Giáo án Các môn Lớp 3 - Tuần 4 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Hà

Giáo án Các môn Lớp 3 - Tuần 4 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Hà

 a. GV đọc mẫu toàn bài:

 - Giáo viên đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng nhẹ nhàng, tình cảm. Lưu ý giọng đọc cho HS.

 b. Học sinh đọc nối tiếp từng câu kết hợp luyện đọc từ khó

- GV theo dõi HS đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của HS.

c. Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó:

- Luyện đọc câu khó, HD ngắt giọng câu dài:

+ Thần Chết chạy nhanh hơn gió / và chẳng bao giờ trả lại những người lão đã cướp đi đâu.//

+ Tôi sẽ chỉ đường cho bà,/ nếu bà ủ ấm tôi.//

+ Tôi sẽ giúp bà, nhưng bà phải cho tôi đôi mắt.// Hãy khóc đi,/ cho đến khi đôi mắt rơi xuống!//

+ Làm sao ngươi có thể tìm đến tận nơi đây ?//

+ Vì tôi là mẹ.// Hãy trả con cho tôi.//

- GV kết hợp giảng giải thêm

d. Đọc toàn bài:

* Nhận xét, đánh giá, chuyển hoạt động.

 

docx 32 trang Người đăng hoaithuong212 Lượt xem 602Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Các môn Lớp 3 - Tuần 4 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 4:
Thứ hai ngày 28 tháng 9 năm 2020
Buổi sáng:
 CHÀO CỜ
 -----------------------------------------------------------
 ÂM NHẠC
 (GV chuyên soạn giảng)
-----------------------------------------------------------
Buổi chiều: 
TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN (2 TIẾT):
NGƯỜI MẸ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Hiểu nghĩa của các từ trong bài: mấy đêm ròng, thiếp đi, khẩn khoản, lã chã.
 	- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Người mẹ rất yêu con.Vì con, người mẹ có thể làm tất cả (Trả lời được các câu hỏi SGK).
- Cùng các bạn dựng lại từng đoạn câu chuyện theo cách phân vai.
2. Kỹ năng: 
- Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn (hớt hải, khẩn khoản,). Ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu câu và giữa các cụm từ. Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật với lời người dẫn chuyện.
- Rèn kỹ năng kể chuyện và kỹ năng nghe. 
3. Thái độ: Thấy được tình cảm của những người mẹ dành cho con cái, từ đó biết trân trọng, yêu thương và kính trọng mẹ.
* Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ,...
*GDKNS:
- Ra quyết định, giải quyết vấn đề. 
- Tự nhận thức, xác định giá trị cá nhân.
II.CHUẨN BỊ:
- GV: Tranh minh họa bài đọc SGK, bảng phụ viết sẵn câu văn dài. 
- HS: Sách giáo khoa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 1. Hoạt động khởi động 
- Cả lớp hát bài: Mẹ yêu
- Kết nối nội dung với bài học.
- Giới thiệu bài - Ghi tên bài.
- HS hát bài: Mẹ yêu.
- Học sinh nghe giới thiệu, mở SGK
2. HĐ Luyện đọc 
*Mục tiêu:
- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
* Cách tiến hành: 
 a. GV đọc mẫu toàn bài:
 - Giáo viên đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng nhẹ nhàng, tình cảm. Lưu ý giọng đọc cho HS. 
 b. Học sinh đọc nối tiếp từng câu kết hợp luyện đọc từ khó
- GV theo dõi HS đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của HS.
c. Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó:
