn dò HS.
CHÍNH TẢ (Nghe – viết ) Dạy 2D
Gió
I. Mục đích yêu cầu:
- HS nghe viết đúng bài “Gió”. Hiểu nội dung bài viết. Phân biệt s/x.
- HS viết đúng tốc độ, trình bày đúng hình thức bài thơ 7 chữ. Rèn cho HS đọc, viết phân biệt đúng âm đầu x/s.
- Giáo dục HS ý thức viết chữ cẩn thận, chăm học.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
1.Bài cũ: 2HS viết bảng lớp: lặng lẽ, nặng nề; lo lắng, đói no. HS lớp viết nháp. 
- 1HS tự tìm và viết chữ có phụ âm n/l.
- GV cùng HS chữa bài, tuyên dương.
2. Bài mới:
 2.1. Giới thiệu bài: 
 2.2. Nội dung:
* Hướng dẫn HS nghe viết. 
- GV đọc toàn bài. HS nghe, trả lời câu hỏi: 
+ Trong bài thơ, ngọn gió có một số ý thích và hoạt động như con người. Em hãy nêu ý thích và hoạt động ấy?
+ Bài viết có mấy khổ thơ? Mỗi khổ thơ có mấy câu? Mỗi câu có mấy chữ?
- HS tìm, GV đọc cho HS viết chữ khó bảng lớp, bảng con: Gió, trèo, bưởi, mèo mướp
- HS nêu cách trình đoạn thơ, tư thế viết. 
- GV đọc, HS viết. GV uốn nắn từng em.
- GV đọc HS soát lỗi.
- GV thu bài, nhận xét bài HS về từng mặt: nội dung, chữ viết, cách trình bày, ...tuyên dương.
* Hướng dẫn làm bài tập chính tả .
Bài 2a (16 - bảng phụ): 
- 1HS đọc yêu cầu, trả lời nối tiếp. 1HS viết bảng.
- GV và HS nhận xét, HS đọc lại lời giải. 
+ Đặt câu với từ xen lẫn?
=> Củng cố cách phân biệt tiếng có x/s.
Bài 3a (16 - bảng phụ): 
- 1HS đọc yêu cầu, thi đua nêu câu trả lời 
- GV và HS nhận xét, HS đọc lại lời giải (mùa xuân; giọt sương)
=> Củng cố phân biệt tiếng có âm đầu s/x.
3. Củng cố, dặn dò: 
+ Tìm tiếng có âm đầu s/x? Đặt câu với một trong những từ vừa tìm được?
- GV hệ thống toàn bài, nhận xét giờ học, dặn dò HS.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_buoi_sang_cac_mon_lop_3_tuan_19_nam_hoc_2015_2016_ti.doc