Mĩ thuật (NC)
Vẽ theo mẫu: Cái ấm pha trà
I/ Mục tiêu:
a) Kiến thức: Hs nhận biết đựơc hình dáng và các bộ phận của cái ấm pha trà.
b) Kỹ năng: Vẽ được cái ấm pha trà.
c) Thái độ: Nhận ra vẽ đẹp của cái ấm pha trà.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Sưu tầm một số hình vẽ về cái ấm pha trà.
Hình gợi ý cách vẽ .
Một số bài vẽ của Hs lớp trước.
* HS: Bút chì, màu vẽ, tẩy.
Mĩ thuật (NC) Vẽ theo mẫu: Cái ấm pha trà I/ Mục tiêu: Kiến thức: Hs nhận biết đựơc hình dáng và các bộ phận của cái ấm pha trà. Kỹ năng: Vẽ được cái ấm pha trà. Thái độ: Nhận ra vẽ đẹp của cái ấm pha trà. II/ Chuẩn bị: * GV: Sưu tầm một số hình vẽ về cái ấm pha trà. Hình gợi ý cách vẽ . Một số bài vẽ của Hs lớp trước. * HS: Bút chì, màu vẽ, tẩy. III/ Các hoạt động: * Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét. - Gv yêu cầu Hs quan sát một số mẫu thật . Gv cho Hs nhận xét: + Aám pha trà có nhiều kiểu dáng và trang trí khác nhau; + Các bộ phận của ấm pha trà: nắp, miệng, thân, vòi, tay cầm. - Gv đặt câu hỏi và gợi ý để Hs nhận ra sự khác nhau của các loại ấm pha trà về hình dáng: + Tỉ lệ của ấm. + Đường nét ở thân, vòi, tay cầm. + Cách trang trí và màu sắc. * Hoạt động 2: Cách vẽ ấm pha trà. - Gv nhắc Hs muốn vẽ cái ấm đúng, đẹp cần phải: + Nhìn mẫu để thấy hình dáng của nó; + Ước lượng chiều cao, chiều ngang và vẽ khung hình vừa với phần giấy. + Ước lượng chiều cao các bộ phận. - Gv giới thiệu hình, gợi ý để Hs nhận ra: -Gợi ý cách trang trí cái ấm: + Trang trí, vẽ màu như cái ấm mẫu; + Với bút dạ cần đưa bút nhanh; + Có thể trang trí theo cách riêng củamình; * Hoạt động 3: Thực hành. - Gv yêu cầu Hs thực hành vẽ bình đựng nước. - Gv nhắc nhở Hs : + Vẽ phác khung hình; + Tìm tỉ lệ các bộ phận; + Vẽ nét chi tiết sao cho rõ; + Trang tr1i; - Gv quan sát Hs vẽ * Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá. - Gv cho Hs tự giới thiệu bài vẽ của mình. - Sau đó Gv cho Hs thi đua vẽ màu vào cái ấm pha trà. - Gv nhận xét khen một số bài vẽ đẹp của Hs. Hs quan sát tranh. Hs trả lời. Hs quan sát. Hs lắng nghe. Hs thực hành. Hs thực hành vẽ. Hs giới thiệu bài vẽ của mình. Hai nhóm thi với nhau. Hs nhận xét. Nhận xét bài học. Thủ công (NC) Thực hành làm đồng hồ để bàn và trang trí I/ Mục tiêu: Kiến thức: Giúp Hs hiểu: - Hs biết cách làm đồng hồ để bàn bằng giấy thủ công. Kỹ năng: - Làm được đồng hồ đúng quy trình kĩ thuật. Thái độ: - Yêu thích sản phẩm mình làm. II/ Chuẩn bị: * GV: Mặt đồng hồ làm bằng giấy thủ công. Tranh quy trình làm đồng hổ để bàn. Bìa màu, giấy thủ công, kéo, thước, bút chì, hồ dán. * HS: Giấy thủ công, kéo, hồ hán, bút chì, thước kẻ. III/ Các hoạt động: * Hoạt động 3: Hs thực hành