Giáo án Các môn Lớp 3 - Tuần 6 - Năm học 2020-2021 - Võ Thị Hồng Thủy

Giáo án Các môn Lớp 3 - Tuần 6 - Năm học 2020-2021 - Võ Thị Hồng Thủy

Kiến thức:- Hiểu nghĩa của các từ trong bài: khăn mùi soa, viết lia lịa, ngắn ngủn.

 - Từ câu chuyện, hiểu lời khuyên: Lời nói của HS phải đi đôi với việc làm, đã nói thì cố làm cho được điều muốn nói ( HĐ 3)

- Kể được lại câu chuyện Bài tập làm văn (HĐ 5)

2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng đọc: Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn (Làm văn, loay hoay, lia lịa, ngắn ngủi,.). Ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu câu và giữa các cụm từ. Biết đọc phân biệt lời nhân vật: “tôi” với lời mẹ.(HĐ 2); (HĐ 4)

- Rèn kỹ năng kể chuyện và kỹ năng nghe.

3. Thái độ: Giáo dục HS tính trung thực và biết giữ lời hứa. Lời nói phải song hành với việc làm.

4. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II.CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng: - GV: Tranh minh hoạ truyện trong SGK, bảng phụ, phiếu học tập.

- HS: Sách giáo khoa.

2. Phương pháp, kĩ thuật: - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.

 

