Giáo án các môn lớp 3 - Tuần 9 - Thứ 4

Giáo án các môn lớp 3 - Tuần 9 - Thứ 4

I/ Mục tiêu :

A. Kiểm tra lấy điểm Tập đọc :

1. Kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng :

- Học sinh đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ tuần 1 đến tuần 8.

- Phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 65 chữ / phút. Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy giữa các cụm từ.

2. Kiểm tra kĩ năng đọc hiểu :

- Học sinh trả lời được 1 hoặc 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.

B. Luyện từ và câu :

- Ôn cách đặt câu hỏi cho từng bộ phận câu trong kiểu câu Ai là gì ?.

C. Chính tả :

- Nghe – viết chính xác đoạn văn Gió heo mây.

II/ Chuẩn bị :GV : phiếu viết tên từng bài tập dọc từ tuần 1 đến tuần 8, bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 2, 3

2. HS : VBT.

 

doc 6 trang Người đăng Van Trung90 Lượt xem 1075Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn lớp 3 - Tuần 9 - Thứ 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 9	 Thứ Tư, ngày . . . tháng . . . năm . . . . . . .
Tiết : 	 Lớp 3
Mĩ thuật
( Giáo viên chuyên dạy )
Tuần : 9	Thứ tư
Tiết : 	 Lớp 3
Tập đọc
I/ Mục tiêu : 
Kiểm tra lấy điểm Tập đọc :
Kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng : 
Học sinh đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ tuần 1 đến tuần 8. 
Phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 65 chữ / phút. Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy giữa các cụm từ.
Kiểm tra kĩ năng đọc hiểu : 
Học sinh trả lời được 1 hoặc 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
Luyện từ và câu :
Ôn cách đặt câu hỏi cho từng bộ phận câu trong kiểu câu Ai là gì ?.
Chính tả :
Nghe – viết chính xác đoạn văn Gió heo mây.
II/ Chuẩn bị :GV : phiếu viết tên từng bài tập dọc từ tuần 1 đến tuần 8, bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 2, 3 
HS : VBT.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : 
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài mới :
Giới thiệu bài : ( 2’ )
Hoạt động 1 : Kiểm tra Tập đọc ( 20’ )
Mục tiêu : Học sinh đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ tuần 1 đến tuần 8
Học sinh trả lời được 1 hoặc 2 câu hỏi về nội dung bài đọc 
Giáo viên cho từng học sinh lên bảng bốc thăm chọn bài tập đọc và cho học sinh chuẩn bị bài trong 2 phút.
Gọi học sinh đọc và trả lời 1, 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
Gọi học sinh nhận xét bài vừa đọc
Giáo viên cho điểm từng học sinh
Hoạt động 2 : Ôn tập ( 7’ )
Mục tiêu : Ôn cách đặt câu hỏi cho từng bộ phận câu trong kiểu câu Ai là gì ?.
Bài 2 :
Giáo viên cho học sinh mở VBT và nêu yêu cầu .
Giáo viên hỏi :
+ Các em đã được đọc những mẫu câu nào ?
Giáo viên gọi học sinh đọc câu a)
Giáo viên hỏi :
+ Bộ phận in đậm trong câu trả lời cho câu hỏi nào ?
+ Ta đặt câu hỏi cho bộ phận này như thế nào?
Giáo viên cho học sinh làm bài
b) Em thường đến câu lạc bộ vào các ngày nghỉ.
Gọi học sinh đọc bài làm 
b) Ai thường đến câu lạc bộ vào các ngày nghỉ?
Hoạt động 3 : hướng dẫn học sinh nghe viết 
Mục tiêu : Nghe – viết chính xác đoạn văn Gió heo mây
Hướng dẫn học sinh chuẩn bị 
Giáo viên đọc đoạn văn cần viết chính tả 1 lần.
Gọi học sinh đọc lại 
Giáo viên hướng dẫn học sinh nắm nội dung nhận xét đoạn văn sẽ chép. 
Giáo viên hỏi :
+ Đoạn này chép từ bài nào ?
+ Tên bài viết ở vị trí nào ?
+ Gió heo mây báo hiệu mùa nào ?
+ Cái nắng của mùa hè đi đâu ?
+ Đoạn văn có mấy câu ?
Giáo viên gọi học sinh đọc từng câu.
