Giáo án Tiếng việt 3 tuần 9 - Nguyễn Phượng Ánh

Giáo án Tiếng việt 3 tuần 9 - Nguyễn Phượng Ánh

 TIẾNG VIỆT

ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ

TIẾT 1

I / MỤC TIÊU:

 Kiểm tra lấy điểm tập đọc :HS đọc thông các bài tập đọc đã học trong 8 tuần đầu lớp 3 (phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 65 chữ / phút, biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ).

 Ôn tập phép so sánh: Tìm đúng những sự vật được so sánh với nhau trong các câu đã cho. Chọn đúng các từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để tạo phép so sánh.

II / CHUẨN BỊ:

-Phiếu viết tên từng bài tập đọc ( không yêu cầu học thuộc lòng )

-Bảng phụ viết sẵn các câu văn ở BT2.

- Bảng lớp viết (2 lần) các câu văn ở BT3.

 

doc 15 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 986Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng việt 3 tuần 9 - Nguyễn Phượng Ánh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ
TIẾT 1 
I / MỤC TIÊU:
- Kiểm tra lấy điểm tập đọc :HS đọc thông các bài tập đọc đã học trong 8 tuần đầu lớp 3 (phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 65 chữ / phút, biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ).
- Ôn tập phép so sánh: Tìm đúng những sự vật được so sánh với nhau trong các câu đã cho. Chọn đúng các từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để tạo phép so sánh.
II / CHUẨN BỊ:
-Phiếu viết tên từng bài tập đọc ( không yêu cầu học thuộc lòng )
-Bảng phụ viết sẵn các câu văn ở BT2.
- Bảng lớp viết (2 lần) các câu văn ở BT3.
III / HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
 1/Giới thiệu bài:Ôn tập, củng cố kiến thức và kiểm tra kết quả học môn Tiếng Việt trong 8 tuần đầu của học kì 1.
 2/ Kiểm tra tập đọc:( khoảng ¼ HS)
 - GV cho H nhắc lại tên các bài tập đọc đã học
 - Nhận xét
 - GV ghi lên các phiếu bốc thăm.
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài tập đọc (được xem lại bài khoảng 2 phút)
- HS đọc 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định 
 - GV đặt 1 câu hỏi về đoạn vừa đọc
 - GV cho điểm 
 3/ Bài tập 2
- Một HS đọc.
- GV mở bảng phụ đã viết 3 câu văn
- Mời 1 HS phân tích câu 1 làm mẫu:
+ Tìm hình ảnh so sánh trong câu?
Mẫu: Hồ như một chiếc gương bầu dục khổng lồ
Hình ảnh so sánh
 Sự vật 1
 Sự vật 2
Hồ nước như một chiếc gương bầu dục khổng lồ
 Hồ nước
Chiếc gương bầu dục khổng lồ
Cầu Thê Húc cong cong như con tôm
 Cầu Thê Húc 
Con tôm
Con rùa đầu to như trái bưởi
Đầu con rùa
Trái bưởi
 -Nhận xét
 4/ Bài tập 3:
 - HS đọc yêu cầu của BT.
 - HS làm bài
- Nhận xét
 5/ Củng cố- Dặn dò:
 -Về nhà học thộc các hình ảnh so sánh.
 - Xem lại bài
 - Nhận xét, đánh giá 
 - Nghe
