Giáo án các môn lớp 3 - Tuần 8 - Thứ 5

Giáo án các môn lớp 3 - Tuần 8 - Thứ 5

 I/ MỤC TIÊU: Giúp học sinh

 -Ôn tập hợp hàng ngang,dóng hàng,đi chuyển hướng phải,trái.Yêu cầu học sinh thực hiện được động tác ở mức tương đối chính xác.

 - Chơi trò chơi: Chim về tổ.Yêu cầu biết cách chơi và tham gia vào trò chơi đúng luật.

II/ ĐỊA ĐIỂM PHƯƠNG TIỆN:

- Địa điểm : Sân trường; 1 còi

 III/ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:

 

doc 7 trang Người đăng Van Trung90 Lượt xem 1134Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn lớp 3 - Tuần 8 - Thứ 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 8	Thứ Năm, ngày . . . tháng . . . năm . . . . . . .
Tiết : 	 Lớp 3
Thể dục
 I/ MỤC TIÊU: Giúp học sinh 
 -Ôn tập hợp hàng ngang,dóng hàng,đi chuyển hướng phải,trái.Yêu cầu học sinh thực hiện được động tác ở mức tương đối chính xác. 
 - Chơi trò chơi: Chim về tổ.Yêu cầu biết cách chơi và tham gia vào trò chơi đúng luật.
II/ ĐỊA ĐIỂM PHƯƠNG TIỆN: 
Địa điểm : Sân trường; 1 còi
 III/ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
NỘI DUNG
ĐỊNH LƯỢNG
PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC
 I/ MỞ ĐẦU
GV: Nhận lớp phổ biến ND yêu cầu giờ học
HS chạy một vòng trên sân tập
Trò chơi:Có chúng em
Kiểm tra bài cũ: 4 hs
Nhận xét
 II/ CƠ BẢN:
a,Ôn đội hình đội ngủ
Thành 4 hàng ngang (dọc)..tập hợp
Nhìn phảithẳng Thôi
Bên trái (phải).quay
Từ 1 đến hết..điểm số
Nhận xét
Các tổ tập luyện DDHDDN N/x, T/d
b.Ôn động tác đi chuyển hướng trái phải 
Hướng dẫn và tổ chức học sinh thực hiện
 Nhận xét
*Các tổ thi đua đi chuyển hướng phải trái
 Nhận xét
 c.Trò chơi: Chim về tổ
GV hướng dẫn và tổ chức HS chơi
 Nhận xét
III/ KẾT THÚC:
HS đứng tại chỗ vỗ tay và hát
Hệ thống lại bài học và nhận xét giờ học
- Về nhà ôn DDHDDN và bài tập RLTTCB
6p
 28p
10p
1-2lần
 10p
 1-2lần
 8p
 6p
Đội Hình 
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
 GV
Đội hình tập luyện
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
Đội hình trò chơi
 GV
 * * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
 X 
Tuần : 8	 Thứ Năm
Tiết : 	Lớp 3
Toán
I/ Mục tiêu : 
Kiến thức: giúp học sinh biết tìm số chia chưa biết.
Củng cố về tên gọi và quan hệ của các thành phần trong phép chia.
Kĩ năng: học sinh tính nhanh, chính xác, tìm số chia chưa biết thành thạo. 
Thái độ : Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo
II/ Chuẩn bị :
GV : 6 hình vuông ( hoặc hình tròn ) bằng bìa hoặc bằng nhựa, đồ dùng dạy học : trò chơi phục vụ cho việc giải bài tập
HS : vở bài tập Toán 3.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của HS
Hoạt động của Giáo viên
Hát
Phương pháp : Giảng giải, thảo luận, thực hành, đàm thoại
2 học sinh đọc.
Có 6 hình vuông, chia thành 2 nhóm. 
Học sinh thực hiện.
Hỏi mỗi nhóm có mấy hình vuông ?
Muốn biết mỗi nhóm có mấy hình vuông ta lấy 6 chia cho 2
6 : 2 = 3 ( hình vuông )