doc 29 trang Người đăng hoaithuong212 Lượt xem 535Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Các môn Lớp 3 - Tuần 6 - Năm học 2020-2021 - Võ Thị Hồng Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 6:
Thứ hai ngày 12 tháng 10 năm 2020
TOÁN:
TIẾT 26: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:- Giúp học sinh: Giải các bài toán liên quan đến tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
2. Kĩ năng: Thực hành tìm một trong các thành phần bằng nhau của một số.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán. 
4. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.
*Bài tập cần làm: Làm BT 1, 2, 4.
II.CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng:- GV: Phiếu học tập.
- HS: Sách giáo khoa, bảng con.
2. Phương pháp, kĩ thuật: - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập, đặt và giải quyết vấn đề. 
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HĐ khởi động (5 phút):
- Trò chơi: Truyền điện: Giáo viên tổ chức cho học sinh thi đua đưa ra bài tập về tìm một phần trong các phần bằng nhau của một số và đáp án tương ứng.
- Tổng kết – Kết nối bài học.
- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng.
- Học sinh tham gia chơi.
- Lắng nghe.
- Mở vở ghi bài.
2. HĐ thực hành (25 phút):
* Cách tiến hành: (Cá nhân - Cặp - Lớp)
Bài 1:
- Giáo viên nhận xét, chốt bài.
*GVKL: Tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
Bài 2: 
- Giáo viên quan sát, giúp đỡ những đối tượng M1.
- Giáo viên kết luận chung.
Bài 4: 
*GVKL: Muốn tìm số ô vuông đã tô màu ta lấy tổng số ô vuông chia cho 5.
Bài 5: (BT chờ - Dành cho đối tượng hoàn thành sớm)
- GV kiểm tra, đánh giá riêng từng em.
- Học sinh làm bài cá nhân vào bảng con.
- Đổi kiểm tra chéo, nhận xét.
- Chia sẻ kết quả trước lớp:
của 12 cm là : 12 : 2 = 6 ( cm ) 
 của 18 kg là : 18 : 2 = 9 ( kg ) 
 của 10 l là : 10 : 2 = 5 ( l ) 
 của 24 m là : 24 : 6 = 4 ( m ) 
 của 30 giờ là : 30 : 6 = 5 ( giờ ) .
- Học sinh làm bài cá nhân.
- Đổi kiểm tra chéo, nhận xét.
- Chia sẻ kết quả trước lớp:
Giải:
Vân tặng bạn số bông hoa là :
30 : 6 = 5 (bông)
Đáp số: 5 bông hoa
- Học sinh làm bài cá nhân.
- Đổi kiểm tra chéo, nhận xét.
- Chia sẻ kết quả trước lớp:
Đã tô màu số ô vuông của hình 2 và hình 4.
- Học sinh tự làm rồi báo cáo sau khi hoàn thành.
3. HĐ ứng dụng (4 phút) 
4. HĐ Dặn dò (1 phút) 
- Về xem lại bài đã làm trên lớp. Trình bày lại bài giải của bài 2
- Thử tìm hiểu xem 1/2, 1/3, 1/4, 1/5 hoặc 1/6 số trang trên quyển vở toán của em xem là bao nhiêu trang.
......................................................
TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN (2 TIẾT):
BÀI TẬP LÀM VĂN
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:- Hiểu nghĩa của các từ trong bài: khăn mùi soa, viết lia lịa, ngắn ngủn.
 	- Từ câu chuyện, hiểu lời khuyên: Lời nói của HS phải đi đôi với việc làm, đã nói thì cố làm cho được điều muốn nói ( HĐ 3)
- Kể được lại câu chuyện Bài tập làm văn (HĐ 5)
2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng đọc: Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn (Làm văn, loay hoay, lia lịa, ngắn ngủi,...). Ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu câu và giữa các cụm từ. Biết đọc phân biệt lời nhân vật: “tôi” với lời mẹ.(HĐ 2); (HĐ 4)
- Rèn kỹ năng kể chuyện và kỹ năng nghe. 
3. Thái độ: Giáo dục HS tính trung thực và biết giữ lời hứa. Lời nói phải song hành với việc làm. 
4. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II.CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng: - GV: Tranh minh hoạ truyện trong SGK, bảng phụ, phiếu học tập.
- HS: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp, kĩ thuật: - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm. 
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 1. Hoạt động khởi động (3 phút)
- Kết nối bài học.
- Giới thiệu bài - Ghi tên bài.
- HS hát bài: Bài ca đi học
- Học sinh nghe giới thiệu, mở SGK.
2. HĐ Luyện đọc (20 phút)
 - Cách tiến hành: 
 a. GV đọc mẫu toàn bài:
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng:
+ Giọng nhân vật “tôi”: Giọng tâm sự nhẹ nhàng, hồn nhiên.
+ Giọng mẹ: dịu dàng. 
 b. Học sinh đọc nối tiếp từng câu kết hợp luyện đọc từ khó:
- GV theo dõi HS đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của HS.
c. Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó:
- Giáo viên theo dõi, quan sát.
- Luyện đọc câu khó, HD ngắt giọng câu dài: 
+Nhưng / chẳng lẽ lại nộp một bài văn ngắn ngủn như thế này à? 
+Tôi nhìn xung quanh, mọi người vẫn viết. Lạ thật, các bạn viết gì mà nhiều thế? 
- GV yêu cầu đặt câu với từ “Viết lia lịa” tìm từ trái nghĩa với từ “Ngắn ngủn”.
d. Đọc đồng thanh:
- HS lắng nghe.
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp câu trong nhóm. 
- Nhóm báo cáo kết quả đọc trong nhóm.
- Luyện đọc từ khó do HS phát hiện theo hình thức: Đọc mẫu (M4) => Cá nhân (M1) => Cả lớp (Liu - xi – a , Cô - li – a,...).
- HS chia đoạn (4 đoạn như SGK).
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc từng đoạn trong nhóm.
- Nhóm báo cáo kết quả đọc đoạn trong nhóm.
- Đọc phần chú giải (đọc cá nhân). 
- 1 nhóm đọc nối tiếp 4 đoạn văn trước lớp.
- Đại diện 4 nhóm đọc nối tiếp 4 đoạn văn trước lớp.
-Lớp đọc đồng thanh đoạn 4.
3. HĐ tìm hiểu bài (15 phút):
. Cách tiến hành: Làm việc cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Chia sẻ trước lớp
- GV yêu cầu 1 HS đọc to 4 câu hỏi cuối bài.
- Đại diện các nhóm chia sẻ kết quả trước lớp.
+ Nhân vật “tôi” trong truyện này tên là gì? 
+ Cô giáo ra cho lớp đề văn như thế nào? 
+ Vì sao Cô - li – a thấy khó viết bài tập làm văn? 
+ Thấy các bạn viết nhiều, Cô - li – a làm cách gì để bài viết dài ra? 
+ Vì sao mẹ bảo Cô - li – a đi giặt quần áo:
+ Lúc đầu Cô - li – a ngạc nhiên ?
+ Vì sao sau đó, Cô - li – a vui vẻ làm theo lời mẹ? 
+ Bài đọc giúp em điều gì?
- 1 HS đọc 4 câu hỏi cuối bài.
- Các nhóm thảo luận để trả lời các câu hỏi (thời gian 3 phút).
- Cô - li – a.
- Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ.
- Vì ở nhà mẹ thường làm mọi việc, dành thời gian cho Cô - li – a học.
- Cô - li –a cố nhớ lại những việc thỉnh thoảng bạn mới làm và kể ra những việc bạn chưa làm bao giờ làm...
- Cô - li –a ngạc nhiên vì chưa bao giờ phải giặt quần áo
- Vì bạn nhớ ra đó là việc bạn đã nói trong bàic TLV.
- Lời nói phải đi đôi với việc làm
4. HĐ Luyện đọc lại - Đọc diễn cảm (15 phút)
b.Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp
- Yêu cầu HS nêu lại cách đọc của các nhân vật.
+Chú ý giọng đọc của nhân vật “tôi”.
- GV nhận xét chung - Chuyển HĐ.
- 1 HS M4 đọc mẫu toàn bài.
- Xác định các giọng đọc có trong câu chuyện 
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc phân vai.
+ Phân vai trong nhóm.
+ Luyện đọc phân vai trong nhóm.
- Thi đọc phân vai trước lớp: Các nhóm thi đọc phân vai trước lớp.
- Lớp nhận xét
5. HĐ kể chuyện (15 phút)