 - HS tình bày
 - Cá nhân
 - HS đọc
 - HS trả lời câu hỏi
 - Cả lớp theo dõi
 _ Quan sát
 - 1HS làm mẫu
 - Nhận xét
- 1HS đọc
 - 3HS lên bảng phụ, cả lớp làm vào vở.
 a/ một cánh diều
 b/ tiếng sáo
 c/ những hạt ngọc
 - Nhận xét
TIẾNG VIỆT
TIẾT 2
I/ MỤC TIÊU: 
 - Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc (yêu cầu như tiết 1).
 - Ôn cách đặt câu hỏi cho từng bộ phận câu trong kiểu câu: Ai là gì?
 - Nhớ và kể lại lưu loát, trôi chảy, đúng diễn biến một câu chuyện đã học trong 8 tuần đầu.
II/ CHUẨN BỊ:
 -Phiếu ghi tên từng bài tập đọc 8 tuần đầu (không có yêu cầu HTL). 
 -Bảng phụ chép sẵn hai câu văn của BT2, ghi tên các truyện đã học trong 8 tuần đầu.
III / HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
 1/Kiểm tra bài cũ:
Đặt câu có hình ảnh so sánh?
Nhận xét, đánh giá
 2/ Giới thiệu bài:nêu mục tiêu
 3/ Kiểm tra đọc: ( khoảng ¼ HS)
 - GV ghi lên các phiếu bốc thăm.
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài tập đọc ( được xem lại bài khoảng 2 phút)
- HS đọc 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định + GV đặt câu hỏi 
- GV cho điểm 
 4/ Bài tập 2:
 - HS đọc yêu cầu của bài.
 - Trong 8 tuần vừa qua, các em đã học những mẫu câu nào? 
 - Hoạt động nhóm 4
 - Trình bày
 - Nhận xét
 - Các em đã đọc kiểu câu nào?
 5/ Bài tập 3:
- HS đọc yêu cầu của bài.
- GV yêu cầu HS nói nhanh tên các truyện đã học
- GV mở bảng phụ đã viết đủ tên truyện đã học
Trò chơi: Giọng kể chuyện vàng
- HS suy nghĩ, tự chọn nội dung (kể chuyện nào, một đoạn hay cả câu chuyện), hình thức (kể theo trình tự câu chuyện, kể theo lời một nhân vật hay cùng các bạn kể phân vai)
- HS thi kể.
- GV nhận xét, bình chọn những bạn kể chuyện :kể đúng diễn biến của câu chuyện, kể tự nhiên, thay đổi giọng kể linh hoạt phù hợp với nội dung câu chuyện.
 6/ Củng cố, dặn dò:
 - Về nhà xem lại bài
 - Xem trước bài tiết 2, 4
 -Nhận xét, đánh giá
Lớp
- HS đặt câu có hình ảnh so sánh 
 - Nghe
 - Cá nhân
 -HS đọc +trả lời câu hỏi
 -1HS đọc
-Ai là gì ?
- Thảo luận nhóm
- Đại diện nhóm trình bày
 a/ Ai
 b/ là gì
 - HS trình bày ( Ai là gì?, Ai làm gì? )
 - 1HS đọc
 - Trình bày
 - Trình bày trước lớp
 - Nhận xét
TIẾNG VIỆT
TIẾT 3
I/ MỤC TIÊU: 
 - Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc (yêu cầu như tiết 1).
 - Luyện tập đặt câu theo đúng mẫu: Ai là gì?
 - Hoàn thành đơn xin tham gia sinh hoạt câu lạc bộ thiếu nhi phường (xã, quận, huyện) theo mẫu.
 II/ CHUẨN BỊ:
 - Phiếu ghi tên từng bài tập đọc (8 tuần đầu)
 - Bảng phụ
 - Bản phô tô đơn xin tham gia sinh hoạt câu lạc bộ 
 III/ HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
 1/ Kiểm tra bài cũ:
- Kể lại 1 đoạn chuyện em thích trong những bài em đã được nghe trên lớp ?