Trong phép chia 6 : 2 = 3, 6 là số bị chia, 2 là số chia, 3 là thương.
Học sinh trình bày. Bạn nhận xét
2 = 6 : 3
Cá nhân
Trong phép chia hết, muốn tìm số chia ta lấy số bị chia chia cho thương.
Trong phép chia trên, x được gọi là số chia.
Muốn tìm số chia x ta lấy số bị chia là 30 chia cho thương là 5
Học sinh lên bảng thực hiện.
Bạn nhận xét.
30 : x = 5
x = 30 : 5
x = 6
Phương pháp : thi đua, trò chơi 
Học sinh đọc
HS làm bài
Học sinh thi đua sửa bài
Lớp Nhận xét
HS nêu 
Học sinh làm bài và sửa bài
Học sinh đọc
HS làm bài
Học sinh thi đua sửa bài
Lớp Nhận xét
HS đọc 
Học sinh làm bài và sửa bài
Lớp nhận xét
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : Luyện tập ( 4’ )
Nhận xét vở HS
Các hoạt động :
Giới thiệu bài : tìm số chia ( 1’ )
Hoạt động 1 : ( 12’ )
Mục tiêu : Hướng dẫn học sinh biết tìm số chia chưa biết. Củng cố về tên gọi và quan hệ của các thành phần trong phép chia
Giáo viên nêu bài toán 1 : Có 6 hình vuông, chia thành 2 nhóm. Hỏi mỗi nhóm có mấy hình vuông ?
Gọi học sinh đọc lại đề toán và hỏi :
+ Bài toán cho biết gì ?
Giáo viên cho cả lớp lấy 6 hình vuông chia thành 2 nhóm.
Gọi học sinh đọc lại đề toán và hỏi :
+ Bài toán hỏi gì ?
+ Muốn biết mỗi nhóm có mấy hình vuông ta làm như thế nào ?
+ Hãy nêu phép tính. 
Giáo viên ghi bảng : 6 : 2 = 3
+ Hãy nêu tên gọi của thành phần và kết quả trong phép chia 6 : 2 = 3.
Ghi tên gọi các thành phần đó lên bảng.
Giáo viên dùng bìa che số chia 2
6
:
=
 3
Số bị chia
Số chia
Thương 
Giáo viên hỏi :
+ Muốn tìm số chia ta làm như thế nào ?
GV KL : Muốn tìm số chia, ta lấy số bị chia là 6 chia cho thương là 3
+ Hãy nêu phép tính.
Gọi học sinh đọc lại phép tính trên
Giáo viên hỏi :
+ Trong phép chia hết, muốn tìm số chia ta làm như thế nào ?
Giáo viên nêu bài : Tìm x, biết : 30 : x = 5
Giáo viên hỏi :
+ Trong phép chia trên, x được gọi là gì ?
+ Muốn tìm số chia x ta làm như thế nào ?
Giáo viên gọi học sinh lên bảng trình bày cách tính
Hoạt động 2 : Thực hành ( 22’ ) 
Mục tiêu : giúp học sinh vận dụng cách tìm số chia qua các bài tập một cách thành thạo. 
Bài 1 : Nối mỗi số trong phép chia với tên gọi của nó :
GV gọi HS đọc yêu cầu 
Giáo viên cho học sinh tự làm bài 
Gọi học sinh thi đua sửa bài 
Giáo viên cho lớp nhận xét
Bài 2 : tìm x :
GV gọi HS đọc yêu cầu 
Cho HS làm bài 
GV gọi HS nêu lại cách tính
GV Nhận xét 
Bài 3 : viết một phép chia :
GV gọi HS đọc yêu cầu 
Cho HS làm bài 
GV gọi HS nêu 
Có số chia bằng thương : 49 : 7 = 7
Có số bị chia bằng số chia : 7 : 7 = 1
Có số bị chia bằng thương : 7 : 1 = 7
GV Nhận xét 
Bài 4 : Cho 6 hình tam giác, mỗi hình như hình bên : 
GV gọi HS đọc yêu cầu
Cho học sinh tự làm bài và thi đua sửa bài 
Giáo viên cho lớp nhận xét
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị : bài : Luyện tập 
Tuần : 8	 Thứ Năm
Tiết : 	Lớp 3
Tập viết
I/ Mục tiêu :
Kiến thức : củng cố cách viết chữ viết hoa G
Viết tên riêng : Gò Công bằng chữ cỡ nhỏ.