- Luyện đọc câu khó, HD ngắt giọng câu dài: 
+ Thần Chết chạy nhanh hơn gió / và chẳng bao giờ trả lại những người lão đã cướp đi đâu.//
+ Tôi sẽ chỉ đường cho bà,/ nếu bà ủ ấm tôi.//
+ Tôi sẽ giúp bà, nhưng bà phải cho tôi đôi mắt.// Hãy khóc đi,/ cho đến khi đôi mắt rơi xuống!//
+ Làm sao ngươi có thể tìm đến tận nơi đây ?//
+ Vì tôi là mẹ.// Hãy trả con cho tôi.//
- GV kết hợp giảng giải thêm
d. Đọc toàn bài:
* Nhận xét, đánh giá, chuyển hoạt động.
- HS lắng nghe
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp câu trong nhóm. 
- Nhóm báo cáo kết quả đọc trong nhóm.
- Luyện đọc từ khó do HS phát hiện theo hình thức: Đọc mẫu => Cá nhân => Cả lớp (hớt hải, khẩn khoản,)
- HS chia đoạn (4 đoạn như SGK)
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc từng đoạn trong nhóm.
- Nhóm báo cáo kết quả đọc đoạn trong nhóm.
- Đọc phần chú giải (cá nhân). 
- 1 nhóm đọc nối tiếp 4 đoạn văn trước lớp.
- Đại diện 4 nhóm đọc nối tiếp 4 đoạn văn trước lớp.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc toàn bài.
3. HĐ tìm hiểu bài:
* Mục tiêu: Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Người mẹ rất yêu con.Vì con, người mẹ có thể làm tất cả.
* Cách tiến hành: Làm việc cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Chia sẻ trước lớp
- GV yêu cầu 1 HS đọc to 4 câu hỏi cuối bài.
- GV hỗ trợ TBHT lên điều hành lớp chia sẻ kết quả trước lớp. 
+ Người mẹ đã làm gì để bụi gai chỉ đường cho bà?
+ Người mẹ đã làm gì để hồ nước chỉ đường cho bà?
+ Thái độ của thần chết như thế nào khi nhìn thấy bà mẹ?
+ Người mẹ trả lời như thế nào? 
+ Chọn ý đúng nhất nói lên nội dung câu chuyện? 
*GV chốt ND: Câu chuyện ca ngợi người mẹ rất yêu con. Vì con, người mẹ có thể làm tất cả.
- 1 HS đọc 4 câu hỏi cuối bài.
- Nhóm trưởng điều hành nhóm mình thảo luận để trả lời các câu hỏi (thời gian 3 phút).
- ...Ôm ghì bụi gai vào lòng để sưởi ấm cho nó...
- Bà mẹ khóc đến nỗi đôi mắt theo dòng lệ rơi xuống hồ, hóa thành 2 viên ngọc
- Ngạc nhiên không thể hiểu vì sao người mẹ có thể tìm đến tận nơi mình ở
- ...Người mẹ có thể làm được tất cả vì con.... 
- Ý C: Người mẹ có thể hi sinh tất cả vì con.
4. HĐ Luyện đọc lại - Đọc diễn cảm 
*Mục tiêu: Học sinh đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết.
*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp
- Yêu cầu HS nêu lại cách đọc của các nhân vật.
- GV nhận xét chung - Chuyển HĐ
- 1 HS đọc mẫu toàn bài.
- Xác định các giọng đọc có trong câu chuyện 
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc phân vai.
+ Phân vai trong nhóm
+ Luyện đọc phân vai trong nhóm.
- Thi đọc phân vai trước lớp: Các nhóm thi đọc phân vai trước lớp
- Lớp nhận xét.
5. HĐ kể chuyện 
* Mục tiêu: 
- HS dựng lại từng đoạn câu chuyện theo cách phân vai nhân vật: Người dẫn chuyện, Thần Đêm Tối, bụi gai, hồ nước, Thần Chết.
- Hiểu nội dung và ý nghĩa câu chuyện.
* Cách tiến hành:
a. GV nêu yêu cầu của tiết kể chuyện
 b. Hướng dẫn HS kể chuyện:
- Câu hỏi gợi ý:
c. HS kể chuyện trong nhóm
d. Thi kể chuyện trước lớp:
* GV đặt câu hỏi chốt nội dung bài: 
+ Câu chuyện nói về ai?
+ Qua truyện đọc này, em hiểu gì về tấm lòng người mẹ? 
+ Em học được gì từ câu chuyện này?