 - Nhận xét, đánh giá
 2/ Giới thiệu bài: nêu mục tiêu
 3/ Kiểm tra tập đọc: ( khoảng ¼ HS )
 - GV ghi lên các phiếu bốc thăm.
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài tập đọc ( được xem lại bài khoảng 2 phút)
- HS đọc 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định +câu hỏi 
- GV cho điểm 
 4/ Bài tập 2:
GV nêu yêu cầu của bài?
Nhắc HS không quên mẫu câu các em cần đặt: Ai là gì?
Hoạt động nhóm 4
GV phát bảng phụ
Trình bày
Nhận xét
 5/ Bài tập 3:
 - Đọc yêu cầu của bài
 - Giáo viên phát phiếu (bản phô tô)
 - Đơn xin vào sinh hoạt câu lạc bộ để được vui chơi nhiều trò chơi ; đá bóng, múa hát ,
 - Nội dung phần Kính gởi em chỉ cần viết tên xa,õhuyện. 
 - Địa chỉ là nơi các em đang ở
 -Cả lớp viết vào đơn
 - Đọc lá đơn trước lớp
 - Nhận xét
 6/ Củng cố,dặn dò:
 - Về nhà xem lại bài
 - Xem trước bài: tiết 5, 6
 - Nhận xét, đánh giá
 -3 HS kể
 - Cá nhân
 - HS đọc+ trả lời câu hỏi
 - Chú ý
 - Thảo luận nhóm
 - Nhóm nhận bảng phụ
 - Đại diện nhóm
 - Nhận xét
(VD: bố em là công nhân nhà máy điện./
 Chúng em là những học trò chăm ngoan./)
 -1HS đọc yêu cầu
 -HS chú ý
 - Viết vào lá đơn
 - Trình bày
 - Nhận xét
 TIẾNG VIỆT
TIẾT 4
 I/ MỤC TIÊU:
 -Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc (yêu cầu như tiết 1).
 - Ôn cách đặt câu hỏi cho các bộ phận câu: Ai làm gì?
 - Nghe - viết chính xác đoạn văn: Gió heo may.
 II/ CHUẨN BỊ:
 - Phiếu ghi tên từng bài tập đọc.
 - Bảng phụ chép sẵn 2 câu ở BT2.
 III / HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
 1/ Kiểm tra bài cũ:
- Đọc lá đơn em đã viết ở tiết 3
 - Nhận xét
 2/ Giới thiệu bài : nêu mục tiêu ( khoảng ¼ HS )
 3/ Kiểm tra tập đọc:
 - GV cho từng HS lên bốc thăm chọn bài tập đọc (được xem lại bài khoảng 2 phút)
 - HS đọc 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định + câu hỏi về đoạn vừa đọc
 - GV cho điểm 
 4/ Bài tập 2:
- HS đọc yêu cầu của bài.
- Hai câu này được cấu tạo theo mẫu câu nào? 
 - Hoạt động nhóm 4
 - Trình bày
 - Nhận xét
 5/ Bài tập 3:
GV đọc một lần đoạn văn làm mẫu .
Viết những từ dễ viết sai khi viết sai chính tả.
Giáo viên đọc bài
 Chấm, chữa bài
 Nhận xét
 6/ Củng cố, dặn dò:
 - Về nhà xem lại bài.
 -Xem trước bài: tiết 5, 6
 - Nhận xét, đánh giá
 - 3 HS đọc
 - Cá nhân
 - HS đọc bài +trả lời câu hỏi
 - 1HS đọc
 - Ai làm gì?
 - Thảo luận nhóm
 - Đại diện nhóm
 a/ làm gì ?
 b/ Ai ?
 - Nhận xét
 - 2 HS đọc lại
 - Cả lớp viết từ dễ viết sai
 - Cả lớp viết vào vở
TIẾNG VIỆT
TIẾT 5
I/ MỤC TIÊU:
 - Kiểm tra lấy điểm HTL các bài thơ, văn có yêu cầu HTL (từ tuần 1 đến tuần 8, sách Tiếng Việt 3, tập một)
 - Luyện tập củng cố vốn từ: Lựa chọn từ thích hợp bổ sung ý nghĩa cho các từ chỉ sự vật.