Viết câu ứng dụng : Khôn ngoan đối đáp người ngoài / Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau bằng chữ cỡ nhỏ.
Kĩ năng : 
Viết đúng chữ viết hoa G, viết đúng tên riêng, câu ứng dụng viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định, dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ trong vở Tập viết.
Thái độ : Cẩn thận khi luyện viết, yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt 
II/ Chuẩn bị : 
GV : chữ mẫu G, tên riêng : Gò Công và câu ca dao trên dòng kẻ ô li.
HS : Vở tập viết, bảng con, phấn
III/ Các hoạt động : 
Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
Hát
Học sinh viết bảng con
Phương pháp : quan sát, thực hành, giảng giải 
Các chữ hoa là : G
HS quan sát và nhận xét.
2 nét.
Nét cong trên và nét cong trái nối liền nhau và nét khuyết dưới.
Cá nhân
Học sinh quan sát và nhận xét.
C, g
o, ô, n
G
Cá nhân 
Học sinh theo dõi
Học sinh viết bảng con
Cá nhân 
Học sinh quan sát và nhận xét.
Câu tục ngữ có chữ được viết hoa là G, K 
Học sinh viết bảng con
Phương pháp : Luyện tập, thực hành 
Học sinh nhắc
HS viết vở
Ổn định: ( 1’ )
Bài cũ : ( 4’ )
Cho học sinh viết vào bảng con : Ê – đê, Em
Nhận xét 
Bài mới:
Hoạt động 1 : Hướng dẫn viết trên bảng con ( 18’ )
Mục tiêu : giúp học sinh viết chữ viết hoa G, viết tên riêng, câu ứng dụng
Luyện viết chữ hoa
GV cho HS quan sát tên riêng và câu ứng dụng.
Giáo viên hỏi:
+ Tìm và nêu các chữ hoa có trong tên riêng và câu ứng dụng ?
GV gắn chữ G trên bảng cho học sinh quan sát và nhận xét.
+ Chữ G được viết mấy nét ?
+ Chữ G hoa gồm những nét nào?
GV chỉ vào chữ G hoa và nói : Quy trình viết chữ G hoa : từ điểm đặt bút giữa dòng li thứ 3 viết nét cong trên độ rộng một đơn vị chữ, tiếp đó viết nét cong trái nối liền lên đến đường li thứ 2, rê bút viết nét khuyết dưới. Điểm dừng bút nằm giữa dòng li thứ 1
Giáo viên viết chữ G, K hoa cỡ nhỏ trên dòng kẻ li ở bảng lớp cho học sinh quan sát
Giáo viên lần lượt viết từng chữ hoa cỡ nhỏ trên dòng kẻ li ở bảng lớp, kết hợp lưu ý về cách viết. Giáo viên cho HS viết vào bảng con từng chữ hoa :
Chữ G hoa cỡ nhỏ : 2 lần
Chữ K hoa cỡ nhỏ : 2 lần 
Giáo viên nhận xét.
Luyện viết từ ngữ ứng dụng ( tên riêng )
GV cho học sinh đọc tên riêng : Gò Công
Giáo viên giới thiệu : Gò Công là tên một thị xã thuộc tỉnh Tiền Giang, trước đây là nơi đóng quân của ông Trương Định – một lãnh tụ nghĩa quân chống Pháp.
Giáo viên treo bảng phụ viết sẵn tên riêng cho học sinh quan sát và nhận xét các chữ cần lưu ý khi viết.
+ Những chữ nào viết hai li rưỡi ?
+ Chữ nào viết một li ?
+ Chữ nào viết 4 li ?
+ Đọc lại từ ứng dụng
GV viết mẫu tên riêng theo chữ cỡ nhỏ trên dòng kẻ li ở bảng lớp, lưu ý cách nối giữa các con chữ. 
Giáo viên cho HS viết vào bảng con
Giáo viên nhận xét, uốn nắn về cách viết.
Luyện viết câu ứng dụng 
GV cho học sinh đọc câu ứng dụng : 
Khôn ngoan đối đáp người ngoài 