Giáo viên hướng dẫn học sinh viết một vài tiếng khó, dễ viết sai : nắng, làn gió, giữa trưa, mỏng,  
Giáo viên gạch chân những tiếng dễ viết sai, yêu cầu học sinh khi viết bài, không gạch chân các tiếng này.
Đọc cho học sinh viết
GV cho HS nhắc lại cách ngồi viết, cầm bút, đặt vở.
Giáo viên đọc thong thả từng câu, mỗi câu đọc 2 lần cho học sinh viết vào vở.
Giáo viên theo dõi, uốn nắn, nhắc nhở tư thế ngồi của học sinh. Chú ý tới bài viết của những học sinh thường mắc lỗi chính tả.
Chấm, chữa bài
Giáo viên cho HS cầm bút chì chữa bài. GV đọc chậm rãi, để HS dò lại. GV dừng lại ở những chữ dễ sai chính tả để học sinh tự sửa lỗi. Sau mỗi câu GV hỏi :
+ Bạn nào viết sai chữ nào?
GV hướng dẫn HS gạch chân chữ viết sai, sửa vào cuối bài chép.
Hướng dẫn HS tự ghi số lỗi ra lề vở phía trên bài viết
HS đổi vở, sửa lỗi cho nhau.
Hát
Phương pháp : thực hành 
Lần lượt từng học sinh lên bốc thăm chọn bài ( khoảng 7 đến 8 học sinh )
Học sinh đọc và trả lời câu hỏi 
Học sinh theo dõi và nhận xét
Phương pháp : thi đua, giảng giải, thảo luận 
Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm dưới đây :
Mẫu câu : Ai là gì ? Ai làm gì ?
Học sinh đọc : Ở câu lạc bộ, chúng em chơi cầu lông, đánh cờ, học hát và múa
Bộ phận in đậm trong câu trả lời cho câu hỏi Làm gì ?
Ta đặt câu hỏi : Ở câu lạc bộ, chúng em làm gì ?
Học sinh làm bài.
Cá nhân
( 10’ )
Phương pháp : Vấn đáp, thực hành
Học sinh nghe Giáo viên đọc
2 – 3 học sinh đọc
Đoạn này chép từ bài Gió heo mây
Tên bài viết từ lề đỏ thụt vào 4 ô.
Gió heo mây báo hiệu mùa thu
Cái nắng thành thóc vàng, ẩn vào quả na, quả mít, quả hồng, quả bưởi 
Đoạn văn có 3 câu
Học sinh đọc
Học sinh viết vào bảng con
Cá nhân 
HS chép bài chính tả vào vở
Học sinh sửa bài 
Học sinh giơ tay.
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Tuyên dương những học sinh tích cực học tập.
Tuần : 9	Thứ tư
Tiết : 	 Lớp 3
TOÁN
I. MỤC TIÊU
	- Biết tên gọi, kí hiệu của dam và hm
	- Biết quan hệ giữa dam và hm
	- Biết đổi từ dam, hm ra mét
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ (5’)
	- Gọi HS lên bảng làm bài
	- Nhận xét, chữa bài và cho điểm HS
2. Bài mới 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
* Hoạt động 1 : Ôn lại các đơn vị đo độ dài đã học (3’)
Mục tiêu :
- Ôn lại các đơn vị đo độ dài đã học
Cách tiến hành :
- Hỏi : Các em đã được học các đơn vị đo độ dài nào ?
- mm, cm, dm, m, km
Kết luận : 
- Các em đã được học các đơn vị đo độ dài mm, cm, dm, m, km
* Hoạt động 2 : Giới thiệu đề-ca-mét và héc- tô-mét (10’)
Mục tiêu :
- Nắm được tên gọi, kí hiệu của dam và hm
 Nắm được quan hệ giữa dam và hm
- Biết đổi từ dam, hm ra mét
Cách tiến hành :
- Đề- ca - mét là 1đơn vị đo độ dài. Đề- ca - mét kí hiệu dam
- Đọc : đề - ca - mét
- Độ dài của 1 dam bằng độ dài của 10m
- Đọc :1 đề - ca - mét bằng 10 mét
- Héc- tô- mét cũng là 1 đơn vị đo độ dài. 
Héc - tô - mét kí hiệu là hm
- Đọc :héc-tô-mét
Kết luận :
- Độ dài của 1hm bằng độ dài của 100 m và bằng độ dài của 10 dam
- Đọc :1 héc- tô- mét bằng 100m, 1 héc-tô-mét bằng 10 đề - ca - mét
* Hoạt động 3 : Luyện tập - Thực hành (12’)
Mục tiêu :
- Nắm được tên gọi, kí hiệu của dam và hm
 Nắm được quan hệ giữa dam và hm
- Biết đổi từ dam, hm ra mét
Cách tiến hành :
Bài 1- Viết lên bảng 1hm =m. Hỏi :1hm bằng bao nhiêu mét ?
- 1hm bằng 100m
- Vậy điền số100 vào chỗ chấm
- Y/c HS tự làm tiếp bài
- HS cả lớp làm bài vào vở, 2 HS lên bảng
- Chữa bài và cho điểm HS
Bài 2- Viết lên bảng 4dam =m
- Y/c HS suy nghĩ để tìm số thích hợp điền vào chỗ chấm và giải thích tại sao mình lại điền số đó