 - Đặt câu theo mẫu: Ai làm gì?
 II/ CHUẨN BỊ : 
 - 9 phiếu - mỗi phiếu ghi tên 1 bài thơ, văn và mức độ yêu cầu HTL 
 - Bảng phụ
III . HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
 1/ Kiểm tra bài cũ :
- Đặt câu theo mẫu: Ai là gì ?
 Ai làm gì ?
- Nhận xét
 2/ Giới thiệu bài: nêu mục tiêu
 3/ kiểm tra bài cũ: (khoảng ¼ HS )
 - Gọi HS lên bảng bốc thăm đọc thuộc lòng bài + trả lời câu hỏi
 - Nhận xét, đánh giá
 4/ Bài tập 2:
- HS đọc yêu cầu 
- GV chỉ bảng phụ đã chép đoạn văn, nhắc HS đọc kĩ đoạn văn, chọn từ bổ sung ý nghĩa thích hợp cho từ in đậm .
 - HS đọc thầm đoạn văn, làm bài vào vở 
 - Nhận xét
Vì sao em chọn từ này, không chọn từ kia ?
 5/ Bài tập 3:
GV nêu yêu cầu của bài
Mẫu câu các em cần đặt là mẫu câu nào?
 Trò chơi:Ai nhanh hơn (GV chia lớp 2 đội thi đua đặt câu, đội nào nhanh- đúng đội đó thắng)
 - Nhận xét 
 6/ Củng cố , dặn dò:
Xem lại bài
Xem trước bài tiết : 7
Nhận xét, đánh giá
 - 2 HS lê bảng , cả lớp làm vào nháp
 - Nhận xét 
 - HS chú ý
 - Cá nhân
 -1HS đọc
 - HS chú ý
 - Cả lớp làm bài, 3 HS lên bảng phụ làm bài
 - Nhận xét
Mỗi bông hoa cỏ may như một cái tháp xinh xắn nhiều tầng
Chọn từ xinh xắn, vì hoa cỏ may giản dị, không lộng lẫy
Khó có thể tưởng tượng bàn tay tinh xảo nào có thể hoàn thành hàng loạt công trình đẹp đẽ, tinh tế đến vậy.
Chọn từ tinh xảo, vì tinh xảo là "khéo léo,tinh khôn :khôn ngoan"
Hoa cỏ may mảnh, xinh xắn :là một công trình đẹp đẽ, tinh tế, không thể là đẹp đẽ, to lớn
 - HS chú ý
Ai làm gì?
 - Lớp chơi
VD: Đàn cò đang bay lượn trên cánh đồng./
 Mẹ dẫn tôi đến trường./
- Nhận xét
 TIẾNG VIỆT
TIẾT 6
I/ MỤC TIÊU:
 -Tiếp tục kiểm tra lấy điểm HTL.
- Luyện tập củng cố vốn từ: chọn từ ngữ thích hợp bổ sung ý nghĩa cho các từ ngữ chỉ sự vật.
 - Ôn luyện về dấu phẩy. 
II/ CHUẨN BỊ:
9 phiếu - mỗi phiếu ghi tên 1 bài thơ, văn và mức độ yêu cầu HTL.
Bảng phụ
III / HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
1/ Kiểm tra bài cũ: 
 - Đặt câu theo mẫu: Ai là gì ? Ai làm gì ?
 - Nhận xét
 2/Giới thiệu bài: nêu mục tiêu
 3/Kiểm tra bài học thuộc lòng: (khoảng ¼ HS)
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài HTL; xem lại trong SGK bài vừa chọn khoảng 2 phút.
HS đọc thuộc lòng cả bài hoặc khổ thơ +câu hỏi
 - Nhận xét,đánh giá
 4/ Bài tập 2:
HS đọc yêu cầu của bài 
Đoạn văn có ý nghĩa chưa?
Có mấy chỗ trống và mấy từ cần điền?
 - GV giải thích cho xem hoa, tranh, huệ trắng, cúc vàng, hồng đỏ, vi-ô-lét tím nhạt.
 -Hoạt động nhóm 4
 -Nhóm trình bày
 - GV nhận xét 
 5/ Bài tập 3:
HS đọc yêu cầu .
 Thảo luận nhóm 2
Trình bày
 - Nhận xét
6/ Củng cố, dặn dò :
- Về nhà xem lại bài
- Xem trước tiết 7
- Nhận xét, đánh giá
 -2 HS lên bảng đặt câu