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau 
Giáo viên : câu tục ngữ khuyên Anh em trong nhà phải đoàn kết, thương yêu nhau
Giáo viên treo bảng phụ viết sẵn câu tục ngữ cho học sinh quan sát và nhận xét các chữ cần lưu ý khi viết.
+ Câu tục ngữ có chữ nào được viết hoa ?
Giáo viên yêu cầu học sinh Luyện viết trên bảng con. 
Giáo viên nhận xét, uốn nắn
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS viết vào vở Tập viết ( 16’ )
Mục tiêu : học sinh viết vào vở Tập viết chữ viết hoa G, viết tên riêng, câu ứng dụng đúng, đẹp
Giáo viên nêu yêu cầu :
+ Viết chữ G : 1 dòng cỡ nhỏ
+ Viết chữ C, Kh : 1 dòng cỡ nhỏ
+ Viết tên Gò Công : 2 dòng cỡ nhỏ
+ Viết câu tục ngữ : 2 lần
Gọi 1 HS nhắc lại tư thế ngồi viết 
Cho học sinh viết vào vở. 
GV quan sát, nhắc nhở HS ngồi chưa đúng tư thế và cầm bút sai, chú ý hướng dẫn các em viết đúng nét, độ cao và khoảng cách giữa các chữ, trình bày câu tục ngữ theo đúng mẫu.
Chấm, chữa bài 
Giáo viên thu vở chấm nhanh khoảng 5 – 7 bài
Nêu nhận xét về các bài đã chấm để rút kinh nghiệm chung
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Luyện viết thêm trong vở tập viết để rèn chữ đẹp.
Khuyến khích học sinh Học thuộc lòng câu tục ngữ.
Chuẩn bị : bài : ôn chữ hoa G ( tiếp theo ). 
Tuần : 8	 Thứ Năm
Tiết : 	Lớp 3
Tự nhiên xã hội 
I/ Mục tiêu :
Kiến thức : giúp HS có khả năng : 
Nêu được vai trò của giấc ngủ đối với sức khỏe.
Lập được thời gian biểu hàng ngày qua việc sắp xếp thời gian ăn, ngủ, học tập và vui chơi,  hợp lý
Kĩ năng : HS biết làm việc điều độ, có kế hoạch, khoa học là có lợi cho cơ quan thần kinh.
Thái độ : Học sinh có ý thức thực hiện thời gian biểu.
II/ Chuẩn bị:
Giáo viên : Tranh vẽ trong SGK, Bảng mẫu một thời gian biểu và phóng to, Giấy, bút cho các nhóm và cho từng HS. Phiếu photo thời gian biểu cho HS
Học sinh : SGK.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
Hát
Học sinh trả lời
Phương pháp : thảo luận, giảng giải 
HS chia thành các nhóm, nhóm trưởng điều khiển cả nhóm thảo luận trả lời các câu hỏi. HS tiến hành thảo luận nhóm và ghi lại kết quả ra giấy.
Hàng ngày các bạn trong nhóm em thường thức dậy lúc 6 giờ 30 sáng và đi ngủ lúc 10 giờ tối.
Theo nhóm em, một ngày mỗi người nên ngủ 7 đến 8 tiếng, từ 10 giờ tối đến 6 giờ sáng ( hoặc 6 giờ 30 sáng ).
Giấc ngủ sẽ giúp cơ thể và cơ quan thần kinh được nghỉ ngơi, bởi vậy sẽ giúp cho cơ thể chúng ta khỏe mạnh.
Để ngủ ngon, em thường ngủ ở nơi thoáng mát, không nằm ở nơi có ánh nắng chiếu trực tiếp
Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình
Các nhóm khác nghe và bổ sung.
Phương pháp : giảng giải, thảo luận.
Mỗi cá nhân HS nhận phiếu, điền đầy đủ các thông tin của bản thân vào phiếu
Sau 3 phút, HS tiến hành trao đổi thông tin lẫn nhau theo hình thức thảo luận theo cặp.
Đại diện 3 – 4 HS trình bày thời gian biểu của bản thân hoặc của bạn bên cạnh qua thảo luận theo cặp.