- Cách tiến hành:
a. GV nêu yêu cầu của tiết kể chuyện
 b. Hướng dẫn HS kể chuyện:
b1. Sắp xếp lại 4 bức tranh theo đúng thứ tự trong câu chuyện.
- GV treo tranh và yêu cầu cả lớp quan sát 4 tranh minh họa trong SGK. 
- GV gọi HS phát biểu.
+ GV nhận xét chốt lại lời giải đúng là : 3 , 4 , 2 -,1.
- Gọi 4 HS nối tiếp nhau kể 4 đoạn của câu chuyện.
b2. Kể lại 1 đoạn của câu chuyện theo lời của em. 
 - GV nhắc HS: BT chỉ yêu cầu em chọn kể 1 đoạn của câu chuyện và kể bằng lời của em. 
c. HS kể chuyện trong nhóm
d. Thi kể chuyện trước lớp- M1, M2: Kể đúng nội dung.
- M3, M4: Kể có ngữ điệu 
-GV đặt câu hỏi chốt nội dung bài: 
+ Em có thích bạn nhỏ trong câu chuyện này không? Vì sao?
+ Em học được gì từ câu chuyện này?
- GV tổng kết: Mặc dù chưa giúp được mẹ ....
- Lắng nghe.
- Quan sát từng tranh.
- Sắp xếp tranh và viết ra phiếu học tập.
- HS phát biểu – lớp nhận xét: Trật tự đúng của tranh: 3, 4, 2, 1.
- 4 HS nối tiếp nhau kể 4 đoạn của câu chuyện.
- 1 HS đọc yêu cầu kể chuyện và mẫu
- Nhóm trưởng điều khiển:
- Luyện kể cá nhân.
- Luyện kể nối tiếp đoạn trong nhóm.
- Các nhóm thi kể nối tiếp đoạn trước lớp.
- HS trả lời theo ý đã hiểu.
- HS trả lời theo ý đã hiểu khi tìm hiểu bài.
- Nhiều học sinh trả lời.
6. HĐ ứng dụng (1 phút):
7. Hoạt động sáng tạo (1 phút)
- Về kể lại câu chuyện cho người thân nghe
Thứ ba ngày 13 tháng 10 năm 2020
TOÁN:
TIẾT 27: CHIA SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: - Biết thực hiện phép chia số có hai chữ số cho số có một chữ số và chia hết ở tất cả các lượt chia. Củng cố về tìm một trong các thành phần bằng nhau của một số.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tính toán chính xác khi thực hiện phép chia số có hai chữ số cho số có một chữ số.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán. 
4. Góp phần phát triển NL: NL tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy 
* Bài tập cần làm: Bài 1, 2a, 3.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng:- GV: Bảng, phấn màu, sách. 
- HS: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp, kĩ thuật: - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, trò chơi học tập.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HĐ khởi động (3 phút):
- Trò chơi: Điền đúng điền nhanh.
- Kết nối kiến thức.
- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng. 
- HS tham gia chơi.
- Học sinh 1: Tìm của 12cm.
2.Hoạt động hình thành kiến thức mới (15 phút)
a.Mục tiêu: Yêu cầu HS nắm được cách chia số có hai chữ số cho số có một chữ số và chia hết ở tất cả các lượt chia.
b.Cách tiến hành:
HD thực hiện phép chia 96 : 3 
- GV viết phép chia 96 : 3 lên bảng.
+ Đây là phép chia số có mấ y chữ số cho số có mấy chữ số? 
+ Ai thực hiện được phép chia này? 
- GV hướng dẫn: 
+ Đặt tính: 96 3 
+ Tính: 9 chia 3 được 3, viết 3 
 3 nhân 3 bằng 9, 9 trừ 9 bằng 0 
 Hạ 6, 6 chia 3 được 2, viết 2 
 2 nhân 3 bằng 6, 6 trừ 6 bằng 0 
Vậy 96 : 3 = 32 
- HS quan sát. 
- Là phép chia số có 2 chữ số (96) cho số có một chữ số (3).
- HS nêu. 
- HS làm vào nháp. 
- HS chú ý quan sát.
- Vài HS nêu lại cách chia và nêu miệng: 
96 : 3 = 32 
- Lắng nghe và ghi nhớ.
2. HĐ thực hành (15 phút):
a. Mục tiêu: Củng cố cách chia số có hai chữ số cho số có một chữ số, cách tìm một trong các phần bằng nhau của một số, giải toán có lời văn.
b. Cách tiến hành: Cá nhân - Cặp đôi - Lớp
Bài 1: 
- G ... hận lớp, nêu nhiệm vụ giờ học.
- Đứng tại chỗ vỗ tay và hát. 
- Giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp. Trò chơi “Kéo cưa lừa sẻ”.
5-6’
 o o o o o
 o o o o o
2. PHẦN CƠ BẢN:
- Ôn tập hợp hàng ngang dóng hàng 
- Học đi chuyển hướng phải, trái.
- Chơi trò chơi: “Mèo đuổi chuột”. 
+ Nhắc nhở học sinh tham gia chơi vui vẻ và an toàn.
20 - 25’
o o o o o
o o o o o
- HS tập theo tổ, tổ trưởng điều khiển.
-> GV quan sát sửa sai. 
- GV nêu tên, làm mẫu và giới thiệu: Lúc đầu đi chậm sau đó tốc độ tăng dần, người trước cách người sau 2 m 
- HS thực hành đi : Ôn đi theo đường thẳng rồi mới chuyển hướng.
-> GV quan sát uốn nắn.
- GV nhắc lại cách chơi và luật chơi.
3. PHẦN KẾT THÚC:
- Thả lỏng, đi chậm vỗ tay và hát.
- GV cùng HS hệ thống lại bài.
- GV Yêu cầu HS về nhà tập luyện thêm.
- Giải tán lớp học.
5’
o o o o o
o o o o o
....................................................................
SINH HOẠT LỚP
I/ Nhận xét hoạt động của lớp trong tuần 6. 
a- Nề nếp:
- Nhìn chung trong tuần các em ngoan, lễ phép, biết vâng lời thầy cô giáo, giúp đỡ bạn bè.
b- Học tập:
- Các em đi học đúng giờ, soạn sách vở tương đối đúng thời khóa biểu.
- Trong giờ học có một số em học tập tốt, mạnh dạn phát biểu xây dựng bài. 
- Tinh thần học bài cũ trước khi đến lớp có tiến bộ hơn.
- Vẫn còn một số em chưa thực sự chú ý cần cố gắng hơn trong các giờ học 
-Một số em ghi chép bài ở vở ghi chung chưa cẩn thận 
-Một số em vẫn còn quên sách vở, đồ dùng học tập 
- d - Vệ sinh 
- Vệ sinh cá nhân, trường lớp sạch đẹp. Biết nhặt rác bỏ đúng nơi quy định, lớp luôn sạch sẽ.
II- Kế hoạch tuần 7:
a.Nề nếp- Tiếp tục duy trì hành vi đạo đức tốt. Không nói tục.
Thực hiện tốt nề nếp ra vào lớp,vệ sinh sạch sẽ, đồng phục đúng quy định, mặc áo có nhãn tên.
b- Học tập:
-Đi học đúng giờ, học và làm bài ở nhà đầy đủ. 
-Chuẩn bị đủ đồ dùng học tập trước khi đến lớp.
- Tăng cường luyện đọc, viết chú ý trong giờ học để học tập tốt hơn.
- Kiểm tra vở đồ dùng học tập hằng ngày của học sinh. 
-Các tổ trưởng kiểm tra đầu giờ. 
c- Hoạt động khác:
-Đi vệ sinh đúng nơi quy định. Giờ ra chơi không được ra ngoài cổng trường.
Vui chơi lành mạnh, không trèo phá cây xanh trong trường.
-Sinh hoạt Sao theo chủ điểm
III. Văn hóa giao thông : Bài 9:Không nghịch phá đèn tín hiệu, biển báo hiệu giao thông.
THỦ CÔNG: 
GẤP CẮT DÁN NGÔI SAO VÀNG 5 CÁNH (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: Học sinh biết cách gấp, cắt, dán ngôi sao 5 cánh.
2. Kỹ năng: 
- Gấp, cắt, dán được ngôi sao 5 cánh và lá cờ đỏ sao vàng đúng quy trình kĩ thuật. Các cánh của ngôi sao tương đối đều nhau. Hình dán tương đối phẳng, cân đối.
- Với học sinh khéo tay: Gấp, cắt, dán được ngôi sao 5 cánh và lá cờ đỏ sao vàng. Các cánh của ngôi sao đều nhau. Hình dán phẳng, cân đối.
3. Thái độ: Hứng thú với giờ học gấp hình, yêu thích các sản phảm thủ công, thích đồ chơi thủ công do mình làm ra.
4. Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng:	
- GV: 
+ Mẫu lá cờ đỏ sao vàng làm bằng giấy thủ công.
+ Giấy thủ công màu đỏ, màu vàng và giấy nháp.
+ Kéo, hồ dán, bút chì, thước kẻ.
- HS: Giấy nháp, giấy thủ công, kéo.
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm. 
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. HĐ khởi động (5 phút):
- Kiểm tra dụng cụ, đồ dùng học tập của HS và nhận xét.
- Kết nối nội dung bài học.
- Giới thiệu bài mới.
- Hát bài: Đôi bàn tay em.
- HS kiểm tra trong cặp đôi, báo cáo GV.
- Học sinh lắng nghe.
2. HĐ thực hành (25 phút)