- Lắng nghe
- Học sinh đọc thầm các câu hỏi trong từng đoạn để tìm hiểu yêu cầu của bài.
- Nhóm trưởng điều khiển:
- Luyện kể cá nhân
- Luyện kể nối tiếp đoạn trong nhóm.
- Các nhóm thi kể nối tiếp đoạn trước lớp.
- Lớp nhận xét.
- HS trả lời theo ý đã hiểu.
- HS trả lời theo ý đã hiểu khi tìm hiểu bài.
- Nhiều Hs trả lời.
6. HĐ ứng dụng:
7. Hoạt động sáng tạo
- Về kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- VN tìm đọc các câu chuyện có cùng chủ đề. Luyện đọc trước bài: Ông ngoại. 
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 -----------------------------------------------------------
TOÁN
TIẾT 16: LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Củng cố kĩ năng cộng trừ, nhân chia đã học, vẽ hình theo hình mẫu. 
- Giải bài toán nhiều hơn. 
- Củng cố về cách tìm thành phần chưa biết.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tính toán và kĩ năng giải toán.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán. 
* Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.
*Bài tập cần làm: Làm BT 1, 2, 3, 4.
II.CHUẨN BỊ:	
- GV: SGK, phiếu học tập.
- HS: SGK, bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HĐ khởi động:
- TC: Truyền điện (Nêu kết quả của các phép tính trong bảng nhân chia đã học)
- Tổng kết – Kết nối bài học
- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng.
- HS cả lớp tham gia chơi
- Lắng nghe.
- Mở vở ghi bài.
2. HĐ thực hành:
* Mục tiêu: 
- Củng cố kĩ năng cộng trừ, nhân chia đã học, vẽ hình theo hình mẫu. 
- Giải bài toán nhiều hơn. 
- Củng cố về cách tìm thành phần chưa biết.
* Cách tiến hành: 
Bài 1: (Cá nhân)
- GV củng cố cách cộng, trừ.
Bài 2: (Cá nhân)
+ Muốn tìm thành phần chưa biết ta làm thế nào?
- GVKL: Muốn tìm thừa số chưa biết ta lấy tích chia cho thừa số đã biết; Tìm SBC = thương nhân với số chia.
Bài 3: (Cặp đôi)
Bài 4: (Cá nhân)
- GV chốt kiến thức về giải bài toán nhiều hơn.
- Học sinh đọc và làm bài cá nhân.
- Chia sẻ trong cặp.
- Chia sẻ kết quả trước lớp:
 415 234 356 728 
+ 415 +423 - 156 - 245
 830 657 200 483
- Học sinh lắng nghe.
- HS làm cá nhân. 
- Chia sẻ cặp đôi.
- Chia sẻ kết quả trước lớp:
 x 4 = 32 : 8 = 4
 = 32 : 3 = 4 x 8
 = 8 = 32
- Học sinh trả lời.
- Học sinh làm việc cặp đôi. 
- Chia sẻ kết quả trước lớp:
 a) 5 x 9 + 27 = 45 + 27
 = 72
 b) 80 : 2 – 13 = 40 – 13
 = 27
- HS làm cá nhân. 
- Chia sẻ cặp đôi.
- Chia sẻ kết quả trước lớp:
Thùng thứ hai nhiều hơn thùng thứ nhất số lít dầu là:
160 – 125 = 35 (l)
 Đ/S: 35 lít dầu
3. HĐ ứng dụng 
4. HĐ sáng tạo 
- Về xem lại bài đã làm trên lớp. Trình bày lại bài giải của bài 4
- Tìm và phân biệt các bài toán về nhiều hơn, ít hơn.
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 -----------------------------------------------------------------------------------------
Thứ ba ngày 29 tháng 9 năm 2020
Buổi chiều:
THỂ DỤC
TẬP HỢP HÀNG NGANG, DÓNG HÀNG, ĐIỂM SỐ, QUAY PHẢI, QUAY TRÁI, ĐI THEO VẠCH KẺ THẮNG. TRÒ CHƠI “THI ĐUA XẾP HÀNG”
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Ôn tập: Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, quay phải, quay trái. Yêu cầu học sinh thực hiện những kỹ năng này ở mức tương đối chính xác.