HS dưới lớp theo dõi, bổ sung.
HS tiến hành thảo luận nhóm.
Chúng ta lập thời gian biểu để làm mọi công việc một cách khoa học.
Làm việc theo thời gian biểu hợp lý để bảo vệ sức khỏe, bảo vệ cơ quan thần kinh 
Học sinh trình bày
Đại diện các nhóm trình bày kết quả. Nếu nhóm sau có ý trùng với nhóm trước thì trình bày các ý bổ sung để đỡ mất thời gian
Khởi động : ( 1’ ) 
Bài cũ : ( 4’ ) Vệ sinh thần kinh 
Nhận xét bài cũ.
Các hoạt động :
Giới thiệu bài : ( 1’)
Hoạt động 1 : Thảo luận ( 18’ )
Mục tiêu : Nêu được vai trò của giấc ngủ đối với sức khỏe
Cách tiến hành :
Giáo viên chia nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi :
+ Hàng ngày các bạn đi ngủ và thức dậy lúc mấy giờ ?
+ Theo em, một ngày mỗi người nên ngủ mấy tiếng, từ mấy giờ đến mấy giờ?
+ Giấc ngủ ngon, có tác dụng gì đối với cơ thể và cơ quan thần kinh ?
+ Để ngủ ngon, em thường làm gì ?
Yêu cầu các nhóm trình bày
GV kết luận: Khi ngủ, cơ thể tạm ngừng mọi hoạt động, các bộ phận hay các cơ quan trong cơ thể cũng được nghỉ ngơi. Lúc đó, cơ quan thần kinh cũng nghỉ ngơi, phục hồi lại các tế bào.
Chúng ta nên ngủ từ 7 – 8 giờ một ngày. Trẻ em cần được ngủ nhiều hơn. Tốt nhất nên ngủ từ 10 giờ đêm đến 6 giờ sáng. Nếu mất ngủ thì cần phải đi khám sức khỏe.
Để ngủ ngon, em phải ngủ nơi thoáng đảm bảo đủ ấm ( vào mùa đông) và đủ mát ( vào mùa hè ). Khi ngủ, em phải mắc màn, không nên mặc quần áo quá nhiều hoặc quá chật.
Hoạt động 2: thực hành Lập thời gian biểu hàng ngày ( 15’ )
Mục tiêu : Lập được thời gian biểu hàng ngày qua việc sắp xếp thời gian ăn, ngủ, học tập và vui chơi,  hợp lý
Cách tiến hành :
Giáo viên hướng dẫn cho cả lớp : thời gian biểu là một bảng trong đó có các mục :
+ Thời gian : bao gồm các buổi trong ngày và các giờ tong từng buổi.
+ Công việc và hoạt động của Cá nhân cần phải làm trong một ngày, từ việc ngủ dậy, làm vệ sinh Cá nhân, ăn uống, đi học, học bài, vui chơi, làm việc giúp đỡ gia đình,  
GV photo sẵn mẫu thời gian biểu trong SGK và phát cho mỗi cá nhân HS.
Yêu cầu HS trình bày về thời gian biểu của bản thân hoặc của bạn bên cạnh.
+ Chúng ta lập thời gian biểu để làm gì ?
+ Làm việc theo thời gian biểu hợp lý để làm gì ?
+ Hãy đưa ra một thời gian biểu mà nhóm em cho là hợp lý.
GV yêu cầu đại diện 1 nhóm trình bày câu hỏi thảo luận, điền vào bảng thời gian biểu phóng to trên bảng.
Tổng kết lại các ý kiến của các nhóm, bổ sung
Kết luận : Thời gian biểu giúp các em sắp xếp thời gian học tập và nghỉ ngơi hợp lý. Các em cần thực hiện đúng theo thời gian biểu đã lập, nhất là phải biết tận dụng thời gian học tập sao cho tốt nhất. Học tập – nghỉ ngơi hợp lý giúp bảo vệ tốt cơ quan thần kinh
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
Thực hiện tốt điều vừa học. GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị : bài 17 : Ôn tập và kiểm tra : Con người và sức khỏe. 

Tài liệu đính kèm:

  • docthu 5.doc