*Mục tiêu: Học sinh gấp, cắt, dán được ngôi sao 5 cánh.
*Cách tiến hành: 
Việc 1: Học sinh thực hành gấp, cắt, dán ngôi sao 5 cánh và lá cờ đỏ sao vàng.
- Yêu cầu học sinh nhắc lại các bước thực hiện gấp, cắt, dán ngôi sao và lá cờ đỏ sao vàng.
- Cho HS thực hành gấp, cắt, dán ngôi sao 5 cánh trong nhóm 4 để những em biết gấp hướng dẫn em chưa biết gấp.
- Giáo viên quan sát nếu học sinh nào còn lúng túng khi thực hiện thì giáo viên cần hướng dẫn lại để học sinh cả lớp biết cách thực hiện.
- Nhận xét kết quả thực hành của học sinh.
Việc 2: Học sinh trưng bày sản phẩm
- Đánh giá sản phẩm của học sinh. 
- Khen, khích lệ Hs có sản phẩm đẹp.
- Học sinh nhắc lại các bước gấp, cắt ngôi sao vàng 5 cánh và lá cờ đỏ sao vàng.
Bước 1: Gấp giấy để cắt ngôi sao vàng 5 cánh.
Bước 2: Cắt ngôi sao vàng 5 cánh.
Bước 3: Dán ngôi sao vàng 5 cánh vào tờ giấy màu đỏ để được lá cờ đỏ sao vàng.
- Thực hành gấp, cắt, dán ngôi sao 5 cánh trong nhóm. Tự hỗ trợ nhau hoàn thành sản phẩm. 
- Học sinh trưng bày sản phẩm.
- Nhận xét - Đánh giá.
3. HĐ ứng dụng (4 phút):
4. HĐ sáng tạo (1 phút): 
- Nhắc lại cách dán ngôi sao vàng lên lá cờ đỏ.
- Về tiếp tục thực hành cắt, gấp thêm ngôi sao 5 cánh.
- Trang trí ngôi sao 5 cánh đó cho đẹp hơn bằng cách vẽ (hoặc dán) thêm các họa tiết vào các cánh hoa.
- Dùng các ngôi sao 5 cánh lớn nhỏ trang trí vào góc học tập của mình.
.................................................................................
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI: (VNEN)
CƠ QUAN BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU (Tiết 3)
.................................................................................
SINH HOẠT TẬP THỂ :
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Nắm được ưu - khuyết điểm trong tuần.
- Phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm. 
- Biết được phương hướng tuần tới.
- GD HS có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau. 
- Biết được truyền thống nhà trường.
- Thực hiện an toàn giao thông khi đi ra đường.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Nắm được ưu – khuyết điểm của HS trong tuần
- HS: Chủ tịch Hội đồng tự quản và các Trưởng ban chuẩn bị ND báo cáo.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH:
1. Lớp hát tập thể
2. Lớp báo cáo hoạt động trong tuần:
- 4 Trưởng ban lên nhận xét các thành viên trong tổ và xếp loai từng thành viên.
- Tổ viên các tổ đóng góp ý kiến.
- Chủ tịch HĐTQ lên nhận xét chung các ban.
- GV nhận xét chung:
 + Nề nếp:
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 + Học tập: 	
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
3. Phương hướng tuần sau: 
- Tiếp tục thi đua: Học tập tốt, thực hiện tốt nề nếp, vâng lời thầy cô, nói lời hay làm việc tốt.
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
4. Lớp văn nghệ - múa hát tập thể.
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.................................................................................
BUỔI CHIỀU:
TIẾNG ANH:
(GV chuyên trách)
......................................................................................
KỸ NĂNG SỐNG:
XỬ LÝ KHI GẶP ĐÁM CHÁY Ở MỘT SỐ NƠI CÔNG CỘNG
TIẾNG ANH:
(GV chuyên trách)
....
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.................................................................................
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_cac_mon_lop_3_tuan_6_nam_hoc_2020_2021_vo_thi_hong_t.doc