 - Nhận xét
 -HS chú ý 
 - Đọc cá nhân 
-1HS đọc
 - Đoạn văn chưa có ý nghĩa
 - Có 5 chỗ trống và từ
 - Chú ý
 -Thảo luận nhóm
 - Đại diện nhómtrình bày
(Xuân về, cây cỏ trải một màu xanh non. Trăm hoa đua nhau khoe sắc. Nào chị hoa huệ trắng tinh, chị hoa cúc vàng tươi, chị hoa hồng đỏ thắm, bên cạnh cô em vi-ô-lét tím nhạt, mảnh mai. Tất cả đã tạo nên một vườn xuân rực rỡ.)
 - Nhận xét
-1 HS đọc
- Thảo luận nhóm
- Đại diện nhóm trình bày
+ Hằng năm, cứ vào đầu tháng 9, các trường lại khai giảng năm học mới.
+ Sau ba tháng hè tạm xa trường, chúng em lại náo nức tới trường gặp thầy, gặp bạn.
+ Đúng 8 giờ, trong tiếng Quốc ca hùng tráng, lá cờ đỏ sao vàng được kéo lên ngọn cột cờ.
- Nhận xét
TIẾNG VIỆT
TIẾT 7
I/ MỤC TIÊU:
 - Tiếp tục kiểm tra lấy điểm HTL.
 - Củng cố và mở rộng vốn từ qua trò chơi ô chữ.
II/ CHUẨN BỊ: Phiếu ghi tên bài học thộc lòng, bảng phụ
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
1/ Kiểm tra bài cũ : 
 - Gọi 2 HS lên đặt dấu phẩy vào câu sau:
 * Xuân về cây cỏ trải một màu xanh non.
* Bé thấy rặng trâm bầu xóm chợ cả những nơi ba má bé đang đánh giặc.
 - Nhận xét
 2/ Bài mới:
 a/ Giới thiệu bài: nêu mục tiêu
 b/ Kiểm tra học thộc lòng:
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài HTL; xem lại trong SGK bài vừa chọn khoảng 1 đến 2 phút.
HS đọc thuộc lòng cả bài hoặc khổ thơ, GV cho điểm. 
 c/ Bài tập 2 :Giải ô chữ
- Đọc yêu cầu bài?
- GV yêu cầu HS quan sát , hướng dẫn HS làm bài.
+ Bước 1: Dựa theo lời gợi ý (dòng 1)
 _ Phán đoán từ ngữ đó là gì ?
(Mẫu 1: TRẺ EM).
* Đừng quên điều kiện: Tất cả các từ ngữ tìm được đều bắt đầu bằng chữ T.
+ Bước 2: Ghi từ ngữ vào các ô trống theo dòng hàng ngang có đánh số thứ tự (viết chữ in hoa), mỗi ô trống ghi 1 chữ cái (xem mẫu). Các từ này phải có nghĩa đúng như lời gợi ý và có số chữ khớp với các ô trống trên từng dòng.
+ Bước 3: Sau khi điền đủ 8 từ ngữ vào các ô trống theo dòng ngang, đọc từ mới xuất hiện ở dãy ô chữ in màu.
thứ tự cho các bạn từ số 2 đến số 8. Nhóm thắng cuộc là nhóm giải ô chữ đúng, nhanh.
 -Cả lớp hoạt động nhóm 4
 - Nhóm đại diện trình bày
 -Nhận xét
 3/ Củng cố, dặn dò:
 -Về nhà xem lại các bài đã học.
 - Chuẩn bị giấy kiểm tra.
 - Nhận xét, đánh giá 
 -2 HS lên bảng, cả lớp chủ ỷ
 ( - Xuân về, cây cỏ trải một màu xanh non.
- Bé thấy rặng trâm bầu xóm chợ, cả những nơi ba má bé đang đánh giặc. )
 -Nhận xét
 -Cá nhân
 - 1HS đọc
 - Cả lớp chú ý
Thảo luận nhóm
 Đại diện nhóm trình bày
 Lời giải:
Dòng 1: TRẺ EM	
Dòng 2: TRẢ LỜI	
Dòng 3: THỦY THỦ	
Dòng 4: TRƯNG NHỊ
Dòng 5: TƯƠNG LAI
Dòng 6: TƯƠI TỐT
Dòng 7: TẬP THỂ
Dòng 8: TÔ MÀU
Từ mới : TRUNG THU.
 -Nhận xét

Tài liệu đính kèm:

  • docTIENG VIET 9.doc