- Học trò chơi: Thi xếp hàng. Yêu cầu biết cách chơi và biết tham gia chơi một cách chủ động.
2. Kỹ năng: Rèn một số kỹ năng về đội hình, đội ngũ.
3. Giáo dục: Giáo dục tinh thần rèn luyện tích cực.
* Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL tự giải quyết vấn đề, NL tự chăm sóc và phát triển sức khỏe.
II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN:
 	 - Địa điểm: Sân trường bằng phẳng, an toàn khi tập luyện, vệ sinh sạch sẽ.
 	 - Phương tiện: Còi, kẻ sân chơi trò chơi.
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
Nội dung
Phương pháp tổ chức
1. PHẦN MỞ ĐẦU:
- Giáo viên yêu cầu cán bộ lớp tập hợp lớp.
 - Giáo viên phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
 - Dậm chân tại chỗ, vỗ tay theo nhịp và hát.
 - Chạy chậm theo 1 hàng dọc theo địa hình tự nhiên .
 - Ôn đứng nghiêm, đứng nghỉ, quay phải, quay trái, điểm só từ 1 đến  ... hận, chính xác, yêu thích chữ Việt.
* Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II.CHUẨN BỊ :	
- GV: Bảng phụ viết nội dung BT3a.
- HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HĐ khởi động:
- Kết nối kiến thức.
- Giới thiệu bài, ghi đầu bài lên bảng.
- Hát: “Mùa hè đến”
- Lắng nghe.
- Mở SGK.
 2. HĐ chuẩn bị viết chính tả:
*Mục tiêu: 
- Học sinh có tâm thế tốt để viết bài.
- Nắm được nội dung bài viết, luyện viết những từ ngữ khó, dễ lẫn, biết cách trình bày đúng quy định để viết cho đúng chính tả, trình bày đúng hình thức bài thơ.
*Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp
 a. Trao đổi về nội dung đoạn chép
 - GV đọc bài thơ một lượt.
+ Khi đến trường, ông ngoại đã làm gì để cậu bé yêu trường hơn?
+ Trong đoạn văn có hình ảnh nào đẹp mà em thích?
b. Hướng dẫn cách trình bày:
- Đoạn văn gồm mấy câu? 
- Những chữ nào trong đoạn văn được viết hoa?
c. Hướng dẫn viết từ khó:
+ Trong bài có các từ nào khó, dễ lẫn?
- Giáo viên đọc từ khó, dễ lẫn cho học sinh viết.
- 1 Học sinh đọc lại.
- Ông dẫn cậu đi lang thang các lớp học, cho cậu gõ tay vào chiếc trống trường.
- Hình ảnh cậu bé ghi nhớ mãi tiếng trống
.
-có 3 câu, câu đầu đoạn văn viết lùi vào 1 ô.
+ Những chữ đầu câu: Trong, Ông, Tiếng.
- Học sinh nêu các từ: Vắng lặng, loang lổ, trong trẻo.
- 3 học sinh viết bảng. Lớp viết bảng con.
 3. HĐ viết chính tả:
*Mục tiêu: 
- Học sinh chép lại chính xác đoạn chính tả.
- Viết hoa chữ đầu câu, ghi dấu câu đúng vị trí. Trình bày đúng quy định bài chính tả.
*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân
 - Giáo viên nhắc học sinh những vấn đề cần thiết: Viết tên bài chính tả vào giữa trang vở. Chữ đầu câu viết hoa lùi vào 1 ô, quan sát kĩ từng chữ trên bảng, đọc nhẩm từng cụm từ để viết cho đúng, đẹp, nhanh; ngồi viết đúng tư thế, cầm viết đúng qui định. 
- Cho học sinh viết bài.
- Lắng nghe
- Học sinh viết bài.
 4. HĐ nhận xét bài 
*Mục tiêu: Giúp các em tự phát hiện ra lỗi của mình và lỗi của bạn.
*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – Hoạt động cặp đôi
- Cho học sinh tự soát lại bài của mình theo.
- Giáo viên đánh giá, nhận xét 5 - 7 bài.
- Nhận xét nhanh về bài làm của học sinh.
- Học sinh xem lại bài của mình, dùng bút chì gạch chân lỗi viết sai. Sửa lại xuống cuối vở bằng bút mực.
- Trao đổi bài (cặp đôi) để soát hộ nhau.
- Lắng nghe.
 5. HĐ làm bài tập
*Mục tiêu: 
- Tìm đúng 2 - 3 tiếng có vần oay (BT2).
- Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt tiếng có âm vần dễ lẫn r/d/gi.
*Cách tiến hành: 
Bài 2: Tìm 3 tiếng có vần oay
(Làm việc nhóm đôi)
Bài 3a: (Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”)
- Gọi HS đọc đề bài.
- Thi giải nhanh ,tìm kết quả đúng.
- Chia 3 đội HS lên bảng.
- GV chốt lời giải đúng.
- Làm bài nhóm đôi.
- Chia sẻ kết quả trước lớp:
=> Đáp án: xoay, nước xoáy, khoáy, ngoáy, ngúng nguẩy, tí toáy, loay hoay, hí hoáy, nhoay nhoáy, ngọ ngoạy, xoáy tai,...
- 1 HS đọc đề bài.
- Thi nhau nối tiếp nhau viết trên bảng. 
- Nhận xét thống nhất kết quả. 
=> Đáp án: giúp – dữ - ra
6. HĐ ứng dụng 
- Về viết lại 10 lần những chữ đã viết sai.
- Tìm và viết ra 5 từ có chứa tiếng bắt đầu bằng d hoặc gi hoặc r.
7. HĐ sáng tạo 
- Sưu tầm các bài thơ hoặc bài hát nói về tình cảm ông cháu, chép lại cho đẹp.
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 -----------------------------------------------------------
TẬP LÀM VĂN
NGHE – KỂ: “DẠI GÌ MÀ ĐỔI”
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nghe kể câu chuyện “Dại gì mà đổi” nhớ nội dung câu chuyện kể lại tự nhiên, giọng hồn nhiên.
- Điền đúng nội dung vào mẫu điện báo.
- Điều chỉnh: Không làm bài tập 2.
2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng nghe, nói và viết.
3. Thái độ: Yêu thích môn học.
* Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
*GDKNS:
- Giao tiếp.
- Tìm kiếm, xử lí thông tin. 
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tranh minh họa truyện Dại gì mà đổi. Bảng phụ ghi 3 câu hỏi trong SGK.
- HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 1. HĐ khởi động:
- Kết nối kiến thức - Giới thiệu bài mới.
- Ghi đầu bài lên bảng. 
- Hát bài: A – li – ba - ba
- Mở SGK.
2. Thực hành kĩ năng:
*Mục tiêu: 
- Nghe kể câu chuyện “Dại gì mà đổi” nhớ nội dung câu chuyện kể lại tự nhiên, giọng hồn nhiên.
- Điền đúng nội dung vào mẫu điện báo.
*Cách tiến hành: Cá nhân - Cặp đôi - Cả lớp
 Bài 1: 
- Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu cả lớp quan sát tranh minh họa trong SGK, đọc thầm các gợi ý.
- GV kể mẫu lần 1.
- GV đặt câu hỏi gợi ý để giúp HS nhớ lại nội dung câu chuyện?
+ Vì sao mẹ dọa đổi cậu bé?
+ Cậu bé trả lời mẹ như thế nào?
+ Vì sao cậu bé nghĩ như vậy?
+ Truyện này buồn cười ở điểm nào?
- GV kể lần 2.
- GV gọi HS kể lại câu chuyện.
- Gv tổ chức cho HS kể chuyện theo nhóm đôi.
- Tổ chức thi kể chuyện.
- Nhận xét tuyên dương HS kể chuyện hay.
+ Truyện này buồn cười ở điểm nào?
- 2 HS đọc đề bài.
- Quan sát tranh và đọc thầm các gợi ý. 
- HS lắng nghe. 
+ Vì cậu rất nghịch.
+ Mẹ sẽ chẳng đổi được đâu.
+ Cậu cho rằng không ai đổi đứa con ngoan lấy đứa con nghịch ngợm.
+ Cậu bé nghịch ngợm 4 tuổi cũng biết không ai muốn đổi đứa con ngoan lấy đứa con nghịch ngợm.
- HS lắng nghe.
- 1 HS kể câu chuyện.
- HS kể trong nhóm.
- Từng cặp HS thi kể chuyện.
- Truyện buồn cười vì cậu bé nghịch ngợm mới 4 tuổi cũng biết rằng không ai muốn đổi 1 đứa con ngoan lấy 1 đứa con nghịch ngợm.
3. HĐ ứng dụng :
4. HĐ sáng tạo:
- Về nhà kể lại truyện cho người than nghe.
- Thực hiện lối sống đẹp, trân trọng, yêu thương và quan tâm tới mọi người trong gia đình.
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 -----------------------------------------------------------
TOÁN
TIẾT 20: NHÂN SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Biết thực hành nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (không nhớ). Củng cố ý nghĩa của phép nhân.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tính toán.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Thích khám phá toán học.
* Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic, NL quan sát,...
*Bài tập cần làm: Làm BT 1, 2a, 3.
II.CHUẨN BỊ:	
- GV: Phấn màu, bảng phụ.
- HS: SGK, bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HĐ khởi động:
- Cả lớp hát bài: Giơ tay ra nào. 
- Kết nối bài học.
- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng.
- HS hát.
- Lắng nghe.
- Mở vở ghi bài.
2. HĐ hình thành kiến thức mới:
* Mục tiêu: Biết thực hành nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (không nhớ).
* Cách tiến hành: Làm việc cả lớp
a.Việc 1: Thực hiện phép nhân 12 x 3 
- Giới thiệu và viết bảng: 12 x 3 =?
- Yêu cầu HS tìm kết quả của phép nhân. 
- Yêu cầu HS nêu kết quả, cách tính.
- GV giới thiệu và hướng dẫn từng bước thực hiện: 
+ Đặt tính: Yêu cầu 1 HS làm trên bảng, lớp làm vào bảng con. 
+ Yêu cầu HS thực hiện tính.
- GV nhận xét, hướng dẫn HS từng bước tính và ghi kết quả. 
b. Việc 2: Yêu cầu HS thực hiện phép nhân 11 x 4
(Thực hiện tương tự 12 x 3)
*GVKL: Khi thực hiện phép nhân  ta bắt đầu từ hàng đơn vị rồi đến hàng chục.
- HS tìm cách tính kết quả của phép nhân : 12 x3 =12 +12 +12 =36
 12
x 3
 36
* 3 nhân 2 bằng 6, viết 6 
* 3 nhân 1 bằng, viết 3 
* Vậy 12 nhân 3 bằng 36
- 3 HS nêu lại cách nhân.
- HS thực hiện - Nhận xét.
- Thực hiện tính 
- HS thực hiện phép nhân.
- HS nêu lại cách nhân: 11 x 4.
2. Thực hành kĩ năng:
* Mục tiêu: Củng cố ý nghĩa của phép nhân. Vận dụng để giải toán. 
* Cách tiến hành: Cá nhân - Cặp - Lớp
Bài 1: Cá nhân
+ Khi thực hiện phép nhân  ta bắt đầu từ hàng nào?
- GV KL.
Bài 2a: Cá nhân
- Giáo viên chốt kết quả đúng.
Bài 3: Cá nhân
- Giáo viên chốt đáp án.
- Học sinh đọc và làm bài cá nhân.
- Chia sẻ trong cặp.
- Chia sẻ kết quả trước lớp:
 24 22 11 33 20
x 2 x 4 x 5 x 3 x 4
 48 88 55 99 80
- Khi thực hiện phép nhân  ta bắt đầu từ hàng đơn vị rồi đến hàng chục.
- 2 HS làm trên bảng - Lớp làm vào bảng con. 
- Chia sẻ cặp đôi.
- Chia sẻ kết quả trước lớp:
 a. 32 11
 x 3 x 6
 96 66
- HS làm cá nhân.
- Chia sẻ cặp đôi.
- Chia sẻ kết quả trước lớp:
Số bút màu trong bốn hộp là:
12 x 4 = 48 ( bút)
Đáp số : 48 bút màu
3. HĐ ứng dụng 
4. HĐ sáng tạo 
- Giáo viên đưa ra bài tập về nhân số cs hai chữ số với số có một chữ số.
- Về xem lại bài đã làm trên lớp. Trình bày lại bài giải của bài 3.
- Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 -----------------------------------------------------------
 SINH HOẠT TẬP THỂ - ATGT

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_cac_mon_lop_3_tuan_4_nam_hoc_2020_2021_nguyen_thi_ha.docx