làm đồng hồ để bàn và trang trí . - Gv yêu cầu một số Hs nhắc lại quy trình làm đồng hồ để bàn và trang trí . - Gv nhận xét và hệ thống hóa lại các bước làm đồng hồ để bàn và trang trí . + Bước 1: Cắt giấy. + Bước 2: làm các bộ phận của đồng hồ (khung, mặt, đế và chân đỡ đồng hồ). + Bước 3: Làm thành đồng hồ. - Gv nhắc hs khi gấp và dán các tờ giấy để làm đế, khung, chân đỡ đồng hồ cần miết kĩ các nếp gấp và bôi hồ cho đều. - Sau đó Gv tổ chức cho Hs thực hành làm đồng hồ để bàn và trang trí . - Gv theo dõi, giúp đỡ các em. - Sau khi Hs thực hành xong, Gv tổ chức cho các em trang trí, trưng bày và nhận xét sản phẩm. - Gv tuyên dương làm đồng hồ để bàn và trang trí đẹp nhất. Hs nhắc lại quy trình làm đồng hồ để bàn và trang trí . Hs thực hành làm đồng hồ để bàn và trang trí . Hs trình bày các sản phẩm của mình. - Nhận xét bài học. Sinh hoạt lớp TUẦN 30 Ngày tháng năm 2005 P.HIỆU TRƯỞNG Ôn Tập làm văn Viết thư I/ Mục tiêu: Kiến thức: Giúp Hs - Biết viết một bức thư ngắn cho một bạn nhỏ nước ngoài để làm quen và bày tỏ tình thân ái. b) Kỹ năng: - Bài viết lá thư trình bày đúng thể thức ; đủ ý ; dùng từ đặt câu đúng ; thể hiện tình cảm với người nhận thư. c) Thái độ: - Giáo dục Hs biết rèn chữ, giữ vở. II/ Chuẩn bị: * GV: Bảng lớp viết các câu hỏi gợi ý. Tranh ảnh minh họa. * HS: VBT, bút. III/ Các hoạt động: * Hoạt động 1: Hướng dẫn Hs làm bài. . Bài 1. - Gv mời Hs đọc yêu cầu của bài. - Gv mời 1 Hs giải thích yêu cầu của bài tập theo gợi ý. - Gv chốt lại: + Có thể viết thư cho một bạn nhỏ ở nước ngoài mà các em biết qua đọc báo, nghe đài, xem truyền hình, phim ảnh. Người bạn này cũng có thể là người bạn tưởng tượng của các em. Cần nói rõ bạn đó là người nước nào. Nói được tên của bạn đó thì càng tốt. - Nội dung bức thư phải thể hiện: + Mong muốn làm quen với bạn (để làm quen, cần phải tự giới thiệu em là ai, người nước nào ; thăm hỏi bạn). + Bày tỏ tình thân ái, mong muốn các bạn nhỏ trên thế giới cùng nhau chung sống hạnh phúc trong ngôi nhà chung: trái đất. - Gv mời mở bảng phụ viết hình thức trình bày lá thư cho Hs đọc: + Dòng đầu thư (ghi rõ nơi viết, ngày, tháng, năm). + Lời xưng hô (Bạn .. thân mến). Sau lời xưng hô này, có thể đặt dấu phẩy, dấu chấm than hoặc không có dấu gì. + Nội dung thư: Làm quen, thăm hỏi, bày tỏ tình thân ái. Lời chúc, hứa hẹn. + Cuối thư: Lời chào, chữ kí và tên. *Hoạt động 2: Hs thực hành . - Hs viết bài vào vở. - Gv mời vài Hs đứng đọc bài viết của mình. - Gv nhận xét, tuyên dương các bạn viết tốt. Hs đọc yêu cầu của bài . Hs trả lời. Hs lắng nghe. Hs viết bài vào vở. Hs đọc bài viết của mình. Hs nhận xét. Nhận xét tiết học. ÔN TẬP VIẾT CHỮ HOA: U I. MỤC TIÊU - Kiến