- GV hướng dẫn 1 phép tính
 + 1dam bằng bao nhiêu mét ?
- 1 dam bằng 10m
+ 4 dam gấp mấy lần so với 1dam
- 4 dam gấp 4 lần 1dam
+ Vậy muốn biết4 dam dài bằng bao nhiêu mét lấy 10 x 4 = 40m
- Y/c HS làm các nội dung còn lại của cột thứ nhất
- Viết lên bảng 8hm =m
- Hỏi :1hm bằng bao nhiêu mét ?
- 1 hm bằng 100m
- 8 hm gấp mấy lần so với 1hm ?
- Gấp 8 lần
- Vậy để tìm 8hm bằng bao nhiêu mét ta lấy 100m x 8 = 800m. Ta điền 100 vào chỗ chấm
- Y/c HS đọc mẫu, sau đó tự làm bài
- HS cả lớp làm vào vở, 2 HS lên bảng
- Chữa bài và cho điểm HS
- 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau. 
Kết luận : 1hm = 100m
 8hm = 800m
 4dam = 40m
* Hoạt động cuối : Củng cố, dặn dò (5’)
- Thầy vừa dạy bài gì?
- 1 dam bằng bao nhiêu mét ? 1hm = ?m
- Về nhà làm bài
- Nhận xét tiết học
Tuần : 9	Thứ tư
Tiết : 	 Lớp 3
Luyện từ và câu
I/ Mục tiêu : 
Kiểm tra lấy điểm Học thuộc lòng :
Kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng : 
Học sinh học thuộc lòng các bài tập đọc đã học từ tuần 1 đến tuần 8. 
Kiểm tra kĩ năng đọc hiểu : 
Học sinh trả lời được 1 hoặc 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
Luyện từ và câu :
Luyện tập củng cố vốn từ ; lựa chọn từ thích hợp bổ sung ý nghĩa cho các từ chỉ sự vật
Ôn cách đặt câu hỏi cho từng bộ phận câu trong kiểu câu Ai là gì ?.
II/ Chuẩn bị :GV : phiếu viết tên từng bài tập dọc từ tuần 1 đến tuần 8, bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 2, 3 
HS : VBT.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : 
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài mới :
Giới thiệu bài : ( 2’ )
Hoạt động 1 : Kiểm tra học thuộc lòng 
Mục tiêu : Học sinh học thuộc lòng các bài tập đọc đã học từ tuần 1 đến tuần 8
Học sinh trả lời được 1 hoặc 2 câu hỏi về nội dung bài đọc 
Giáo viên cho từng học sinh lên bảng bốc thăm chọn bài tập đọc và cho học sinh chuẩn bị bài trong 2 phút.
Gọi học sinh đọc và trả lời 1, 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
Gọi học sinh nhận xét bài vừa đọc
Giáo viên cho điểm từng học sinh
Hoạt động 2 : Ôn tập ( 16’ )
Mục tiêu : Luyện tập củng cố vốn từ ; lựa chọn từ thích hợp bổ sung ý nghĩa cho các từ chỉ sự vật 
Ôn cách đặt câu hỏi cho từng bộ phận câu trong kiểu câu Ai là gì ?.
Bài 2 :
Giáo viên cho học sinh mở VBT và nêu yêu cầu .
Giáo viên cho học sinh làm bài
Gọi học sinh đọc bài làm 
Giáo viên chốt :
+ Chọn từ xinh xắn vì hoa cỏ may giản dị , không lộng lẫy
+ Chọn từ tinh xảo vì tinh xảo là khéo léo còn tinh khôn là khôn ngoan
+ Chọn từ tinh tế vì hoa cỏ may mảnh, xinh xắn nên không thể to lớn được.
Bài 3 :
Giáo viên cho học sinh nêu yêu cầu .
Giáo viên hỏi :
+ Các em đã được đọc những mẫu câu nào ?
Giáo viên cho học sinh làm bài
Gọi học sinh đọc bài làm :
Đàn cò đang bay lượn trên cánh đồng
Mẹ dẫn tôi đến trường
Giáo viên tuyên dương học sinh đặt được câu đúng theo mẫu và hay.
Hát
Phương pháp : thực hành 
Lần lượt từng học sinh lên bốc thăm chọn bài ( khoảng 7 đến 8 học sinh )
Học sinh đọc và trả lời câu hỏi 
Học sinh theo dõi và nhận xét
Phương pháp : thi đua, giảng giải, thảo luận 
Điền từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn vào chỗ trống để bổ sung ý nghĩa cho các từ ngữ in đậm :
Học sinh làm bài 
Cá nhân 
Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm dưới đây :
Mẫu câu : Ai là gì ? Ai làm gì ?
Học sinh làm bài.
Cá nhân
Bạn nhận xét 
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Tuyên dương những học sinh tích cực học tập.

Tài liệu đính kèm:

  • docthu 4.doc