thức: ôn lại quy trình viết chữ hoa: U - Kĩ năng :biết viết chữ U ( hoa ) theo cỡ nhỏ và vừa . Biết viết cụm từ theo cỡ nhỏ đều nét , đúng mẫu ,nối nét đúng quy định -Thái độ : giáo dục HS tính cẩn thận , thẩm mỹ. II. CHUẨN BỊ : -GV : Mẫu chữ -HS: vở III. CÁC HOẠT ĐỘNG : 35’ HĐ1 : Nhắc lại quy trình viết chữ hoa U . Cấu tạo , chiều cao , cách viết . HĐ2 : Yêu cầu HS viết vào vở . HS nhắc lại cách quy trình , tư thế ngồi. . GV viết chữ mẫu từng dòng – HS viết vở GV: theo dõi , uốn nắn. GV :thu chấm nhận xét. Ôn chính tả Gặp nhau ở Lúc-xăm-bua I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Viết đoạn 1. 2. Kỹ năng: Viết đúng: Lúc-xăm-bua, Mô-ni-ca, Giét-xi-ca; đàn tơ-rưng. 3. Thái độ: Giáo dục HS rèn chữ giữ vở II. Nội dung * Họat động 1: - GV đọc mẫu lần 1 - Cao Bá Quát có mong muốn gì? - Đến thăm một trường tiểu học ở Lúc-xăm-bua, đoàn cán bộ Việt Nam gặp những điều gì bất ngở thú vị? - HS lắng nghe - HS nêu * Họat động 2: - GV ghi bảng từ khó, HS phân tích tiếng khó, từ khó - HS nêu từ khó: Lúc-xăm-bua, Mô-ni-ca, Giét-xi-ca; đàn tơ-rưng - GV đọc từ khó, HS viết bảng con - HS đọc từ khó – viết bảng con * Hoạt động 3: - GV đọc mẫu lần 2 - Nhắc nhở tư thế ngồi, cách trình bày. - HS mở vở đọc bài. - GV đọc bài cho HS viết. - HS viết bài. - HS chữa bài. - GV chấm vở Nhận xét – tuyên dương. * Rút kinh nghiệm: Tin học Bài 30 Giáo viên bộ môn giảng dạy Thể dục Bài 60 Giáo viên bộ môn giảng dạy Đàn Bài 30 Giáo viên bộ môn giảng dạy Ôn toán Luyện tập A/Mục tiêu : 1.Kiến thức : Giúp Hs nhớ và nắm được nội dung đã học về : - Trừ các số trong phạm vi 100 000 -Tiền Việt Nam 2.Kỹ năng : Rèn cho Hs tính toán nhanh , chính xác , thông minh 3.Thái độ : Giáo dục Hs ham học hỏi , tự giác trong học tập , độc lập suy nghĩ , óc sáng tạo B/Chuẩn bị : 1.Thầy : bảng phụ . 2.Trò : ôn lại kiến thức đã học , vở , bảng con . C/Các hoạt động : 35’ HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ HĐ1:Ôn kiến thức đã học MT : Giúp hs nhớ lại kiến thức đã học về : - - Trừ các số trong phạm vi 100 000 -Tiền Việt Nam Bài 1 Đặt tính rồi tính 52 379 - 38421 46215 - 25167 75681 - 56710 31259 - 14362 64827 - 35641 Bài2 : Tính diện tích hình chữ nhật, biết: chiều dài 6cm, chiều rộng 4cm Tính diện tích hình vuông biết: cạnh là 7 cm Bài 3:Mua 5 quyển sách cùng loại phải trả 28500 đồng .hỏi mua 8 quyển sách cùng loại như thế phải trả bao nhiêu tiền? Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? Muốn biết mua 8 quyển hết bao nhiêu tiến ta làm như thế nào? Giải Giá tiền 1 quyển sách: 28 500: 5 = 5 700 ( đồng) Giá tiền 8 quyển sách: 5 700x 8 =45 600 (đồng) Đáp số 45 600 đồng Hoạt động 2: chấm bài GV thu vở chấm bài PP : Thi đua , trò chơi , hỏi đáp , giảng giải , quan sát HT : Lớp , cá nhân Hs đọc yêu cầu của bài . HS làm bài vào vở - - - - - 52379 46215 75681 31259 64827 38421 25167 56710 14362 35641 13958 21048 18971 16897 29186 HS lên bảng sửa bài -HS nhận xét HS đọc đề bài Diện tích hình chữ nhật là: 6 x 4 = 24( cm² ) Đáp số: 24cm² Diện tích hình vuông là: 7 x 7 = 49( cm² ) Đáp số: 49 cm² -Bài toán cho biết mua 5 quyển sách heat 28 500 đồng -Hỏi mua 8 quyển hết bao nhiêu đồng -Ta phải biết giá tiền 1 quyển sách hết bao nhiêu sau đó ta nhân với 8 HS làm bài vào vở.2 HS làm bảng lớp HS nhận xét Hs thi đua nộp bài . Tổng kết – dặn dò : ( 1‘) Về ôn lại kiến thức đã học cho chắc và kỹ hơn . Chuẩn bị : Bài báo tuần tới . Nhận xét tiết học . * Rút kinh nghiệm: ÔÂn luyện từ và câu Đặt và trả lới câu hỏi Bằng gì?. Dấu hai chấm A/Mục tiêu : 1.Kiến thức : Giúp hs nhớ và nắm được nội dung đã học về : - đặt và trả lời câu hỏi Bằng gì? -Dấu hai chấm 2.Kỹ năng: Giúp hs mở rộng vốn từ đã học thêm phong phú 3.Thái độ : Giáo dục hs ham học , tự giác trong học tập , độc lập suy nghĩ , óc sáng tạo . B/Chuẩn bị: Thầy : Báo , bảng phụ , phấn màu Trò : Ôn lại kiến thức đã học , vở . C/Các hoạt động : 35’ HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ HĐ1: Ôn lại kiến thức đã học MT : Giúp hs nắm vững kiến thức về : đặt và trả lời câu hỏi Bằng gì? -Dấu hai chấm Câu 1: Gạch dưới bộ phận câu trả lời câu hỏi Bằng gì? -Con đường này được trang trí bằng cây xanh rất đẹp. - Các bạn người Lúc –xăm-bua chào chúng tôi bằng tiếng Việt. -Chiếc xe này chạy bằng năng lượng mặt trời. Câu 2 : Trả lời các câu hỏi sau -Con chim bay bằng gì? -Cá thở bằng gì? - Cây thước này được làm bằng gì? Câu 3 Điền dấu hai chấm vào các câu sau -Mâm ngũ quả thường có những loại quả mãng cầu, dừa, xoài , đu đủ, thơm. -Chương trình xiếc gồm các tiết mục xiếc thú , ảo thuật, xiếc nhào lộn . Gv nhận xét , bổ sung , giúp đỡ . Hoạt động 2: chấm bài GV thu vở chấm bài PP: Thi đua , hỏi đáp , giảng giải , thảo luận HT : Lớp , cá nhân Hs đọc yêu cầu của đề bài HS thảo luận nhóm đôi Hs làm vào vở Con đường này được trang trí bằng cây xanh rất đẹp. - Các bạn người Lúc –xăm-bua chào chúng tôi bằng tiếng Việt. -Chiếc xe này chạy bằng năng lượng mặt trời. Con chim bay bằng đôi cánh. - Cá thở bằng mang. - Cây thước này được làm bằng nhựa. -Mâm ngũ quả thường có những loại quả: mãng cầu, dừa, xoài , đu đủ, thơm. -Chương trình xiếc gồm các tiết mục : xiếc thú , ảo thuật, xiếc nhào lộn . HS làm bài vào vở HS nhận xét Hs thi đua nộp bài . Tổng kết – dặn dò (1’) Về làm lại các bài tập và ôn lại kiến thức dã học cho chắc chắn hơn . Nhận xét tiết học .
Tài liệu đính kèm: